Quyết định 307/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng đường giao thông và hệ thống rãnh thoát nước mưa cụm công nghiệp Cầu Yên, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Số hiệu: 307/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
Ngày ban hành: 13/02/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 307/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG VÀ HỆ THỐNG RÃNH THOÁT NƯỚC MƯA CỤM CÔNG NGHIỆP CẦU YÊN, PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 245/TTr-KHĐT ngày 25/01/2017 và kết quả thẩm định của Xây dựng tại văn bản số 47/SXD QLXD ngày 13/01/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng đường giao thông và hệ thống rãnh thoát nước mưa cụm công nghiệp Cầu Yên, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, với nhng nội dung chính như sau:

1. Tên dự án: Xây dựng đường giao thông và hệ thống rãnh thoát nước mưa cụm công nghiệp Cầu Yên, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình.

2. Chủ đầu tư: UBND thành phố Ninh Bình.

3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng VCC Việt Nam.

4. Chủ nhiệm lập dự án: Kỹ sư Trần Kỳ Thanh.

5. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng đường giao thông và hệ thống rãnh thoát nước mưa cụm công nghiệp Cầu Yên nhằm hoàn thiện hạ tng, đảm bảo đng bộ, tạo điều kiện để thu hút các dự án đầu tư, góp phần tăng thu cho ngân sách, thúc đy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

6. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng

6.1. Đường giao thông: Xây dựng tuyến 1 (đoạn TD2-CT2) và tuyến 2 (đoạn TD1-CT1) theo quy hoạch được duyệt tại quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình.

a) Bình đồ: Hướng tuyến, tim tuyến giữ nguyên theo quy hoạch; tuyến 1 dài 140m; tuyến 2 dài 508,22m.

b) Cắt dọc: Thiết kế trên cơ sở tuân thủ cao độ mặt đường khống chế theo quy hoạch, tại các nút giao thông khi hoàn thiện là (+2,60)m đến (+3,00)m. Các tuyến đường có độ dốc lớn nhất 0,08%.

c) Quy mô cắt ngang: Brộng nền đường: Bn= 21,5m; bề rộng mặt đường Bm=2x5,5=11,5m; bề rộng vỉa hè Bvh=2x5,0=10,0m; độ dốc ngang mặt đường im=2%, vỉa hè ivh=1.5%, mái ta-luy nền đắp 1/1,5.

d) Kết cu nền đường: Đào bỏ lớp đất không thích hp chiều dày trung bình 30cm, tại vị trí ao hồ, thùng đào chiều dày trung bình 1,0m. Đắp bù đất không thích hợp, đắp nền đường bằng đất đồi đầm chặt đảm bảo độ chặt K≥ 0,95; lớp tiếp giáp đáy móng dày 30cm đầm chặt đạt độ chặt K≥ 0,98.

e) Kết cu mặt đường: Lớp mặt BTXM mác 300, đá 2x4 dày 24cm; lp giấy dầu ngăn cách; lớp cấp phối đá dăm lớp loại 1, dày 18cm.

f) Bó vỉa hè, đan rãnh, vỉa hè:

- Lắp đặt bó vỉa hè, đan rãnh thu nước hai bên đường trên các tuyến. Bó vỉa BTXM đúc sẵn mác 200 kích thước (18x30x100)cm, đoạn cong là (18x30x50)cm.

- Đan rãnh BTXM mác 200, kích thước (30x50x6)cm; tạo dốc dạng răng cưa thu nước mặt đường vào hố thu, thoát vào hệ thống thoát nước dọc đường.

- Lát vỉa hè bằng gạch block tự chèn.

g) Tổ chức giao thông: Sử dụng vạch sơn phân luồng kết hợp bin chỉ dẫn và vạch sơn chỉ dẫn đ tchức giao thông trên tuyến. Tại các nút giao cắt, thiết kế sơn chỉ dẫn phân luồng đi thẳng, rẽ phải và rẽ trái; sơn vạch lối dành cho người đi bộ và cắm bin báo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2016/BGTVT

6.2. Thoát nước mưa

- Thiết kế theo phương án thoát nước riêng hoàn toàn. Nước mưa của khu vực (phục vụ cả thoát nước cụm công nghiệp và thoát nước chung khu vực) được thu bằng hệ thống rãnh B600 và đổ vào rãnh B1500 dọc các trục đường sau đó thoát ra ngoài cụm công nghiệp.

