Quyết định 3051/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ cải thiện hiệu quả Quản trị và Hành chính công tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020”
Số hiệu: 3051/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Đức Long
Ngày ban hành: 09/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3051/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 09 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 29/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chủ đề năm 2016 về nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ Kế hoạch số 916/KH-UBND ngày 25/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 29/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chủ đề năm 2016 về nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 88/TTr-SNV ngày 31/7/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ cải thiện hiệu quả Quản trị và Hành chính công tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020” với các nội dung sau:

1. Tên Đề án: Hỗ trợ cải thiện hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020.

2. Cơ quan chủ quản Đề án: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ Đề án:

3.1. Mục tiêu: Góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng quản trị nhà nước và hành chính công tỉnh Quảng Ninh năm 2017 và những năm tiếp theo; Cải thiện các chỉ shiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của địa phương ở những nội dung thành phn có kết quả còn hạn chế trong năm 2016; Các kết quả chỉ sPAPI của tỉnh Quảng Ninh từng bước được cải thiện một cách bền vững trong giai đoạn 2017-2020.

3.2. Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu, khảo sát xác định các nguyên nhân dẫn đến Chỉ số PAPI không được cải thiện ở tỉnh Quảng Ninh năm 2016;

- Xây dựng các tài liệu tập huấn, tuyên truyền nhằm nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã, phường;

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công; knăng đánh giá các kết quả thực hiện kế hoạch;

- Tham gia khảo sát hàng năm đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện;

- Lập báo cáo phân tích đánh giá kết quả cải thiện hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện.

4. Nội dung Đề án:

- Phối hợp tổ chức Hội nghị tham vấn cải thiện quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh.

- Xây dựng Cẩm nang cải thiện Chỉ số PAPI.

- Xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện tỉnh Quảng Ninh.

- Khảo sát hàng năm theo Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện.

5. Sản phẩm của Đề án.

- Báo cáo kết quả Chỉ số PAPI tỉnh Quảng Ninh năm 2016.

- Báo cáo khuyến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và hành chính công tỉnh Quảng Ninh.

- Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến cán bộ địa phương cấp huyện, thị xã và cấp xã, phường tỉnh Quảng Ninh (về tình hình thực hiện Kế hoạch số 916/KH-UBND).

- Cẩm nang cải thiện Chỉ số PAPI tỉnh Quảng Ninh.

- Các lớp tập huấn cho cán bộ cấp huyện và cấp xã, phường hàng năm.

- Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện tỉnh Quảng Ninh.

- Báo cáo kết quả khảo sát hàng năm Chỉ số PAPI của tỉnh Quảng Ninh.

6. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018).

7. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án: 2.353.798.000 đồng (được trích từ nguồn ngân sách Tỉnh), trong đó:

- Kinh phí cơ quan chủ quản Đề án thực hiện là: 1.500 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện phối hợp của các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Ninh: 853.798.000 đồng.

(Có nội dung Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Nội vụ:

- Chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng thực hiện Đề án với Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

- Theo dõi, đôn đốc, phối hợp với Học viện Chính trị Hành chính quốc gia HChí Minh triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tiến độ, sát với thực tiễn từng huyện, thị xã, thành phố; từng xã, phường, thị trấn; với yêu cầu đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả.

- Báo cáo các sản phẩm Đề án do Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị thuộc Tỉnh hoàn thành theo nội dung ký kết.

- Xây dựng dự toán kinh phí các phần việc, nội dung của Đề án (ngoài phần thực hiện của Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.

- Thực hiện việc thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo đúng quy định hiện hành; thực hiện nội dung nào thì thanh toán nội dung đó theo chất lượng hiệu quả thực tiễn.

2. Sở Tài chính:

- Thẩm định kinh phí thực hiện Đề án theo đề nghị của các đơn vị liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện thanh, quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định hiện hành.

3. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp triển khai thực hiện Đề án theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công trên địa bàn từng địa phương và trong toàn Tỉnh.

4. Đề nghị Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh:

- Chỉ đạo Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trực tiếp ký kết hợp đồng triển khai thực hiện Đề án với Sở Nội vụ.

- Chủ trì xây dựng kinh phí thực hiện Đề án gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

- Triển khai đúng, đủ, có chất lượng các nội theo Đề án phê duyệt.

- Báo cáo các sản phẩm Đề án thuộc trách nhiệm hoàn thành theo nội dung ký kết.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- Học viện CTQG HCM;
- Như Điều 4 (thực hiện);
- V
0, V1, V2, V3, V5, TH6, TM3;
- Lưu V
T, TH4.

