Quyết định 3197/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
Số hiệu: | 3197/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cao Bằng | Người ký: | Lý Hải Hầu |
Ngày ban hành: | 25/12/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3197/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 25 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ- TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công thương Cao Bằng tại Tờ trình số 843/TTr-SCT ngày 05/11/2009 và Báo cáo số 1174A/BC-KH&ĐT ngày 21 tháng 12 năm 2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển ngành thương mại trên cơ sở khai thác các lợi thế, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển thị trường vùng Đông bắc Bắc bộ, tạo các điều kiện, yếu tố và môi trường thuận lợi để mở rộng liên kết thương mại và mở rộng thị trường giữa tỉnh Cao Bằng với các tỉnh trong ngoài vùng, với thị trường tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và thị trường quốc tế;
- Phát triển ngành thương mại theo hướng hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá, đa dạng hoá các loại hình tổ chức thương mại, các phương thức giao dịch và các dịch vụ hỗ trợ, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, kế thừa và cải tạo các loại hình thương mại truyền thống, nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản về quy mô, cơ cấu và trình độ tổ chức kinh doanh trong ngành thương mại; đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu ngành theo hướng văn minh hiện đại đồng thời coi trọng việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng;
- Phát triển ngành thương mại trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế nước ngoài trong đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại và các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại, các dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế... Coi trọng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn phát triển thương mại với bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp với tăng cường quốc phòng, an ninh. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn;
- Phát triển ngành thương mại trên cơ sở chú ý đến phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế cửa khẩu có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đúng hướng.
2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu chung:
- Ngành Thương mại đạt tăng trưởng nhanh, nâng cao giá trị gia tăng của ngành trong GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội;
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu, trung chuyển hàng hoá qua các cửa khẩu của tỉnh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ buôn bán quốc tế.
- Tổ chức và hiện đại hoá hoạt động thương mại để đảm bảo tính hiệu quả của từng loại hình cũng như của toàn bộ mạng lưới thương mại.
Mục tiêu cụ thể:
- Các chỉ tiêu tăng trưởng:
+ Đóng góp của ngành thương mại vào tổng sản phẩm của tỉnh (GDP thương mại/tổng GDP toàn tỉnh) đạt tỷ trọng 12,0% vào năm 2010; 13,95% vào năm 2015 và 14,46% vào năm 2020. GDP thương mại vào năm 2010, 2015, 2020 lần lượt là 393,2 tỷ đồng; 811,7 tỷ đồng và 1.566,3 tỷ đồng.
+ Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn vào các năm 2010; 2015 và 2020 đạt lần lượt là 3.381 tỷ đồng; 10.313 tỷ đồng và 30.086 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 15,14% thời kỳ 2009 - 2010; 24,95% thời kỳ 2011 - 2015 và 23,88% thời kỳ 2016 - 2020.
+ Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn vào các năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 12,7 triệu USD; 30,9 triệu USD và 68,7 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân 5,2 % thời kỳ 2009 - 2010; 19,5 % thời kỳ 2011 - 2015 và 17,3% thời kỳ 2016 - 2020.
+ Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn vào các năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 42,4 triệu USD; 94,7 triệu USD và 197,3 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân 8,2% thời kỳ 2009 - 2010; 17,4% thời kỳ 2011 - 2015 và 15,8% thời kỳ 2016 -2020.
+ Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại đạt 15% vào năm 2010; 25% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020.
- Hoàn thành cơ bản chương trình phát triển các loại chợ. Chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại ở khu vực đô thị, các khu dân cư tập trung, khu kinh tế cửa khẩu.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư, thiết bị và các dịch vụ cần thiết cho sản xuất cũng như hàng hoá tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại. Tham gia tích cực vào mạng lưới phân phối của các tập đoàn thương mại mạnh trong nước và trên thế giới.
- Phát triển nguồn nhân lực thương mại có nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp.
- Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại.
3. Định hướng phát triển
- Về xuất, nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế
Phát triển mạnh các hoạt động xuất, nhập khẩu với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, đa dạng hoạt động ngoại thương; khai thác tối đa lợi thế phát triển các khu kinh tế cửa khẩu mà trọng điểm là Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hòa trở thành vùng kinh tế trọng điểm, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác các lợi thế và chính sách đặc thù, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch giữa Cao Bằng với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để có điều kiện phát triển nhanh và bền vững; phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu tại chỗ; kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế của tỉnh; đầu tư tập trung các loại hình hỗ trợ thương mại quốc tế,..
