Quyết định 3196/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án "Phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2011-2015"
Số hiệu: | 3196/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiển |
Ngày ban hành: | 21/11/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3196/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 21 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI TỈNH HẢI DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015;
Căn cứ thông báo số 330-TB/TU ngày 03-10-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về Đề án “Phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1355/TTr-SGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015” gồm những nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh, nhất là chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, chất lượng phương tiện và chất lượng phục vụ của các đơn vị kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đi lại của nhân dân ngày một tốt hơn.
Trong 5 năm tới, phấn đấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ vận tải tăng bình quân 14% năm và tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung là 33% vào năm 2015.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2013, 2015 như sau:
Số TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
2010 |
2013 |
2015 |
Tỷ lệ tăng bình quân 5 năm (%) |
01 |
Khối lượng hàng hóa vận chuyển |
nghìn tấn |
35.464 |
52.541 |
70.639 |
15 |
02 |
Khối lượng hàng hóa luân chuyển |
triệu tấn km |
2.142 |
3.173 |
4.314 |
17 |
03 |
Khối lượng hành khách vận chuyển |
nghìn người |
11.835 |
17.534 |
23.802 |
13 |
04 |
Khối lượng hành khách luân chuyển |
Nghìn lượt người km |
714.695 |
1.058.852 |
1.437.505 |
14 |
05 |
Giá trị sản xuất ngành vận tải |
Tỷ đồng |
2.656 |
3.934 |
5.343 |
16 |
06 |
Ô tô các loại |
Chiếc |
5.074 |
7.676 |
10.151 |
15 |
07 |
Phương tiện thủy |
Chiếc |
852 |
1.296 |
1.714 |
15 |
08 |
Tuyến VTHK bằng xe buýt |
Tuyến |
Đến 2013 Đưa vào khai thác tuyến: Hải Dương - Chợ Hà (Bình Giang); Hải Dương - Kim Giang (Cẩm Giàng) |
Đến 2015 Đưa vào khai thác tuyến: Hải Dương - Chu Đậu (Nam Sách); Phú Thái - Phả Lại (Chí Linh). |
||
09 |
Tuyến xe chất lượng cao |
Tuyến |
Đến 2013 Đưa vào khai thác tuyến: Hải Dương - Hà Nội; Hải Dương - Hải Phòng; Hải Dương - Sơn La. |
Đến 2015 Đưa vào khai thác tuyến: Hải Dương - Quảng Ninh; Hải Dương - Hà Giang; |
||
10 |
Cải tạo bến xe khách |
Bến xe |
Đến 2013: Hải Dương; Hải Tân. |
Đến 2015: Ninh Giang, Thanh Hà. |
||
11 |
Xây dựng mới bến xe khách |
Bến xe |
Phía Tây TP Hải Dương; Bến Trại |
Sao Đỏ, Quý Cao, Kinh Môn, Kẻ Sặt |
||
12 |
Cảng nội địa (ICD) |
Cảng nội địa |
Đến 2013: Mở rộng Cảng ICD Hải Dương |
Đến 2015: Khai thác cảng ICD ở Gia Lộc |
II - Nhiệm vụ
1. Xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng GTVT
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hải Dương đến 2020, định hướng đến 2030, phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, hoàn thiện hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó ưu tiên hoàn thiện điểm dừng, nhà chờ của các tuyến xe buýt.
2. Phát triển luồng tuyến vận tải
2.1 Vận tải đường bộ
Vận tải khách nội tỉnh: Mở thêm một số tuyến vận tải khách nội tỉnh bảo đảm có các tuyến xe khách từ trung tâm tỉnh đến trung tâm các huyện và kết nối trung tâm các huyện với nhau. Điều chỉnh tối ưu hành trình của một số tuyến để nâng cao chất lượng phục vụ.
Vận tải khách liên tỉnh: Mở thêm một số tuyến đến trung tâm các tỉnh, thành phố chưa được công bố trong niên giám vận tải. Nâng cao chất lượng một số tuyến đường dài từ 300 km trở lên, một số tuyến trọng điểm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Vận tải hàng hóa: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp dịch vụ vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, kể cả lưu kho theo yêu cầu của khách hàng (vận tải Logistics).
2.2 Vận tải đường thủy: Nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường thủy nội địa hiện có trên địa bàn, cải tạo nâng cấp một số đoạn tuyến trong hệ thống sông Bắc Hưng Hải, đảm bảo phương tiện thủy có trọng tải đến trên 200 tấn lưu thông thuận tiện.