SL-QĐ141

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Long

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3051/QĐ-UBND ngày 09/8/2017)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

 

 

 

Tên đề án

HỖ TRỢ CẢI THIỆN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020

Mã số: ĐAQN- 17/16-20

Cơ quan chủ quản Đề án: Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Thủ trưởng cơ quan chủ quản đề án: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng

 

Tổ chức đăng ký chủ trì Đề án

(1) Viện Xã hội học

(2) Viện Lãnh đạo học và Chính sách công

 

 

 

Hà Nội, tháng 8 năm 2017

THÔNG TIN CHUNG VĐỀ ÁN

1

Tên Đề án: Hỗ trợ cải thiện hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh giai đon 2017-2020

2

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018)

3

Kinh phí thực hiện:

Khái toán kinh phí: 2.353.798.000 đồng, trong đó:

- Kinh phí cơ quan chủ quản đề án thực hiện là: 1.500 triệu đồng

- Kinh phí thực hiện phối hợp của các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Ninh: 853.798.000 đồng.

4

Phương thức khoán chi:

¨ Khoán đến sản phẩm cuối cùng

 

þ Khoán từng phần

5

Cơ quan chủ quản Đề án: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

5.1

Đại diện Cơ quan chủ quản Đề án:

Họ và tên thủ trưởng: Nguyễn Xuân Thắng

Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ

Chức vụ: y viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Địa chỉ tổ chức: 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

5.2.

Thư ký Đề án:

Họ và tên: Đặng Thị Ánh Tuyết

Ngày, tháng, năm sinh: 4/5/1973 Nam/ Nữ: Nữ

Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên cao cấp

Chức vụ: Phó Viện trưởng Viện Xã hội học

Điện thoại của tổ chức: 04.62827397 Nhà riêng: Mobile: 0912389331

Fax: …………………E-mail: tuyetwippa@gmail.com

Địa chỉ tổ chức: 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

6

Tổ chức chủ trì Đề án[1]:

Tên tổ chức chủ trì Đề án: Viện Xã hội học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Điện thoại: 04.62827397 Fax: ………………………

E-mail: vienxahoihochcma@gmail.com

Website: http://www.vxhh.hcma.vn

Địa chỉ: 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Họ và tên thtrưởng tổ chức chủ trì: GS.TS. Lê Ngọc Hùng

Số tài khoản: 3713 tại Kho bạc nhà nước Cầu Giấy, Hà Nội

Mã ĐVQHNS: 9052730

Đồng Cơ quan tổ chức chủ trì Đề án:

Viện Lãnh đạo học và Chính sách công

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Bùi Phương Đình

Học hàm, học vị: Tiến sĩ

Chức danh khoa học: Giảng viên chính.

 Địa chỉ: 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.

7. Tính cấp thiết của Đề án.

Nhằm nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công tnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 09/12/2015 về nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công (sau đây gọi tắt là Chthị s03-CT/TU); và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 916/KH-UBND ngày 25/02/2016 để thực hiện Chỉ thị s03-CT/TU (sau đây gọi là Kế hoạch số 916/KH-UBND).

Trong năm 2016, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công; tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tập huấn bồi dưỡng về các nội dung của chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, các giải pháp thực hiện. Đồng thời, Tỉnh đã có nhiều sáng kiến, cách làm mới trong hoạt động của chính quyền các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, kết quả điều tra, đánh giá Chỉ số PAPI năm 2016 của Tỉnh chưa có sự chuyển biến, nhiều trục nội dung của Chỉ số đi xuống, dẫn đến điểm số của Tỉnh năm 2016 nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm thấp nhất.

Nhằm tiếp tục thực hiện một cách hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ về nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh, theo Chỉ thị số 03-CT/TU và Kế hoạch số 916/KH-UBND trong các năm 2017-2020, cần làm rõ các nguyên nhân chưa thành công trong năm 2016, xác định các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, địa bàn. Cần có một đề án hỗ trợ trực tiếp việc tổ chức thực hiện Kế hoạch s916 cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các đơn vị cấp huyện và cấp xã, phường.

8. Tổng quan tình hình.

Chỉ thị 03-CT/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 916/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra mục đích là: (i) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành, các địa phương; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; (ii) Tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công của Tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; từng bước nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công từ cơ sở (xã, phường, thị trấn) đến Tỉnh; xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả...

Kế hoạch số 916/KH-UBND đã yêu cầu: (i) Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tỉnh vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương; triển khai thực hiện thường xuyên liên tục các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong kế hoạch; (ii) Các cấp chính quyền cần chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể, tuyệt đối không được chung chung, hình thức; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, thường xuyên nắm bắt và tổng kết thực tiễn từ cơ sở.

