Quyết định 30/2018/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng an ninh, trật tự ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: 30/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Trần Hồng Quân
Ngày ban hành: 31/10/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2018/-UBND

Cà Mau, ngày 31 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN NINH, TRẬT TỰ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 08 NQ/HĐND5 ngày 14 tháng 8 năm 1997 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về việc tổ chức, hoạt động của Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự ở xã, phường, thị trấn (cơ sở) và việc thành lập, sử dụng quỹ Bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở;

Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 171/TTr-CAT-PV05, ngày 12 tháng 10 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng an ninh, trật tự ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2018.

2. Quyết định số 11/2003/QĐ-UB ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về thành lập tổ chức, hoạt động của Hội đồng bảo vệ trật tự an toàn xã hội và quỹ bảo trợ quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội cấp xã; Quyết định số 28-QĐ/UB ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Đội dân phòng ở phường, thị trấn, xã hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (tự kiểm tra);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng NC (Đ
11/QP);
- Lưu: VT.Tr 15/10.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quân

 

QUY ĐỊNH

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN NINH, TRẬT TỰ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng an ninh, trật tự ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

b) Các ban, ngành, đoàn thể cấp xã;

c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng an ninh, trật tự cấp xã.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động

1. Hội đồng an ninh, trật tự (sau đây viết tắt là Hội đồng) hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhằm phát huy sức mạnh, vai trò của các ban, ngành, đoàn thể cấp xã cùng tham gia trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương.

2. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, phân công cá nhân phụ trách từng địa bàn, lĩnh vực và giải quyết công việc khi được Hội đồng giao.

3. Thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

4. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội đồng.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG AN NINH, TRẬT TỰ

Điều 3. Thành lập Hội đồng an ninh, trật tự

1. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Hội đồng cấp xã.

2. Hội đồng là một tổ chức của phong trào quần chúng bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cấp xã.

3. Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng Công an cấp xã đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập Hội đồng và sáp nhập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; các tổ chức, Ban Chỉ đạo có liên quan về an ninh, trật tự ở cấp xã vào Hội đồng. Việc hợp nhất phải đảm bảo phù hợp, chặt chẽ về thẩm quyền thành lập, thống nhất trong lãnh đạo, điều hành chung.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng an ninh, trật tự

1. Thành phần tham gia Hội đồng:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Trưởng Công an cấp xã làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;

c) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã làm Phó Chủ tịch Hội đồng;

d) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã làm Phó Chủ tịch Hội đồng;

đ) Các y viên của Hội đồng bao gồm: Đại diện các ban, ngành, đoàn thể cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng tối đa không quá 07 ủy viên.

2. Thường trực Hội đồng an ninh, trật tự gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng.

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng an ninh, trật tự

1. Tham mưu, đề xuất Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể, khóm, ấp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

2. Nắm chặt tình hình an ninh, trật tự; xây dựng kế hoạch công tác, chỉ đạo thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể phối hợp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, không để xảy ra vụ việc phức tạp, điểm nóng về an ninh, trật tự ở địa phương. Tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người vi phạm pháp luật để trở thành công dân tốt.

3. Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cộng đồng dân cư; công tác xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” về an ninh, trật tự ở địa phương; xây dựng, củng cố các tổ chức quần chúng làm công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở rộng khắp, vững mạnh. Vận động nhân dân thực hiện nghiêm các chính sách của Đảng, Nhà nước.

Chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm, xây dựng cơ quan, đơn vị "An toàn về an ninh, trật tự".

4. Thông báo kịp thời cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân biết các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm để chủ động phòng ngừa, nâng cao cảnh giác, tích cực tgiác các hành vi vi phạm pháp luật.

Phân công thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể cấp xã tham gia quản lý, giáo dục đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.

5. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

Điều 6. Quyền hạn của Hội đồng an ninh, trật tự

1. Kiểm tra, giám sát các ban, ngành, đoàn thể, khóm, ấp tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự.

2. Điều động lực lượng Dân quân tự vệ, Bảo vệ dân phố, Dân phòng tuần tra, canh gác bảo vệ an ninh, trật tự khi có tình huống phức tạp, các ngày lễ, tết.

Điều 7. Chế độ làm việc của Hội đồng an ninh, trật tự

1. Hội đồng định kỳ 03 tháng họp 01 lần; 06 tháng, 01 năm tổ chức sơ kết, tổng kết.

2. Thường trực Hội đồng định kỳ mỗi tháng họp 01 lần.

3. Phó Chủ tịch Thường trực có trách nhiệm giúp Hội đồng xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, 06 tháng, 01 năm và báo cáo kết quả thực hiện; chuẩn bị các điều kiện phục vụ họp Hội đồng, Thường trực Hội đồng.

4. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng an ninh, trật tự.

Điều 8. Mối quan hệ công tác của Hội đồng an ninh, trật tự

1. Hội đồng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.

2. Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng an ninh, trật tự với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Kinh phí hoạt động

Kinh phí hoạt động của Hội đồng được chi từ nguồn ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã cân đối nguồn kinh phí dành cho công tác an ninh, trật tự tại địa phương theo quy định.

Điều 10. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng.

2. Theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện Quy định này.

Điều 11. Trách nhiệm của y ban nhân dân cấp huyện

1. Chỉ đạo, quản lý hoạt động của Hội đồng cấp xã theo thẩm quyền.

2. Chỉ đạo lực lượng Công an cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng định kỳ theo thẩm quyền; tạo điều kiện để Hội đồng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định.

2. Quyết định thành lập Hội đồng theo phân cấp thẩm quyền tại Quy định này.

3. Chỉ đạo, quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động của Hội đồng theo quy định.

4. Tạo mọi điều kiện để Hội đồng hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền chủ động phối hợp với Hội đồng để thực hiện tt công tác an ninh, trật tự tại địa phương.

6. Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng cấp xã định kỳ theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu./.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.