Quyết định 310/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện năm 2020
Số hiệu: 310/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Hòa Hiệp
Ngày ban hành: 30/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 310/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 30 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẶT HÀNG CẤP TỈNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 91/TTr-SKHCN ngày 31/12/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện năm 2020, bao gồm 15 nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn, giao trực tiếp (Đính kèm phụ lục 1,2).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thông báo danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ nêu tại Điều 1 trên Cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định để tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức các Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn giao trực tiếp, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chảnh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó Chánh văn phòng (KGVX);
- Lưu VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hòa Hiệp

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐẶT HÀNG ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 30/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Tên nhiệm vụ KH&CN

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm dự kiên

Phương thức tổ chức thực hiện

1. CHƯƠNG TRÌNH: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CNH-HĐH NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

1.1

Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp biện pháp kỹ thuật trồng Ca cao dưới tán rừng tại Đồng Nai.

- Xác định được trạng thái rừng (độ tàn che, mật độ, thành phần loài, trữ lượng, loại đất) phù hợp với trồng Ca cao dưới tán.

- Xác định được biện pháp kỹ thuật trồng Ca cao dưới tán rừng: mật độ, lượng phân bón, kỹ thuật tỉa cành tạo tán Ca cao.

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật trồng Ca cao dưới tán rừng.

- Xây dựng được mô hình thí nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng Ca cao dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Báo cáo điều tra, phân loại trạng thái rừng chủ yếu (Có hình ảnh, số liệu minh họa, đảm bảo đầy đủ, chính xác, có độ tin cậy cao).

- Mô hình thí nghiệm trồng ca cao dưới tán rừng (Đúng kỹ thuật, sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 80%).

- Bộ Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn trồng Ca cao dưới tán rừng (Có hình ảnh, số liệu minh họa).

- 01 Bài báo khoa học (Đảm bảo tính mới, được đăng tải trên Tạp chí chuyên ngành).

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

1.2

Đề tài: Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm thực phẩm từ bưởi Da xanh.

- Xây dựng được quy trình chế biến các sản phẩm thực phẩm từ bưởi da xanh.

- Xác định được thành phần hóa lý và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của nguyên liệu trái bưởi.

- Nghiên cứu chế biến được các sản phẩm từ trái bưởi da xanh.

- Xác định được thành phân hóa học, chỉ tiêu vi sinh của các sản phẩm nghiên cứu.

- Xác định được thời hạn sử dụng của các sản phẩm nghiên cứu.

- Thiết kế mẫu mã, bao bì cho các sản phẩm nghiên cứu.

- Đề xuất máy móc, thiết bị chế biến các sản phẩm nghiên cứu phù hợp với quy mô của cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu.

- Khảo sát đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm nghiên cứu và đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của sản phẩm nghiên cứu.

- Xây dựng được quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm từ bưởi da xanh, với sơ đồ và thuyết minh quy trình công nghệ rõ ràng, khoa học, đầy đủ các thông số kỹ thuật của các công đoạn.

- Báo cáo tổng hợp đánh giá thành phần hóa lý và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của nguồn nguyên liệu.

- Các sản phẩm mẫu, bao gồm:

+ Sản phẩm chế biến từ tép bưởi: nước ép bưởi, rượu vang bưởi, jelly bưởi.

+ Sản phẩm chế biến từ bã tép bưởi: ô mai bưởi.

+ Sản phẩm chế biến từ vỏ múi bưởi: chà bông bưởi, mứt bưởi.

+ Sản phẩm chế biến từ cùi bưởi trắng: cùi bưởi ngâm đóng hộp, jam cùi bưởi.

+ Sản phẩm chế biến từ hạt bưởi: dầu bưởi.

+ Sản phẩm chế biến từ vỏ bưởi xanh: vi bao tinh dầu bưởi, trà bưởi.

(Chỉ tiêu cần đạt đối với các sản phẩm mẫu: có màu sắc, mùi vị đặc trưng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn sử dụng từ 6 tháng đến 12 tháng).

- Thiết kế mẫu mã, bao bì cho các sản phẩm nghiên cứu.

- Báo cáo đề xuất về máy móc, thiết bị chế biến các sản phẩm nghiên cứu phù hợp với qui mô của cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu.

- Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm nghiên cứu và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của sản phẩm nghiên cứu.

- 01 bài báo khoa học (Đảm bảo tính mới, được đăng tải trên Tạp chí chuyên ngành).

- Kết quả đào tạo: 01 thạc sỹ chuyên ngành liên quan.

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

2. CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU KINH TẾ XÃ HỘI - PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.1

Đề tài: Phát triển du lịch bền vững cho tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay (trường hợp huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai).

- Nghiên cứu lý thuyết và các mô hình phát triển du lịch bền vững

- Phân tích thực trạng tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai

- Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam và tỉnh Đồng Nai

- Nghiên cứu bối cảnh hiện nay và những tác động đến du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai - Phân tích SWOT để đề ra mục tiêu, mô hình và các giải pháp phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững

- Nhận dạng các tiềm năng du lịch, các cơ hội và thách thức cho du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

- Tìm ra những kết quả đạt được, điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân trong việc phát triển du lịch của huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đồng thời xác lập mô hình phát triển gắn với các giải pháp

- Đề ra mục tiêu, mô hình và những giải pháp, định hướng phát triển du lịch cho huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

2.2

Đề tài: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Đồng Nai.

- Đánh giá thực trạng Khoa học và Công nghệ và tình hình ứng dụng Công nghệ 4.0 vào phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh Đồng Nai

- Xác định các yếu tố của Công nghệ 4.0 có thể áp dụng vào phát triển KHCN của tỉnh Đồng Nai.

- Xây dựng một số mô hình ứng dụng Khoa học Công nghệ 4.0

- Đề xuất hướng nghiên cứu khoa học và ứng dụng theo định hướng 4.0

- Đề xuất chiến lược phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khởi nghiệp theo hướng 4.0.

- Báo cáo phân tích thực trạng, đánh giá về trình độ KHCN của tỉnh theo các tiêu chí 4.0.

- Báo cáo về các yếu tố cấu thành công nghệ 4.0 của thế giới, so sánh vói tình hình thực tế về KHCN của địa phương từ đó đề xuất các hướng áp dụng công nghệ 4.0.

- Báo cáo về 7 mô hình lý thuyết về ứng dụng công nghệ 4.0 vào các ngành chủ chốt của tỉnh Đồng Nai.

- Báo cáo Đề xuất hướng nghiên cứu khoa học và ứng dụng theo định hướng 4.0

- Báo cáo Đề xuất chiến lược phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khởi nghiệp theo hướng 4.0

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

2.3

Đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát huy vai trò đội ngũ nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay.

- Đánh giá thực trạng và phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trong sự phát triển của tỉnh.

- Vai trò của nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trong sự phát triển kinh tế của tỉnh

- Đánh giá thực trạng và phát huy cơ hội, thách thức đối với nữ trí thức Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay.

- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp toàn diện, khả thi để phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo.

- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Bản báo cáo tóm tắt đề tài.

- Xây dựng điển hình về phát huy vai trò của nữ trí thức trong bảo vệ môi trường, trong tham gia giám sát và phản biện xã hội.

- Bảng kiến nghị, đề xuất đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội trí thức nữ tỉnh Đồng Nai để phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- 2 bài báo khoa học. Sau các cuộc hội thảo, dựa trên kết quả hội thảo sẽ tổng hợp viết bài gửi đăng trên các tạp chí mã số ISSN.

- 5 bài viết đăng trên báo Đồng Nai. Từ kết quả nghiên cứu sẽ tổng hợp viết bài công bố trên báo Đồng Nai.

- 01 Sách chuyên khảo do Nxb Đồng Nai đặt hàng làm tài liệu tuyên truyền, nghiên cứu cho các cơ quan, ban ngành trong tỉnh có chức năng nghiên cứu về nữ trí thức.

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

3. CHƯƠNG TRÌNH: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

3.1

Đề tài: Nghiên cứu phương pháp định lượng và ước tính phát thải khí nhà kính cho các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đầu vào về phát thải KNK cho các ngành kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

- Cung cấp công cụ để kiểm kê KNK định kỳ cho các ngành kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

- Hỗ trợ Tỉnh trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch giảm phát thải KNK của tỉnh, từ đó đề xuất các ngành có tiềm năng giảm phát thải.

- Cập nhật cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính của các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai theo chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2015-2019.

- Cung cấp công cụ bằng phần mềm mã nguồn mở để tính phát thải KNK

- Kết quả kiểm kê khí nhà kính, chiến lược, kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính tại tỉnh Đồng Nai và các nơi khác phát tán tới.

- Báo cáo kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính Tỉnh Đồng Nai

- Báo cáo tổng kết

- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san khoa học

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

3.2

Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp chống ngập cho thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Xây đựng cơ sở khoa học làm nền tảng cho các giải pháp chống ngập và tiêu thoát nước hợp lý.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo ngập, mô hình giảm thiểu ngập cho Thành phố Biên Hòa phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và dự kiến phát triển trong tương lai.

- Đề xuất được các giải pháp chống ngập cho Thành phố Biên Hòa.

- Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân gây ngập nước ở thành phố Biên Hòa: Nêu rõ thực trạng và các nguyên nhân gây ngập làm nền tảng cho việc xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp chống ngập ở thành phố Biên Hòa.

- Xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp phòng chông ngập: Đề ra được luận cứ khoa học về ngập do mưa, lũ, triều và tổ hợp mưa + lũ + triều trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong bối cảnh xét đến biến đổi khí hậu - nước biển dâng.

- Hệ thống cảnh báo ngập, mô hình giảm thiểu ngập cho Thành phố Biên Hòa phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và dự kiến phát triển trong tương lai.

- Đề xuất các giải pháp chống ngập cho thành phố Biên Hòa: Các giải pháp chống ngập hợp lý, hiệu quả và khả thi làm tiên đề cho lập các dự án chống ngập cấp bách cũng như thích hợp với từng giai đoạn.

- Bản đồ hiện trạng và dự báo ngập cho thành phố Biên Hòa tỷ lệ 1/250.000: Rõ ràng và chi tiết, đáp ứng tiêu chí xây dựng bản đồ, phù hợp thực tiễn và yêu cầu chống ngập cho hiện tại và tương lai.

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

3.3

Đề tài: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất thải nhựa trong mẫu nước và trầm tích sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai và đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp.

- Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm chất thải nhựa trong mẫu nước và trầm tích sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai.

- Đánh giá nguồn chất thải nhựa trong mẫu nước và trầm tích sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai.

- Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp chất thải nhựa trong mẫu nước và trầm tích sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai.

- Hàm lượng, thành phân, tính chất chất thải nhựa của mẫu nước và mẫu trầm tích của sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai.

- So sánh mức ô nhiễm chất thải nhựa của địa phương với các địa phương khác trong nước và trên thế giới.

- Đề xuất các giải pháp, chủ trương, chính sách quản lý tổng hợp ô nhiễm nhựa trong mẫu nước và trầm tích sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai.

- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san khoa học

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

3.4

Đề tài: Nghiên cứu xử lý rác thải nhựa làm nguyên liệu phối trộn bê tông trong xây dựng thân thiện với môi trường.

- Đề xuất quy trình thu gom rác thải nhựa.

- Nghiên cứu chế tạo chất thải nhựa làm nguyên liệu phối trộn bê tông trong xây dựng thân thiện với môi trường.

- Quy trình thu gom rác thải nhựa (giải pháp thu gom rác thải nhựa).

- Làm rõ được tính chất của rác thải nhựa.

- Làm rõ được quá trình chuyển hóa từ chất thải nhựa thành bê tông.

- Chế tạo thành công bê tông nhựa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc khu vực, hoặc thế giới.

- Đánh giá được xu thế sử dụng vật liệu này thay thế cho bê tông thông thường.

- Đào tạo được 01 thạc sĩ chuyên ngành.

- 01 báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành có uy tín hoặc trong danh mục phong hàm GS, PGS.

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

4. CHƯƠNG TRÌNH: ÁP DỤNG ĐỒNG BỘ TIẾN BỘ KHCN TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM - HÀNG HOA CHẾ BIẾN CÓ LỢI THẾ SO SÁNH VÀ SẢN PHẨM MỚI

4.1

Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván sàn composite gỗ nhựa bằng phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp với rác thải nhựa HDPE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”

- Đề xuất được quy trình công nghệ sản xuẩt vật liệu composite từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ (mùn cưa, phôi bào, vỏ cây) kết hợp với rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE tạo ra sản phẩm ván sàn có đặc tính cơ lý vươt trội (module đàn hồi, tính chất nhiệt, độ lão hóa, độ bền vật liệu....) 10 - 20 % so với ván sàn làm gỗ rừng trồng.

- Đề xuất được đơn vị cam kết phối hợp thực hiện đề tài (cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị... phục vụ nghiên cứu, xử lý đầu ra của kết quả nghiên cứu).

- Quy trình công nghệ xử lý rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất vật liệu composite. (Quy trình phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)

- Quy trình công nghệ xử lý phế phụ sau chế biến gỗ (mùn cưa, phôi bào, vỏ cây) thành nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất vật liệu composite. (Quy trình phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)

- Quy trình công nghệ tạo vật liệu composite từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp rác thải nhựa theo quy trình sản xuất hai giai đoạn. (Quy trình phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)

- 300 m2 ván sàn vật liệu composite (Sản phẩm có các chỉ tiêu đạt: Độ bền uốn tĩnh ≥ 40MPa; độ bền nén ≥ 45MPa;Hệ số giãn nở ≥ 0,5%)

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

4.2

Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình xác định sản lượng năng lượng mặt trời và chế tạo hệ thống giám sát, phát hiện, chẩn đoán lỗi dàn pin quang điện dựa trên nền tảng IoT”.

- Xây dựng mô hình xác định sản lượng năng lượng mặt trời.

- Xây dựng số liệu bức xạ mặt trời tại tỉnh Đồng Nai

- Phân tích tính khả thi dự án điện mặt trời quang điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Chế tạo thiết bị giám sát và phát hiện, chẩn đoán lỗi hệ thống pin quang điện dựa trên nền tảng IoT

- Phần mềm tính toán sản lượng điện mặt trời

- Bộ CSDL Số liệu bức xạ tại các huyện, thành phố của tỉnh Đồng Nai

- Kết quả phân tích tính khả thi của dự án điện mặt trời quang điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Thiết bị giám sát, phát hiện, chẩn đoán lỗi hệ thống pin quang điện

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

CỘNG: 11 NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐẶT HÀNG GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 30/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Tên nhiệm vụ KH&CN

Định hướng mục tiêu

Sản phẩm dự kiến

Phương thức tổ chức thực hiện

1. CHƯƠNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU KINH TẾ XÃ HỘI - PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1

Đề tài: Phát huy nguồn lực các tôn giáo đóng góp cho sự phát triển của Đồng Nai

- Làm rõ thực trạng nguồn lực của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Làm rõ công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động từ thiện nhân đạo, giáo dục, y tế, các lĩnh vực khác của các tôn giáo.

- Đánh giá, nhận xét về mặt ưu điểm, tồn tại hạn chế các hoạt động từ thiện nhân đạo, giáo dục, y tế, các lĩnh vực khác của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh (về mặt giáo hội và về phía chính quyền).

- Từ những khó khăn, thuận lợi đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể.

- Đề xuất giải pháp cụ thể, rõ ràng, có cơ sở khoa học đối với kết quả:

- Thực trạng nguồn lực của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trên các mặt: từ thiện xã hội, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác.

- Thực hạng công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động từ thiện nhận đạo, giáo dục, y tế, các lĩnh vực khác của các tôn giáo của các tôn giáo hiện nay.

- Chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc trong việc phát huy nguồn lực của các tôn giáo trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Đồng Nai.

- Công tác tuyên truyền, vận động các tôn giáo phát huy nguồn lực đóng góp cho sự phát triển của Đồng Nai.

- Công tác phối hợp các Sở, ban, ngành của tỉnh và các địa phương.

Giao trực tiếp cho đơn vị đề xuất nhiệm vụ: Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai chủ trì thực hiện

1.2

Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

- Thực trạng về tội phạm hình sự và hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm hình sự trên đia bàn tỉnh Đồng Nai.