Kế hoạch số 916/KH-UBND đã nêu đầy đủ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, đặt ra mục tiêu, lộ trình thực hiện cụ thể với từng trục nội dung cho giai đoạn 2016-2020. Về tổ chức thực hiện, Kế hoạch yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện.

Trong 05 năm trở lại đây, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh luôn ở trong top 5, riêng năm 2016 đứng thứ 2 cả nước. Trong khi đó, chỉ sPAPI của Tỉnh lại suy giảm, năm 2016 nằm trong nhóm chỉ sổ thấp nhất của cả nước.

Nguyên nhân tiềm ẩn có thể là, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính phục vụ doanh nghiệp, giải quyết các thắc mắc kiến nghị của doanh nghiệp là các hoạt động chủ yếu triển khai ở cấp tỉnh, do các sở ban, ngành trực tiếp thực hiện. Các công việc này dễ chỉ đạo, dễ kiểm tra, dễ giám sát. Trong khi đó, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an sinh, thủ tục hành chính phục vụ người dân là công việc hàng ngày diễn ra ở cấp xã, huyện, trên địa bàn trải rộng và đa dạng của Tỉnh. Do đó, khó chỉ đạo, khó kiểm tra và khó giám sát hơn.

Đầu tư các nguồn lực bao gồm cả kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cấp tỉnh sẽ mang tính tập trung, hướng đích và phù hợp với trình độ và năng lực tương đi cao hơn của độ ngũ cán bộ cấp tỉnh. Trong khi đó, đầu tư các nguồn lực cho cấp cơ sở sẽ dàn trải, phân tán hơn, không dễ đảm bảo các yếu tố liên kết chiều dọc và chiều ngang, do đó khó phát huy được hiệu quả nhanh như đầu tư cho cấp tỉnh.

Kế hoạch số 916/KH-UBND được ban hành ngày 25/2/2016, trong khi đó khảo sát PAPI 2016 được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016, do đó, các huyện, thị xã, thành phố mới có khoảng 5 tháng để triển khai. Thời gian triển khai như vậy chưa đủ dài để việc thực hiện Kế hoạch phát huy hiệu quả.

Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra vào cuối tháng 5 năm 2016 dẫn đến thay đổi nhiều nhân sự trong bộ máy chính quyền các cấp. Do đó, bộ máy chính quyền các cấp nhiệm kỳ mới 2016-2021 đã dành nhiều thời gian cho công tác ổn định tổ chức, tiếp nhận khối lượng lớn các nhiệm vụ từ nhiệm kỳ trước. Do đó, khả năng xảy ra là việc triển khai Kế hoạch 916/KH-UBND tại cơ sở có thể không đủ thời gian (chỉ khoảng 2-3 tháng) để có thể cải thiện chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền.

Kết quả khảo sát nhanh cán bộ xã phường, thị trấn tại Hội nghị tham vấn cải thiện quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ nhận biết Kế hoạch 916/KH-UBND có được triển khai trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn trong khoảng thời gian tháng 2-5/2016, trước khi bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp là 53,3%; Tỷ lệ số ý kiến cho rằng Kế hoạch 916/KH-UBND được triển khai trong khoảng tháng 6-8/2016 là 13,1%; Khoảng 27% số ý kiến cho biết không nhớ rõ là có Kế hoạch 916/KH-UBND hay không hoặc là không có Kế hoạch đó.

Rà soát nhanh các văn bản triển khai Kế hoạch s916 (02 văn bản cấp huyện, 03 văn bản cấp xã được xây dựng vào tháng 2 và tháng 3 năm 2016) cho thấy, về cơ bản các văn bản phản ánh đầy đủ, toàn diện các yếu tố Kế hoạch của cấp tnh, nhưng lại thiếu đi các ưu tiên cải thiện phù hợp với điều kiện của địa phương, cũng như không có lộ trình triển khai cụ thể cùng với các chỉ báo giám sát đánh giá. Trong khi hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, phường là yếu tquyết định tới việc cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công chung của Tỉnh, do khoảng 70% slượt thực hiện các thủ tục hành chính của người dân là ở ngay cấp xã, thì nhiều xã, phường chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. Đây có thể là một nguyên nhân quan trọng giúp giải thích tại sao Chỉ số PAPI năm 2016 của Tỉnh chưa có sự chuyển biến.

9. Mc tiêu Đề án.

Góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng quản trị nhà nước và hành chính công tỉnh Quảng Ninh năm 2017; Cải thiện các chỉ shiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của địa phương ở những nội dung thành phần có kết quả còn hạn chế trong năm 2016; Các kết quả chỉ số PAPI của tỉnh Quảng Ninh từng bước được cải thiện một cách bền vững trong giai đoạn 2017-2020.

