Quyết định 2965/QĐ-UBND năm 2017 kế hoạch truyền thông quản lý tổng hợp vùng bờ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 2965/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 04/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Môi trường, Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 2965/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 04 tháng 07 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Biển Việt Nam năm 2012;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;

Căn cứ Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án quản lý tổng hợp vùng b tnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3042/STNMT.NBHĐ ngày 08/6/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kế hoạch truyền thông quản lý tổng hợp vùng bờ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch truyền thông quản lý tổng hợp vùng bờ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển và Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ TN&MT, Tổng cục B&HĐ (để b/c);
- Chủ tịch
UBND tỉnh (đ b/c);
- PCTNN UBND tỉnh;
- PVPTC UBND tỉnh;
- Lưu: VP, NN (Hùng).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

 

MỤC LỤC

CÁC THUẬT NGỮ

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU

Phần I. SỰ CN THIẾT XÂY DỰNG KHOẠCH

I.1. Thực trạng truyền thông về QLTHVB giai đoạn 2011 - 2016

I.1.1. Kết quả triển khai, thực hiện truyền thông

I.1.2. Đánh giá chung

I.2. Hoạt động truyền thông về bảo vệ tài nguyên, môi trường

I.3. Nhu cầu truyền thông về QLTHVB tại tỉnh Nghệ An

Phần II. KHOẠCH TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

II.1. Căn cứ pháp lý

II.2. Mục tiêu và phạm vi truyền thông

II.2.1. Mục tiêu truyền thông

II.2.2. Phạm vi truyền thông

II.3. Các hoạt động truyền thông đề xuất cho giai đoạn 2017 - 2020

II.3.1. Tổ chức thăm quan trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước

II.3.1.1. Thăm quan trao đổi kinh nghiệm nước ngoài

II.3.1.2. Thăm quan trao đổi kinh nghiệm trong nước

II.3.2. Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường bin và hải đảo

II.3.2.1. Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông tất cả các cấp chính quyền của tnh

II.3.2.2. Tập huấn, phbiến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hi đảo cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vùng bờ

II.3.3. Truyền thông, phổ biến các chính sách, pháp luật về qun lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và hải đảo

II.3.3.1. Xây dựng và phát stay tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

II.3.3.2. Xây dựng và phát tờ rơi tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đo

II.3.3.3. Viết bài đọc trên loa truyền thanh xã, phường và thị trấn ven biển tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

II.3.3.4. Viết bài đăng tải trên trang thông tin điện tử của các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị ven biển tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

II.3.3.5. Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

II.3.3.6. Phát động cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

II.3.4. Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh, làm sạch khu phố, khu dân cư và trên các bãi biển

II.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch

II.4.1. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm

II.4.2. Cách thức tổ chức các hoạt động truyền thông

II.4.3. Tài chính

II.4.4. Đánh giá kết quả triển khai kế hoạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC TÓM LƯỢC CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ QLTHVB GIAI ĐOẠN 2017

 

CÁC THUẬT NGỮ

Trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, một số thuật ngkhác nhau được sử dụng để chỉ cùng một đối tượng là “đới bờ” Cụ thể như:

- “Dải ven biển” được sử dụng trong Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 9 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- “Vùng ven bin” được sử dụng trong Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển;

- Đới bờ” được sử dụng trong Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- “Vùng b” được sử dụng trong Luật Tài nguyên, môi trường bin và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 08 tháng 7 năm 2015.

Các thuật ngtrên, tuy khác nhau về tên gọi nhưng ging nhau về bản chất và đều được hiểu là “vùng không gian tương tác giữa đất liền và bin” hay “vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển”, bao gồm vùng đất ven biển và bin ven bờ. Để bảo tính thống nhất và phù hợp với văn bản luật có tính pháp lý cao nhất là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, sau đây Kế hoạch sẽ sử dụng một thuật ngữ chung và duy nhất là “vùng bờ” để thay thế cho “đi b

CÁC CHỮ VIT TẮT

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BVMT:

Bảo vệ môi trường

GTVT:

Giao thông vận tải

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

KH&ĐT:

Kế hoạch và Đầu tư

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PEMSEA:

Chương trình Đối tác Khu vực trong Quản lý Môi trường các biển Đông Á

QLTHVB:

Quản lý tổng hợp vùng bờ

THCS:

Trung học cơ sở

TN&MT:

Tài nguyên và Môi trường

UBND:

Ủy ban Nhân dân

VH-TT:

Văn hóa - Thể thao

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nhiều năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng bờ của tỉnh Nghệ An tương đi mạnh, đặc biệt đối với các ngành kinh tế liên quan đến biển như thủy, hải sản, du lịch, cảng và giao thông vận tải biển,… Việc khai thác các nguồn tài nguyên vùng bờ đã và đang đem lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội cho tỉnh Nghệ An. Song bên cạnh những thành tựu đạt được, có không ít nhng khó khăn, thách thức mà tỉnh đang phải đối mặt, như tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số nơi, tài nguyên vùng bờ bị suy thoái.

Để phát triển bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và nhu cu bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ, ngoài việc hoàn thiện thể chế, các chính sách, pháp luật, truyền thông cũng là một trong các hoạt động cần được đẩy mạnh triển khai, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cho các cp, ngành và người dân về chính sách, pháp luật của nhà nước, các giá trị tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử tại vùng bờ, từ đó tiến tới làm thay đổi hành vi của con người theo hướng bảo vệ, giữ gìn.

Thực hiện Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 2624/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ tnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của QLTHVD là triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho các bên liên quan trong việc khai thác, sử dụng bền vững các tài nguyên và bo vệ môi trường vùng bờ.

Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, ý tưởng, cảm xúc, giữa hai hoặc nhiều người hoặc nhóm người, nhằm đạt được sự hiểu biết giữa các bên về những điều liên quan đến họ, thông qua đó họ có thể dn đi đến sự đồng thuận; là một phần không thể thiếu trong đời sng kinh tế, chính trị, xã hội của con người; nó được sử dụng như một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu của một chính sách hay một dự án, hoạt động cụ thể.

Trong QLTHVB, vai trò của truyền thông đặc biệt quan trọng, bởi vì:

- Nhằm đảm bảo sự ủng hộ, đồng thuận và cam kết từ các bên liên quan đối với chương trình, dự án QLTHVB; duy trì sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình quản lý;

- Góp phần làm giảm các mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành, các bên liên quan, qua đó hỗ trợ giải quyết xung đột về sử dụng tại đới bờ; và

- Hỗ trợ việc hoàn thiện thể chế QLTHVB.

Vì vậy, trong khuôn khổ chương trình QLTHVB giai đoạn 2017 - 20220 của tỉnh, một trong các nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong giai đoạn này là tiếp tục xây dựng và triển khai Kế hoạch truyền thông QLTHVB. Mục tiêu của Kế hoạch là:

- Nâng cao sự hiểu biết về chính sách, pháp luật trong bảo vệ tài nguyên và môi trường cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và người dân vùng bờ;

- Nâng cao ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ và bin;

- Tăng cường sự điều phối, phối hợp và từng bước lồng ghép các hoạt động truyền thông của các Sở, ban, ngành và các cấp chính quyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường ở vùng bờ.