2.3 Vận tải đường sắt: Hoàn thành tuyến vận tải đường sắt Lim - Phả Lại.
3. Phát triển phương tiện vận tải
Loại bỏ 100% phương tiện quá niên hạn, phát triển thêm hơn 5.100 xe ô tô các loại (trong đó có hơn 3.300 xe tải, hơn 500 xe khách và khoảng 1.200 xe con) và gần 900 phương tiện thủy. Phát triển thêm trên 100 xe vận tải khách chất lượng cao để phục vụ một số tuyến đường dài từ 300 km trở lên, hoặc một số tuyến trọng điểm như Hải Dương - Hà Nội, Hải Dương - Hải Phòng, Hải Dương - Quảng Ninh.
4. Quản lý nhà nước
Tăng cường vai trò, năng lực quản lý Nhà nước về vận tải, đăng kiểm kỹ thuật phương tiện vận tải, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý vận tải và đăng kiểm kỹ thuật.
Thực hiện quyết liệt các giải pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tổ chức kiểm tra thường xuyên các Doanh nghiệp vận tải hành khách về thực hiện các quy định của Pháp luật trong kinh doanh vận tải hành khách.
Tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống tiêu cực, công khai thủ tục hành chính, các quy định và mức phí dịch vụ trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao thông vận tải.
Xây dựng các chốt, trạm cảnh sát và bố trí lực lượng thường xuyên trực đảm bảo an ninh trật tự tại các bến xe khách.
Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về vận tải, đăng kiểm kỹ thuật phương tiện. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 100% cán bộ quản lý của doanh nghiệp vận tải về kiến thức pháp luật và các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực vận tải, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho 100% đội ngũ lái, phụ xe.
Tổ chức các đoàn công tác thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải trong và ngoài nước. Mở chuyên mục lấy ý kiến đóng góp, phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
5. Về mô hình doanh nghiệp
Phát triển vận tải đa phương thức, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ vận tải với mô hình công ty cổ phần, hợp tác xã.
6. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 100% ô tô chở khách, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành các tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô.
7. Về vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 như sau:
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Số lượng |
Vốn đầu tư |
Nguồn vốn |
1 |
Cao tốc |
Km |
64,0 |
11.880 |
TW |
2 |
Quốc lộ |
Km |
51,7 |
2.749 |
TW |
3 |
Các cầu lớn |
m |
365,2 |
277 |
TW |
4 |
Trục Bắc Nam |
Km |
36,0 |
3.760 |
TW |
5 |
Đường tỉnh |
Km |
130,3 |
760 |
NS tỉnh |
6 |
Xây dựng cầu, phà |
m |
241,0 |
314 |
TW |
7 |
Cải tạo sông ĐP |
Km |
97,2 |
100 |
NS tỉnh |
8 |
Bến xe, bãi đỗ, cảng |
Bến |
25 |
500 |
NS tỉnh+DN |
9 |
Cơ sở đào tạo, SH |
Cơ sở |
5 |
209 |
DN |
10 |
Trung tâm ĐK |
Trung tâm |
2 |
40 |
NS tỉnh+DN |
11 |
Trạm cảnh sát |
Trạm |
6 |
3 |
NS tỉnh |
12 |
Tập huấn nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm |
cuộc |
10 |
1 |
NS tỉnh |
13 |
Phương tiện vận tải |
PT |
5.966 |
4.845 |
DN |
|
Cộng |
|
|
25.438 |
|
Trong đó:
- Do Trung ương đầu tư 18.980 tỷ bằng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT, BT bằng nguồn vốn của các nhà đầu tư;
- Ngân sách Nhà nước của tỉnh đầu tư: 864 tỷ cho công tác lập quy hoạch, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông của tỉnh, bảo trì đường bộ, đường sông, xây dựng các trạm cảnh sát bảo vệ an ninh trật tự, đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ;
- Các thành phần kinh tế khác đầu tư 5.594 tỷ chủ yếu cho mua sắm phương tiện và xây dựng cơ sở đào tạo, sát hạch thuộc lĩnh vực xã hội hóa dịch vụ.
(Chi tiết cụ thể như trong Đề án kèm theo)
Điều 2.
2.1 Đề án “Phát triển dịch vụ vận tải tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015” được thực hiện từ 01/01/2012.
2.2 Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện và hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du Lịch, Công An tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |