Quyết định 32/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất
Số hiệu: | 32/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước | Người ký: | Nguyễn Văn Trăm |
Ngày ban hành: | 17/09/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2015/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 17 tháng 09 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DIỆN TÍCH CAO SU TRỒNG TRÊN ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT về việc thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 141/TTr-SNN ngày 8/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở: NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Giám đốc Ban quản lý rừng, Giám đốc các Công ty TNHH MTV Cao su: Sông Bé, Bình Phước, Phước Long và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DIỆN TÍCH CAO SU TRỒNG TRÊN ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định cụ thể việc quản lý phát triển và sử dụng diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất đã được quy hoạch trồng cao su, theo các quy định về quản lý rừng sản xuất tại Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng cao su, công nhận quyền sử dụng diện tích cao su (sau đây gọi tắt là chủ rừng); nhận chuyển nhượng diện tích cao su từ chủ rừng khác liên quan đến việc tổ chức trồng, quản lý phát triển và sử dụng diện tích cao su trên đất rừng sản xuất đã được quy hoạch trồng cao su thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DIỆN TÍCH CAO SU TRỒNG TRÊN
ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT
Điều 2. Quản lý phát triển diện tích cao su trên đất rừng sản xuất
1. Việc trồng cao su trên đất rừng sản xuất phải theo đúng quy hoạch trồng cao su đã được phê duyệt.
2. Trồng lại cao su:
Cao su bị thoái hóa, sâu bệnh, các trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại buộc phải trồng lại cao su, chủ rừng tự quyết định thời gian và phương thức khai thác gỗ cao su, bảo đảm trồng lại cao su chậm nhất sau khi khai thác 12 tháng và phải báo cáo Sở NN&PTNT quản lý, theo dõi.
3. Biện pháp lâm sinh được áp dụng trong trồng cao su gồm: trồng, chăm sóc, phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại, các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất. Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ biện pháp lâm sinh trồng cao su của các chủ rừng.
4. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán thực hiện các biện pháp lâm sinh trong trồng cao su.
a) Đầu tư phát triển cao su bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc vốn ngân sách Nhà nước từ 30% tổng vốn đầu tư trở lên, chủ rừng hoặc chủ dự án lập thiết kế, dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế dự toán thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
b) Đầu tư phát triển cao su bằng vốn không thuộc nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc vốn ngân sách Nhà nước dưới 30%, chủ rừng hoặc chủ dự án tự tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán.
Điều 3. Chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất là cây cao su trồng trên đất rừng sản xuất
1. Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân: được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất là cây cao su trên diện tích được giao, cho thuê cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Đối với chủ rừng là tổ chức: được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất là cây cao su trên diện tích được cho thuê cho tổ chức có ngành nghề kinh doanh trồng cao su trong giấy đăng ký kinh doanh.
Việc khai thác gỗ cao su được thực hiện theo Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT về việc thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ và hướng dẫn của Sở NN&PTNT.
Điều 5. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương
1. Trách nhiệm của các chủ rừng:
a) Tổ chức quản lý, sử dụng điện tích trồng cao su theo đúng quy định trên diện tích được Nhà nước giao, cho thuê.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật: việc chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, hồ sơ thiết kế trồng cao su và những văn bản liên quan do mình xây dựng, đăng ký, báo cáo hoặc đề nghị; tự tổ chức kiểm tra các hoạt động khai thác, tận thu gỗ cao su, trồng lại cao su; những vi phạm trong khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc do mình đăng ký hoặc những hành vi vi phạm quy định này và các quy định khác có liên quan.
2. Trách nhiệm của UBND cấp xã.
a) Báo cáo UBND cấp huyện về tình hình quản lý phát triển và sử dụng diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất tại địa bàn xã theo đúng quy định.
b) Kiểm tra, giám sát và báo cáo, đề xuất UBND cấp huyện xử lý kịp thời đối với các hành vi tự ý chuyển sang trồng các loại cây trồng khác không đúng quy hoạch, của các chủ rừng.
c) Thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết các thủ tục khai thác gỗ cao su trên địa bàn xã theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các chủ rừng trong lĩnh vực khai thác gỗ cao su. Được phép đình chỉ hoạt động, từ chối giải quyết các thủ tục khai thác gỗ cao su của các chủ rừng, đơn vị khai thác khi vi phạm các quy định hiện hành.
Kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ tại Quy định này.
3. Trách nhiệm của UBND cấp huyện.
a) Căn cứ quy hoạch trồng cao su thuộc địa phương quản lý. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, đề xuất các ngành chức năng xem xét, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch phù hợp tình hình thực tế địa phương.
b) Quản lý việc phát triển diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất của các chủ rừng theo đúng quy định tại Điều 2 Quy định này, giải quyết kịp thời hoặc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Sở NN&PTNT xem xét giải quyết những khó khăn vướng mắc của các chủ rừng trong phát triển và sử dụng diện tích cao su.
c) Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục khai thác gỗ cao su trên địa bàn huyện theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT. Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý các thủ tục khai thác gỗ cao su của UBND cấp xã. Được phép đình chỉ hoạt động, từ chối giải quyết hoặc không cho phép UBND cấp xã thực hiện thủ tục khai thác gỗ cao su khi chủ rừng, đơn vị khai thác để xảy ra vi phạm các quy định hiện hành.
d) Giám sát các trường hợp chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất là cây cao su của các chủ rừng.
4. Trách nhiệm của Sở NN&PTNT.
a) Tổ chức quản lý hiện trạng và quy hoạch diện tích cao su trồng trên đất rừng sản xuất thuộc địa bàn tỉnh.
b) Hướng dẫn, phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong trồng cao su.
c) Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục khai thác gỗ cao su trên toàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT. Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý các thủ tục khai thác gỗ cao su của UBND cấp xã, cấp huyện. Được phép đình chỉ hoạt động, từ chối giải quyết hoặc không cho phép UBND cấp xã, cấp huyện thực hiện thủ tục khai thác gỗ cao su nếu chủ rừng, đơn vị khai thác để xảy ra vi phạm các quy định hiện hành.
d) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc giám sát chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất là cây cao su trên đất rừng sản xuất.
Chi cục Kiểm lâm giúp Giám đốc Sở NN&PTNT thực hiện nhiệm vụ tại Quy định này.
5. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.
a) Thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để phát triển diện tích cao su trên đất rừng sản xuất, theo đúng quy định.
b) Phối hợp Sở NN&PTNT thực hiện việc giám sát, thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất là cây cao su của các chủ rừng trên đất rừng sản xuất.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, UBND cấp huyện, cấp xã và các chủ rừng phản ánh kịp thời về Sở NN&PTNT để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung./.
Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ Ban hành: 20/05/2011 | Cập nhật: 25/05/2011
Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng Ban hành: 14/08/2006 | Cập nhật: 23/08/2006