Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp thực hiện và quy trình lập kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã giai đoạn 2016-2020 trên địa tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu: | 30/2017/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh | Người ký: | Nguyễn Tiến Nhường |
Ngày ban hành: | 15/09/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2017/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 15 tháng 9 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;;
Căn cứ Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/02/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp thực hiện và quy trình lập kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã giai đoạn 2016-2020 trên địa tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2017.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 30/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1. Phạm vi đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về phân cấp thực hiện và quy trình lập kế hoạch thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Đối tượng áp dụng bao gồm: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020.
1. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phải hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
2. Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa các xã.
3. Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 phải gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và công tác bảo vệ môi trường của địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn vốn huy động hợp pháp từ cộng đồng; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát cộng đồng, đánh giá.
5. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã giai đoạn 2016-2020 là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
1. Ban quản lý cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã (sau đây gọi tắt là Ban quản lý xã) là chủ đầu tư các dự án, nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã. Trong trường hợp, đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn; dự án nhóm có quy mô nhóm B mà Ban quản lý xã không đủ năng lực làm chủ đầu tư và trong một số trường hợp cụ thể, Chủ tịch UBND cấp huyện giao Ban quản lý dự án cấp huyện làm chủ đầu tư.
2. Ban quản lý xã trực thuộc UBND cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
a) Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư hằng năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của cấp xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trong toàn xã và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ban quản lý xã có trách nhiệm công khai quy hoạch, đề án, kế hoạch hàng năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương và niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã.
b) Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án, công trình đầu tư trên địa bàn xã.
c) Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, công trình bao gồm các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa dự án, công trình vào khai thác, sử dụng.
Điều 4. Quy trình lập kế hoạch
1. Đơn vị lập kế hoạch
a) Tổ kế hoạch thôn có từ 03 đến 05 thành viên, do Trưởng thôn làm Tổ trưởng và đề xuất thêm các thành viên khác. Nếu đã có các tổ chức tương đương được công nhận thì tổ chức này là Tổ kế hoạch thôn.
Sau khi được thành lập, Tổ trưởng Tổ kế hoạch thôn báo cáo UBND cấp xã và thông báo danh sách thành viên của Tổ trên hệ thống truyền thanh của thôn hoặc bằng hình thức thông tin khác với người dân trong thôn. Trường hợp cần thiết, UBND xã có ý kiến đề nghị điều chỉnh, bổ sung thành viên của Tổ Kế hoạch thôn.
b) Ban quản lý xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia là đơn vị lập kế hoạch cấp xã.
2. Chuẩn bị lập kế hoạch
a) Căn cứ hướng dẫn của cấp trên về lập kế hoạch đầu tư công:
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cấp dưới về tổ chức, thực hiện lập kế hoạch đầu tư cấp xã; dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn khác hỗ trợ xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
UBND cấp huyện dự kiến nguồn vốn cấp huyện, các nguồn vốn hợp pháp khác hỗ trợ xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Ban quản lý xã thực hiện các nhiệm vụ:
- Thông tin cho Tổ kế hoạch thôn về dự kiến nguồn ngân sách xã, dự kiến mức hỗ trợ cho thôn (nếu có); nhắc lại mục tiêu, đối tượng, tiêu chí đầu tư của các Chương trình mục tiêu quốc gia, định hướng đầu tư giai đoạn kế hoạch. Các thông tin nêu trên được gửi tới các thôn bằng văn bản và được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã.
- Hướng dẫn cho Tổ kế hoạch thôn về cách thức lựa chọn, ưu tiên các dự án đầu tư, cách thức tổ chức các cuộc họp đối với người dân nhằm bảo đảm nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư cấp xã có sự tham gia của cộng đồng.
3. Họp kế hoạch thôn
Căn cứ hướng dẫn của Ban quản lý xã, tổ kế hoạch thôn tổ chức họp thôn với thành phần là: mời đại diện Ban quản lý xã; đại diện các hộ dân, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn hoặc có liên quan (các cuộc họp có thể được tổ chức lồng ghép với các cuộc họp có nội dung khác của thôn);
a) Cuộc họp thôn được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện, xác định nhu cầu và lựa chọn dự án đầu tư (trên địa bàn thôn hoặc xã), lập Danh mục dự án đầu tư của thôn gửi Ban quản lý xã tổng hợp vào kế hoạch đầu tư cấp xã. Ban quản lý xã cử đại diện tham dự và hỗ trợ tổ chức họp thôn (nếu cần).
Tổ kế hoạch thôn chuẩn bị nội dung các cuộc họp, dự kiến các dự án đầu tư đề xuất; khái toán và phân tích sơ bộ về mục tiêu, sự cần thiết của các dự án đầu tư để người dân có cơ sở lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên.
b) Dự án đầu tư đề xuất được sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập Danh mục dự án đầu tư có nội dung: Tên dự án, quy mô, thời gian khởi công- hoàn thành, địa điểm thực hiện, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác, hình thức thực hiện.
c) Cuộc họp thôn quyết định về Danh mục dự án đầu tư hợp lệ khi:
- Có trên 50% tổng số đại diện hộ dân của thôn hoặc đại diện được hộ dân ủy quyền tham dự cuộc họp;
- Có trên 50% tổng số thành viên tham dự cuộc họp đồng ý với Danh mục dự án đầu tư.