Kế hoạch truyền thông QLTHVB giai đoạn 2017 - 2020 của tỉnh Nghệ An được xây dựng trên cơ sở đánh giá về những kết quả đạt được và đúc rút kinh nghiệm từ việc triển khai, thực hiện Kế hoạch truyền thông về QLTHVB giai đoạn 2011 - 2015; và thực trạng của việc triển khai công tác truyền thông về bảo vệ môi trường tại các Sở, ban ngành và địa phương liên quan.

Kế hoạch được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở tham vấn rộng rãi các Sở, ban ngành và địa phương liên quan, cũng như các ý kiến của Tổ hỗ trợ kỹ thuật đa ngành QLTHVB tnh Nghệ An. Kế hoạch có thể sẽ được điều chỉnh và chi tiết hóa trong quá trình thực hiện, đđáp ứng các yêu cầu truyền thông về QLTHVB.

Vì công tác truyền thông là lâu dài, liên tục, nên Kế hoạch này sđược nối tiếp bằng một kế hoạch mới, xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai Kế hoạch này vào cuối năm 2020, năm cui thực hiện Kế hoạch.

Phần I.

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I.1. Thực trạng truyền thông về QLTHVB giai đoạn 2011 2016

I.1.1. Kết quả triển khai, thực hiện truyền thông

Quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) là phương thức qun lý theo cách tiếp cận tổng hợp, đã được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm cuối của thập niên 90, khi Việt Nam trthành thành viên của Chương trình Đối tác Khu vực trong Quản lý Môi trường các biển Đông Á (PEMSEA). Sự khi đầu áp dụng phương thức quản lý này tại Việt Nam là Dự án điểm trình diễn quốc gia vQLTHVB tại thành phố Đà Nng (từ năm 2000 đến 2006) do PEMSEA hỗ trợ.

Nghệ An, phương thức quản lý theo cách tiếp cận tổng hợp nêu trên đã được áp dụng thông qua việc xây dựng và triển khai Dự án QLTHVB tnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý nhm góp phần bảo vệ hiệu quả và sử dụng bền vững các tài nguyên ở vùng bcủa tnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Trong khuôn khổ dự án trên, nhiều nội dung quan trọng v QLTHVB đã được xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện, trong đó Kế hoạch truyền thông về QLTHVB giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của Kế hoạch là nâng cao nhận thức về bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên và môi trường vùng bờ nhm thu hút sụ tham gia tích cực của các bên liên quan trong hoạt động QLTHVB tại Nghệ An. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng các tài liệu truyền thông; tổ chức các lớp truyền thông vnhu cầu bảo vệ và sử dụng, khai thác hợp lý bền vững tài nguyên và môi trường, tăng cường nhận thức, ý thức cho các đối tượng trực tiếp khai thác, sử dụng TN&MT vùng bờ;

- Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo, đợt tham quan nâng cao nhận thức, kiến thức của các nhà quản lý về QLTHVB, các cơ quan nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ, đào tạo và các tổ chức xã hội liên quan đến TN&MT vùng bờ tỉnh Nghệ An;

- Triển khai các chiến dịch truyền thông, thu hút sự tham gia, đóng góp tích cực cộng đồng và các bên liên quan vào công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển và ven biển.

Kết quả triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông từ năm 2011 bên năm 2016 theo Kế hoạch truyền thông được tổng hợp như sau:

a) Năm 2011: Trong khuôn khổ của dự án, một lớp tập huấn về quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) và các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên, môi trường vùng bờ đã được tổ chức tại Tp. Vinh, Nghệ An. Đối tượng của lớp tập huấn là các nhà quản lý của các Sở, ngành, liên quan; các thành viên Ban điều phối, Văn phòng dự án, Tổ hỗ trợ kỹ thuật đa ngành; và một số giảng viên trường Đại học Vinh.

b) Năm 2012: Triển khai Kế hoạch truyền thông, 03 hoạt động truyền thông về QLTHVB đã được tổ chức thực hiện:

• Tổ chức 02 lớp tập huấn về QLTHVB

- Nội dung tập huấn: Khái niệm, cách tiếp cận và chu trình QLTHVB; nâng cao kiến thức và nhận thức về việc bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các giá trị phát triển ở vùng ven biển và ven bờ của Tnh.

- Đối tượng tập huấn: Các cán bộ quản lý cấp huyện, xã của huyện Din Châu.

• Tổ chức 01 cuộc thi về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong trường học:

- Nội dung cuộc thi: Thể hiện ý tưởng của học sinh trong các bức tranh mình vphản ánh ý thức bảo vệ môi trường vùng ven biển, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, phê bình, lên án những hành động thiếu ý thức về môi trường vùng ven bin, hay ước mơ về một môi trường sng xanh sạch đẹp;

- Đối tượng dự thi: Học sinh ở tất cả các khối lớp từ 1 đến 5, Trường Tiểu học Diễn Hải.

• Phát động 01 chiến dịch làm sạch bãi biển;

- Nội dung: Làm sạch rác trên bãi biển thuộc xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu.

- Đối tượng tham gia: Nhân dân, học sinh, đoàn thanh niên và hội phụ nữ xã Din Hải.

• Biên soạn, in ấn và quảng bá các sản phẩm truyền thông về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- Nội dung tài liệu: Gồm 3000 tờ rơi qung bá về rừng ngập mặn, nguồn lợi hi sn, các giá trị phát triển ở vùng ven bin và biển ven bờ của tỉnh Nghệ An và Dự án QLTHVB của Tỉnh; và 200 cuốn tài liệu truyền thông về QLTHVB;

- Đối tượng: Tài liệu truyền thông được phát cho cán bộ qun lý, người dân và học sinh thông qua lớp tập huấn, thi vẽ và chiến dịch làm sạch sẽ bãi biển nêu trên.

c) Năm 2013: Bốn nội dung truyền thông được triển khai thực hiện, gồm:

• Tổ chức lớp tập huấn về QLTHVB cấp cộng đồng:

- Nội dung tập huấn: Giới thiệu về QLTHVB, gồm khái niệm, cách tiếp cận, chu trình và thực tiễn triển khai thực hiện QLTHVB tại một số nước trong khu vực và các tnh ven biển Việt Nam;

- Đối tượng tập huấn: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên và các đơn vị liên quan của các xã, phường ven biển huyện Quỳnh Lưu, thị xã Ca Lò và Tp. Vinh.

• Tổ chức cuộc thi:

- Nội dung cuộc thi: Viết bài tìm hiểu về tài nguyên và bo vmôi trường biển và hải đảo;

- Đối tượng tham gia: Học sinh ở tất cả các khối từ lớp 6 đến lớp 8 của Trường THCS Nghi Hương, thị xã Cửa Lò.

• Tổ chức chiến dịch làm sạch bãi biển:

- Địa điểm: Thu dọn rác làm sạch bãi biển Quỳnh Phương, H. Quỳnh Lưu;

- Đối tượng tham gia: Nhân dân và các em học sinh xã Quỳnh Phương, H. Quỳnh Lưu.