- Về cấu trúc hệ thống thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu được cung cấp từ Hà Nội và các địa bàn vùng châu thổ Sông Hồng và các tỉnh trung du miền núi phía bắc, bao gồm hàng hóa công nghiệp tiêu dùng là chính và hàng hóa là tư liệu sản xuất. Hàng hóa sản xuất trên địa bàn chủ yếu là các sản phẩm của công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và một số hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
- Về cơ cấu bán buôn, bán lẻ và đại lý ủy quyền, nhượng quyền thương mại
+ Mạng lưới bán lẻ được định hướng theo các loại hình chủ yếu là trung tâm mua sắm; siêu thị; cửa hàng tiện lợi; cửa hàng chuyên doanh; cửa hàng đồ hiệu; cửa hàng bán đồ gia dụng, vật liệu xây dựng; chợ bán lẻ; cửa hàng lưu niệm; cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm; cửa hàng miễn thuế; cửa hàng giảm giá,..
+ Mạng lưới bán buôn được định hướng theo các loại hình chủ yếu là chợ đầu mối nông sản; trung tâm thương mại bán buôn tổng hợp hàng công nghiệp tiêu dùng; trung tâm phân phối bán buôn hàng vật tư sản xuất.
+ Phát triển các đại lý ủy quyền theo hướng thay đổi chức năng bán buôn đơn thuần sang cung cấp dịch vụ là chính. Hình thành và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp nhận quyền và nhượng quyền kinh doanh thương hiệu.
- Về phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại và truyền thống
+ Tập trung xây dựng các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, chất lượng cao (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,..), hình thành và phát triển các phương thức, công nghệ kinh doanh tiên tiến, đồng thời sắp xếp, cải tạo mạng lưới thương mại truyền thống, kết hợp hài hòa các loại hình thương mại quy mô lớn với các cửa hàng vừa và nhỏ để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh hiện đại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nghiên cứu, phát triển thêm chợ mới ở địa bàn miền núi biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người để đảm bảo nhu cầu dân sinh và phục vụ chính sách xã hội; nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới chợ hiện có đảm bảo vệ sinh và văn minh thương mại,..
+ Phát triển kênh phân phối trực tiếp hàng nông, lâm sản; khuyến khích mua bán thông qua hợp đồng giữa nông dân, nhà đầu tư vùng nguyên liệu, thương nhân và khách hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn.
+ Phát triển các loại hình dịch vụ logistics, dịch vụ xúc tiến thương mại phục vụ xuất nhập khẩu và bán buôn.
+ Phát triển các trung tâm giao dịch nguyên, nhiên, phụ liệu.
- Về phát triển các doanh nghiệp thương mại
+ Phát triển các doanh nghiệp bán lẻ thuộc các thành phần kinh tế theo những hình thái, như: trung tâm mua sắm, siêu thị, chuỗi siêu thị vừa và nhỏ; các loại cửa hàng; chợ; chi nhánh bán lẻ của nhà sản xuất; mạng lưới bán hàng lưu động.
+ Phát triển các doanh nghiệp bán buôn thuộc các thành phần kinh tế theo các hình thái, như công ty bán buôn tổng hợp; công ty bán buôn chuyên doanh; công ty, hợp tác xã thương mại thu mua, trung tâm thương mại bán buôn; công ty chợ bán buôn nông, lâm sản.
- Về phát triển các dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại
Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ phụ trợ liên quan đến phân phối hàng hóa; hình thành các khu dịch vụ tổng hợp, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa; tổ chức các dịch vụ phụ trợ ở các trung tâm bán buôn, trung tâm mua sắm, khu phi thuế quan,..