Nhiệm vĐề án:

- Nghiên cứu, khảo sát xác định các nguyên nhân dẫn đến chỉ số PAPI không được cải thiện ở tỉnh Quảng Ninh năm 2016;

- Xây dựng các tài liệu tập huấn, tuyên truyền nhm nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã, phường;

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng quản trị và hành chính công; kỹ năng đánh giá các kết quả thực hiện kế hoạch;

- Tham gia khảo sát hàng năm đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện;

- Lập báo cáo phân tích đánh giá kết quả cải thiện hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện;

10. Nội dung hoạt động.

o Phối hợp tổ chức Hội nghị tham vấn cải thiện quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh.

o Xây dựng cẩm nang cải thiện Chỉ số PAPI.

o Xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện tỉnh Quảng Ninh.

o Khảo sát hàng năm theo Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện.

11. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích các tài liệu, số liệu, báo cáo, thng kê.

- Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn sâu ly ý kiến chuyên gia: Sử dụng phương pháp tọa đàm, phỏng vấn sâu lấy ý kiến chuyên gia qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức lý luận và thực tiễn.

- Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học: nhằm thu thập và phân tích thông tin sơ cấp khách quan từ phía người dân.

12. Nhiệm v cthể; tiến đthực hiện.

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian thực hiện (Quy đổi ra s ngày công)

1

Nội dung 1. Hội nghị tham vấn cải thin quản trvà hành chính công tỉnh Quảng Ninh

80

1.1

Chuẩn bị nội dung tài liệu phục vụ Hội nghị tham vấn về PAPI

1.2

Chuẩn bị báo cáo, thuyết trình các nội dung tại Hội nghị

1.3

Chuẩn bị Bộ công cụ khảo sát đánh giá nhận thức và nhu cầu của đội ngũ cán bộ

1.4

Tổ chức thực hiện khảo sát, phân tích số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát

2

Nội dung 2. Xây dựng cẩm nang Cải thiện Chỉ số PAPI

 

2.1

Xây dựng tài liệu cẩm nang về cải thiện Chỉ số PAPI cho cán bộ xã, phường:

- Xây dựng bản thảo Cẩm nang

- Lấy ý kiến cán bộ cấp huyện, xã và khảo sát thử nghiệm

- Hoàn thiện bản thảo cuốn Cẩm nang

- Thuê thiết kế tài liệu

560

2.2

Tổ chức tập huấn cán bộ xã, phường về sử dụng Cẩm nang và xây dựng Kế hoạch cải thiện Chỉ số PAPI (Dự kiến 03 lớp phân theo vùng)

- Các thành phố thuộc Tỉnh

- Các huyện trung bình trên địa bàn Tỉnh

- Các huyện khó khăn ở miền núi, đồng bào dân tộc trên địa bàn

360

2.3

- Giám sát thực hiện kế hoạch cải thiện Chỉ số PAPI của các huyện và xã, phường năm 2017 (tại 14 huyện, thị xã, thành phố và 186 xã, phường, thị trấn)

- Viết báo cáo kết quả khảo sát và các kiến nghị nâng cao Chỉ số PAPI của Tỉnh

350

2.4

Thuê chuyên gia thiết kế truyền thông xây dựng Cẩm nang cho cán bộ cấp xã; Trưởng thôn, bản, khu phố (thuê theo tháng: 25 triệu/tháng)

22

3

Nội dung 3: Xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công ở các huyện (áp dụng phù hợp cho tỉnh Quảng Ninh)

 

3.1

Khảo sát thực địa tại 3 địa bàn mẫu cho 3 vùng

- Các thành phố thuộc Tỉnh

- Các huyện trung bình trên địa bàn Tỉnh

- Các huyện khó khăn ở miền núi, đồng bào dân tộc trên địa bàn Tỉnh (Tháng 8/2017: 6 người * 7 ngày/1 địa phương * 3 địa phương)

126

3.3

Làm việc chuyên gia để xây dựng dự thảo Bộ Chỉ số PAPI của các huyện trên cơ sở Bộ Chsố PAPI hiện tại và Kết quả khảo sát thực địa (thuê chuyên gia theo tháng: 1 tháng 25 triệu x 3 tháng)

66

3.4

Thiết kế công cụ điều tra và mô hình phân tích cho Bộ Chỉ số PAPI của các huyện

44

3.5

Điều tra thử nghiệm tại 3 địa bàn đại diện cho 3 vùng (Tháng 1/2018: 6 người * 7 ngày/1 địa phương * 3 địa phương)