• Làm sản phẩm truyền thông phục vụ QLTHVB

- Nội dung sản phẩm truyền thông: Làm 01 phim giới thiệu về tài nguyên, môi trường và QLTHVB ở tỉnh Nghệ An, gồm 02 phần (1) Quản lý tài nguyên và môi trường tnh Nghệ An: vấn đề, thành quả và cơ hội phát triển; và (2) Giới thiệu về vùng bờ và dự án QLTHVB tỉnh Nghệ An.

- Đối tượng truyền thông: Các sở, ngành và chính quyền các cấp của tnh Nghệ An.

d) Năm 2014: Các hoạt động truyền thông về QLTHVB tiếp tục được triển khai, gồm các hoạt động sau:

• Tổ chức 02 lớp tập huấn cấp cộng đồng về QLTHVB.

- Nội dung tập huấn: QLTHVB và tài nguyên, môi trường tỉnh Nghệ An;

- Đối tượng tập huấn: Các tổ chức, đoàn thể của 07 xã ven biển thuộc H. Nghi Lộc gồm: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ n, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân và đại diện một số hộ nông dân tiêu biểu.

• Phát động 01 chiến dịch làm sạch bãi biển

- Nội dung thực hiện: Thu dọn rác làm sạch bãi biển Cửa Hiền, xã Nghi Yên, H. Nghi Lộc;

- Đối tượng tham gia: Đoàn thanh niên và người dân xã Nghi Yên.

• Phát động 01 cuộc thi trong trường học:

- Nội dung cuộc thi: Tìm hiểu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dưới các hình thức viết văn, thơ, bài hát, hội họa, ảnh chụp, quay video clip;

- Đối tượng tham gia: Học sinh tất cả các lớp từ khối 6 đến 9, Trường THCS Nghi Lộc 3

c) m 2015: Trong năm 2015, các hoạt động truyền thông được tổ chức thực hiện bao gồm:

• Phát động 01 chiến dịch làm sạch bãi biển

- Nội dung thực hiện: Thu dọn rác làm sạch bãi biển Quỳnh Phương, xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai;

- Đối tượng tham gia: Học sinh, người dân và một số chiến sĩ bộ đội, công an đóng quân trên địa bàn thị xã.

• Phát động 01 cuộc thi trong trường học:

- Nội dung cuộc thi: Tìm hiểu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua hình thc vẽ tranh, viết bài, làm thơ, quay video, chụp nh;

- Đối tượng tham dự: Học sinh ở tất cả các lp từ khối 6 đến 9, Trường THCS xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai.

f) Năm 2016: Do dự án QLTHVB tnh Nghệ An giai đoạn II bắt đầu được xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt, nên hoạt động truyền thông về QLTHVB trong năm 2016 mới chdừng lại ở việc xây dựng Kế hoạch truyền thông quản lý tổng hợp vùng bờ cho giai đoạn 2017 - 2020.

Hoạt động truyền thông về bảo vệ tài nguyên, môi trường bin và hải đảo nói chung và QLTHVB nói riêng trong năm 2016 được lồng ghép vào các hoạt động truyền thông hưởng ứng nhân ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6); Ngày nước thế giới (ngày 22/3); và Tuần lễ Biển và Hi đảo Việt Nam.

I.1.2. Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2011 - 2016, việc triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông về QLTHVB tại tỉnh Nghệ An cơ bn đã đặt được nhiều kết quả. Cụ thể như:

- Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết áp dụng QLTHVB tại địa phương; các khái niệm, chu trình và những kiến thức cơ bản về QLTHVB cùng như những bài học, kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và tại các tnh ven biển của Việt Nam đã được giới thiệu, phổ biến rộng rãi đến các cấp chính quyền và tổ chức xã hội, đoàn thể của tỉnh Nghệ An.

- Sự am hiểu về QLTHVB của các cán bộ quản lý ở các Sở, ban ngành liên quan và các huyện, xã ven biển đã được nâng cao;

- Nhận thức, ý thức của người dân và thế hệ trẻ là tầng lớp thanh niên, học sinh về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên, môi trường ở vùng bbước đầu đã có sự thay đổi tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn không ít những tồn tại, hạn chế như:

- Nội dung truyền thông hạn hẹp, chủ yếu tập trung giới thiệu về QLTHVB; thiếu những hoạt động truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật hay các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đo nói chung và vùng bờ nói riêng;

- Đối tượng truyền thông phần lớn hướng tới các thành viên tham gia dự án, người dân và học sinh; chưa quan tâm, chú ý truyền thông đến đối tượng là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh và những người trực tiếp khai thác tài nguyên ở vùng bờ và trên biển, bởi đây là những đối tượng có nguy cơ cao gây suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường vùng bờ và bin;

- Hình thức truyền thông hạn hẹp, hầu hết tập trung vào việc tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức cuộc thi và phát động phong trào; thiếu các hình thức khác, như: truyền thông thông qua đài phát thanh xã, phường; hệ thống internet; băng rôn khẩu hiệu trên các đường, ngõ, xóm; tổ chức các đợt tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Chiến dịch làm sạch bãi bin tại các xã phát động mới chỉ dừng lại trong khuôn khổ nhiệm vụ của dự án QLTHVB, chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa đến các xã ven bin lân cận và trthành hoạt động mang tính thường niên;

- Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động truyền thông mới đang ở mức độ ban đầu; chưa phát huy hiệu quả vai trò của nhóm tuyên truyền viên dã được thành lập trong khuôn khổ của dự án.

I.2. Hoạt động truyền thông về bảo vệ tài nguyên, môi trường

I.2.1. Thực trạng truyền thông

Từ kết quả rà soát thực trạng truyền thông tại các cơ quan gồm các Sở, ban, ngành liên quan (Sở TN&MT, Sở VH-TT, Sở Du lịch, S NN&PTNT, Sở TT&TT, Sở Công thương), các huyện, thị ven biển (H. Diễn Châu, H. Quỳnh Lưu, H. Nghi Lộc, Tx. Hoàng Mai, Tx. Cửa Lò, Tp. Vinh) và một số tổ chức xã hội đoàn th(Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ tỉnh), cho thấy thực trạng truyền thông về bảo vệ tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và vùng bờ của tỉnh nói riêng như sau;

- Về năng lực: Đã có một mạng lưới truyền thông sâu rộng, từ cấp tnh cho đến cấp xã, thôn, đặc biệt là mng lưới các tuyên truyền viên của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên. Đây là những mạng lưới các tuyên truyền viên quan trọng, có thể sử dụng hiệu quả cho việc triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông về bảo vệ TN&MT trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông năng động, nhiệt tình và sâu sát. Ngoài truyền thông các chính sách, văn bn pháp luật của nhà nước, các lợi ích của nhân dân cũng được quan tâm. Do vy, hoạt động truyền thông đạt hiệu quả cao;

- Cơ sở hạ tầng phục vụ truyền cơ bản đã tương đối hoàn thiện với đầy đủ trang thiết bị mà Sở TT&TT đã có, như mạng lưới phát thanh, truyền hình được ph sóng trên toàn tnh; hệ thống loa phát thanh dày đặc, được lp đặt đến tận các xã, thôn, xóm, có thể đảm bảo về cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Các hoạt động truyền thông nhận được sự quan tâm cao của lãnh đạo tỉnh và sự tham gia, phối hợp tích cực của một số ngành chức năng và các đoàn thể nên hoạt động truyền thông về bảo vệ TN&MT được lồng ghép vào một số hoạt động của các ngành. Tuy nguồn kinh phí cho sự nghiệp môi trường còn rất hạn chế, nhưng UBND tỉnh vẫn dành một khoản kinh phí để hỗ trợ cho s TN&MT phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân tổ chức nhiều hoạt động truyền thông quan trọng về TN&MT.