4. Quy hoạch phát triển các loại hình tổ chức thương mại
a) Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ
Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 102 chợ các loại, trong đó có 02 chợ loại I; 16 chợ loại II và 84 chợ loại III, cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2015: Nâng cấp, đầu tư xây dựng mới Chợ Xanh, thị xã Cao Bằng; nâng cấp cải tạo các chợ dân sinh bán lẻ; đầu tư xây dựng các chợ mới tại các xã vùng sâu, vùng xa.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cấp hiện đại hóa Chợ Sông Bằng, thị xã Cao Bằng; tiếp tục xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh theo các tiêu chí về xây dựng chợ và quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Quy hoạch phát triển siêu thị
- Phát triển các siêu thị đa dạng về loại hình, quy mô, tính chất kinh doanh. Căn cứ vào quy mô dân số, mức độ phát triển, tiềm năng đặc thù của từng địa bàn để xác định quy mô và tính chất kinh doanh của các siêu thị một cách phù hợp.
- Phát triển các siêu thị gắn với sự hình thành và phát triển các khu thương mại - dịch vụ, khu dân cư, khu đô thị mới, khu du lịch, khu phi thuế quan,... từng bước thay thế các chợ truyền thống.
- Siêu thị quy mô lớn xây dựng ở khu vực giáp ranh bên ngoài các đô thị trung tâm; siêu thị quy mô vừa xây dựng trong các khu đô thị, các trung tâm thương mại - dịch vụ, các khu dân cư,..; siêu thị nhỏ xây dựng tại các khu du lịch, khu phi thuế quan,..
Giai đoạn từ nay đến năm 2015, xây dựng thêm 02 siêu thị loại II tại Khu đô thị mới Đề Thám, thị xã Cao Bằng và Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An, 08 siêu thị loại III tại các trung tâm huyện, khu tập trung dân cư. Giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng tại Thị xã Cao Bằng thêm 01 siêu thị hạng II; xây dựng 12 siêu thị tại các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ dưỡng tập trung nhiều khách du lịch,..
c) Quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ
- Tại thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, bố trí các cửa hàng bán lẻ gần các khu dân cư tập trung, gần các trục giao thông.
- Tại khu vực nông thôn, bố trí các cửa hàng bán lẻ, hợp tác xã thương mại ở các trung tâm cụm xã, các chợ liên huyện, liên xã, các điểm công nghiệp, ưu tiên xây dựng ở các vùng kinh tế đời sống có nhiều khó khăn.
d) Quy hoạch trung tâm thương mại
Đầu tư xây dựng 03 trung tâm thương mại tại Cao Bằng với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2015 xây dựng 01 trung tâm thương mại hạng I tại Thị xã Cao Bằng và 01 trung tâm thương mại hạng II tại Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng; Giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng 01 trung tâm thương mại hạng II tại huyện Thạch An.
e) Quy hoạch trung tâm mua sắm
Dự kiến từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có khoảng 5 - 8 trung tâm mua sắm bố trí tại các khu thương mại tập trung của huyện, thị mà hạt nhân là chợ trung tâm của huyện, thị như Chợ Sông Bằng, Chợ Nước Hai, Chợ Thị trấn Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Chợ Trùng Khánh, Chợ Nguyên Bình, Chợ Phục Hòa, Chợ Đông Khê, Chợ Quảng Uyên,..
g) Quy hoạch trung tâm hội chợ, triển lãm
Dành quỹ đất để xây dựng 01 trung tâm hội chợ, triển lãm quốc tế hiện đại với diện tích 30.000 m2 tại thị xã Cao Bằng.
h) Quy hoạch trung tâm logistics
Hệ thống khu lôgistics được bố trí tại khu vực ngoại vi thị xã Cao Bằng, gần các khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến: quốc lộ 3, quốc lộ 4A, quốc lộ 34.
5. Nhu cầu vốn đầu tư và phương thức đầu tư
5.1. Tổng vốn đầu tư:
Tổng số vốn đầu tư của toàn ngành thương mại tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 là 6.218,5 tỷ đồng (giá so sánh), trong đó: giai đoạn đến năm 2015: 2.438,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020: 3.780 tỷ đồng.
5.2. Sử dụng nguồn vốn:
- Ngân sách nhà nước: hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ trung tâm cụm xã, chợ biên giới, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện nước,.. đối với hệ thống chợ.
- Vốn đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, hệ thống kho, trung tâm hội chợ triển lãm,.. và các cơ sở hạ tầng thương mại khác: huy động từ nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia dưới hình thức thích hợp và đa dạng như liên doanh, liên kết, đấu thầu kinh doanh trọn gói hoặc từng hạng mục công trình,..