Trường hợp không tổ chức được cuộc họp thôn, Tổ kế hoạch thôn phát phiếu lấy ý kiến về Danh mục dự án đầu tư tới các hộ dân và đảm bảo có trên 50% tổng số hộ dân của thôn đồng ý.
d) Sau khi kết thúc họp thôn, Tổ kế hoạch thôn gửi Danh mục dự án đầu tư, biên bản cuộc họp và các tài liệu khác kèm theo về Ban quản lý xã.
4. Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã
a) Dựa trên căn cứ, nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư cấp xã và đề xuất của các thôn, Ban quản lý xã dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã theo các nội dung như sau:
- Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cấp xã giai đoạn trước;
- Mục tiêu, định hướng đầu tư trong kế hoạch trung hạn/hàng năm;
- Giải pháp và kiến nghị;
- Danh mục dự án đầu tư.
b) Ban quản lý xã đề xuất bổ sung các dự án liên thôn (nếu cần).
5. Họp kế hoạch cấp xã
Cuộc họp kế hoạch cấp xã được tổ chức nhằm lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và hoàn thiện kế hoạch đầu tư cấp xã; thứ tự ưu tiên các dự án thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Luật Đầu tư công.
Thành viên cuộc họp gồm Ban quản lý xã và Tổ trưởng Tổ kế hoạch thôn. Các thành viên cuộc họp thảo luận và biểu quyết thông qua kế hoạch đầu tư cấp xã, đảm bảo có trên 50% thành viên đồng ý.
6. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng
a) Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã được Ban quản lý xã báo cáo UBND cấp xã, sau đó công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã; gửi tới các Tổ kế hoạch thôn để tổ chức họp với các hộ dân, các tổ chức, đoàn thể xã hội trong thôn nhằm thảo luận, lấy ý kiến đóng góp.
Các ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân được Tổ kế hoạch thôn tổng hợp và gửi tới Ban quản lý xã.
b) Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã sau khi tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân được đưa ra thảo luận tại cuộc Họp kế hoạch cấp xã để tiếp tục chỉnh sửa và báo cáo UBND cấp xã.
7. Lấy ý kiến cấp trên và tổng hợp kế hoạch đầu tư cấp xã
a) UBND cấp xã xem xét dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã và trình HĐND cùng cấp để xin ý kiến.
b) Căn cứ ý kiến của HĐND cấp xã (hoặc Thường trực HĐND cấp xã), UBND cấp xã chỉ đạo hoàn chỉnh Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã gửi UBND cấp huyện để lấy ý kiến.
c) Căn cứ ý kiến của UBND cấp huyện, UBND cấp xã hoàn thiện kế hoạch đầu tư cấp xã, trình HĐND cấp xã thông qua và sau đó gửi UBND cấp huyện để tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công của huyện theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
Điều 5. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Đề xuất các cơ chế, chính sách về quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư công thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cấp dưới về tổ chức, thực hiện lập kế hoạch đầu tư cấp xã; dự kiến nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn khác hỗ trợ xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư toàn bộ danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, không thẩm định chi tiết từng dự án;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh.
2. Sở Tài chính
a) Xây dựng định mức kinh phí hỗ trợ việc tổ chức, thực hiện lập kế hoạch đầu tư cấp xã phù hợp với điều kiện của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh ban hành;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cấp dưới về tổ chức, thực hiện lập kế hoạch đầu tư cấp xã; dự kiến nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn khác hỗ trợ xã thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 được hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
b) Theo dõi, tổng hợp báo cáo liên quan đến quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo cấp trên.
c) Rà soát, xây dựng kế hoạch danh mục cụ thể các công trình cần thiết đầu tư của các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2010 để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4/6 huyện, thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh về đích nông thôn mới, số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân trên một xã đạt trên 18 tiêu chí.
4. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
b) Theo dõi, tổng hợp báo cáo liên quan đến quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo cấp trên.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài chính- Kế hoạch phối hợp với các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật; thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; thẩm định dự toán và thẩm tra quyết toán chi phí quản lý dự án theo quy định hiện hành;
b) UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài chính- Kế hoạch và Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, căn cứ vào số liệu của các Chủ đầu tư; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các công trình, dự án về Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hàng quý, năm.
2. Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành, các xã, phường, thị trấn, các đơn vị liên quan tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình.
3. UBND cấp xã chịu trách nhiệm phê duyệt dự án; phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; phê duyệt dự toán và quyết toán chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư đối với các dự án, công trình do xã quyết định đầu tư theo quy định hiện hành.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Thông tư 01/2017/TT-BKHĐT hướng dẫn quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 14/02/2017 | Cập nhật: 14/02/2017
Thông tư 349/2016/TT-BTC quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 30/12/2016 | Cập nhật: 30/12/2016
Quyết định 41/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Ban hành: 10/10/2016 | Cập nhật: 12/10/2016
Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 17/10/2016 | Cập nhật: 18/10/2016
Nghị định 77/2015/NĐ-CP về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm Ban hành: 10/09/2015 | Cập nhật: 14/09/2015
Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ kỹ thuật lần 2 cho Chương trình “Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” do Ngân hàng Phát triển Châu Á viện trợ không hoàn lại của Thủ tướng Chính phủ ban hành Ban hành: 31/10/2013 | Cập nhật: 02/11/2013
Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn Ban hành: 24/02/2012 | Cập nhật: 23/03/2012
Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2010 thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng Ban hành: 28/10/2010 | Cập nhật: 03/11/2010