- Tuyến rãnh B600, tổng chiều dài 1.243m. Kết cấu: Thân rãnh xây bằng gạch VXM mác 75 dày 22cm; trát trong tường rãnh bằng VXM mác 75 dày 1,5cm; đáy rãnh bê tông đá 1x2 mác 200 dày 15cm, bê tông lót đá 4x6 mác 100 dày 10cm; Tấm đan BTCT đá 1x2 đúc sẵn mác 200. Đoạn qua đường dùng rãnh BTCT mác 200; nền móng gia cố cọc tre dài L= 3m, mật độ 25 cọc/m2.

- Tuyến rãnh B1500 tổng chiều dài 411m. Kết cấu bằng bê tông cốt thép mác 300 đổ tại chỗ; nền móng gia cố cọc tre dài L= 3m, mật độ 25 cọc/m2.

- Hố ga thu nước có kích thước trong 1,0x1,0m; tường hố ga xây bằng gạch dày 22cm; móng bằng BTXM mác 150 dày 15cm trên lp đá dăm đệm đầm chặt dày 10cm; tấm đan BTCT mác 200 đúc sẵn, mũ mố hố ga BTCT mác 200 đổ tại ch.

7. Các tiêu chun, quy chun được áp dụng:

TT

Tên tiêu chuẩn, quy chuẩn

Mã hiệu

1

Khảo sát đường ô tô

22 TCN 263-2000

2

Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế

TCVN 4054-2005

3

Đường đô thị - yêu cầu thiết kế

TCXDVN 104:2007

4

Quy phạm thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn

22TCN 18-79

5

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

TCVN 5574-2012

6

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ

QCVN 41:2016/BGTVT

7

Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường BTXM thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông

Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải

8

Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế

TCXDVN 7957:2008

9

Ống bê tông cốt thép thoát nước

TCVN 9113:2012

10

Thiết kế mặt đường BTXM thông thường co khe nối trong xây dựng công trình giao thông

3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012

11

Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế

TCVN 1038-2014

12

Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ

22 TCN 18-79

13

Quy trình thiết kế áo đường cứng

22 TCN 223-95

14

Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ

QCVN 41:2012/BGTVT

15

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan

 

8. Địa điểm xây dựng: Phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

9. Diện tích đất sử dụng: 13.851 m2.

10. Loại, cấp công trình, nhóm dự án

- Dự án nhóm B.

- Phần cấp đường giao thông: Công trình giao thông, cấp IV.

- Phần cấp thoát nước: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp IV.

11. Tổng mức đầu tư:

25.108 triệu đồng.

Bằng chữ: Hai mươi lăm tỷ, một trăm linh tám triệu đồng)

Trong đó:

 

- Chi phí xây dựng:

20.968 triệu đồng.

- Chi phí quản lý dự án:

418 triệu đồng.

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

1.182 triệu đồng.

- Chi phí khác:

1.344 triệu đồng.

- Chi phí dự phòng:

1.196 triệu đồng.

12. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh.

13. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

14. Thời gian thực hiện dự án: Năm (2017÷2019).

Điều 2. Dự án gồm 02 bước thiết kế xây dựng. Yêu cầu Chủ đầu tư:

- Chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ dự án theo Quyết định phê duyệt này và ý kiến của Sở Xây dựng tại văn bản số 47/SXD-QLXD ngày 13/01/2017, triển khai các bước tiếp theo của dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chỉ được tổ chức đấu thầu, triển khai thi công khi dự án được bố trí vốn và theo tiến độ cấp vốn, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lưu VT, VP4,3,5
vv.02

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thạch