I.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Tuy vậy, kết quả đạt được trong công tác truyền thông về TN&MT trên địa bàn tỉnh vẫn chưa cao, thể hiện qua vấn đề nhận thức và hành động của người dân trên thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tnh. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là:

- Việc tổ chức các lớp tập huấn truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ TN&MT theo từng lĩnh vực cụ thể còn ít, không thường xuyên và đối tượng tập huấn chủ yếu tập trung vào cán bộ quản lý, trong khi lại ít quan tâm đến những đối tượng trực tiếp khai thác sử dụng tài nguyên, gây nh hưởng trực tiếp đến môi trường;

- Nhiều ngành, cơ quan chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ TN&MT; các hoạt động truyền thông về TN&MT, đặc biệt là hoạt động phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ TN&MT chưa được đưa vào chương trình hoạt động hàng năm của các đơn vị có trách nhiệm;

- Công tác truyền thông về TN&MT của các Sở, ban, ngành và các huyện ven biển còn mang tính đơn lẻ, thời vụ, thiếu bền vững và lâu dài; thiếu cơ quan điều phi chung; sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông cũng như các tổ chức đoàn thể chưa được chặt chẽ. Do đó, chưa động viên và khai thác được các nguồn lực một cách tối đa, dẫn đến hiệu quả chưa cao;

- Kiến thức của các tuyên truyền viên còn hạn chế về lĩnh vực TN&MT, nên nội dung truyền thông nghèo và đơn điệu. Chưa có cơ chế thu hút sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông và kế hoạch quản lý môi trường.

- Kinh phí cho hoạt động còn nghèo và phân tán, chưa tổng hợp được kinh phí từ các nguồn khác nhau (Quốc tế, Trung ương, địa phương, các cơ quan, ban ngành của Tỉnh...).

I.3. Nhu cầu truyền thông về QLTHVB tại tỉnh Nghệ An

Từ nhng đánh giá thực trạng truyền thông về QLTHVB, tài nguyên và môi trường nêu trên, cũng như các kết quả điều tra theo phiếu vnhu cầu truyền thông của các Sở, ban ngành liên quan và các huyện, thị ven bin, cho thấy, nhu cầu truyền thông về QLTHVB tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020 như sau:

- Tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ TN&MT, trong đó có tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

- Truyền thông cần được thực hiện qua nhiều kênh thông tin như tạp chí, ấn phẩm, PT-TH, internet, nói chuyện tuyên truyền, phỏng vấn, hội họp, qua nh, tem, tổ chức tham quan... Khai thác hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm chuyển tải các thông điệp về bảo vệ TN&MT đến tất cả các đối tượng và cộng đồng dân cư ven biển, với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức cộng đồng;

Đa dạng hóa đối tượng truyền thông, bao gồm các nhà qun lý; các tổ chức xã hội và đoàn thể; cộng đồng dân cư ven biển, những người khai thác tài nguyên, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu du lịch.., tạo điều kiện để cộng đồng có thể tham gia vào các diễn đàn, chiến dịch, hoạt động truyền thông khác nhau trong bảo vệ TN&MT;

Tài liệu, nội dung truyền thông dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức và mối quan tâm nghề nghiệp của mỗi loại đối tượng, có những nội dung riêng và những nội dung chung. Tùy đặc thù từng cơ quan, đơn vị thì hình thức trin khai, nội dung, thông điệp khác nhau, qua các kênh thông tin khác nhau, nng đều cùng mục đích là nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Phần II.

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

II.1. Căn cứ pháp lý

Dưới đây là các văn bản pháp luật quan trọng là căn cứ pháp lý để xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông về quản lý tổng hợp vùng bờ giai đoạn 2017 - 2020:

- Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012,

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014,

- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược bin Việt Nam đến năm 2020;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 06 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

- Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1563/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt dự án quản lý tổng hợp vùng bờ tnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020.

II.2. Mục tiêu và phạm vi truyền thông

II.2.1. Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, ý thức và sự hiểu biết về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và hải đảo cho các nhà quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội và người dân ở vùng bờ tỉnh Nghệ An.

Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao sự hiểu biết về chính sách, pháp luật trong bảo vệ tài nguyên và môi trường cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và người dân ở vùng bờ;

- Nâng cao ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân về bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ và bin;

- Tăng cường sự điều phi, phối hợp và từng bước lồng ghép các hoạt động truyền thông của các Sở, ban, ngành và các cấp chính quyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường ở vùng bờ.

II.2.2. Phạm vi truyền thông

Phạm vi không gian: Gồm vùng biển ven bờ của tỉnh có ranh giới ngoài cách b khong 6 hải lý và vùng đất ven biển là các huyện: Quỳnh Lưu, Din Châu, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh;

Phạm vi thời gian: Kế hoạch được xây dựng cho giai đoạn 2017 - 2020.

II.3. Các hoạt động truyền thông đề xuất cho giai đoạn 2017 - 2020

II.3.1. Tổ chức thăm quan trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước

Trước những thách thức về sự suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường vùng bờ, biển ngày càng tăng, do phát triển kinh tế - xã hội ở vùng b, cùng như các tác động của BĐKH, nước biển dâng đến vùng ven biển của tỉnh, việc tổ chức các đợt thăm quan trao đổi, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, quản lý bin đảo và ứng phó với BĐKH, nước biển dâng tại các địa phương ven biển ở trong nước và một số nước trên thế giới là đặc biệt cần thiết đối với tỉnh Nghệ An trong thời kỳ phát triển mới.

Mục đích tổ chức hoạt động trên nhằm tăng cường năng lực, khả năng trong việc ra quyết định của các nhà quản lý, tìm kiếm một phương thức, kinh nghiệm mới trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ và kiểm soát môi trường vùng bvà biển ở tnh Nghệ An.

II.3.1.1. Thăm quan trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài

- Nội dung: Trao đổi kinh nghiệm về quản lý tài nguyên bin và hi đảo; các gii pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH và nước biển dâng;

- Đối tượng:

+ Thành viên Ban điều phối dự án QLTHVB tnh Nghệ An,

+ Đại diện lãnh đạo các cơ quan đơn vị gồm: Tnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị ven bin.

