Quyết định 299/QĐ-UB năm 1993 đổi tên và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Ban quản lý đất đai do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 299/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Trương Tấn Sang |
Ngày ban hành: | 23/02/1993 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/QĐ-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 1993 |
VỀ VIỆC ĐỔI TÊN VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989 ;
- Căn cứ Luật đất đai công bố ngày 8/01/1988 và Nghị quyết số 109/HĐBT ngày 12/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ;
- Xét đề nghị của Trưởng ban Quản lý ruộng đất và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
1- Nay đổi tên Ban Quản lý ruộng đất thành Ban Quản lý đất đai trực thuộc Ủy ban nhân dânthành phố.
2- Ban hành kèm theo quyết định này Bản qui chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đất đai thành phố.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 43/QĐ-UB ngày 27/2/1981 của Ủy ban nhân dânthành phốvề việc thành lập Ban Quản lý ruộng đất.
Điều 3.- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố và Giám đốc Ban Quản lý đất đai thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
|
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-UB ngày 23/02/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố).
VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN
Ban Quản lý đất đai là cơ quan chuyên môn, trực thuộc và chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dânthành phố, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống ngành quản lý đất đai từ Trung ương đến thành phố, quận, huyện, phường, xã và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chủ quản chuyên ngành cấp trên.
Ban Quản lý đất đai có chức năng giúp Ủy ban nhân dânthành phố thống nhất quản lý Nhà nước về toàn bộ đất đai, và công tác đo đạc bản đồ cơ bản trên địa bàn thành phố, nhằm bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và các quy định của Nhà nước.
Ban Quản lý đất đai có con dấu riêng, được cấp kinh phí và mở tài khoản ở Ngân hàng để hoạt động theo quy định của Nhà nước.
A- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI :
1- Căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội để xây dựng chương trình hoạt động của ngành, tham mưu giúp Ủy ban nhân dânthành phốthực hiện thống nhất quản lý Nhà nước tất cả các loại đất trên địa bàn thành phố theo các nội dung do Luật đất đai quy định.
Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, mục tiêu kế hoạch và các cân đối lớn của kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, đúng quy hoạch hợp lý và tiết kiệm, cụ thể như sau :
a- Tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương của thành phố tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập các loại bản đồ giải thửa địa chánh.
b- Chủ động, phối hợp với các ngành chức năng và địa phương xây dựng kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất, trình Ủy ban nhân dânthành phố phê duệyt và tổ chức thực hiện.
c- Nghiên cứu, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dânthành phố ban hành hay kiến nghị Thủ tướng Chính phủ (nếu quá thẩm quyền) ban hành các quy định về chế độ, thể lệ hoặc các văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các chế độ thể lệ ấy.
d- Xem xét, hướng dẫn các địa phương và các đối tượng có yêu cầu sử dụng đất, lập hồ sơ và hoàn tất các thủ tục về nghiệp vụ chuyên ngành theo sự phân cấp, trình Ủy ban nhân dânthành phố ra quyết định giao đất, thu hồi đất và tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định ấy, đồng thời cập nhật các biến động về đất đai vào sổ bộ, tài liệu và bản đồ.
e- Giúp Ủy ban nhân dânthành phố tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn cho các địa phương thực hiện : đăng ký, thống kê đất đai ; lập giữ sổ địa chánh ; cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất ; đồng thời cung cấp tài liệu, thông tin về đất đai theo phân cấp.
f- Trực tiếp hoặc phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố, nhằm bảo đảm chấp hành đúng các chế độ, thể lệ của Nhà nước quy định.
g- Nghiên cứu, điều tra, giải quyết các tranh chấp khiếu tố về đất đai theo phân cấp trên địa bàn thành phố.
2- Phối hợp với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất về địa danh, địa giới hành chánh từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã và các nông trường, trạm, trại v.v... cắm mốc ranh giới ấy.
Cùng với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố và các đơn vị chức năng liên quan điều tra, khảo sát lập bản đồ ranh giới cho các đơn vị hành chánh và quản lý các ranh giới theo phân cấp, gồm có :
- Nghiên cứu lập các thủ tục trình Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn, quyết định điều chỉnh, phân rạch lại địa danh địa giới các đơn vị hành chánh cho phù hợp với yêu cầu thực tế trong việc quản lý Nhà nước về các mặt kinh tế- văn hóa- xã hội.
- Điều tra khảo sát, thu thập các dữ liệu giúp Ủy ban nhân dânthành phốgiải quyết sự tranh chấp ranh giới giữa các đơn vị hành chánh trên địa bàn thành phố và giúp Ủy ban nhân dânthành phố lập hồ sơ, thủ tục trình lên Chính phủ giải quyết ranh giới hành chánh giữa thành phố với các tỉnh.
B- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ :
1- Tổng hợp những yêu cầu và kế hoạch công tác đo đạc bản đồ cơ bản của các đơn vị và địa phương trong thành phố để xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dânthành phố quyết định các phương hướng, nhiệm vụ đo đạc bản đồ cơ bản theo từng giai đoạn phát triển của thành phố. Giúp Ủy ban nhân dânthành phố giám sát, kiểm tra công tác đo đạc bản đồ chuyên ngành chuyên đề của các ngành, các cấp để bảo đảm quản lý thống nhất công tác theo kế hoạch và phân cấp của thành phố.
2- Trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị hữu quan để tổ chức, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác đo đạc bản đồ cơ bản trên địa bàn thành phố bao gồm : xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, đặc biệt là mạng lưới tăng dày cấp địa phương, lập các loại bản đồ địa hình tỷ lệ cơ bản theo quy trình quy phạm thống nhất của Cục Đo đạc bản đồ Nhà nước và đo vẽ các loại bản đồ chuyên ngành khác như : bản đồ địa chánh, bản đồ công trình ngầm, bản đồ nền, hải đồ v.v....
3- Được Ủy ban nhân dânthành phố ủy quyền quản lý thống nhất các hoạt động và thành quả của công tác đo đạc bản đồ gồm : tư liệu, tài liệu tọa độ- độ cao, các dấu mốc cột tiêu đo đạc, các phim ảnh hàng không- viễn thám và bản đồ các loại để khai thác và cung cấp cho các ngành, các đơn vị và địa phương có nhu cầu sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước.
4- Trên cơ sở các chế độ, thể lệ, qui trình qui phạm và chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về công tác đo đạc bản đồ được Nhà nước phê duyệt, nghiên cứu trình Ủy ban nhân dânthành phố ban hành và giám sát việc thi hành các quyết định, quy chế quản lý cụ thể cho phù hợp với định chế quản lý của Nhà nước.
5- Giúp Ủy ban nhân dânthành phốgiải quyết những vấn đề có liên quan với địa hương và nhân dân trong quá trình thực hiện công tác đo đạc bản đồ. Tìm hiểu tình hình, thu thập các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đo đạc bản đồ của thành phố.
C- QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH :
1- Xây dựng phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban theo hướng gọn nhẹ và hoạt động có hiệu lực.
- Quản lý và quy hoạch đội ngũ cán bộ của Ban và của ngành theo phân cấp. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên trong ngành để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt.
2- Cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Trung ương và của thành phố về các lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với đất đai, đo đạc bản đồ. Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và các phương án nhằm thực hiện được các nhiệm vụ chức năng của ngành.
3- Nghiên cứu, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế hoạt động của tổ chức trắc địa tư, mở rộng cho các thành phần kinh tế tham gia về mặt nghiệp vụ, kỹ thuật, giúp ngành trong công tác quản lý việc sử dụng đất đai, đồng thời Ban có trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động của tổ chức này.
4- Căn cứ các điều khoản của Luật đất đai, và các văn bản khác của Nhà nước có liên quan đến ngành, nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thêm các văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn để giúp ngành quản lý đất đai thành phố thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao một cách thống nhất và xuyên suốt.
D- ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ; HỢP TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC LĨNH VỰC THUỘC NGÀNH.
1- Nghiên cứu, thông tin, ứng dụng vào thực tiễn những tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ trong và ngoài nước về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ. Nghiên cứu và thực hiện các đề tài khoa học kỹ thuật, các dự án đã trình và được duyệt trong kế hoạch.
2- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong quan hệ hợp tác quốc tế về lãnh vực quản lý đất đai, đo đạc bản đồ. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc ngành và ngoài ngành trong quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết kinh tế kỹ thuật và ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước về các lĩnh vực đất đai, đo đạc bản đồ cơ bản theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 3.- Ban Quản lý đất đai có các quyền hạn sau :
1- Được quyền yêu cầu các sở ban ngành, các quận huyện và các đơn vị cơ sở thuộc ngành cung cấp các báo cáo về số liệu cần thiết, liên quan đến lãnh vực quản lý, sử dụng đất đai, đo đạc bản đồ.
2- Tổ chức hay phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai, và được Ủy ban nhân dânthành phố ủy quyền ra quyết định (theo phân cấp) hoặc trình Ủy ban ra quyết định đình chỉ hoặc thu hồi đất sử dụng trái pháp luật trên địa bàn thành phố, đồng thời đề nghị áp dụng một số biện pháp xử lý các vi phạm theo luật định.
3- Kiểm tra, đôn đốc các sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý đất đai trong việc thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan quản lý đất đai, Trung ương và của Ủy ban nhân dânthành phố thuộc các lãnh vực về quản lý Nhà nước đối với đất đai, đo đạc bản đồ cơ bản, về địa giới hành chánh và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi chức năng của ngành.
