Quyết định 298/QĐ-UBND năm 2016 Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Số hiệu: 298/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Văn Linh
Ngày ban hành: 09/03/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 298/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 09 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 - 2021

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị quyết số 105/2015/QH13 của Quốc hội về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BTC ngày 14/01/2016 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;

Căn cứ Công văn số 104/HĐND-KTNS ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Thường trực HĐND tỉnh về việc nhất trí nội dung, mức chi các hoạt động phục vụ công tác bầu cử;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 12/TTr-STC ngày 25 tháng 02 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- HĐBC Trung ương (b/c);

- TTTU, TTHĐND (b/c)
- Chủ tịch; các PCX UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- VPTU và các cơ quan, ban Đảng thuộc TU;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TCKT, TPKT, NC, TH;
+ Lưu: VT, KT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 

QUY ĐỊNH

VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021
(B
an hành kèm theo Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09/3/2016 của Chtịch UBND tnh)

Điều 1. Những quy định chung

1. Kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử phải được các tổ chc, cơ quan quản lý chặt chẽ, chi tiêu đúng chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả; sử dụng các phương tiện phục vụ các cuộc bầu cử trước đây hiện còn sử dụng được, huy động các phương tiện đang được trang bị ở các cơ quan, đơn vị để phục vụ cho nhiệm vụ bầu cử đảm bảo tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.

2. Kết thúc bầu cử, các tổ chức, cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí phải quyết toán số kinh phí bầu cử đã sử dụng với cơ quan tài chính cùng cấp.

3. Căn cứ số kinh phí phục vụ cho bầu cử do ngân sách tỉnh thông báo, căn cứ vào mức chi tại quy định này, tình hình thực tế ở địa phương và khả năng ngân sách của từng cấp; UBND các huyện, thành phố (gọi chung là huyện) và UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định bổ sung kinh phí từ ngân sách cấp mình để phục vụ cho công tác bầu cử tại địa phương.

Điều 2. Những quy định cụ thể

1. Phân bổ kinh phí bầu cử

Căn cứ nguồn kinh phí bầu cử đã được Trung ương thông báo cho tỉnh và nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh (nếu có).

Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương án phân bổ kinh phí phục vụ công tác bầu cử cho các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc cấp tỉnh và các huyện để trình Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 quyết định phê duyệt phương án phân bổ kinh phí bầu cử.

Trên cơ sở kinh phí phân bổ đã được Ủy ban bầu cử quyết định, Sở Tài chính thực hiện thông báo kinh phí bầu cử cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, các ngành có liên quan và các huyện để triển khai thực hiện.

Căn cứ mức kinh phí đã được thông báo, Phòng Tài chính kế hoạch phối hợp với Phòng Nội vụ các huyện căn cứ vào số tổ bầu cử và đặc điểm cụ thể của từng địa bàn trình Ủy ban bầu cử các huyện quyết định phân bổ kinh phí cho các cơ quan thuộc huyện và các xã trên địa bàn.

Đơn vị sử dụng kinh phí căn cứ vào nội dung, mức chi quy định tại quy định này và các chế độ định mức chi tiêu hiện hành, lập dự toán kinh phí được giao theo các nhóm, mục chi gửi cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện chi.

2. Cấp phát kinh phí ở cấp tỉnh

- Các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh thực hiện rút dự toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước tỉnh.

- Các đơn vị không thuộc dự toán cấp tỉnh (các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn) căn cứ vào mức kinh phí được phân bổ và dự toán đơn vị lập, cơ quan tài chính thực hiện cấp bằng lệnh chi tiền.

- Đối với cấp huyện: Sở Tài chính thông báo bổ sung dự toán theo hình thức bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để triển khai thực hiện trên địa bàn.

3. Cấp phát kinh phí ở cấp huyện

- Các cá quan, đơn vị trực thuộc huyện được phân bổ kinh phí bầu cử thực hiện rút dự toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

- Trên cơ sở kinh phí phân bổ đã được UBND cấp huyện quyết định, phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện bổ sung có mục tiêu đối với UBND cấp xã và các đơn vị thực hiện rút dự toán theo quy định hiện hành.

4. Trách nhiệm của cơ quan Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước tỉnh, Phòng giao dịch Kho bạc Nhà nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước các huyện kim tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, lệnh chun chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí; có trách nhiệm thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng đảm bảo kịp thời, đúng chế độ.

Điều 3. Nội dung chi

1. Cấp tỉnh: Đảm bảo các nhiệm vụ chi sau đây:

a) Chi xây dựng các văn bản hướng dẫn phục vụ công tác bầu cử; các báo cáo, văn bản liên quan đến công tác bầu cử.

b) Chi tài liệu, ấn phm phục vụ bầu cử.

In ấn các loại tài liệu phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Bao gồm:

- Chi về in ấn thẻ cử tri, thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, phiếu bầu cử, nội quy nơi bầu cử, danh sách cử tri, phù hiệu cho cán bộ làm công tác bầu cử, nhân viên tbầu cử; Quốc huy, biên bản bầu cử; các biểu mẫu, tiu sử người ứng cử cấp tỉnh, danh sách người ứng cử, người tự ứng cử, người trúng cử và các loại tài liệu, giấy tờ khác có liên quan phục vụ cho công tác bầu cử.