- Số lượng: 02 đợt, 15 người/đợt;

- Tần suất: 02 năm/đợt, bắt đầu từ năm 2018 đến 2020;

- Địa điểm: Lựa chọn dựa trên mục đích, nhu cầu cần trao đổi, chia skinh nghiệm;

- Kinh phí ước tính: 600 triệu/01 đợt;

- Nguồn kinh phí: Xã hội hóa và một phần hỗ trợ từ ngân sách

II.3.1.2. Thăm quan trao đổi kinh nghiệm ở trong nước

- Nội dung: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, tạo sinh kế bền vững cho cng đồng dân cư ven biển;

- Đối tượng:

+ Thành viên Ban điều phối và đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân các huyện, thị ven biển;

+ Cán bộ quản lý chuyên ngành có khả năng tổ chức thực hiện các dự án, chương trình liên quan đến quản lý tài nguyên và phát triển cộng đồng đang công tác tại các Sở: TN&MT, NN&PTNT, VH-TT, Du lịch, TT&TT, GTVT, Tài chính, KH&ĐT và Công thương.

- Số lượng: 02 đợt, mỗi đợt 20 người;

- Tần suất: 02 năm/đợt, bắt đầu từ năm 2018 đến 2020

- Địa điểm: Căn cứ vào nhu cầu, mục tiêu của mi đợt, để lựa chọn nơi đến cần thăm quan, trao đổi học hỏi kinh nghiệm;

- Kinh phí ước tính: 120 triệu/01 đợt;

- Nguồn kinh phí: Xã hội hóa và một phần hỗ trợ từ ngân sách.

II.3.2. Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và hải đảo

Hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước, truyền thông là một trong các hoạt động không thể thiếu, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương và cần được tổ chức thường niên. Trong truyền thông. Tập huấn là một hoạt động quan trọng của hoạt động truyền thông. Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ TN&MT nói chung và bin, hải đảo nói riêng không chỉ nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người được lập huấn, mà còn tạo ra các tuyên truyền viên.

Hiện nay, tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ TN&MT biển và hải đảo tại tỉnh Nghệ An còn hạn chế:

- Các chính sách pháp luật về bảo vệ TN&MT biển và hải đo chưa được truyền thông, phổ biến sâu rộng cho tất cả các đối tượng ở vùng bờ, đặc biệt đối với những đối tượng trực tiếp khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ và có khả năng gây ô nhiễm cao môi trường của vùng bờ và biển;

- Kinh phí tổ chức hạn hẹp, thiếu bền vững và chưa huy động được sự đóng góp từ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn các huyện ven biển

Mục đích của việc tập huấn, phổ biến trên nhm tăng cường sự hiểu biết về các chính sách, pháp luật trong bảo vệ TN&MT biển và hải đảo của Nhà nước, Chính phủ và tỉnh Nghệ An, mở rộng cho tất ccác cấp chính quyền, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở vùng bờ.

II.3.2.1. Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đo cho các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông tất c các cấp chính quyền của tnh

a) Đối với cấp tỉnh

- Nội dung: Tập huấn về các chính sách, pháp luật và quy định của Nhà nước và tỉnh liên quan quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và đảo; ứng phó với BĐKH, nước biển dâng;

- Đối tượng: Các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông đang công tác tại các cơ quan, đơn vị Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở TT&TT, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Sở Công thương, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tnh và Ủy ban mặt trận tổ quốc của tnh Nghệ An,

- Slượng: 02 lớp, 30 người/lớp;

- Tần suất: 02 năm/01 lớp, từ 2017 đến 2020;

- Địa điểm: Tại các huyện, thị ven biển;

- Kinh phí ước tính: 60 triệu/01 lớp;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.

b) Đối với cấp huyện, xã

- Nội dung: Tập huấn, phbiến các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và đảo; ứng phó với BĐKH, nước biển dâng;

- Đối tượng: Các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông đang công tác tại các cơ quan, đơn vị: UBND H. Quỳnh Lưu, H. Diễn Châu, H. Nghi Lộc, Tx. Hoàng Mai, Tx. Cửa Lò, Tp. Vinh; Huyện đoàn, Hội phụ nhuyện của các huyện ven biển và UBND các xã ven biển của tỉnh Nghệ An;

- Số lượng: 08 lớp, 60 người/lớp;

- Tần suất: 02 lớp/năm, từ 2017 đến 2020;

- Địa điểm: Tại các huyện, thị ven biển;

- Kinh phí ước tính: 100 triệu/01 lớp;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tnh từ nguồn sự nghiệp bo vệ môi trường.

II.3.2.2. Tập hun, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ở vùng bờ

- Nội dung: Tập huấn, phổ biến các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến các lĩnh vực khai thác khoáng sản, thủy sản, công nghiệp, du lịch - dịch vụ; các quy định về bảo vệ môi trường; các văn bản, quy định ln quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo; các giải pháp/biện pháp liên quan đến ứng phó, thích ứng với BĐKH và nước biển dâng;

- Đối tượng: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, cảng biển và vận tải biển; các cơ sở, tổ chức kinh doanh du lịch - dịch vụ; làng nghtại các huyện, thị ven biển của tỉnh Nghệ An,

- Slượng: 08 lớp, 60 người/lớp;

- Tần suất: 02 lớp/năm, từ 2017 đến 2020;

- Địa điểm: Tại các huyện, thị ven biển;

- Kinh phí ước tính: 120 triệu/01 lớp;

Nguồn kinh phí: Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường và một phần đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các huyện ven biển. Cụ thể:

- Ngân sách của tnh hỗ trợ chi tổ chức lớp tập hun, như: thuê hội trường, làm banner, loa đài, mời giảng viên, nước uống, tài liệu.

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế liên quan tự chi trả các chi phí đi lại, ăn và chi khác.

II.3.3. Truyền thông, phổ biến các chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và hi đo

Truyn thông, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hi đảo có vai trò rất quan trọng, nhằm đưa các chtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tổ chức và cá nhân, góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật.

Hiện nay, hình thức truyền thông, phổ biến các chính sách, pháp luật về bảo vệ TN&MT luôn được đổi mới và có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các hình thức truyn thông, để tăng hiệu quả truyền thông. Trong số các hình thức hiện đang được áp dụng, phải kể đến nhng hình thức truyền thông nhanh, ít tốn kém và có hiệu qu cao, như phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; in n, phát hành tờ rơi, tờ gấp, stay truyền thông và tổ chức các cuộc thi, buổi tọa đàm tìm hiu chính sách, pháp luật.

vùng bờ Nghệ An, trong giai đoạn 2011 - 2015, các hoạt động truyền thông đã được triển khai trong khuôn khổ dự án QLTHVB còn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức. Công tác truyền thông về QLTHVB chưa phát huy được vai trò của hệ thống đài phát thanh phường/xã, hệ thống internet, trang web của các địa phương ven biển; tn suất và số lượng các đợt truyền thông còn ít, đặc biệt là hình thức truyền thông qua tờ rơi, tờ gấp, băng rôn, khẩu hiệu Nội dung truyền thông chủ yếu về QLTHVB và các giá trị tài nguyên của vùng bờ: chưa chú ý đến các chính sách, pháp luật về bảo vệ TN&MT biển, hi đảo.