126

3.6

Sửa đổi hoàn thiện Bộ Chỉ số (Tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện Bộ Chỉ số PAPI cấp huyện tỉnh Quảng Ninh)

Theo thực tế

3.7

Khảo sát chính thức trên 14 thành phố và huyện thị tỉnh Quảng Ninh

(Năm 2018: 6 người * 7 ngày/1 địa phương * 14 địa phương)

588

3.8

Báo cáo Tổng hợp kết quả khảo sát PAPI ở các thành phố và huyện

Theo thực tế

3.9

Công bbáo cáo kết quả khảo sát và các kiến nghị

Theo thực tế

4

Nội dung 4. Khảo sát hàng năm theo bộ Chỉ số PAPI cấp huyện

 

4.1

Kinh phí cho nhóm hoạt động 4 sẽ bố trí hàng năm, tập trung vào 3 hoạt động chính:

- Khảo sát ở các huyện (thông qua các công ty khảo sát)

- Báo cáo kết quả khảo sát và kiến nghị giải pháp hàng năm

- Hội nghị công bố kết quả và tư vấn giải pháp cải thiện quản trị và hành chính công các huyện

Năm 2019

4.2

Kinh phí cho nhóm hoạt động 4 sẽ bố trí hàng năm, tập trung vào 3 hoạt động chính:

- Khảo sát ở các huyện (thông qua các công ty khảo sát)

- Báo cáo kết quả khảo sát và kiến nghị giải pháp hàng năm

- Hội nghị công bố kết quả và tư vấn giải pháp cải thiện quản trị và hành chính công các huyện

Năm 2020

5

Nội dung 5: Phối hợp của các cơ quan liên quan phía Tỉnh

 

5.1

In ấn, phát hành cuốn cẩm nang

Dự kiến 7000 cuốn

5.2

Tổ chức lớp tập huấn: 200 hv/1 lớp * 3 lớp

600 học viên

5.3

Phối hợp khảo sát tại các địa phương trên địa bàn Tỉnh:

- Năm 2017: 4 người * 7 ngày/1 địa phương * 3 địa phương = 84 ngày

- Năm 2018: 4 người * 7 ngày/1 địa phương * 14 địa phương = 392 ngày

476

13. Địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu.

- Các cơ quan Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Tỉnh để chỉ đạo, giám sát và đánh giá thực thi các nội dung của Đề án.

- Các đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố.

- Các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn.

14. Sản phẩm của Đề án.

1. Báo cáo kết quả Chỉ số PAPI tỉnh Quảng Ninh năm 2016.

2. Báo cáo khuyến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và hành chính công tỉnh Quảng Ninh.

3. Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến cán bộ địa phương cấp huyện, thị xã và cấp xã, phường tỉnh Quảng Ninh (về tình hình thực hiện Kế hoạch số 916/KH-UBND).

4. Cẩm nang cải thiện Chỉ số PAPI tỉnh Quảng Ninh.

5. Các lớp tập huấn cho cán bộ cấp huyện và cấp xã, phường hàng năm.

6. Bộ Chỉ sđánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp huyện tỉnh Quảng Ninh.

7. Báo cáo kết quả khảo sát hàng năm Chỉ số PAPI của tỉnh Quảng Ninh.

15. Tổ chuyên gia nghiên cứu Đề án.

1) TS. Bùi Phương Đình - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công - Trưởng nhóm nghiên cứu Đề án;

2) PGS, TS. Đặng Thị Ánh Tuyết - Phó Viện trưởng Viện Xã hội học, Thư ký Đề án;

3) TS. Lê Văn Chiến - Phó Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công - Thành viên;

4) TS. Hà Việt Hùng - GVCC, Viện Xã hội học - Thành viên;

5) Ths. NCS Nguyễn Ngọc Huy, Viện Xã hội học - Thành viên;

6) Ths. NCS Trịnh Thanh Trà, Viện Xã hội học - Thành viên;

7) Ths. NCS Đặng Thị Tuyết, Viện Xã hội học - Thành viên;

8) Ths. Nguyễn Thanh Hương, kế toán trưởng - Thành viên;

9) Các nhà khoa học, chuyên gia từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và một số viện nghiên cứu khác.

16. Kinh phí thực hiện Đề án:

Khái toán kinh phí: 2.353.798.000 đồng, trong đó:

- Kinh phí cơ quan chủ quản Đề án thực hiện là: 1.500 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện phối hợp của các cơ quan liên quan của tỉnh Quảng Ninh: 853.798.000 đồng.

 



[1] Tổ chức chủ trì đăng ký chủ trì đề án là tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề án.