5.3. Phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn đến năm 2015: Tập trung đầu tư một số công trình, dự án như:
+ Nâng cấp, hiện đại hóa Chợ Xanh, thị xã Cao Bằng; nâng cấp cải tạo các chợ dân sinh bán lẻ. Xây dựng các chợ mới tại các xã vùng sâu, vùng xa chưa có chợ để đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
+ Xây dựng trung tâm thương mại và trung tâm hội chợ triển lãm - xúc tiến thương mại - đầu tư tại thị xã Cao Bằng làm động lực thúc đẩy phát triển thị trường trong tỉnh.
+ Xây dựng siêu thị tại các khu phố có mật độ dân số cao, một số thị trấn phát triển, khu du lịch và khu kinh tế cửa khẩu.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tập trung đầu tư một số công trình, dự án như:
+ Xây dựng tổng kho thương mại và trung tâm bán buôn tại thị xã Cao Bằng; nâng cấp cải tạo mạng lưới cửa hàng truyền thống và xây dựng hệ thống cửa hàng, siêu thị bán hàng hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn.
+ Xây dựng tiếp các chợ quy hoạch còn lại.
+ Đầu tư tiếp các công trình thương mại còn lại theo khả năng huy động vốn và luận chứng kinh tế đã được phê duyệt.
6. Các chính sách và giải pháp chủ yếu
- Về chính sách đầu tư:
Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, các tập đoàn, tổng công ty lớn phát triển các loại hình thương mại hiện đại, quy mô lớn; khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và mở rộng quy mô vốn kinh doanh bằng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai và các ưu đãi khác.
- Về phát triển kinh doanh:
Có cơ chế thông tin quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại và phi thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại; thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ tận dụng vốn đầu tư nước ngoài với các hình thức liên doanh, hợp tác, nhượng quyền; khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với xuất nhập khẩu thông qua các biện pháp tín dụng xuất khẩu, vay vốn tín dụng,..
- Về phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo hướng nghiệp để thu hút lao động vào ngành thương mại, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, chuyên môn có tay nghề, có năng lực kinh doanh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thương mại khu vực và thế giới; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về thương mại; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút nhân tài, thu hút sinh viên giỏi, lao động có tay nghề cao từ nơi khác với cơ chế chính sách ưu đãi về tiền lương và nhà ở; thực hiện chính sách ưu đãi đối với nhân lực chất lượng cao.
- Về phát triển khoa học công nghệ:
Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ tiến hành đổi mới kỹ thuật, công nghệ kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh sử dụng trang thiết bị, công nghệ kinh doanh tiên tiến; khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ kinh doanh hiện đại.
- Về hợp tác trong nước và quốc tế:
+ Hợp tác và mở rộng liên kết với các địa phương trong vùng và trong nước trên các lĩnh vực, như: cung ứng và tiêu thụ hàng hóa tại tỉnh bao gồm cả khai thác cho hoạt động xuất khẩu, trước hết hướng vào việc cung ứng các hàng hóa là những sản phẩm đặc thù và có lợi thế phát triển của tỉnh. Thu hút nguồn nhân lực, vốn đầu tư,.. cho ngành thương mại. Liên doanh với các nhà phân phối mạnh trong nước để phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ của tỉnh; tăng cường liên kết trong sản xuất và kinh doanh để hình thành mạng lưới phân phối hàng hóa hiệu quả, chi phí thấp.
+ Có chế độ chính sách khuyến khích thỏa đáng các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận thâm nhập thị trường mới. Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại xuyên biên giới, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh Cao Bằng.