II.3.3.1. Xây dựng và phát sổ tay tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho các tổ chức kinh tế

- Nội dung: Các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến các lĩnh vực khai thác khoáng sản, thủy sản, công nghiệp, du lịch - dịch vụ; các quy định về bo vệ môi trường; các văn bản, quy định liên quan đến quản lý tài nguyên bin, hải đảo; các giải pháp/biện pháp liên quan đến ứng phó, thích ứng với BĐKH và nước biển dân. Sổ tay cần được thiết kế gọn, nội dung phù hợp với mỗi đối tượng tuyên truyền cụ thể. Các nội dung cần truyền thông sđược lồng ghép hài hòa, dễ hiểu, ngắn gọn và tập trung vào những vấn đquan trọng, cn thiết.

- Đối tượng: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, cảng biển và vận tải biển; các cơ sở, tổ chức kinh doanh du lịch - dịch vụ; làng nghtại các huyện, thị ven biển của tnh Nghệ An,

- Số lượng: 04 đợt, mỗi đợt in và phát 500 cuốn;

- Tần suất: 01 đợt/năm, từ năm 2017 đến 2020;

- Kinh phí ước tính: 50 triệu/01 đợt;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bo v môi trường.

II.3.3.2. Xây dựng và phát sổ tay tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho cộng đồng dân cư ven biển

- Nội dung: Các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; quy chế và các mức xử pht đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sổ tay cần được xây dựng với nội dung đơn giản, dễ hiểu, có kèm theo các hình ảnh minh họa để tăng khả năng trực quan của người đọc, phù hợp với đối tượng là những người đi bin và cộng đồng dân cư ven biển. Trong quá trình triển khai kế hoạch, tùy từng nội dung tuyên truyền, có thể có các câu hỏi đáp kèm theo hình ảnh minh họa.

- Đối tượng:

+ Những người đi biển, làm nghề khai thác hải sn, trực tiếp khai thác tài nguyên ở vùng bờ;

+ Cộng đồng dân cư ven biển.

- Số lượng: 04 đợt, mỗi đợt in và phát 2.000 cuốn;

- Tần suất: 01 đợt/năm, từ năm 2017 đến 2020;

- Kinh phí ước tính: 80 triệu/01 đợt;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tnh từ nguồn sự nghiệp bo vệ môi trường.

II.3.3.3. Viết bài đọc trên loa truyền thanh xã, phường và thị trấn ven biển tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hi đảo

- Ni dung: Các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; các mức xử pht đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nội dung truyền thông đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và được kiểm duyệt trước khi phát trên loa truyn thanh của địa phương;

- Đối tượng: Mọi tầng lớp nhân dân tại các xã, phường của 06 huyện, thị ven biển

- Số lượng: 16 bài, 01 bài/đợt;

- Tần suất; 03 tháng/bài, từ năm 2017 đến 2020;

- Kinh phí ước tính: 20 triệu/01 đợt;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.

II.3.3.4. Viết bài đăng tải trên trang thông tin điện tử của các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị ven bin tuyên truyền chính sách, pháp luật vquản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đo

- Nội dung: QLTHVB và các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; các quy định về xử phạt đối với các vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và được kim duyệt trước khi đăng tải trên trang web;

- Đối tượng: Các nhà quản lý, tổ chức kinh tế và người dân;

- Số lượng: 16 bài, 01 bài/đợt;

- Tần suất: 03 tháng/bài, từ năm 2017 đến 2020;

- Kinh phí dự kiến: 5 triệu/01 đợt;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tính từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.

II.3.3.5. T chc cuộc thi trực tuyến tìm hiu chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đo

- Nội dung: Tìm hiểu các chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào lĩnh vực biển và hải đảo theo hình thức tr li trắc nghiệm trực tuyến trên hệ thống mạng thông tin điện tử;

- Đối tượng: Học sinh, sinh viên và các đoàn viên thanh niên tại các huyện, thị ven biển;

- Số lượng: 24 cuộc thi;

- Tần suất: 01 cuộc thi/năm/huyện (06 cuộc thi/06 huyện, thị/01 năm), từ 2017 đến 2020;

- Kinh phí ước tính: 80 triệu/01 cuộc thi;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bo vệ môi trường.

II.3.3.6. Phát động cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về qun lý, bo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

- Nội dung: Tìm hiểu các chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào lĩnh vực biển và hải đo;

- Đối tượng: Học sinh, sinh viên tại các huyện, thị ven bin;

- Số lượng: 24 cuộc thi;

- Tần suất: 01 cuộc thi/năm/huyện (06 cuộc thi/06 huyện, thị/01 năm), từ 2017 đến 2020;

- Kinh phí ước tính: 100 triệu/01 cuộc thi;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.

II.3.4. Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh, làm sạch khu phố, khu dân và trên các bãi biển

Song song với tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao ý thức, nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng là một trong các hoạt động quan trọng trong công tác truyền thông.

tỉnh Nghệ An nói chung và vùng bờ của tỉnh nói riêng, công tác truyền thông nâng cao ý thức trong nhân dân cũng đã được chú trọng và triển khai thực hiện hàng năm, với dưới nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, chng hạn như:

- Phát động các phong trào tổng vệ sinh ở các khu vực chợ; vớt bèo, rác thải làm cản trdòng chảy tại các kênh mương, cống rãnh; làm sạch bãi biển, điển hình như Tp. Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu...,

- Phát động phong trào nhân các ngày lễ lớn về TN&MT do các sở, ban, ngành và huyện, thành, thị của tnh Nghệ An tổ chức, như: Chương trình “Giờ Trái đất, Ngày Môi trường Thế giới 5/6, Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác truyền thông nâng cao ý thức vbảo vệ TN&MT trong nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể như: (1) Tần suất tổ chức các hoạt động truyền thông chưa được thường xuyên, chyếu tập trung vào hưởng ứng nhân các ngày lễ lớn về TN&MT; (2) Kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông còn hạn hẹp, chủ yếu được lấy từ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Dưới đây là hoạt động truyền thông đề xuất, nhằm nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, bo vệ môi trường trong các khu dân cư:

- Nội dung: Thu dọn rác, phế thải trong các ngõ xóm, trên kênh mương và các bãi bin;

- Đối tượng: Người dân, học sinh tại các xã, phường, thị trấn của 06 huyện, thị ven biển;

- Số lượng: 48 chiến dịch;

- Tần suất: 03 tháng/chiến dịch/huyện, từ năm 2017 đến 2020;

- Kinh phí ước tính: 70 triệu/01 chiến dịch;

- Nguồn kinh phí: Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Các hoạt động truyền thông về QLTHVB tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020 được tóm lược trong Phụ lục của kế hoạch này.