4- Được mời các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị cơ sở (kể cả các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) họp bàn các vấn đề cần thiết có liên quan đến lĩnh vực đất đai, đo đạc bản đồ cơ bản.
5- Được tham gia vào các Hội đồng tư vấn và các đoàn công tác đặc nhiệm có liên quan đến lãnh vực quản lý đất đai và đo đạc bản đồ.
6- Trên cơ sở phân cấp quản lý và ủy quyền Ủy ban nhân dânthành phố, Ban Quản lý đất đai được xem xét giải quyết lại các vụ tranh chấp đất đai đã được Ủy ban nhân dân quận, huyện xử lý, nhưng các đương sự còn khiếu nại. Văn bản giải quyết của Ban Quản lý đất đai có hiệu lực thi hành.
8- Được thu lệ phí đối với những tác nghiệp cung cấp các tài liệu thông tin về quản lý và sử dụng đất đai, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lệ phí về giải quyết tranh chấp đất đai và các khoản lệ phí khác liên quan đến công tác đo đạc bản đồ cơ bản.
9- Được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền xem xét và có ý kiến đối với các phương án và nhu cầu về đo đạc bản đồ của các cơ quan đơn vị (kể cả Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định để tránh việc thực hiện trùng lắp.
10- Ngoài các quyền hạn trên, Ban Quản lý đất đai sẽ được Ủy ban nhân dânthành phố giao thêm một số quyền hạn khác, khi xét thấy cần.
Điều 4.- Ban Quản lý đất đai do 1 Trưởng ban phụ trách và một số Phó Ban giúp việc cho Trưởng Ban, trong đó có một Phó ban thường trực được thay mặt Trưởng ban điều hành công việc của Ban khi Trưởng ban vắng mặt.
Trưởng ban là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động của Ban trước Ủy ban nhân dânthành phố, Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc bản đồ Nhà nước.
Các Phó Trưởng ban được Trưởng ban phân công từng khối công việc cụ thể và liên đới chịu trách nhiệm với Trưởng ban về những phần việc được giao.
Điều 5.- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban bao gồm các phòng và tổ nghiệp vụ kỹ thuật (xem phụ lục đính kèm).
Các phòng có Trưởng và Phó Trưởng phòng phụ trách. Ngoài các phòng, tổ nghiệp vụ và chuyên viên, Trưởng ban được quyền lập các hội đồng tư vấn như : Hội đồng khoa học kỹ thuật, Hội đồng nghiệp thu công trình trọng điểm và một số Hội đồng khác, nếu có liên quan đến các ngành khác thì phải được Ủy ban nhân dânchấp thuận.
Trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và quỹ lương được Ủy ban nhân dân thành phố giao, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh viên chức Nhà nước, Trưởng ban được quyền bố trí sắp xếp cơ cấu bộ máy cơ quan Ban theo hướng tổ chức tinh gọn và có hiệu lực.
Ban Quản lý đất đai còn có một số đơn vị sự nghiệp kinh tế làm công tác dịch vụ chuyên ngành có thu, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, được Ủy ban nhân dânthành phố ủy quyền cho Ban làm cơ quan chủ quản cấp trên.
Điều 6.- Bên cạnh các đơn vị trực thuộc, Ban Quản lý đất đai còn có một hệ thống tổ chức giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong thành phố, gồm các tổ chức quản lý đất đai quận, huyện và cán bộ địa chánh phường xã. Ban chỉ đạo và quản lý về mặt nghiệp vụ chuyên môn- hệ thống nầy tham mưu cho Ủy ban nhân dân địa phương quản lý Nhà nước về mặt đất đai, đo đạc bản đồ theo sự phân cấp.
Để quản lý đất đai thành phố có hiệu quả Ban sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngành xuống tận phường xã.
Điều 7.- Đối với cơ quan cấp trên :
Ban Quản lý đất đai là cơ quan thuộc bộ máy quản lý Nhà nước của cấp chính quyền thành phố, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về các mặt tổ chức biên chế và công tác của Ủy ban nhân dânthành phố, đồng thời chịu sự hướng dẫn về mặt chuyên môn, nghệip vụ và kiểm tra của Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc bản đồ Nhà nước.
Trước khi thực hiện các chủ trương, quyết định về các vấn đề quan trọng của các bộ, ngành cấp trên, Trưởng ban cần báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dânthành phố để xin ý kiến cụ thể. Nếu có trường hợp không thống nhất, thì Ủy ban nhân dânthành phố làm việc lại với bộ, ngành chủ quản đó. Trong lúc chờ đợi kết quả trả lời của Trung ương, Ban Quản lý đất đai phải chấp hành ý kiến của Ủy ban nhân dânthành phố. Riêng những vấn đề thuộc về lãnh vực kỹ thuật chuyên ngành phải thực hiện đúng quy trình, quy phạm của ngành quy định.
