Quyết định 301/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 301/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Lê Trí Thanh |
Ngày ban hành: | 22/01/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 301/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 22 tháng 01 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị Quyết số 39/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030;.
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 16/TTr-SNN&PTNT ngày 15/01/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây dược liệu quý phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; từng bước xây dựng các vùng cây dược liệu phát triển ổn định, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích và góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa; đưa ngành nghề trồng cây dược liệu tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần nâng cao sinh kế, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân tham gia bảo tồn, phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1. Giai đoạn 2018 - 2025
a) Phấn đấu đến năm 2025 bảo tồn, phát triển và ổn định vùng nguyên liệu 09 loại cây dược liệu (Đảng sâm, Ba kích tím, Sa nhân, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Nghệ, Cà gai leo và Đinh lăng) với diện tích cây dược liệu đạt 39.505 ha; trong đó trồng mới là 37.034 ha và 2.471 ha hiện có; cụ thể:
- Tiểu vùng núi cao: Trồng mới 31.931ha, diện tích hiện có 2.042 ha.
- Tiểu vùng trung du: Trồng mới 3.900 ha, diện tích hiện có 292 ha.
- Tiểu vùng đồng bằng: Trồng mới 1.203ha, diện tích hiện có 137 ha.
Trong đó 60% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
b) Thiết lập hệ thống Vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia, vườn ươm và vườn trong bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống cây dược liệu.
c) Hình thành các sản phẩm theo chuỗi từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của 09 loài cây dược liệu.
2. Giai đoạn 2026 - 2030
a) Tiếp tục phát triển trồng mới thêm 24.690 ha 09 loài cây dược liệu theo các tiểu vùng; cụ thể:
- Tiểu vùng núi cao: 21.233 ha.
- Tiểu vùng trung du: 2.620 ha.
- Tiểu vùng đồng bằng: 837 ha.
Phấn đấu đến năm 2030 đạt 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).
b) Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các hệ thống Vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia, vườn ươm, vườn trồng bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống.
c) Hoàn thiện tổ chức chuỗi từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của 09 loài cây dược liệu.
1. Giai đoạn 2018 - 2025
a) Bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên:
- Khảo sát chi tiết các vùng rừng có dược liệu tự nhiên ở 03 tiểu vùng dược liệu trọng điểm để lựa chọn và khai thác hợp lý 9 loài cây dược liệu ưu tiên.
- Xây dựng 01 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu.
- Thực hiện hiệu quả các quy định về bảo hộ, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sở hữu trí tuệ; từng bước bảo vệ an toàn số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng để phát triển bền vững trong tự nhiên.
b) Phát triển trồng cây dược liệu: Khảo sát chi tiết các vị trí vùng quy hoạch, xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái; đảm bảo đến năm 2025 trồng được 7.000 ha dược liệu tập trung.
c) Phát triển nguồn giống dược liệu: Phục tráng, nhập nội, di thực, thuần hóa và phát triển các giống dược liệu có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Nghiên cứu chọn, tạo các giống dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái phục vụ sản xuất dược liệu.
d) Đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất dược liệu, các trung tâm kinh doanh dược liệu để tạo lập thị trường thuận lợi cho việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.
e) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây dược liệu; xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
f) Xây dựng các mô hình trồng dược liệu, hệ thống kho chứa nguyên liệu, trung tâm nghiên cứu và phân tích dược liệu.
g) Quản lý, tổ chức khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu theo chuỗi; chú trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm, quảng bá và khẳng định thương hiệu sản phẩm của tỉnh Quảng Nam và định hướng ra thị trường quốc tế.
2. Giai đoạn 2026 - 2030
a) Tiếp tục bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên:
- Tổ chức khai thác bền vững các vùng quy hoạch bảo tồn và các khu rừng có dược liệu đã được xác định.