- Về bảo vệ môi trường:
Xác định vị trí, địa điểm và lựa chọn thiết kế các công trình thương mại phù hợp với quy hoạch và tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành và vệ sinh môi trường; thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong các loại hình thương mại; thực hiện các quy chế kiểm tra và chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm; quy định phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các chuyên ngành trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành thương mại.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Các chỉ tiêu quy hoạch là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ngành thương mại 5 năm và hàng năm của tỉnh, đồng thời là cơ sở quan trọng để xem xét, thẩm định và cấp phép cho các nhà đầu tư thực hiện quyền phân phối trên thị trường tỉnh Cao Bằng theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện, Sở Công thương căn cứ tình hình thực tế về phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh để cụ thể hóa nội dung quy hoạch và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
- Sở Công thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan công bố công khai, kịp thời nội dung quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và những tài liệu liên quan khác; đồng thời phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt. Các sở, ngành, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Công thương để triển khai thực hiện quy hoạch này có hiệu quả.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị; Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
QUY HOẠCH HỆ THỐNG CHỢ CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3197/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
TT |
Tên chợ |
Địa điểm |
Loại chợ |
Phân kỳ đầu tư |
Tính chất đầu tư |
|
Đến 2015 |
2015-2020 |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
I |
Thị xã Cao Bằng: 9 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Sông Bằng |
Phường Hợp Giang |
I |
|
x |
Nâng cấp |
2 |
Chợ Xanh |
Phường Hợp Giang |
II |
x |
|
Nâng cấp |
3 |
Chợ Cao Bình |
Xã Hưng Đạo |
II |
x |
|
Di dời, xây mới |
4 |
Chợ Km5 |
Xã Đề Thám |
III |
x |
|
Nâng cấp |
5 |
Chợ Ngọc Xuân |
Xã Ngọc Xuân |
III |
|
x |
Nâng cấp |
6 |
Chợ Chu Trinh |
Xã Chu Trinh |
III |
|
|
Giữ nguyên |
7 |
Chợ Tân Giang |
Phường Tân Giang |
III |
x |
|
Di dời, xây mới |
8 |
Chợ Duyệt Trung |
Xã Duyệt Trung |
III |
|
x |
Xây mới |
9 |
Chợ Hòa Chung |
Xã Hòa Chung |
III |
|
x |
Xây mới |
II |
Huyện Hoà An: 9 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Nước Hai |
Thị trấn Nước Hai |
I |
|
x |
Nâng cấp |
2 |
Chợ Án Lại |
Xã Nguyễn Huệ |
III |
x |
|
Nâng cấp |
3 |
Chợ Nà Rị |
Xã Nam Tuấn |
III |
|
x |
Nâng cấp |
4 |
Chợ Mỏ Sắt |
Xã Dân Chủ |
III |
|
x |
Nâng cấp |
5 |
Chợ Tài Hồ Sìn |
Xã Bạch Đằng |
III |
x |
|
Nâng cấp |
6 |
Chợ Bản Tấn |
Xã Trương Lương |
III |
x |
|
Nâng cấp |
7 |
Chợ Kéo Roọc |
Xã Nam Tuấn |
III |
x |
|