Ban có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu về tình hình và tiến độ thực hiện nhiệm vụ của ngành cho Ủy ban nhân dân thành phố và bộ, ngành chủ quản cấp trên.
Điều 8.- Đối với Ủy ban nhân dân quận, huyện và tổ chức ngành ở địa phương :
Ban Quản lý đất đai có trách nhiệm quan hệ chặt chẽ với quận, huyện trong việc tổ chức, chỉ đạo, quản lý, quy hoạch và kế hoạch ngành ở địa phương để thực hiện các chủ trương, quyết định của Trung ương và thành phố có liên quan đến lãnh vực quản lý của ngành ; đồng thời tham gia ý kiến về bổ nhiệm cán bộ thuộc ngành ở quận, huyện, phường, xã.
Với chức năng quản lý Nhà nước, Ban Quản lý đất đai chỉ đạo hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ chức quản lý ngành ở quận, huyện, phường, xã cũng như xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ về tăng cường, củng cố bộ máy quản lý đất đai cho địa phương. Giám sát việc thi hành Luật đất đai ở quận huyện, phường xã và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến lãnh vực thuộc trách nhiệm của ngành.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm tham gia thực hiện một số công tác thuộc lãnh vực do Ban quản lý đất đai yêu cầu, thông qua các tổ chức ngành ở địa phương và báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch cho Ban để theo dõi và có điều kiện hỗ trợ.
Điều 9.- Đối với các sở ban ngành cấp thành phố :
Ban Quản lý đất đai có quan hệ cùng cấp với các sở ban ngành thành phố, trên tinh thần hợp tác và cộng đồng trách nhiệm theo chức năng được phân công để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu công tác do Ủy ban nhân dânthành phố giao. Ban Quản lý đất đai chủ động trao đổi và yêu cầu các sở, ban, ngành chức năng liên quan cấp thành phố tham gia thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan, nhằm củng cố và phát triển ngành quản lý đất đai của thành phố ngày càng tốt hơn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có những vấn đề chưa thống nhất giữa ngành quản lý đất đai với các sở, ban, ngành khác thì trình lên Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết.
Điều 10.- Đối với các tổ chức sự nghiệp kinh tế thuộc Ban Quản lý đất đai quản lý :
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, Ban Quản lý đất đai nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình, quy phạm và văn bản hướng dẫn cho các tổ chức sự nghiệp kinh tế, cơ sở thuộc lãnh vực quản lý của ngành đang hoạt động trên địa bàn thành phốthực hiện. Đồng thời, giám sát các hoạt động và kiểm tra nghiệm thu thành quả của các tổ chức nầy theo quy định của thành phố.
Các tổ chức sự nghiệp kinh tế nói trên phải chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Quản lý đất đai.
Điều 11.- Căn cứ vào bản quy chế nầy Trưởng Ban Quản lý đất đai tiến hành sắp xếp lại các phòng, ban, bố trí cán bộ, nhân viên theo chức danh, chức trách phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới đã được quy định.
Các đơn vị sử nghiệp kinh tế thuộc ngành quản lý đất đai nói chung phải quán triệt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý đất đai đã được quy định để xây dựng các mối quan hệ, chịu sự quản lý cấp trên cũng như chịu sự quản lý Nhà nước theo ngành của Ban Quản lý đất đai.
Điều 12.- Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Việc bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong bản quy chế nầy do Ủy ban nhân dânthành phố quyết định.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
I- CÁC PHÒNG, BAN CỦA CƠ QUAN BAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI :
1- Phòng Hành chánh- Tổng hợp :
Bao gồm công tác hành chánh, tổ chức, thi đua, kế toán tài vụ, kế hoạch tổng hợp và công tác quản trị.
2- Phòng Điều phối sử dụng đất :
Quy hoạch sử dụng đất, giao và thu hồi đất.
3- Phòng Địa chánh :
Kỹ thuật địa chính, địa giới hành chính, kiểm tra đo đạc bản đồ, thống kê, công nhận sử dụng đất, lưu trữ và cấp phát tài liệu địa chính.
4- Thanh tra Ban :
Xét khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai theo Pháp lệnh Thanh tra.
5- Phòng Quản lý đo đạc bản đồ :
Quản lý các công trình đo đạc bản đồ cơ bản.
II- ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC :
1- Đoàn đo đạc bản đồ.
2- Các chương trình hợp tác - khoa học kỹ thuật.
3- ... Hệ thống tổ chức các vệ tinh địa chính.
III- CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN :
1- Hội đồng khoa học kỹ thuật.
2- Hội đồng nghiệm thu các công trình trọng điểm.
3- Các Hội đồng tư vấn khác.-