Quyết định 3036/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch Phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Số hiệu: 3036/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Nguyễn Văn Khánh
Ngày ban hành: 03/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3036/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 03 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỐI HỢP ỨNG PHÓ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật tổ chức Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21/11/2014;

Căn cứ Quyết định số 33/2012/QĐ-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 345/TTr-SNN ngày 08/11/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phó Chủ tịch (NLN) UBND tỉnh;
- Phó Chánh Văn phòng (NLN) Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NLN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khánh

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP ỨNG PHÓ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(kèm theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 03/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Tình hình liên quan đến tai nạn hàng không dân dụng

a) Tình hình tàu bay hàng không dân dụng:

- Số lượng tàu bay, đường bay quốc tế qua không phận tỉnh: Có từ 15 - 20 lượt/ngày; có 02 đường bay quốc tế qua không phận tỉnh (Bắc Kinh/Trung Quốc - Băng Cốc/Thái Lan và Bắc Kinh/Trung Quốc - Lào).

- Số lượng tàu bay, đường bay quốc tế vào tỉnh: Không có.

- Số lượng tàu bay, đường bay nội địa qua không phận tỉnh: Khi nào bay mới thông báo; hoạt động thường xuyên trên không phận tỉnh là máy bay Su 22 của Trung đoàn Không quân 921/f371 Quân chủng Phòng không - Không quân.

b) Số lượng sân bay: 01 sân bay quân sự (sân bay Yên Bái) được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ năm 2018. Sân bay được xây dựng với tiêu chuẩn sân bay quân sự cấp 2.

2. Nguyên nhân và hậu quả do tai nạn hàng không dân dụng

a) Nguyên nhân gây tai nạn hàng không dân dụng: Do lỗi kỹ thuật, điều kiện thời tiết, lỗi của phi công, khủng bố, phá hoại và các nguyên nhân khác ...

b) Hậu quả do tai nạn hàng không dân dụng gây ra: Tai nạn tàu bay tùy vào mức độ tai nạn sẽ có hậu quả khác nhau, nhưng hầu hết các vụ tai nạn liên quan đến tàu bay đều gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường. Do đó, công tác quản lý, bảo đảm an toàn bay đòi hỏi những yêu cầu rất nghiêm ngặt về con người, trang thiết bị, tàu bay... cũng như các quy trình về vận hành, an toàn lao động, xử lý sự cố và cần có sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước về an ninh, an toàn bay.

3. Lực lượng ứng phó với tai nạn hàng không dân dụng

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh;

- Các sở, ban, ngành của tỉnh;

- Các doanh nghiệp, tổ chức có thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh;

- Công tác khắc phục hậu quả, tổng kết, báo cáo: Các cấp, các ngành tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do tai nạn hàng không dân dụng gây ra.

III. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

1. Phương châm

- Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “Ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

- Ưu tiên cứu người trước, cứu phương tiện và hàng hóa sau.

2. Khu vực ứng phó tai nạn hàng không dân dụng

- Thành phố, thị trấn, thị xã, nơi đông dân cư.

- Vùng đồi núi, đất canh tác nông lâm nghiệp.

- Các khu vực rừng, núi hiểm trở.

3. Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng tìm kiếm: Lực lượng chuyên trách, lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác theo sự điều động của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Lực lượng cứu hộ và cứu nạn: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn và chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.

- Lực lượng cứu thương: Các cơ sở y tế của tỉnh, quân y và các địa phương nơi xảy ra tai nạn.

- Lực lượng chữa cháy: Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, và các địa phương nơi xảy ra tai nạn.

- Lực lượng chốt chặn bảo vệ hiện trường: Công an, dân quân và bộ đội địa phương nơi xảy ra tai nạn.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

1. Công tác phòng ngừa

- Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ ứng phó tai nạn hàng không dân dụng, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó tai nạn hàng không dân dụng của cơ quan, đơn vị. Hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương, các lực lượng đứng chân trên địa bàn tham gia luyện tập ứng phó tai nạn hàng không dân dụng, bảo đảm đầy đủ

……………………..

- Phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khám nghiệm hiện trường, kết luận nguyên nhân xảy ra tai nạn; phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn cất; xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, quản lý, điều hành giao thông khu vực bị tai nạn phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

- Thông tin, báo cáo tình hình tai nạn, hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng của đơn vị theo quy định.

c) Sở Giao thông vận tải

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có tình huống xảy ra và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Công an bảo đảm công tác an toàn giao thông, phương án lưu thông phương tiện, phân luồng, chống ách tắc giao thông tại nơi xảy ra tai nạn hàng không dân dụng.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng kiểm lâm và các lực lượng thuộc ngành trong công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi tai nạn xảy ra ở vùng rừng núi.

đ) Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành, các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông huy động lực lượng của ngành tham gia bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động cứu nạn hàng không dân dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về cứu nạn.

e) Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cứu nạn. Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện thanh quyết toán các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác cứu nạn theo quy định của pháp luật.

g) Sở Y tế

- Chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện đa khoa các địa phương phối hợp với Bệnh viện Tỉnh, Bệnh viện tuyến Trung ương triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện

…………………

2. Bảo đảm ngân sách

- Nguồn ngân sách: Ngân sách địa phương (theo Điều 2, Thông tư số 92/2009/TT-BTC ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa).

- Đối tượng, trách nhiệm, định mức, thủ tục thanh toán: Theo Thông tư 92/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tiến hành rà soát, bổ sung phương án ứng phó tai nạn hàng không dân dụng của đơn vị, địa phương mình để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

2. Các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó tai nạn hàng không dân dụng theo lĩnh vực quản lý; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của tỉnh trong công tác ứng phó tai nạn hàng không dân dụng.

3. Giao cơ quan Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch này; hàng năm tổ chức rà soát, cập nhật bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương./.