Xây mới |
8 |
Chợ Đức Xuân |
Xã Đức Xuân |
III |
|
x |
Xây mới |
9 |
Chợ Hồng Việt |
Xã Hồng Việt |
III |
|
x |
Xây mới |
III |
Huyện Thông Nông: 05 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Háng Tháng |
Thị trấn Thông Nông |
II |
|
x |
Nâng cấp |
2 |
Chợ Bó Gai |
Xã Cần Yên |
III |
x |
|
Nâng cấp |
3 |
Chợ Tắp Ná |
Xã Thanh Long |
III |
|
x |
Nâng cấp |
4 |
Chợ Lương Thông |
Xã Lương Thông |
III |
|
x |
Nâng cấp |
5 |
Chợ Nà Poong |
Xã Cần Yên |
III |
x |
|
Xây mới |
IV |
Huyện Hà Quảng: 08 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Bản Giới |
Thị trấn Xuân Hòa |
II |
x |
|
Nâng cấp |
2 |
Chợ Nà Giàng |
Xã Phù Ngọc |
II |
|
x |
Nâng cấp |
3 |
Chợ Nặm Nhũng |
Xã Lũng Nặm |
III |
x |
|
Nâng cấp |
4 |
Chợ Tổng Cọt |
Xã Tổng Cọt |
III |
|
x |
Nâng cấp |
5 |
Chợ Thượng Thôn |
Xã Thượng Thôn |
III |
|
x |
Nâng cấp |
6 |
Chợ Bản Hoàng |
Xã Trường Hà |
III |
|
x |
Nâng cấp |
7 |
Chợ chuyên doanh gia súc |
Xã Mã Ba |
III |
|
x |
Xây mới |
8 |
Chợ cửa khẩu |
Khu kinh tế cửa khẩu Sóc giang |
III |
x |
|
Xây mới |
V |
Huyện Nguyên Bình: 07 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Thị trấn |
Thị trấn Nguyên Bình |
II |
x |
|
Nâng cấp |
2 |
Chợ Tĩnh Túc |
Thị trấn Tĩnh Túc |
III |
x |
|
Nâng cấp |
3 |
Chợ Phia Đén |
Xã Thành Công |
III |
x |
|
Nâng cấp |
4 |
Chợ Nà Bao |
Xã Lang Môn |
III |
|
x |
Nâng cấp |
5 |
Chợ Phai Khắt |
Xã Tam Kim |
III |
x |
|
Xây mới |
6 |
Chợ Ca Thành |
Xã Ca Thành |
III |
|
x |
Xây mới |
7 |
Chợ Minh Tâm |
Xã Minh Tâm |
III |
|
x |
Xây mới |
VI |
Huyện Bảo Lạc: 12 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Bảo Lạc |
Thị trấn Bảo Lạc |
II |
|
x |
Nâng cấp |
2 |
Chợ Lũng Pán |
Xã Huy Giáp |
III |
|
x |
Nâng cấp |
3 |
Chợ Bản Riển |
Xã Hưng Đạo |
III |
|
x |
Nâng cấp |
4 |
Chợ Cốc Pàng |
Xã Cốc Pàng |
III |
|
x |
Nâng cấp |
5 |
Chợ Đồng Mu |
Xã Xuân Trường |
III |
|
x |
Nâng cấp |
6 |
Chợ Khánh Xuân |
Xã Khánh Xuân |
III |
|
x |
Nâng cấp |
7 |
Chợ Pù Mồ |
Xã Sơn Lộ |
III |
|
x |
Nâng cấp |
8 |
Chợ Cốc Sì |
Xã Cốc Pàng |
III |
x |
|
Xây mới |
9 |
Chợ Nặm Quét |
Xã Cô Ba |
III |
x |
|
Xây mới |
10 |
Chợ Thiêng Qua |
Xã Cô Ba |
III |
x |
|
Xây mới |
11 |
Chợ Bản Oóng |
Xã Sơn Lập |
III |
|
x |
Xây mới |
12 |
Chợ Phiêng Buống |
Xã Hưng Thịnh |
III |
x |
|
Xây mới |
VII |
Huyện Bảo Lâm: 9 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Pác Miầu |
Thị trấn Pác Miầu |
II |
|
x |
Nâng cấp |
2 |
Chợ Bản Bó |
Xã Thái Học |
III |
x |
|
Mở rộng |
3 |
Chợ Bản Luầy |
Xã Thạch Lâm |
III |
|
x |
Mở rộng |
4 |
Chợ Nà Tấm |
Xã Vĩnh Quang |
III |
|
x |
Mở rộng |
5 |
Chợ Bản Trang |
Xã Yên Thổ |
III |
x |
|
Mở rộng |
6 |
Chợ Vĩnh Phong |
Xã Vĩnh Phong |
III |
x |
|
Xây mới |
7 |
Chợ Nam Quang |
Xã Nam Quang |
III |
|
x |
Xây mới |
8 |
Chợ Đức Hạnh |
Xã Đức Hạnh |
III |
|
x |
Xây mới |
9 |
Chợ gia súc |
Thị trấn Pác Miầu |
III |
x |
|
Xây mới |
VIII |
Huyện Trà Lĩnh: 6 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Thị trấn |
Thị trấn Hùng Quốc |
II |
|
x |
Nâng cấp |
2 |
Chợ Bản Ngắn |
Xã Quang Trung |
III |
x |
|
Nâng cấp |
3 |
Chợ cửa khẩu |
Thị trấn Hùng Quốc |
III |
|
|
Giữ nguyên |
4 |
Chợ Quốc Toản |
Xã Quốc Toản |
III |
x |
|
Xây mới |
5 |
Chợ Quang Vinh |
Xã Quang Vinh |
III |
|
x |
Xây mới |
6 |
Chợ biên giới Tri Phương |
Xã Tri Phương |
III |
|
x |
Xây mới |
IX |
Huyện Trùng Khánh: 08 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Thị trấn |
Thị trấn Trùng Khánh |
II |
|
x |
Nâng cấp, mở rộng |
2 |
Chợ Thông Huề |
Xã Thông Huề |
III |
|
x |
Nâng cấp |
3 |
Chợ Pò Tấu |
Xã Chí Viễn |
III |
x |
|
Nâng cấp |
4 |
Chợ Bản Rạ |
Xã Đàm Thủy |
III |
x |
|
Nâng cấp |
5 |
Chợ Lũng Đính |
Xã Đình Phong |
III |
|
x |
Nâng cấp |
6 |
Chợ Pò Peo |
Xã Ngọc Côn |
III |
x |
|
Xây mới |
7 |
Chợ Bản Giốc |
Xã Đàm Thủy |
III |
x |
|
Xây mới |
8 |
Chợ Phong Châu |
Xã Phong Châu |
III |
|
x |
Xây mới |
X |
Huyện Phục Hòa: 7 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Phục Hòa |
Thị trấn Hòa Thuận |
II |
x |
|
Nâng cấp |
2 |
Chợ cửa khẩu |
Thị trấn Tà Lùng |
II |
|
|
Giữ nguyên |
3 |
Chợ Cách Linh |
Xã Cách Linh |
III |
x |
|
Nâng cấp |
4 |
Chợ Bản Co |
Xã Triệu Ẩu |
III |
x |
|
Đang xây |
5 |
Chợ Hưng Long |
Thị trấn Tà Lùng |
III |
|
x |
Xây mới |
6 |
Chợ Hồng Đại |
Xã Hồng Đại |
III |
x |
|
Xây mới |
7 |
Chợ Tiên Thành |
Xã Tiên Thành |
III |
|
x |
Xây mới |
XI |
Huyện Quảng Uyên: 7 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Quảng Uyên |
Thị trấn Quảng Uyên |
II |
x |
|
Nâng cấp |
2 |
Chợ Đầu mối nông sản |
Thị trấn Quảng Uyên |
II |
|
x |
Xây mới |
3 |
Chợ Háng Chấu |
Xã Cai Bộ |
III |
x |
|
Nâng cấp |
4 |
Chợ Háng Thoong |
Xã Ngọc Động |
III |
|
x |
Nâng cấp |
5 |
Chợ Hoàng Hải |
Xã Hoàng Hải |
III |
x |
|
Nâng cấp |
6 |
Chợ Hồng Định |
Xã Hồng Định |
III |
|
x |
Xây mới |
7 |
Chợ Phi Hải |
Xã Phi Hải |
III |
|
x |
Xây mới |
XII |
Huyện Thạch An: 10 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Đông Khê |
Thị trấn Đông Khê |
II |
x |
|
Di dời, xây mới |
2 |
Chợ Nặm Nàng |
Xã Kim Đồng |
III |
|
x |
Nâng cấp |
3 |
Chợ Canh Tân |
Xã Canh Tân |
III |
|
x |
Nâng cấp |
4 |
Chợ Minh Khai |
Xã Minh Khai |
III |
|
x |
Nâng cấp |
5 |
Chợ Vân Trình |
Xã Vân Trình |
III |
|
x |
Nâng cấp |
6 |
Chợ Trọng Con |
Xã Trọng Con |
III |
|
x |
Nâng cấp |
7 |
Chợ Đức Thông |
Xã Đức Thông |
III |
x |
|
Nâng cấp |
8 |
Chợ Quang Trọng |
Xã Quang Trọng |
III |
|
x |
Nâng cấp, mở rộng |
9 |
Chợ Thụy Hùng |
Xã Thụy Hùng |
III |
|
x |
Mở rộng |
10 |
Chợ cửa khẩu Đức Long |
Xã Đức Long |
III |
|
|
Giữ nguyên |
XIII |
Huyện Hạ Lang: 5 chợ |
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Hạ Lang |
Thị trấn Thanh Nhật |
II |
x |
|
Nâng cấp |
2 |
Chợ Bằng Ca |
Xã Lý Quốc |
III |
|
x |
Nâng cấp |
3 |
Chợ Ngàm Khưa |
Xã Quang Long |
III |
x |
|
Xây mới |
4 |
Chợ cửa khẩu Bí Hà |
Xã Thị Hoa |
III |
x |
|
Xây mới |
5 |
Chợ cửa khẩu Lý Vạn |
Xã Lý Quốc |
III |
x |
|
Xây mới |
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006