- Chi xây dựng, cập nhật, vận hành trang thông tin điện tử về công tác bầu cử của Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh.

- Chi in ấn tài liệu phục vụ cho cuộc bầu cử như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các tài liệu phục vụ cho cuộc bầu cử.

c) Chi cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động bầu cử.

d) Chi hội nghị triển khai công tác bầu cử, hội nghị trực tuyến, hội nghị hiệp thương, hội nghị cử tri, hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử; hội nghị tập huấn, hội nghị tổng kết, khen thưởng.

đ) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác bầu cử các huyện.

e) Chi tổng hợp kết quả bầu cử trên địa bàn, báo cáo Trung ương theo quy định.

g) Chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát hoạt động khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử.

h) Chi phí hành chính cho công tác bầu cử: Chi văn phòng phẩm, chi phí hành chính trong đợt bầu cử; chi thông tin liên lạc phục vụ bầu cử; chi khắc dấu các tổ chức bầu cử và dấu chức danh; chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác bu cử.

2. Cấp huyện

- Chi tổ chức các hội nghị: Chi hội nghị triển khai, hội nghị hiệp thương, hội nghị tập hun, tiếp xúc cử tri, họp Ủy ban bầu cử, hội nghị sơ kết, tổng kết, khen thưởng.

- Chi công tác chỉ đạo tuyên truyền, đôn đốc kiểm tra các xã, phường, thị trn trước, trong và sau ngày bầu cử.

- Chi in danh sách, tiểu sử tóm tắt người ứng cử, phiếu bầu HĐND cấp huyện, và cấp xã trên địa bàn.

- Chi văn phòng phẩm, xăng dầu, phương tiện liên lạc và các công tác khác phục vụ bầu cử.

- Chi các nội dung đảm bảo đầy đủ điều kiện, vật chất cho các tổ bầu cử trên địa bàn huyện phục vụ ngày bầu cử: Mực dấu, hòm phiếu, giấy bút, đèn thắp sáng, ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, khẩu hiệu.

- Chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát hoạt động khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử; công tác an ninh, trật tự.

- Chi công tác tổng hợp, báo cáo kết quả bầu cử về tỉnh và các công việc khác phục vụ bầu cử.

3. Cấp xã

- Chi hội nghị triển khai, hội nghị hiệp thương, tiếp xúc cử tri, họp Ủy ban bầu cử; triển khai kiểm tra, tuyên truyền, lập, viết danh sách cử tri và thẻ cử tri, làm cổng chào, làm hòm phiếu bổ sung (nếu có).

- Chi công tác chuẩn bị trước, trong và sau ngày bầu cử; công tác tổng kết bầu cử.

- Chi công tác an ninh, trật tự; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến bầu cử.

Điều 4. Mức chi

1. Chi tổ chức hội nghị: Các cấp thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Bắc Giang.

2. Chi bồi dưỡng cuộc họp

a) Chi các cuộc họp của Ủy ban bầu cử, Ban chỉ đạo công tác bầu cử, các Tiểu ban của Ủy ban bầu cử, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các cuộc họp khác liên quan đến công tác bầu cử:

- Chủ trì cuộc họp:

+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện: 100.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi,

- Các thành viên tham dự:

+ Cấp tỉnh: 100.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện, cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi;

- Các đối tượng phục vụ:

+ Cấp tnh, huyện, xã: 50.000 đồng/người/buổi;

b) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử, Ban chỉ đạo công tác bầu cử, Mặt trận tổ quốc tỉnh.

Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, các đoàn công tác được chi như sau:

- Trưởng Đoàn giám sát:

+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện: 100.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

- Thành viên chính thức của Đoàn giám sát:

+ Cấp tỉnh, huyện: 100.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

- Cán bộ công chức, viên chức phục vụ trực tiếp Đoàn giám sát: cấp tỉnh, huyện, xã: 50.000 đồng/người/bui;

- Phục vụ gián tiếp Đoàn giám sát cấp tỉnh, huyện (lái xe...): 50.000 đồng/người/buổi.

c) Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra giám sát:

- Báo cáo tổng hợp kết quả của từng đoàn công tác; Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra giám sát; Báo cáo tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra, giám sát trình Ủy ban bầu cử:

+ Cấp tỉnh: 800.000 đồng/1 báo cáo;

+ Cấp huyện: 500.000 đồng/1 báo cáo;

+ Cấp xã: 300.000 đồng/1 báo cáo.

- Chi tham gia ý kiến của Ủy ban bầu cử (cấp tỉnh; cấp huyện và cấp xã) đối với báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra giám sát: 50.000 đồng đến 70.000 đồng/người/lần, nhưng tối đa không quá 400.000 đồng/người/1 báo cáo.

- Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bầu cử: Thực hiện theo Thông tư liên tch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Liên Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp về quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

đ) Chi bồi dưỡng tham gia phục vụ công tác bầu cử:

* Bồi dưỡng theo mức khoán/tháng đối với các đối tượng sau:

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử, Trưởng các tiểu ban bầu cử:

+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp huyện: 700.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp xã: 500.000 đồng/người/tháng.

- Các thành viên Ủy ban bầu cử; Phó trưởng các tiểu ban, thành viên các tiểu ban:

+ Cấp tỉnh: 700.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp huyện: 500.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp xã: 300.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hưởng các chế độ bồi dưỡng trên theo thực tế nhưng tối đa không quá 04 tháng đối với cấp tỉnh; cấp huyện không quá 03 tháng; cấp xã không quá 02 tháng.

* Bồi dưỡng 70.000 đồng/người/ngày đối với các đối tượng được huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử (ngoài các đối tượng đã được huy động, trưng tập tham gia tại các Tiểu ban, các tổ giúp việc Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, huyện, xã); thời gian hưởng chế độ chi bồi dưỡng không quá 15 ngày (không bao gồm những ngày tham gia đoàn kiểm tra, giám sát; phục vụ trực tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử). Trường hợp thời gian huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử lớn hơn 15 ngày, thực hiện chi bồi dưỡng theo mức chi tối đa: 500.000 đồng/người/tháng trên cơ sở quyết định, văn bản huy động, trưng tập được cấp có thm quyền phê duyệt.

* Riêng 02 ngày (ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử) chi bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày, áp dụng đối với tất cả các lực lượng trực tiếp tham gia phục vụ bầu cử.

đ) Chi hỗ trợ cước điện thoại di động

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử, Trưởng các tiểu ban bầu cử:

+ Cấp tỉnh: 300.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp huyện: 200.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp xã: 100.000 đồng/người/tháng.

- Các thành viên Ủy ban bầu cử; Phó trưởng các tiểu ban, thành viên các tiểu ban:

+ Cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp huyện: 100.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp xã: 70.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hưởng hỗ trợ cấp tỉnh không quá 04 tháng; cấp huyện không quá 03 tháng, cấp xã không quá 02 tháng.

e) Chi tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử:

- Người được giao trực tiếp việc tiếp công dân:

+ Cấp tỉnh, huyện: 60.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 50.000 đồng/người/buổi.

- Cán bộ phục vụ trực tiếp việc tiếp công dân: Cấp tỉnh, huyện, xã: 40.000 đồng/người/buổi;

Trường hợp một đối tượng tại Mục 2 điều này thuộc diện được hưởng bồi dưỡng, hỗ trợ nhiều mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng, hỗ trợ cao nhất.

g) Chi đóng hòm phiếu:

Trường hợp hòm phiếu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi không quá 250.000 đồng/hòm phiếu;

h) Chi khắc dấu:

Trường hợp dấu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa 150.000 đồng/đấu, mức chi không bao gồm lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (lệ phí khắc dấu), được miễn theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BTC ngày 24/3/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 193/2010/TT-BTC ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính.

i) Các nội dung chi khác không quy định cụ thể ở điều này thì thực hiện theo các quy định hiện hành, thanh toán theo các chứng từ chi hợp pháp trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí

Việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành và quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BTC ngày 14/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Quy định này quy định định thêm một số nội dung cụ thể sau:

1. Đối với các đơn vị không thuộc dự toán cấp tỉnh (các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn) được phân bổ kinh phí bầu cử theo quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính thực hiện cấp bằng lệnh chi tiền.

2. Kinh phí bầu cử được hạch toán vào chi quản lý hành chính nhà nước theo Mục 7900-chương -loại-khoản-tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

3. Kết thúc cuộc bầu cử chậm nhất 30 ngày các đơn vị cấp tỉnh; cấp huyện phải thực hiện việc báo cáo quyết toán kinh phí bầu cử đã sử dụng theo đúng các biểu mẫu quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và bổ sung theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. Cụ thể:

- Các Tổ, Ban bầu cử và các cơ quan, đơn vị khác được phân bổ kinh phí có trách nhiệm quyết toán số kinh phí được giao, số đã sử dụng với cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm xét duyệt, kim tra quyết toán kinh phí bầu cử và tổng hợp quyết toán kinh phí bầu cử trên địa bàn trước ngày 30/6/2016 gửi về Sở Tài chính, Sở Nội vụ; đồng thời tổng hợp kinh phí bầu cử đã sử dụng vào quyết toán ngân sách địa phương.

- Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí bầu cử của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; tổng hợp toàn bộ quyết toán kinh phí bầu cử đã sử dụng vào báo cáo quyết toán ngân sách năm 2016 và quyết toán với Bộ Tài chính, đồng gửi Hội đồng Bầu cử Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Quy định này thực hiện kể từ ngày ký Quyết định.

2. Đối với khối lượng công việc các Sở, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện trước khi Quy định này có hiệu lực; các Sở, ngành, địa phương căn cứ Quy định này và chứng từ chi tiêu thực tế, hợp lệ để quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các quan, UBND các huyện phản ánh về Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý kịp thời./.