- Quản lý và vận hành hiệu quả Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia được xây dựng đại diện cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Rà soát, đánh giá, điều chỉnh các quy định về bảo hộ, bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Bảo vệ an toàn số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng để phát triển bền vững trong tự nhiên.
b) Phát triển trồng cây dược liệu: Đảm bảo đến năm 2030 trồng thêm 7.000 ha, nâng tổng diện tích đạt 14.000 ha.
c) Phát triển nguồn giống dược liệu: Tiếp tục cải thiện, nâng cấp các nguồn giống đã được xây dựng trong giai đoạn 2018 - 2030.
d) Triển khai xây dựng 01 nhà máy chiết xuất từ dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
e) Tiếp tục quản lý, tổ chức khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu theo chuỗi; quảng bá thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
1. Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai và đề xuất các loài cây trồng dược liệu theo từng tiểu vùng sinh thái, cụ thể:
a) Các huyện tiểu vùng núi cao và tiểu vùng trung du: Tập trung phát triển các loài cây: Đảng sâm, Giảo cổ lam, Đương quy, Lan kim tuyến, Sa nhân, Ba kích tím.
b) Các huyện vùng trung du: Tập trung phát triển các loài cây: Ba kích tím, Sa nhân, Nghệ, Cà gai leo và Đinh lăng.
c) Các huyện tiểu vùng đồng bằng: Tập trung phát triển các loài cây: Nghệ, Đinh lăng, Cà gai leo, phân bố tập trung các gò đồi của huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Phú Ninh, Núi Thành, Hiệp Đức, Nông Sơn và Tiên Phước.
d) Ngoài 09 loài cây dược liệu nói trên, trong quá trình thực hiện quy hoạch, những cây dược liệu khác thị trường có nhu cầu và phù hợp để gây trồng thì trên cơ sở đề nghị của các đơn vị, địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung vào quy hoạch và được hưởng cơ chế quy định tại Quyết định này.
2. Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu
a) Tổng diện tích quy hoạch bảo tồn, phát triển cây dược liệu là: 64.195 ha; trong đó:
- Diện tích dược liệu đã trồng hiện có: 2.471 ha; trong đó tiểu vùng núi cao là 2.042 ha, tiểu vùng trung du là 292 ha và tiểu vùng đồng bằng là 137 ha.
- Diện tích quy hoạch trồng mới: 61.724 ha; phân theo từng giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 2018 - 2025 là 37.034 ha và giai đoạn 2025 - 2030 là 24.690 ha.
(Diện tích quy hoạch phát triển cây dược liệu cụ thể theo Phụ lục 1, 2 đính kèm)
b) Đối với những địa phương có nhu cầu phát triển một trong số 09 cây dược liệu theo quy hoạch này nhưng địa phương không nằm trong quy hoạch phát triển loài cây đó, thì phải có ý kiến thống nhất chủ trương của UBND tỉnh trước khi thực hiện.
3. Quy hoạch hệ thống Vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia, vườn ươm và vườn trồng bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống cây dược liệu
a) Quy hoạch Vườn bảo tồn và phát triển dược liệu Quốc gia tại huyện Nam Trà My: Quy mô diện tích: 240 ha.
b) Quy hoạch hệ thống cơ sở sản xuất giống cây dược liệu chất lượng cao:
Thiết lập 06 vườn ươm sản xuất giống cây dược liệu chất lượng cao tại 06 huyện: Tây Giang, Phú Ninh, Tiên Phước, Nam Trà My, Phước Sơn và Bắc Trà My với quy mô bình quân 25.000 m2/vườn; công suất sản xuất: 5-10 triệu cây giống/năm.
c) Quy hoạch hệ thống vườn bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống:
Thiết lập 06 khu vực bảo tồn chủ động (trồng bảo tồn) kết hợp sản xuất, cung cấp nguồn giống gốc cây dược liệu từ nguồn gốc tự nhiên tại 06 huyện Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My và Bắc Trà My với quy mô 30 ha (05 ha/vườn).
4. Quy hoạch hệ thống các cơ sở chế biến dược liệu
a) Xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo hệ thống các cơ sở sơ chế và sản xuất chế biến dược liệu, đảm bảo mỗi vùng có từ 01 - 02 nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu; trong đó: Nhà xưởng sơ chế có quy mô tối thiểu: 100m2/xưởng và nhà xưởng sản xuất chế biến có quy mô tối thiểu: 1.200 m2/nhà máy.
b) Xây dựng 08 nhà máy sơ chế, chế biến từ dược liệu tại các vùng sinh thái (Tiểu vùng núi cao: 06 nhà máy tại huyện Đông Giang, Bắc Trà My, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn và Tây Giang; tiểu vùng trung du: 01 nhà máy tại một trong các huyện: Hiệp Đức, Nông Sơn hoặc Tiên Phước; tiểu vùng đồng bằng: 01 nhà máy tại thành phố Tam Kỳ).
