Quyết định 3109/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Phước Sơn, giai đoạn 2009 - 2020
Số hiệu: 3109/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Minh Cả
Ngày ban hành: 14/09/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3109/QĐ-UBND

Tam Kỳ, ngày 14 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG CỦA HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Xét đề nghị của Uỷ ban nhân huyện Phước Sơn tại Tờ trình số 125/TTr-UBND ngày 04/9/2009 về việc đề nghị, thẩm định, phê duyệt Đề án giảm nghèo nhanh và bên vững huyện Phước Sơn, giai đoạn 2009 - 2020,

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 409/TTr-SKHĐT ngày 01/9/2009 về việc đề nghị phê duyệt Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

A. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về rừng, đất đai, khoáng sản và lao động của địa phương. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của địa phương; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển rộng rãi các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; xây đựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, ỉâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bào vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; không còn hộ dân ờ nhà tạm; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới;

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoảng 46%;

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%;

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư; từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi;

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 30%.

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 45%.

Lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội;

c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư gấp 5 - 6 lần so với hiện nay; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh.

Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 50%;

Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội;

Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

B. Nội dung hỗ trợ giảm nghèo

1. Nội dung và kinh phí hỗ trợ giảm nghèo (được xác định tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này).

2. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 (không kể vốn tín dụng): 3.216,141 tỷ đồng (Ba ngàn, hai trăm mười sáu tỷ, một trăm bốn mươi mốt triệu đồng chẵn).

Trong đó:

a) Vốn hỗ trợ của Trung ương: 2.978,010 tỷ đồng.

b) Vốn ngân sách địa phương: 230,000 tỷ đồng.

c) Vốn huy động các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân trong và ngoài nước: 8,131 tỷ đồng.

3. Kế hoạch vốn năm 2009:

Tổng nguồn vốn (không kể vốn ứng dụng): 313,296 tỷ đồng.

Trong đó:

a) Các chương trình, dự án hiện hành: 28,066 tỷ đồng.

b) Vốn cho chính sách mới theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: 285,230 tỷ đồng.

4. Kế hoạch vốn năm 2010:

Tổng nguồn vốn (không kể vốn tín dụng): 698,664 tỷ đồng.

Trong đó:

a) Các chương trình, dự án hiện hành: 40,948 tỷ đồng.

b) Vốn cho chính sách mới theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: 657,716 tỷ đồng.

C. Cơ chế thực hiện:

1. Xây dựng, tổng hợp kế hoạch hàng năm:

Ủy ban nhân dân huyện Phước Sơn chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã;

UBND các xã xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp chung vào kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh.

2. Phương thức tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo:

Ủy ban nhân dân huyện Phước Sơn căn cứ định hướng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã và căn cứ vào nguồn lực các chương trình, dự án trên địa bàn để bố trí đầu tư cụ thể; lồng ghép các nguồn lực nhằm bảo đảm đầu tư đồng bộ và hiệu quả.

Tuyên truyến đến tận người dân về các chính sách của chương trình; đảm bảo đủ kinh phí, thực hiện đúng tiêu chuẩn, định mức đối với các chính sách liên quan đến con người.

Huy động tổng hợp các nguồn lực và đóng góp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân để lồng ghép với kinh phí của các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện chương trình.

D. Tổ chức thực hiện:

1. Thời gian thực hiện chương trình: 12 năm, từ năm 2009 đến hết năm 2020.

2. Phân công trách nhiệm:

a) Trách nhiệm cùa các Sở, ngành:

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực chương trình ở tỉnh, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo huyện Phước Sơn tổ chức thực hiện Đề án; kiểm tra, giám sát và theo dõi đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hàng năm của huyện; hướng dẫn lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn huyện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; hướng dẫn các chính sách về đầu tư, đấu thầu phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của huyện;

- Sở Tài chính: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, sử dụng ngân sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở; hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách của Đề án; hướng dẫn các chính sách đặc thù về cơ chế tài chính thực hiện đối với huyện nghèo.

- Ban Dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

- Sở Nông nghiệp và PTNT: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn huyện xây dựng quy hoạch sản xuất, quy hoạch bố trí dân cư; hướng dẫn thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất; hướng dẫn triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện.

- Các Sở, ngành khác: Căn cứ các chính sách liên quan đến chức năng nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện.

b) Trách nhiệm của cấp huyện: UBND huyện Phước Son có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập Ban Chỉ đạo của huyện (gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp) để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án.

Định kỳ (6 tháng và 1 năm) báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất các biện pháp thực hiện kịp thời với UBND tỉnh.

c) Trách nhiệm của cấp xã: UBND các xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Phối hợp, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường về xã thực hiện các nhiệm vụ theo quỵ định.

d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phước Sơn và các tổ chức đoàn thể thành viên tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực vào việc triển khai thực hiện đề án trên địa bàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Lao động-TB&XH, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông vận tải và các Bộ liên quan;
- Ủy ban Dân tộc;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND huyện Phước Sơn;
- Lưu: VT,KTTH, KTN.VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Minh Cả

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.