II.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch

II.4.1. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm

Kế hoạch được triển khai, thực hiện dưới sự điều phối của Ban điều phối đa ngành của dự án Quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Nghệ An đã được thành lập theo Quyết định số 4992/QĐ-UBND.BĐP ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An. Giúp việc cho Ban điều phối này gồm có Văn phòng dự án được thành lập theo Quyết định số 797/QĐ-STNMT.NBHĐ ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An và Tổ hỗ trợ kỹ thuật được thành lập theo Quyết định số 798/QĐ-STNMT.NBHĐ ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

Trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong việc triển khai Kế hoạch truyền thông về QLTHVB giai đoạn 2017 - 2020 cụ th như sau:

a) Ban điều phối dự án:

- Chỉ đạo, đánh giá và thông qua các sản phẩm, kết qucủa hoạt động truyền thông triển khai theo Kế hoạch;

- Điều phối các sở, ngành và các bên có liên quan tham gia vào công tác truyền thông cụ thể của Kế hoạch;

- Hỗ trợ sự phối hợp giữa các sở, ngành và cơ quan liên quan trong công tác truyền thông về TN&MT vùng bờ của Tỉnh.

b) Văn phòng Ban điều phối dự án:

- Chủ trì, phối hợp với Nhóm tuyên truyền viên của dự án triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông theo Kế hoạch, phổ biến các sn phẩm truyn thông đến các đối tượng phù hợp.

c) Tổ chuyên gia kỹ thuật của dự án

- Tư vn, hỗ trợ và đánh giá về mặt kỹ thuật trong hoạt động truyền thông theo Kế hoạch

d) Nhóm tuyên truyền viên nòng cốt của dự án

Nhóm tuyên truyền viên được thành lập trong khuôn khổ dự án QLTHVB tnh Nghệ An, giai đoạn 2011 - 2015 là nhóm nòng cốt hỗ trợ, tham gia triển khai các hoạt động truyền thông trong kế hoạch này. Nhóm tuyên truyền viên nòng cốt bao gồm các thành viên là đại diện của các cơ quan có liên quan gồm.

- Sở TN&MT (hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường tại vùng bờ), có năng lực điều phối hợp tác và làm việc với các bên liên quan;

- Sở TT&TT (hoạt động trong lĩnh vực cộng đồng);

- Sở NN&PTNT (hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ);

- Sở Du lịch (hoạt động trong lĩnh vực quản môi trường du lịch biển và ven biển);

- Tỉnh Hi phụ nữ (có kinh nghiệm và kiến thức trong tuyên truyền về TN&MT);

- Tỉnh Đoàn thanh niên (có kinh nghiệm và kiến thức trong tuyên truyền về TN&MT);

- Hội Nông dân (có kinh nghiệm và kiến thức trong tuyên truyền về TN&MT).

- Các huyện, thị ven biển: Tp. Vinh, Tx. Cửa Lò, Tx. Hoàng Mai, H Nghi Lộc H. Diễn Châu và H. Quỳnh Lưu.

Trưởng nhóm tuyên truyền viên là cán bộ đại diện của Sở TN&MT Nghệ An Nhóm tuyên truyền viên có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ban điều phối dự án QLTHVB tỉnh Nghệ An triển khai các hoạt động truyền thông đề xuất trong Kế hoạch.

e) Sở, ngành liên quan:

Các s, ban, ngành và tổ chức đoàn thể có liên quan khác sẽ tham gia triển khai thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được phân công.

I.4.2. Cách thức tổ chức các hoạt động truyền thông

1. Văn phòng Ban điều phối kết hợp với Nhóm tuyên truyền viên nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

- Cụ thể hóa các công việc cần triển khai thực hiện đối với mỗi hoạt động truyền thông cụ thể của kế hoạch (như: xác định thời gian, địa đim, đi tượng tham gia nội dung các hạng mục công việc cụ thể, bố trí nguồn lực, kinh phí và sắp xếp những vấn đề liên lạc, hậu cn liên quan...);

- Chi tiết hóa các nội dung và tìm kiếm nguồn kinh phí bổ sung cho các hoạt động ngoài ngân sách;

Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan trong việc lồng ghép các hoạt động truyền thông theo Kế hoạch này vào các hoạt động truyền thông khác của các cơ quan, đơn vị liên quan như: Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở VH-TT, SDu lịch, Sở TT&TT, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên,...

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Báo cáo Nghệ An tránh nhiệm phối hợp với Văn phòng Ban điều phối dự án tổ chức, triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm truyền thông, chính sách, pháp luật trong bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo khi có yêu cầu, đề xuất phối hợp.

II.4.3. Tài chính

Tổng kinh phí ước tính cho giai đoạn 2017 - 2020 là: 11.920.000.000 đồng (Mười một t chín trăm hai mươi triệu đng).

Tuy nhiên, kinh phí triển khai Kế hoạch sẽ được phân bổ hàng năm theo kế hoạch; dự toán chi tiết của mỗi hoạt động truyền thông cụ th cùng sđược lập, thẩm định và phê duyệt theo kế hoạch phân bổ.

Nguồn kinh phí cho các hoạt động ngoài ngân sách sẽ đề nghị UBND tỉnh cấp bổ sung hoặc khai thác các nguồn kinh phí từ các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan tới các hoạt động này.

II.4.4. Đánh giá kết quả triển khai kế hoạch

Để nâng cao hiệu quvà rút kinh nghiệm trong việc trin khai thực hiện các hoạt động truyền thông theo kế hoạch, hàng năm sẽ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện. Báo cáo đánh giá tập trung vào các nội dung chính sau:

- Hoạt động điều phối của Ban điều phối và sự phối kết hợp của các s, ban, ngành, các cấp chính quyền và các bên liên quan;

- Hoạt động của Nhóm các tuyên truyền viên nòng cốt và các mạng lưới tuyên truyền viên;

- Kết quả triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông về QLTHVB của Kế hoạch.

Bên cạnh đánh giá hàng năm, đánh giá theo định kỳ cùng sđược thực hiện và được chia thành 02 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2017 - 2018): Trong giai đoạn này, việc tổ chức đánh giá Đề án giữa kỳ sẽ thực hiện vào cuối năm 2018.

- Giai đoạn II (2019 - 2020): Tổ chức đánh giá tổng kết Đề án vào cuối năm 2020.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Tổng kết dự án Quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2011 - 2015. Sở TN&MT tỉnh Nghệ An.

2. Kế hoạch hoạt động Bảo vệ môi trường (2012). Ban tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An.

3. Kế hoạch truyền thông phục vụ QLTHVB tỉnh Nghệ An (2012). Dự án QLTHVB tnh Nghệ An, giai đoạn 2011 - 2015

4. Kế hoạch và dự toán kinh phí các hoạt động phối hợp vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường năm 2012, ban thường trực Ủy ban MTTQVN Tnh Nghệ An.

5. Kế hoạch và dự trù kinh phí Tập huấn công tác tuyên truyền viên Bảo vệ môi trường năm 2012, Đảng khối các cơ quan tỉnh, Đảng bộ tnh Nghệ An.

6. Sở TN&MT Nghệ An (2012): Báo cáo kết quả hoạt động bảo vệ MT từ 15/4/2012 - 15/5/2012 và kế hoạch tháng từ 15/5 - 15/6/2012. Sở TN&MT tnh Nghệ An.

7. Văn phòng Agenda 21 Việt Nam (2005): Kế hoạch Hoạt động về Phát triển Bn vững của Việt Nam (Bản phác thảo). Bộ KH&ĐT.

 

PHỤ LỤC:

TÓM LƯỢC CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ QLTHVB GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Stt

Tên hoạt động truyền thông

Nội dung

Đối tượng truyền thông/tham gia

Số lượng

Tần suất

Thời gian

Kinh phí ước tính (Tr.đồng)

Nguồn kinh phí

1

Thăm quan trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài

Trao đổi kinh nghiệm về quản lý tài nguyên biển và hải đảo; các gii pháp ứng phó, thích ng với BĐKH và nước biển dâng

Thành viên Ban điều phối dự án QLTHVB tnh Nghệ An;

Đại diện lãnh đạo các cơ quan đơn vị gồm; Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị ven biển

02 đợt, mỗi đợt 15 người

02 năm/đợt

2018-2020

1.200

Xã hội hóa và một phần hỗ trợ từ ngân sách

2

Tham quan trao đổi kinh nghiệm ở trong nước

Trao đổi kinh nghiệm xây dựng và triển khai các mô hình đồng quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, tạo sinh kế bn vng cho cng đồng dân cư ven biển

Thành viên Ban điều phối và đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân các huyện, thị ven bin;

Cán bộ quản lý chuyên ngành có khả năng tổ chức thực hiện các dự án, chương trình liên quan đến qun tài nguyên và phát trin cộng đồng đang công tác tại các Sở: TN&MT, NN&PTNT, VH-TT, Du lịch, TT&TT, GTVT, Tài chính, KH&ĐT và Công thương

02 đợt, mi đợt 20 người

02 năm/đợt

2018 -2020

240

Xã hội hóa và một phần hỗ trợ từ ngân sách

3

Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông ở cấp tỉnh

Tập huấn về các chính sách, pháp luật và quy định của Nhà nước và tỉnh liên quan quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và đảo; ứng phó với BĐKH, nước biển dâng

Các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông tại các Sở: TN&MT, NN&PTNT, VH-TT, Du lịch, TT&TT, GTVT, GD&ĐT, Tài chính, Công thương và KH&ĐT: Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh và Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh

02 lớp, mỗi lớp 30 người

02 năm/ 01 lớp

2017-2020

120

Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường

4

Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông ở cấp huyện, xã

Tập huấn, phổ biến các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và đo; ứng phó với BĐKH, nước biển dâng

Các cán bộ quản lý và làm công tác truyền thông tại các UBND: H. Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Tx. Hoàng Mai, Tx. Cửa Lò, Tp. Vinh; Huyện đoàn, Hội phụ nữ huyện và UBND các xã ven biển của tnh

08 lớp, mỗi lớp 60 người

02 lớp/năm

2017-2020

800

Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường

5

Tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hi đo cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ở vùng b

Tập huấn, phổ biến các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến các lĩnh vực khai thác khoáng sản, thủy sản, công nghiệp, du lịch - dịch vụ: các quy định về bảo vệ môi trường;  các văn bản, quy định liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên biển, hi đảo; các giải pháp/biện pháp liên quan đến ứng phó, thích ứng với BĐKH và nước biển dâng

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, đánh bắt và nuôi trồng thủy hi sản, cảng bin và vận tải biển; các cơ sở, tổ chức kinh doanh du lịch - dịch vụ; làng nghtại các huyện, thị ven biển của tỉnh

08 lớp, mi lớp 60 người

02 lớp/năm

2017-2020

960

Ngân sách của tnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường và một phần đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các huyện ven biển

6

Xây dựng và phát sổ tay tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hi đo cho các tổ chức kinh tế

Các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến các lĩnh vực khai thác khoáng sn, thủy sản, công nghiệp, du lịch - dịch vụ; các quy định về bảo vệ môi trường; các văn bản, quy định liên quan đến qun lý tài nguyên biển, hải đảo; các giải pháp/biện pháp liên quan đến ứng phó, thích ứng với BĐKH và nước biển dâng

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sn, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, cng biển và vận tải biển: các cơ sở, tổ chức kinh doanh du lịch dịch vụ; làng nghtại các huyện, th ven biển của tỉnh

04 đợt, mỗi đợt in và phát 500 cuốn

01 đợt/năm

2017-2020

200

Ngân sách của tnh từ nguồn sự nghiệp bo vmôi trường

7

Xây dựng và phát sổ tay tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho cộng đồng dân cư ven biển

Các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường; các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; các mức xử pht đối với các hành vi vi phạm pháp luật vbảo vệ tài nguyên, môi trường

Những người đi biển, làm nghề khai thác hải sản, trực tiếp khai thác tài nguyên ở vùng bờ; Cộng đồng dân cư ven

04 đợt, mỗi đợt in và phát 2.000 cuốn

01 đợt/năm

2017 - 2020

320

Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường

8

Viết bài đọc trên loa truyền thanh xã, phường và thị trn ven bin tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Các quy định về bo vệ tài nguyên và môi trường; các hành vi vi phạm pháp luật v bo vệ tài nguyên, môi trường; các mức xử pht đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường

Mọi tng lớp nhân dân tại các xã, phường của 06 huyện, thị ven biển

16 bài, mi bài đợt

03 tháng/bài

2017 - 2020

320

Ngân sách của tnh từ nguồn sự nghiệp bo vệ môi trường

9

Viết bài và đăng tải trên trang thông tin điện tử của các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị ven biển tuyên truyền chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Các quy định về bo vệ tài nguyên và môi trường; các hành vi vi phạm pháp luật vbảo vệ tài nguyên, môi trường; các mức xử pht đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân

16 bài, mi bài/đợt

03 tháng/bài

2017 - 2020

80

Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường

10

Phát động cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Tìm hiểu các chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào lĩnh vực biển và hải đảo

Học sinh, sinh viên và thanh niên tại các huyện, thị ven biển

24 cuộc thi

01 cuộc thi/ năm/ huyện (06 huyện/ 06 cuộc thi /01 năm)

2017 - 2020

2.400

Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường

11

Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu chính sách, pháp luật về quản lý, bo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Tìm hiểu các chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào lĩnh vực biển và hải đảo theo hình thức trả lời trắc nghiệm trực tuyến trên hệ thống mng thông tin điện tử;

Học sinh, sinh viên và các đoàn viên thanh niên tại các huyện, thị ven biển

24 cuộc thi

01 cuộc thi/ năm/ huyện (06 huyện/ 06 cuộc thi/01 năm)

2017 - 2020

1.920

Ngân sách của tnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường

12

Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh, làm sạch khu phố, khu dân cư và trên các bãi biển

Thu dọn rác, phế thải trong các ngõ xóm, trên kênh mương và các bãi biển

Người dân, học sinh tại các xã, phường, thị trấn của 06 huyện, thị ven biển

48 chiến dịch

03 tháng/ chiến dịch/ huyện

2017 - 2020

3.360

Ngân sách của tỉnh từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường