Quyết định 30/2005/QĐ-UB Quy định cơ chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: 30/2005/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành: 18/03/2005 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2005/QĐ-UB

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 3 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

UỶ BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2000;

- Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

- Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;

- Căn cứ Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 01/2005/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 49 /TT-SKHCN ngày 27 tháng 12 năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế quản lý các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 194 /2001/QĐ-UB ngày 18 tháng 12 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về cơ chế quản lý các đề tài, dự án khoa học - công nghệ thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 128 /2003/QĐ-UB ngày 14 tháng 8 năm 2003 của uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành một số quy định về quản lý kinh phí đề tài khoa học và công nghệ cấp thành phố;

Bãi bỏ công văn số 3092 /VP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Văn phòng UBND thành phố về việc phân cấp phê duyệt kinh phí thực hiện đề tài khoa học và công nghệ.

Điều 4. Chánh văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ KH&CN (để b/c);
- TVTU, TTHĐND (đ b/c); ( Đã ký)
- CT, PCT UBND Tp;
- Các sở, ban ngành
- UBND các quận, huyn,
- các hội, đoàn th
- CPVP UBND TP;
- Lưu VT, QL đu tư, NCPC.

TM. UBND THÀNH PH ĐÀ NẴNG
C
H TỊCH




Hoàng Tuấn Anh

 

QUY ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30 /2005 /-UB ngày 18 tháng 3 năm 200 5 của UBND thành ph Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy định này nhằm cụ thể hóa các yêu cầu về trình tự thủ tục quản lý Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố đã được UBND thành phố phê duyệt và giao thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước hàng năm cho Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện.

Điều 2. Các hình thức của Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố nêu trong Quy định này được tổ chức thực hiện dưới các hình thức: Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ; Dự án sản xuất thử nghiệm; Đề tài nghiên cứu áp dụng tiến bộ KH&CN do doanh nghiệp thực hiện; các Nhiệm vụ nghiên cứu khác.

2. Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai thc nghiệm thuộc các lĩnh vực khoa học hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, bo vệ môi trưng, điu tra bản sử dụng hp tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ an ninh quốc phòng (sau đây gọi tắt là đề tài khoa học công nghệ).

3. D án sản xuất thử nghiệm dự án ng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phát trin công nghệ để sn xuất thử quy mô nhỏ, nhm hoàn thiện công nghệ, sản phẩm mi trưc khi triển khai quy mô sản xut.

4. Đề tài nghiên cu áp dụng tiến bộ khoa học và công ngh do doanh nghip thc hiện là đ tài, dự án nghiên cứu áp dụng nhm giải quyết các vn đề cấp thiết của doanh nghiệp: Cải tiến thiết bị, hoàn thiện công nghệ, ng dng công ngh mi, tạo sản phm mới góp phần nâng cao năng lc cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt Đề tài doanh nghip)

5. Các Nhiệm vụ nghiên cu khác các nhiệm vụ khoa học công nghệ mang tính tổng kết thc tin, nhm giải quyết nhanh chóng nhng nhiệm vụ cấp bách, trưc mắt của thành phố.

Điều 3. Yêu cầu chung v các nhim vkhoa học công ngh

1. Phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết các vấn đề cơ bản và cấp thiết về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố; có giá trị khoa học và công nghệ, có tính sáng tạo, tính tiên tiến về công nghệ so với thực trạng tại địa phương, trong nước; có khả năng ứng dụng vào thực tiễn và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, có tác động đến phát triển khoa học và công nghệ của thành phố.

2. Kết quả nghiên cứu các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện đăng ký kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành.

3. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ 6 tháng đến 24 tháng.

Việc gia hạn thêm thời gian do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành xét duyệt thuyết minh đề cương.

4. Trong cùng một thời gian, mỗi tổ chức được đồng thời chủ trì nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ, mỗi cá nhân chỉ được chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trường hợp đặc biệt sẽ do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định.

5. Sở Khoa học và Công nghệ, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do UBND thành phố giao.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

Điều 4. Thành lập các Hội đồng tư vấn

1. Việc xác định Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, xét duyệt thuyết minh đề cương nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành hoặc Hội đồng thẩm định do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập.

2. Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành có từ 9-11 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 Ủy viên phản biện và các thành viên khác. Hội đồng thẩm định có từ 5-7 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các uỷ viên. Thư ký giúp việc Hội đồng là cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ.

3. Thành viên của Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành là các chuyên gia về khoa học, quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu về lĩnh vực được mời tư vấn. Cơ cấu thành phần Hội đồng: 1/2 là đại diện cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sử dụng kết quả nghiên cứu; 1/2 là các nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

4. Thành viên Hội đồng thẩm định là các chuyên gia về quản lý, khoa học, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu về lĩnh vực được mời thẩm định. Cơ cấu thành phần Hội đồng: 1/2 là đại diện cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sử dụng kết quả nghiên cứu; 1/2 là các nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn có liên quan.

5. Trong trường hợp cần sử dụng phương thức phản biện kín, các chuyên gia được mời làm phản biện kín phải am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu được mời tư vấn, có kinh nghiệm và có ý thức trách nhiệm (các chuyên gia này không bỏ phiếu đánh giá xếp loại).

6. Đối với các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có kết quả nghiên cứu là sản phẩm nghiên cứu có các thông số kỹ thuật đo kiểm được (kể cả phần mềm máy tính), Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Tổ chuyên gia chuyên ngành thẩm định trước khi Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành họp đánh giá, nghiệm thu.Tổ chuyên gia có từ 3-5 thành viên. Thành viên của Tổ chuyên gia chuyên ngành gồm các thành viên thuộc Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành và các thành viên ngoài Hội đồng. Thư ký giúp việc cho Tổ chuyên gia chuyên ngành là cán bộ của Sở khoa học và công nghệ.

Điều 5. Trách nhiệm của Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành, Hội đồng thẩm định và Tổ chuyên gia

1. Đảm bảo trung thực, khách quan, đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong việc tư vấn và phải chịu trách nhiệm về các ý kiến tư vấn của mình.

2. Không được công bố, cung cấp thông tin về Nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đặc biệt là kết quả nghiên cứu) cho người khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân chủ trì. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Mục 2. CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH, TIÊU CHUẨN XÉT CHỌN, XÂY DỰNG DANH MỤC VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 6. Các nguồn hình thành Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Lãnh đạo thành phố yêu cầu tổ chức nghiên cứu theo kế hoạch hoặc đột xuất.

2. Các doanh nghiệp đặt hàng của nghiên cứu.

3. Các sở, ban, ngành, quận, huyện, đơn vị khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân đề xuất.

3. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đề xuất từ các chương trình, dự án hợp tác trong nước và quốc tế.

Điều 7. Tiêu chuẩn xét chọn Đề tài khoa học và công nghệ

1.Tính cấp thiết:

1.1. Có ý nghĩa khoa học (tính mới, tính tiên tiến về công nghệ so với trình độ ở địa phương, trong nước, quốc tế);

1.2. Có ý nghĩa thực tiễn (trực tiếp hoặc góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề cấp bách của sản xuất và đời sống;

1.3. Có tác dụng tích cực trực tiếp và lâu dài đến phát triển kinh tế, xã hội của thành phố;

2. Tính khả thi (phù hợp về thời gian nghiên cứu, kinh phí có thể đáp ứng được, năng lực khoa học và công nghệ trong nước có thể thực hiện được);

3. Tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có năng lực chuyên môn phù hợp và các điều kiện tổ chức thực hiện.

Điều 8. Tiêu chuẩn xét chọn Dự án sản xuất thử nghiệm

1. Phải có xuất xứ từ các nguồn:

1.1. Kết quả của các đề tài khoa học và công nghệ đã được Hội đồng khoa học và công nghệ các cấp đánh giá và kiến nghị áp dụng;

1.2. Là sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng khoa học và công nghệ,

1.3. Kết quả khoa học và công nghệ từ nước ngoài đã được các tổ chức có thẩm quyền thẩm định công nhận;

2. Tạo ra công nghệ mới, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng, có tính cạnh tranh cao phù hợp với hướng công nghệ ưu tiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và có thể chuyển giao được cho sản xuất;

3. Có hiệu quả kinh tế - xã hội (tạo thêm việc làm, tiết kiệm và tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực, bảo vệ môi trường...);

4. Kinh phí thực hiện chủ yếu do tổ chức chủ trì dự án đầu tư, kinh phí sự nghiệp khoa học chỉ hỗ trợ một phần.

Điều 9. Tiêu chuẩn xét chọn Đề tài doanh nghiệp

1. Phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết một hoặc một số vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp: Cải tiến thiết bị, hoàn thiện công nghệ; ứng dụng công nghệ mới hoặc các kết quả nghiên cứu đã thành công; nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới trong phạm vi địa phương hoặc ngành, có tính tiên tiến hơn so với công nghệ hiện có và có khả năng áp dụng.

2. Sản phẩm nghiên cứu phải được ứng dụng vào phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế và xã hội.

3. Đề tài, dự án phải do doanh nghiệp chủ trì thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện tại doanh nghiệp; kinh phí thực hiện chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư, kinh phí sự nghiệp khoa học chỉ hỗ trợ một phần.

Điều 10. Tiêu chuẩn xét chọn các Nhiệm vụ nghiên cứu khác

1. Có tính cần thiết (theo yêu cầu của thành phố, của ngành, đơn vị);

2. Có ý nghĩa khoa học, thực tiễn đối với các quyết định về phát triển kinh tế - xã hội, quyết định quản lý, quyết định đầu tư.

3. Có tính khả thi và mang mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội

Điều 11 Xây dựng Danh mục Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Vào quí 1 hàng năm, Sở khoa học và công nghệ thông báo rộng rãi định hướng nghiên cứu khoa học avf công nghệ ưu tiên của thành phố để các tổ chức, cá nhân đề xuất các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho kế hoạch năm sau.

2. Việc đặt hàng, đề xuất Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân được lập thành mẫu thống nhất và gửi về Sở khoa học và công nghệ.

3. Sở khoa học và công nghệ tổng hợp danh mục sơ bộ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo từng chuyên ngành khoa học và tổ chức lấy ý kiến tư vấn của các Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành.

4. Căn cứ kết quả làm việc của các Hội đồng tư vấn, Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND thành phố phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào quý 4 hàng năm.

Điều 12. Phương thức thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Phương thức tuyển chọn: Áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô lớn, phức tạp, có nhiều tổ chức và cá nhân có thể thực hiện được hoặc nhiệm vụ do các tổ chức, cá nhân đề xuất, nhưng không đủ các điều kiện tổ chức thực hiện.

2. Phương thức giao trực tiếp: Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện. Không giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các tổ chức, cá nhân không đủ khả năng thực hiện hoặc có nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện không đảm bảo tiến độ, thời hạn theo hợp đồng nghiên cứu; chưa thanh quyết toán các Hợp đồng nghiên cứu, chưa hoàn tất kinh phí thu hồi (nếu có).

Mục 3. TUYỂN CHỌN T CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ NHIỆM V KHOA HỌC CÔNG NGH

Điều 13. Thông báo tuyển chọn

Sở Khoa học và Công nghệ thông báo Danh mục Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức tuyển chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng và của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng để các tổ chức và cá nhân đăng ký tuyển chọn.

Điều 14. Điều kiện tham gia tuyển chọn

1. Tổ chức, cá nhân ký tuyển chọn chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đảm bảo năng lực chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc thực hiện. Tổ chức đăng ký tuyển chọn phải có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký tham gia tuyển chọn.

2. Các tổ chức, cá nhân khi có Nhiệm vụ khoa học và công nghệ quá thời gian hợp đồng mà chưa nghiệm thu; chưa thanh toán hợp đồng nghiên cứu, chưa hoàn trả kinh phí thu hồi của các đề tài, dự án đã được nghiệm thu (nếu có) thì không được tham gia tuyển chọn.

Điều 15. Đăng ký tuyển chọn

1. Thủ tục đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện theo Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện Đề tài Khoa học và Công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn cần gửi 01 bộ Hồ sơ (gồm 1 bản gốc và 12 bản sao) đến Sở Khoa học và Công nghệ (trực tiếp hoặc qua bưu điện) trong thời hạn quy định.

Điều 15. Mở Hồ sơ đăng ký

1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì việc mở hồ sơ. Thành phần tham dự gồm: Đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đại diện các tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn; đại diện cơ quan chủ quản của tổ chức và cá nhân đăng ký tuyển chọn (nếu có).

2. Quá trình mở hồ sơ sẽ được ghi thành biên bản có chữ ký của đại diện các thành phần được mời họp.

Điều 16. Đánh giá Hồ sơ

1. Việc đánh giá Hồ sơ tham gia tuyển chọn được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn do Sở Khoa học và Công nghệ thành lập.

2. Việc đánh giá tuyển chọn căn cứ vào Hồ sơ đã đăng ký.

3. Trong trường hợp chỉ có 01 hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì 01 đề tài, dự án, Hội đồng tư vấn tuyển chọn vẫn tổ chức đánh giá theo các tiêu chí nêu trong Quy định này.

Điều 17. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ Đề tài khoa học và công nghệ

Việc đánh giá hồ sơ Đề tài khoa học và công nghệ (bao gồm đề tài thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và đề tài lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo 3 nhóm tiêu chuẩn sau:

1. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung, phương pháp và dự kiến kết quả nghiên cứu đạt được (được đánh giá tối đa 70 điểm).

2. Năng lực của tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài khoa học và công nghệ (được đánh giá tối đa 25 điểm).

3. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị (được đánh giá tối đa 5 điểm).

Điều 18. Tiêu chuẩn đánh giá Dự án sản xuất thử nghiệm

Việc đánh giá hồ sơ Dự án sản xuất thử nghiệm tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo 3 nhóm tiêu chuẩn sau:

- Giá trị KH&CN, giá trị kinh tế của phương pháp triển khai và kết quả KH&CN dự kiến đạt được (được đánh giá tối đa 65 điểm).

- Năng lực của tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì dự án (được đánh giá tối đa 25 điểm).

- Tính hợp lý của kinh phí đề nghị hỗ trợ (được đánh giá tối đa 10 điểm).

Điều 19. Điều kiện trúng tuyển

1. Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển chủ trì Đề tài khoa học và công nghệ là tổ chức, cá nhân được xếp hạng cao nhất, nhưng số điểm trung bình tối thiểu phải đạt 70/100 điểm, trong đó số điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 50/70 điểm.

2. Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển chủ trì Dự án sản xuất thử nghiệm là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng cao nhất, nhưng số điểm trung bình tối thiểu phải đạt 65/100 điểm, trong đó số điểm trung bình về giá trị công nghệ và kinh tế tối thiểu phải đạt 45/65 điểm.

Điều 20. Phê duyệt kết qu tuyển chọn

1. Trên cơ sở kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt tổ chức và cá nhân trúng tuyển.

2. Trường hợp không có tổ chức, cá nhân trúng tuyển, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục thông báo tuyển chọn đợt 2 trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra thông báo. Nếu hết thời hạn này, vẫn không có tổ chức, cá nhân nào đăng ký thì đề xuất hướng giải quyết, báo cáo UBND thành phố.

3. Sở Khoa học và Công nghệ thông báo kết quả tuyển chọn đến tổ chức và cá nhân trúng tuyển, cơ quan chủ quản của tổ chức trúng tuyển, cơ quan quản lý trực tiếp cá nhân trúng tuyển làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng và của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng; đồng thời có trách nhiệm báo cáo kết quả tuyển chọn cho UBND thành phố.

4. Tổ chức và cá nhân trúng tuyển có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề tài, dự án theo kiến nghị của Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tư vấn tuyển chọn và các quy định hiện hành về quản lý Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, gửi Sở Khoa học và Công nghệ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả tuyển chọn.

Điều 21. Các tổ chức có liên quan và các thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành tuyển chọn phải tuân thủ quy định về tuyển chọn, đảm bảo bí mật của các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn.

Việc lưu giữ hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn được thực hiện theo quy định hiện hành.

Mục 4. TỔ CHỨC XÉT DUYỆT THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO TRỰC TIẾP

Điều 22. Lập thuyết minh đề cương nghiên cứu

1. Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Danh mục được UBND thành phố giao trực tiếp, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo cho cơ quan chủ trì lập thuyết minh đề cương nghiên cứu để tiến hành xét duyệt theo đúng quy định.

2. Việc quy định về hồ sơ và lập thuyết minh đề cương nghiên cứu cho các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ ; Thời gian lập thuyết minh đề cương nghiên cứu tối đa 60 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Điều 23. Đánh giá thuyết minh đề cương nghiên cứu

Việc đánh giá thuyết minh đề cương nghiên cứu thực hiện thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập. Phương thức đánh giá bằng phiếu nhận xét và xếp loại “đạt” hoặc “không đạt” theo 3 nhóm tiêu chuẩn sau:

1. Giá trị khoa học và công nghệ và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương pháp triển khai và kết quả dự kiến;

2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài;

3. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị.

Điều 24. Phê duyệt thuyết minh đề ơng nghiên cu

1. quan ch trì, ch nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trách nhiệm hoàn chỉnh đ cương nghiên cứu theo ý kiến kết lun của Hội đồng tư vấn, gi Sở Khoa hc Công ngh trong vòng 15 ngày kể từ ngày họp Hi đồng khoa học Công nghệ chuyên ngành xét duyt đề ơng.

2. S Khoa học Công ngh tiếp nhn kiểm tra tính hợp lệ của đề cương nghiên cứu so với biên bản họp và quy định về hưng dẫn lập thuyết minh đề cương. Thc hiện thm định phê duyệt thuyết minh đề cương nghiên cứu.

Mục 5. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU, TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 25. Nguyên tắc đánh giá

1. Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm nộp hồ sơ về kết quả nghiên cứu đến Sở khoa học và Công nghệ để tổ chức đánh giá nghiệm thu trước thời điểm kết thúc hợp đồng..

2. Việc đánh giá nghiệm thu các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ hoặc Hội đồng thẩm định do Sở Khoa học và Công nghệ thành lập. Việc thành lập Hội đồng và đánh giá nghiệm thu phải được hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Đối với các đề tài có kết quả nghiên cứu là sản phẩm có các thông số kỹ thuật đo đếm được (kể cả phần mềm máy tính), thì phải được một Tổ chuyên gia chuyên ngành thẩm định trước khi Hội đồng khoa học và công nghệ, Hội đồng thẩm định nghiệm thu.

3. Việc đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu của các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ căn cứ vào thuyết minh đề cương và hợp đồng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thể hiện qua báo cáo khoa học và nội dung, chất lượng trình bày của chủ nhiệm đề tài trước Hội đồng để làm căn cứ đánh giá xếp loại.

4. Phương thức đánh giá:

a) Đối với đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm được đánh giá, nghiệm thu thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành và thực hiện theo phương thức chấm điểm bằng phiếu đánh giá.

b) Đối với đề tài doanh nghiệp và các Nhiệm vụ nghiên cứu khác được đánh giá, nghiệm thu thông qua Hội đồng thẩm định và thực hiện theo phương thức đánh giá xếp loại “đạt” hoặc “không đạt”.

Điều 26. Tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu Đtài thuộc lĩnh vc khoa hc công ngh

1. Đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ dược đánh giá theo thang điểm 100 điểm với 4 tiêu chuẩn:

1.1. Mức độ hoàn thành mục tiêu, nội dung nghiên cứu theo thuyết minh đề cương nghiên cứu và hợp đồng nghiên cứu: tối đa 40 điểm;

1.2. Giá trị khoa học của các kết quả nghiên cứu: tối đa 20 điểm;

1.3. Giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn: tối đa 30 điểm;

1.4. Tổ chức và quản lý, kết quả đào tạo và những đóng góp khác của đề tài, dự án: tối đa 10 điểm.

2. Đề tài, dự án được đánh giá ở mức “đạt” có điểm trung bình từ 50 điểm trở lên và được xếp theo các mức:

2.1. Đạt loại trung bình: có đim trung bình t 50 đến i 64;

2.2. Đạt loại khá: Có điểm trung bình t 65 đến i 84 đim;

2.3. Đt loại gii: điểm trung bình từ 85 đến 100 đim, nhưng phải đt số đim tối đa về tiêu chí giá trị khoa học (20 đim) giá trị ứng dụng (30 đim).

3. Đề tài, dự án được xếp loại “không đạt” nếu có điểm trung bình dưới 50 điểm.

Điều 27. Tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

1. Đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn được đánh giá theo thang điểm 100 điểm với 4 tiêu chí:

a) Về tổ chức thực hiện đề tài: tối đa 05 điểm.

b) Về phương pháp nghiên cứu: tối đa 10 điểm.

c) Về giá trị khoa học của đề tài: tối đa 60 điểm.

d) Về giá trị sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài: tối đa 25 điểm.

2. Đề tài, dự án được đánh giá ở mức “đạt” có điểm trung bình từ 50 điểm trở lên và được xếp theo các mức:.

2.1. Đạt loại trung bình: có điểm trung bình từ 50 đến 64 điểm;

2.1. Đạt loại khá: trong 2 trường hợp: có điểm trung bình từ 64 đến 84 điểm; có điểm trung bình trên 84 điểm, nhưng điểm trung bình cho phần giá trị khoa học dưới 55 điểm và điểm trung bình cho phần giá trị ứng dụng, sử dụng kết quả của đề tài dưới 20;

2.3. Đạt loại xuất sắc: có điểm trung bình từ 85 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình cho phần giá trị khoa học không dưới 55 điểm và điểm trung bình cho phần giá trị ứng dụng, sử dụng kết quả của đề tài không dưới 20.

3. Đề tài, dự án xếp loại “không đạt” nếu điểm trung bình dưới 50.

Điều 28. Tiêu chuẩn đánh giá nghiệm thu Đề tài doanh nghiệp và Nhiệm vụ nghiên cứu khác

1. Đề tài doanh nghiệp và Nhiệm vụ nghiên cứu khác được đánh giá, nghiệm thu theo các tiêu chí:

1.1. Giá trị khoa học: Sản phẩm nghiên cứu có tính mới; đáp ứng theo yêu cầu của thuyết minh đề cương nghiên cứu;

1.2. Giá trị sử dụng: Sản phẩm nghiên cứu phải được ứng dụng, đảm bảo mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế - xã hội.

2. Phương thức đánh giá, nghiệm thu Đề tài doanh nghiệp và Nhiệm vụ nghiên cứu khác được quy định tại điểm 4.2, khoản 4, Điều 26 của Quy định này.

Điều 29. Ghi nhận kết quả đánh giá nghiệm thu

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xấp loại “đạt”, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Hội đồng gửi Sở Khoa học và Công nghệ trong vòng 15 ngày kể từ ngày họp Hội đồng.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xếp loại “không đạt”, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất hình thức xử lý theo khoản 6, Điều 41 của Quy định này.

Điều 30. Đăng ký kết quả nghiên cứu và đăng ký bản quyền cho các Nhiệm vụ Khoa học và công nghệ

1. Sau khi nhận được Hồ sơ kết quả nghiên cứu đầy đủ, trong vòng 30 ngày Sở khoa học và Công nghệ có trách nhiệm đăng ký kết quả nghiên cứu với Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng thời thực hiện phổ biến, lưu trữ kết quả nghiên cứu.

2. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Chủ nhiệm đề tài đăng ký bản quyền cho các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Sở Khoa học và Công nghệ đưa tóm tắt nội dung, kết quả nghiên cứu lên Trang thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng, của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng để các tổ chức, cá nhân tham khảo.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã đăng ký bản quyền, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Chủ nhiệm đề tài thỏa thuận với tổ chức, cá nhân về chi phí sử dụng..

Điều 31. Triển khai ứng dụng các Nhiệm vụ Khoa học và công nghệ vào thực tế

1. Các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, định kỳ 6 tháng báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Khoa học và Công nghệ).

2. Đối với các Dự án sản xuất thử nghiệm, Đề tài doanh nghiệp và Nhiệm vụ nghiên cứu khác: yêu cầu các ngành, đơn vị thực hiện phải triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống trong thời hạn 6 tháng sau khi nghiệm thu.

3. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ kiểm tra việc ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào thực tế, báo cáo UBND thành phố và đề xuất hướng xử lý đối với các đơn vị không thực hiện.

Mc 6. KINH PHÍ

Điều 32. Kinh phí thc hiện Nhim vụ khoa học công nghệ

1. Các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Danh mục đã được phê duyệt sẽ được đầu tư toàn bộ hoặc hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học để thực hiện và được thể hiện thành mục chi trong mục lục ngân sách hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ.

1.1. Kinh phí chi cho thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm chiếm tối đa 70 % tổng kinh phí chi cho Nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

1.2. Kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề tài doanh nghiệp, Nhiệm vụ nghiên cứu khác chiếm tối đa 30 % tổng kinh phí chi cho Nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Đối với Đề tài khoa học và công nghệ: Đầu tư 100% kinh phí ngân sách để thực hiện (trừ những đề tài có nguồn vốn đối ứng). Nếu đề tài có sản phẩm được thương mại hóa thì có thu hồi.

3. Đối với dự án sản xuất thử nghiệm: Mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tối đa không quá 30% tổng mức đầu tư càn thiết để thực hiện dự án (không tính trang thiết bị, nhà xưởng đã có). Kinh phí thu hồi không thấp hơn 50% mức kinh phí được ngân sách hỗ trợ; mức thu hồi cụ thể đối với từng Dự án được thể hiện trong Hợp đồng nghiên cứu.

4. Đối với Đề tài doanh nghiệp: Mức hỗ trợ cụ thể dựa trên quy mô, tính chất nghiên cứu và các nội dung chi theo Thông tư liên tịch số 25/2003/TTLT/BKHCN-BTC ngày 25/8/2003 về bổ sung sửa đổi một số quy định tại Thông tư 2341/2000/TTLT/BKHCNMT-BTC ngày 28/11/2000; nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) cho một đề tài, dự án. Đề tài được ưu tiên xem xét ở mức hỗ trợ cao nhất là đề tài có sản phẩm nghiên cứu có thể áp dụng rộng rãi. Kinh phí hỗ trợ không thu hồi.

5. Đối với các nhiệm vụ nghiên cứu khác: Mức hỗ trợ tối đa không quá 50.000.000 (Năm mươi triệu) đồng cho 01 nhiệm vụ. Kinh phí hỗ trợ không thu hồi

Điều 33. Thẩm định kinh phí

1. Sau khi nhận được thuyết minh đề cương nghiên cứu, Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của đề cương theo ý kiến kết luận của Hội đồng Khoa học và Công nghệ và chủ trì thẩm định kinh phí theo các quy định hiện hành.

2. Đối với các nội dung nghiên cứu có tính chất đặc thù hoặc không có mức chi quy định tại văn bản của Nhà nước, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện thuê cơ quan tư vấn tài chính thẩm định. Kinh phí thẩm định sử dụng trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 34. Phê duyệt quy mô kinh phí

1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô từ 500.000.000 đồng trở lên (Năm trăm triệu đồng), Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND thành phố phê duyệt. Căn cứ quyết định phê duyệt, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ký kết hợp đồng thực hiện.

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô dưới 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng), Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt, ra quyết định cấp kinh phí và ký kết hợp đồng thực hiện.

Điều 35. Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Căn cứ vào tiến độ thực hiện theo hợp đồng và thuyết minh đề cương nghiên cứu, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức kiểm tra, đánh giá giữa kỳ. Mỗi Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được kiểm tra ít nhất 01 lần và nhiều nhất không quá 03 lần.

2. Căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Khoa học và Công nghệ cấp tiếp kinh phí hoặc thông báo dừng thực hiện đề tài và đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).

Điều 36. Cấp kinh phí

1. Kinh phí đầu tư thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của thành phố.

2. Mức cấp đợt 1 không quá 50 % giá trị hợp đồng, cấp sau khi ký hợp đồng; mức cấp đợt 2 không quá 30 % giá trị hợp đồng; số kinh phí còn lại sẽ cấp tiếp sau khi Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu ở mức “đạt” và biên bản thanh lý hợp đồng được ký.

Điều 37. Thanh toán kinh phí và thanh lý hợp đồng nghiên cứu

1. Các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu thì được thanh toán kinh phí theo khối lượng, sản phẩm và dự toán đã được phê duyệt.

2. Các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu với kết quả xếp loại“đạt” thì được quyết toán kinh phí theo hợp đồng. Trong trường hợp “không đạt” thì được xử lý theo quy định tại khoản 6, Điều 41 của Quy định này.

3. Sau khi các kết quả nghiên cứu được nghiệm thu xếp loại “đạt”, cơ quan chủ trì phải hoàn thành việc bàn giao sản phẩm nghiên cứu và quyết toán kinh phí với Sở Khoa học và Công nghệ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nghiệm thu; nộp trả kinh phí thu hồi (nếu có) trong vòng 10 ngày sau khi biên bản thanh lý hợp đồng được ký.

4. Kinh phí chi cho các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thanh toán theo yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu được ghi trong hợp đồng và thuyết minh đề cương nghiên cứu; nội dung nghiên cứu nào không có sản phẩm được nghiệm thu sẽ không được thanh toán; hợp đồng nghiên cứu được thanh lý khi kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành đánh giá, nghiệm thu xếp loại “đạt”.

Điều 38. Thẩm quyền điều chỉnh nội dung nghiên cứu và trách nhiệm về chứng từ chi

1. Việc điều chỉnh nội dung nghiên cứu và các khoản chi phải được Sở Khoa học và Công nghệ chấp thuận bằng văn bản.

2. Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ về tính hợp lệ và hợp lý của nội dung và chứng từ chi.

Mục 7. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 39. Khen thưởng

1. Các Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các quy định tại quyết định này được xét khen thưởng. Việc xét khen thưởng được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần. Kinh phí khen thưởng được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học.

2. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan chức năng quy định cụ thể mức khen thưởng.

Điều 40. Xử lý vi phạm

1. Hành vi vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sẽ bị xử lý theo Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Đối với các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ chậm nộp thuyết minh đề cương nghiên cứu từ 01 (một) tháng trở lên kể từ ngày có văn bản thông báo của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc từ ngày họp Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo dừng đề tài và báo cáo với UBND thành phố.

3. Đối với các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã ký hợp đồng mà thực hiện chậm trễ việc báo cáo tiến độ thực hiện, báo cáo kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm nghiên cứu từ 01 (một) tháng trở lên so với yêu cầu của hợp đồng và thuyết minh đề cương nghiên cứu, mà chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Khoa học và Công nghệ thì phải trích nộp phạt từ 30 % đến 100% tổng chi phí phụ cấp trách nhiệm của chủ nhiệm Nhiệm vụ khoa học và công nghệ và kinh phí quản lý Nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đồng thời, kết quả đánh giá xếp loại sẽ bị hạ xuống một bậc.

4. Các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện không đúng tiến độ, chưa đạt hoặc không đạt khối lượng công việc và yêu cầu về sản phẩm nghiên cứu so với hợp đồng và thuyết minh đề cương nghiên cứu, thì không được thanh toán kinh phí đã cấp, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất việc xử lý và báo cáo UBND thành phố.

5. Đối với trường hợp dừng thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nếu dừng theo chỉ đạo của UBND thành phố, thì việc giải quyết tài chính thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố. Nếu việc thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ dừng do lỗi của tổ chức, cá nhân chủ trì, tùy theo tình hình thực tế phải chịu trách nhiệm bồi hoàn từ 60% đến 100% kinh phí thực cấp và nộp phạt 10% tổng kinh phí đầu tư thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học.

6. Đối với các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá “không đạt”, thì tổ chức, cá nhân phải tiến hành triển khai thực hiện lại nhiệm vụ trong thời hạn tối đa không quá 3 tháng. Nếu vẫn tiếp tục được đánh giá “không đạt” thì phải hoàn trả 100% kinh phí đã cấp.

Điều 41. Thu hồi kinh phí đầu tư từ ngân sách

1. Việc thu hồi kinh phí của Đề tài khoa học và công nghệ và Dự án sản xuất thử nghiệm được thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 20/8/2004 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án khoa học và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí.

2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm đôn đốc cơ quan chủ trì Nhiệm vụ khoa học và công nghệ nộp đầy đủ và đúng thời hạn kinh phí thu hồi theo văn bản thanh lý hợp đồng nghiên cứu đã ký kết.

3. Kinh phí thu hồi nêu tại khoản 1 của Điều này; kinh phí hoàn trả, nộp phạt theo quy định tại Điều 41 của Quy định này được chuyển vào tài khoản của Sở Khoa học và Công nghệ mở tại kho bạc Nhà nước và nộp trả ngân sách theo quy định.

Điều 42. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định xử phạt và những hành vi phạm hành chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 43. Trách nhiệm của cá nhân chủ trì Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Xây dựng thuyết minh đề cương nghiên cứu, lập báo cáo kết quả nghiên cứu và trực tiếp bảo vệ trước Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành;

2. Tổ chức triển khai Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đúng thuyết minh đề cương và hợp đồng nghiên cứu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và hiệu quả của Nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

3. Được bảo đảm quyền tác giả và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật;

4. Được quyền chia sẻ thông tin về các kết quả nghiên cứu của các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 44. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan chủ trì

1. Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện Nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý Nhà nước về thực hiện các điều khoản trong hợp đồng và kết quả nghiên cứu;

2. Tạo điều kiện thuận lợi về hành chính và tổ chức, huy động các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính cần thiết và kịp thời để triển khai thực hiện hợp đồng nghiên cứu;

3. Chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng đúng mục đích, chế độ và có hiệu quả kinh phí được cấp;

4. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ; giao nộp sản phẩm nghiên cứu, thực hiện thanh lý hợp đồng theo quy định với cơ quan quản lý;

5. Tổ chức các hội thảo, hội nghị trong phạm vi Nhiệm vụ khoa học và công nghệ ;

6. Tổ chức triển khai áp dụng kết quả đề tài vào sản xuất và đời sống ngay sau khi đề tài được nghiệm thu; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu 6 tháng 1 lần trong 2 năm đầu sau khi nghiệm thu cho cơ quan chủ quản và Sở Khoa học và Công nghệ.

Điều 45. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

1. Hướng dẫn xây dựng Nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ban hành các văn bản hướng dẫn phương thức làm việc của các Hội đồng tư vấn xét chọn Danh mục, tuyển chọn, xét duyệt đề cương nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu Nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn, biểu mẫu liên quan đến quản lý Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Quy định này;

2. Trình UBND thành phố phê duyệt Danh mục Nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm;

3. Thành lập các Hội đồng khoa học và công nghệ chuyên ngành để xác định Danh mục Nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tuyển chọn, xét duyệt thuyết minh đề cương nghiên cứu; đánh giá, nghiệm thu các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

4. Thẩm định kinh phí; phê duyệt kết quả tuyển chọn, đề cương nghiên cứu; Quyết định cấp kinh phí và ký kết Hợp đồng nghiên cứu thực hiện;

5. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các Nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

6. Phối hợp với các ngành, đơn vị trong việc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Điều 46. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.