- Ứng dụng vào thực tiễn công tác của lực lượng cảnh sát hình sự trong tỉnh Đồng Nai

- Làm rõ về mặt lý luận hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm hình sự.

- Làm rõ thực trạng tội phạm hình sự trên địa bàn giáp ranh thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và hoạt động của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Dự báo tình hình tội phạm hình sự và các yếu tố tác động đến hoạt động phòng ngừa tội phạm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, ứng dụng vào thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng ngừa tội phạm hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Giao trực tiếp cho đơn vụ đề xuất nhiệm vụ: Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì thực hiện.

2. CHƯƠNG TRÌNH: ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1

Đề tài: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển độ sâu vũ khí Ngư lôi SET-40U

- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quả đạn Ngư lôi SET- 40U.

- Nghiên cứu xác định cấu trúc thành phần thiết bị, chức năng, nguyên lý hoạt động của hệ thông điều khiển độ sâu Ngư lôi SET-40U.

- Nghiên cứu, giải mã cấu tạo và nguyên lý hoạt động của khối Ổn định độ sâu БCГ.

- Nghiên cứu, giải mã cấu tạo và nguyên lý hoạt động của khối Vận động thẳng đứng БBM.

- Nghiên cứu, giải mã cấu tạo nguyên lý hoạt động của khối Rơ le БP.

- Nghiên cứu, giải mã cấu tạo, nguyên lý hoạt động của khối Giới hạn vận tốc góc.

- Nghiên cứu, giải mã nguyên lý, cấu tạo và chức năng của Máy lái Ngư lôi.

- Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống dựa trên các tham số của hệ thống điều khiển độ sâu Ngư lôi SET-40U.

- Xây dựng thuật toán điều khiển mới dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển độ sâu Ngư lôi SET-40U đang sử dụng.

- Xây dựng giải pháp thực hiện trên cơ sở kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ vi xử lý và lựa chọn thiết bị đạt tiêu chuẩn thiết kế chế tạo hệ thống.

- Thử nghiệm hoàn chỉnh về chức năng hoạt động, tính năng kỹ thuật thông qua thử nghiệm tại xưởng và thực tế dưới tàu.

- Hệ thống điều khiển độ sâu Ngư lôi SET-40U (bao gồm phần cứng, phần mềm đảm bảo các chức năng).

- Tài liệu thiết kế hệ thống điều khiển độ sâu Ngư lôi SET-40U

- Quy trình thử nghiệm, nghiệm thu hệ thống mới chế tạo chủ trì thực hiện

- Bộ tài liệu thuyết minh kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng hệ thống

Giao trực tiếp cho đơn vị đề xuất nhiệm vụ: Căn cứ 696 - Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Hải Quân chủ trì thực hiện

3. CHƯƠNG TRÌNH: ÁP DỤNG TIẾN BỘ KH-CN CÁC MÔ HÌNH BẢO VỆ, NÂNG CAO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

3.1

Đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử sàng lọc nhanh bệnh nhân mang Acinetobacter baumannii kháng carbapenem”.

- Đánh giá giá LAMP trong việc sàng lọc nhanh bệnh nhân mang CRAB trong ICU tại Bệnh viện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Cụ thể: Xác định đặc điểm của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu;

Xác định tỷ lệ lây nhiễm của CRAB tại ICU trước quá trình can thiệp. Tiến hành xét nghiệm LAMP.

Xác định các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc CRAB trong thời gian điều trị tại ICU;

- Quy trình chuẩn cho xét nghiệm LAMP phát hiện CRAB trực tiếp từ bệnh phẩm lâm sàng trong thời gian khoảng 40 phút.

- Chứng minh được LAMP hiệu quả hơn phương pháp nuôi cấy truyền thống trong việc sàng lọc nhanh và phòng ngừa sớm cho bệnh nhân mang CRAB.

- Cung cấp các yếu tố nguy cơ đối với mắc CRAB trong thòi gian điều trị tại ICU.

- Có 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành có uy tín.

- Đào tạo 01 thạc sỹ chuyên ngành.

Giao trực tiếp cho đơn vị đề xuất nhiệm vụ: Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai chủ trì thực hiện.

TỔNG CỘNG: 04 NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