Đến năm 2030, xây dựng 01 nhà máy chiết xuất từ dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5. Quy hoạch nguồn nhân lực cho phát triển dược liệu
Huấn luyện, đào tạo và quản lý sản xuất hộ gia đình: 60 khóa học/10 huyện; đào tạo, nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp cộng đồng: 200 khóa học/10 huyện; đào tạo lấy bằng, cấp chứng chỉ: Đại học, trung học chuyên nghiệp, các khóa ngắn ngày lấy chứng chỉ cho gần 1.400 lượt; bố trí sử dụng nguồn lao động cho yêu cầu phát triển sản xuất dược liệu trong từng lĩnh vực theo từng giai đoạn.
1. Dự án thành lập Vườn bảo tồn và phát triển cây dược liệu Quốc gia tại huyện Nam Trà My, với quy mô diện tích 240 ha; xây dựng khu vực bảo tồn và tham quan; khu vực nghiên cứu phát triển cây dược liệu (gồm các khu nghiên cứu chọn, tạo giống; bảo tồn nguồn gen,...). Dự kiến tổng vốn đầu tư: 174.570 triệu đồng.
2. Dự án phát triển trồng dược liệu theo các vùng quy hoạch trọng điểm, với quy mô chăm sóc 2.471 ha dược liệu hiện có và trồng mới 61.724 ha (giai đoạn 2018 - 2025: Chăm sóc 2.471 ha và trồng mới 37.034 ha; giai đoạn 2025 - 2030: Trồng mới 24.690 ha) trên các địa bàn trọng điểm phát triển một số loài cây dược liệu có khả năng sản xuất hàng hóa và cạnh tranh thị trường trong khu vực và quốc tế. Dự kiến tổng vốn đầu tư: 5.615.765 triệu đồng.
3. Dự án xây dựng Vườn bảo tồn chủ động kết hợp sản xuất giống, với quy mô: 06 vườn (05 ha/vườn) tại 06 huyện Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My và Bắc Trà My. Dự kiến tổng mức đầu tư: 110.550 triệu đồng.
4. Dự án chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, chế biến, với quy mô 60 khóa học trên địa bàn các huyện. Dự kiến tổng vốn đầu tư: 1.800 triệu đồng.
5. Dự án xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến tại các vùng sản xuất tập trung. Dự kiến tổng mức đầu tư: 497.640 triệu đồng.
6. Dự án xây dựng trung tâm kiểm nghiệm và phân tích dược liệu, xây dựng tại huyện Nam Trà My. Dự kiến tổng mức đầu tư: 85.855 triệu đồng.
7. Hệ thống vườn ươm sản xuất giống cây dược liệu chất lượng cao với quy mô diện tích khoảng 25.000 m2/vườn; số lượng 06 vườn tại 06 huyện: Tây Giang, Phú Ninh, Tiên Phước, Nam Trà My, Phước Sơn và Bắc Trà My. Dự kiến tổng mức đầu tư: 36.850 triệu đồng.
VI. Nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư
1. Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2018 - 2030: 6.523.030 triệu đồng, trong đó:
a) Vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: 504.995 triệu đồng.
b) Vốn doanh nghiệp: 4.599.570 triệu đồng.
c) Vốn người dân: 1.418.465 triệu đồng.
2. Phân kỳ đầu tư:
a) Giai đoạn 2018 - 2025: Nhu cầu vốn đầu tư 3.349.740 triệu đồng, chiếm 51,3% tổng vốn đầu tư. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước dự kiến: 285.000 triệu đồng.
b) Giai đoạn 2026 - 2030: Nhu cầu vốn đầu tư 3.173.290 triệu đồng, chiếm 48,7% tổng vốn đầu tư. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là 219.995 triệu đồng.
(Tổng hợp nhu cầu, nguồn vốn và phân kỳ đầu tư thực hiện quy hoạch theo Phụ lục 3, 4 kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan xây dựng và tham mưu trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư, các hộ dân phát triển cây dược liệu theo quy hoạch được duyệt.
b) Trên cơ sở quy hoạch và đề xuất của các địa phương, đơn vị; chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch triển khai, tổng hợp nhu cầu vốn hằng năm, 05 năm để triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch.
c) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý bảo vệ rừng vùng quy hoạch một cách có hiệu quả, tránh bị tác động; tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; chủ trì tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch và báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.
d) Nghiên cứu, theo dõi sự phát triển cây dược liệu trên các loại đất, loại hình trồng để khuyến cáo doanh nghiệp, người dân bố trí hình thức trồng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế. Tập trung nghiên cứu nhân giống cây dược liệu bằng các công nghệ sinh học hiện đại đáp ứng nhu cầu giống dược liệu trên địa bàn. Quản lý giống, ban hành quy trình kỹ thuật và hướng dẫn các biện pháp gây trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư để thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ. Giám sát việc thực hiện quy hoạch theo đúng quy định.
b) Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lĩnh vực đầu tư, các chính sách liên quan đến ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư để phát triển dược liệu bền vững.
c) Triển khai thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào đầu tư trồng cây dược liệu trên vùng quy hoạch. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo thuận lợi trong việc kêu gọi thu hút, khuyến khích đầu tư vào trồng, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các đơn vị, địa phương theo kế hoạch 5 năm và hằng năm để thực hiện quy hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh nghiên cứu, đề xuất về cơ chế chính sách tài chính miễn, giảm tiền thuê rừng (theo hướng tính tiền thuê rừng bằng giá chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh) để thu hút khuyến khích đầu tư.
4. Sở Khoa học và Công nghệ.
a) Tham mưu đề xuất nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh để thực hiện các dự án ưu tiên trong quy hoạch.
b) Tham mưu đặt hàng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp phục vụ bảo tồn, phát triển dược liệu và các sản phẩm từ cây dược liệu.
c) Chủ trì, phối hợp cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực các tổ chức khoa học và công nghệ nhằm phát triển dược liệu.
d) Triển khai, hỗ trợ thực hiện tạo lập, quản lý, phát triển quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh.
e) Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và các đơn vị liên quan hoàn thiện chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cây dược liệu trên địa bàn tỉnh. Vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp và các hộ dân tham gia Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh dược liệu.
f) Phối hợp với các Bộ ngành Trung ương xây dựng và phát triển sản phẩm dược liệu Quảng Nam để quảng bá thương hiệu và tăng giá bán sản phẩm dược liệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
g) Hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phim, xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm dược liệu.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ rừng xác định diện tích cụ thể các dự án đầu tư trồng cây dược liệu.
b) Tham mưu UBND tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất của từng dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Nam
a) Đăng tải thông tin về Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.
b) Thường xuyên đưa tin việc triển khai thực hiện Quy hoạch để các tổ chức, cá nhân biết đầu tư trồng cây dược liệu tại vùng quy hoạch.
7. Sở Giao thông vận tải: Nghiên cứu, đề xuất việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ vùng quy hoạch nhằm thu hút đầu tư phát triển cây dược liệu trên địa bàn.
8. Sở Công Thương:
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu đề xuất việc xây dựng hệ thống điện, trạm thông tin liên lạc phục vụ vùng quy hoạch nhằm thu hút đầu tư.
b) Phát triển thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến; tăng cường công tác quản lý thị trường, chống hàng giả và gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm dược liệu.
9. Sở Y tế: Phối hợp đề xuất các đối tượng cây dược liệu cần phát triển theo yêu cầu của ngành và thị trường; hướng dẫn thu hái, bảo quản, sử dụng cây thuốc, quản lý nguyên liệu và các chế phẩm từ cây dược liệu theo tiêu chuẩn.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo UBND cấp xã, các chủ rừng, các hộ dân xung quanh vùng quy hoạch thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trong vùng quy hoạch.
11. Các chủ rừng
a) Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.
b) Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng quy hoạch.
12. Các nhà đầu tư trồng cây dược liệu: Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung quy hoạch được phê duyệt; liên hệ với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố để được tạo điều kiện hướng dẫn thực hiện theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỐNG KÊ DIỆN TÍCH QUY HOẠCH DƯỢC LIỆU THEO ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 301/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)
ĐVT: ha
TT |
Huyện |
Hiện trạng |
Quy hoạch |
Giai đoạn |
Giai đoạn |
I |
Tiểu vùng núi cao |
2.042 |
55.206 |
33.973 |
21.233 |
1 |
Đông Giang |
545 |
7.664 |
4.716 |
2.948 |
2 |
Bắc Trà My |
52 |
5.133 |
3.159 |
1.974 |
3 |
Nam Giang |
45 |
16.052 |
9.878 |
6.174 |
4 |
Nam Trà My |
820 |
14.999 |
9.230 |
5.769 |
5 |
Phước Sơn |
14 |
729 |
449 |
280 |
6 |
Tây Giang |
566 |
10.629 |
6.541 |
4.088 |
II |
Tiểu vùng trung du |
292 |
6.811 |
4.191 |
2.620 |
1 |
Hiệp Đức |
42 |
2.698 |
1.660 |
1.038 |
2 |
Nông Sơn |
55 |
2.852 |
1.755 |
1.097 |
3 |
Tiên Phước |
195 |
1.261 |
776 |
485 |
III |
Tiểu vùng đồng bằng |
137 |
2.178 |
1.341 |
837 |
1 |
Đại Lộc |
2 |
362 |
223 |
139 |
2 |
Duy Xuyên |
|
492 |
303 |
189 |
3 |
Núi Thành |
4 |
76 |
47 |
29 |
4 |
Phú Ninh |
45 |
1.008 |
621 |
387 |
5 |
Quế Sơn |
33 |
46 |
28 |
18 |
6 |
Thăng Bình |
53 |
194 |
119 |
75 |
|
Tổng cộng |
2.471 |
64.195 |
39.505 |
24.690 |
DIỆN TÍCH QUY HOẠCH CHO 9 LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU THEO ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 301/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Đơn vị tính: ha
STT |
Huyện |
Đảng sâm |
Ba Kích |
Sa Nhân |
Đương quy |
Giảo cổ lam |
Lan kim tuyến |
Nghệ |
Cà gai leo |
Đinh lăng |
I |
Tiểu vùng núi cao |
35.652 |
31.615 |
42.145 |
1.096 |
13.919 |
12.975 |
|
|
500 |
1 |
Đông Giang |
2.582 |
5.822 |
6.485 |
|
717 |
2.157 |
|
|
|
2 |
Bắc Trà My |
1.962 |
4.006 |
4.176 |
279 |
554 |
836 |
|
|
|
3 |
Nam Giang |
6.578 |
12.555 |
13.833 |
|
782 |
1.199 |
|
|
|
4 |
Nam Trà My |
17.975 |
2.781 |
8.720 |
497 |
10.000 |
2.000 |
|
|
500 |
5 |
Phước Sơn |
|
1.041 |
748 |
|
|
|
|
|
|
6 |
Tây Giang |
6.555 |
5.410 |
8.183 |
320 |
1.866 |
6.783 |
|
|
|
II |
Tiểu vùng trung du |
|
2.946 |
3.292 |
|
|
90 |
2.776 |
866 |
3.129 |
1 |
Hiệp Đức |
|
1.519 |
1.840 |
|
|
90 |
513 |
212 1 |
634 |
2 |
Nông Sơn |
|
127 |
252 |
|
|
|
1.663 |
654 |
1.445 |
3 |
Tiên Phước |
|
1.300 |
1.200 |
|
|
|
600 |
- |
1.050 |
III |
Tiểu vùng Đồng bằng |
|
|
|
|
|
|
1.898 |
343 |
651 |
1 |
Đại Lộc |
|
|
|
|
|
|
346 |
32 |
78 |
2 |
Duy Xuyên |
|
|
|
|
|
|
458 |
1 |
35 |
3 |
Núi Thành |
|
|
|
|
|
|
60 |
6 |
16 |
4 |
Phú Ninh |
|
|
|
|
|
|
822 |
298 |
427 |
5 |
Quế Sơn |
|
|
|
|
|
|
18 |
4 |
29 |
6 |
Thăng Bình |
|
|
|
|
|
|
194 |
2 |
66 |
|
Tổng cộng |
35.652 |
34.561 |
45.437 |
1.096 |
13.919 |
13.065 |
4.674 |
1.209 |
4.280 |
Ghi chú: Trên một đơn vị diện tích có thể quy hoạch 01, 02 hoặc 03 loài cây (tối đa 3 loài cây/ một đơn vị diện tích)
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 301/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)
ĐVT: triệu đồng
TT |
Nội dung, Hạng mục đầu tư |
Thành tiền |
Nguồn vốn |
||
Ngân sách NN |
Doanh nghiệp |
Người dân |
|||
I |
Bảo tồn và phát triển sản xuất dược liệu |
5.615.765 |
308.625 |
3.888.675 |
1.418.465 |
1 |
Chăm sóc 09 loài cây dược liệu hiện có |
60.515 |
|
|
60.515 |
2 |
Chi phí trồng mới 09 loài cây dược liệu |
5.555.250 |
308.625 |
3.888.675 |
1.357.950 |
II |
Xây dựng vườn bảo tồn và phát triển cây dược liệu quốc gia |
174.570 |
174.570 |
0 |
0 |
1 |
Khu bảo tồn và tham quan |
94.930 |
94.930 |
|
|
2 |
Khu hành chính và nghiên cứu |
79.640 |
79.640 |
|
|
III |
Vườn ươm sản xuất cây giống dược liệu chất lượng cao |
36.850 |
10.000 |
26.850 |
|
IV |
Trung tâm nghiên cứu và phân tích dược liệu |
85.855 |
|
85.855 |
|
V |
Cơ sở chế biến cây dược liệu |
497.640 |
|
497.640 |
|
VI |
Vườn bảo tồn chủ động kết hợp với sản xuất giống |
110.550 |
10.000 |
100.550 |
|
VII |
Tập huấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ |
1.800 |
1.800 |
|
|
1 |
Tập huấn kỹ thuật nhân giống các loại cây dược liệu |
450 |
450 |
|
|
2 |
Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu theo Tiêu chuẩn GAP. |
450 |
450 |
|
|
3 |
Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu theo Tiêu chuẩn GACP |
450 |
450 |
|
|
4 |
Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến các loại cây dược liệu |
450 |
450 |
|
|
|
Tổng cộng |
6.523.030 |
504.995 |
4.599.570 |
1.418.465 |
PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 301/QĐ-UBND ngày 22/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Nội dung, Hạng mục đầu tư |
Thành tiền |
Phân kỳ vốn đầu tư |
|
Giai đoạn 2018-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
|||
I |
Bảo tồn và phát triển sản xuất dược liệu |
5.615.765 |
2.838.140 |
2.777.625 |
1 |
Chăm sóc 09 loài cây dược liệu hiện có |
60.515 |
60.515 |
|
2 |
Chi phí trồng mới 09 loài cây dược liệu |
5.555.250 |
2.777.625 |
2.777.625 |
II |
Xây dựng vườn bảo tồn và phát triển cây dược liệu quốc gia |
174.570 |
87.285 |
87.285 |
1 |
Khu bảo tồn và tham quan |
94.930 |
47.465 |
47.465 |
2 |
Khu hành chính và nghiên cứu |
79.640 |
39.820 |
39.820 |
III |
Vườn ươm sản xuất cây giống dược liệu chất lượng cao |
36.850 |
22.110 |
14.740 |
IV |
Trung tâm nghiên cứu và phân tích dược liệu |
85.855 |
85.855 |
|
V |
Cơ sở chế biến cây dược liệu |
497.640 |
248.820 |
248.820 |
VI |
Vườn bảo tồn chủ động kết hợp với sản xuất giống |
110.550 |
66.330 |
44.220 |
VII |
Tập huấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ |
1.800 |
1.200 |
600 |
1 |
Tập huấn kỹ thuật nhân giống các loại cây dược liệu |
450 |
300 |
150 |
2 |
Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu theo Tiêu chuẩn GAP |
450 |
300 |
150 |
3 |
Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu theo Tiêu chuẩn GACP |
450 |
300 |
150 |
4 |
Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến các loại cây dược liệu |
450 |
300 |
150 |
|
Tổng cộng |
6.523.030 |
3.349.740 |
3.173.290 |
Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 31/10/2013 | Cập nhật: 04/11/2013
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006