Quyết định 2926/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, thuỷ sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Số hiệu: | 2926/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre | Người ký: | Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 20/12/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2926/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 20 tháng 12 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP, THUỶ SẢN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Biên bản thẩm định số 11/BB-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng thẩm định dự án nông nghiệp, thuỷ sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 3495/UBND-TH ngày 15 tháng 8 năm 2011 về trích biên bản họp thành viên UBND tỉnh lệ kỳ tháng 8 năm 2011, trong đó có thông qua báo cáo quy hoạch nông nghiệp, thuỷ sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Căn cứ công văn số 718-CV/TU ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Văn phòng Tỉnh uỷ về trích biên bản Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lệ kỳ tháng 8 năm 2011, trong đó có thông qua báo cáo quy hoạch nông nghiệp, thuỷ sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 375/TTr-SNN ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, thuỷ sản tỉnh Bến Tre đến 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, thuỷ sản tỉnh Bến Tre đến năm 2020 với nội dung chính sau:
1. Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, từng bước tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên, khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà”, phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tiến đến sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu, nhằm nâng cao đời sống nông dân, nông thôn.
Mục tiêu cụ thể:
- Đóng góp tích cực vào độ ổn định, tính bền vững của phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Bến Tre ở mức 13%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 14,6%/năm trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng trong toàn thời kỳ 2011-2020 khoảng 13,8%/năm. Góp phần đưa kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre ở mức trung bình so với mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, một số mặt hàng nông thuỷ sản chủ lực (dừa, trái cây, cacao, hoa kiểng, sản phẩm chăn nuôi heo, bò, thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt) đứng ở nhóm đầu toàn vùng.
- Đảm bảo vai trò là lĩnh vực kinh tế nền tảng, tạo thế ổn định và bền vững cho phát triển chung, đồng thời cung ứng nông thủy sản hàng hoá với hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, vừa đảm bảo tiêu dùng xã hội, vừa cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và góp phần vào phát triển khu vực dịch vụ. Tuy cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch sang hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng khu vực I vẫn giữ mục tiêu đến năm 2020 chiếm cơ cấu khoảng 20% GDP toàn tỉnh.
- Góp phần thực hiện chương trình tam nông và xây dựng xã nông thôn mới; đồng thời tập trung vào nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất; phát triển đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác và với việc xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, giảm thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ, quản lý cho nội bộ ngành và cho chuyển dịch ổn định sang các ngành, lĩnh vực khác.
- Tăng dần hàm lượng công nghệ và tri thức trong nông thủy sản phẩm; đồng thời tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên nông nghiệp, hạn chế phân hoá xã hội.
- Đảm bảo ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Phương hướng quy hoạch:
Quy hoạch tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Đầu tư thêm hàm lượng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng, sức cạnh tranh, tập trung ngày càng nhiều vào các lĩnh vực cơ giới hoá sản xuất nhằm giảm áp lực thiếu lao động, tích cực bảo vệ môi trường nông nghiệp, phát triển tiêu chuẩn hoá đồng bộ theo yêu cầu của thị trường kết hợp với tổ chức điều tiết các kênh thương mại và phát triển các cơ sở sau thu hoạch.
- Tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - thuỷ lợi theo hướng phát triển bền vững khu vực nông thôn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng một số khu, trung tâm, vùng nuôi trồng có hàm lượng công nghệ ngày càng cao làm hạt nhân phát triển nông nghiệp - thuỷ sản trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Phương án quy hoạch:
Quy hoạch chọn phương án 2 làm phương án phát triển, với các chỉ tiêu phát triển chủ yếu đến năm 2020 như sau:
a) Tốc độ tăng trưởng:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Khu vực I đạt 5,9% giai đoạn 2011-2015; 6,7% giai đoạn 2016-2020 và 6,3% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
+ Khu vực nông nghiệp đạt 5,4% giai đoạn 2011-2015; 5% giai đoạn 2016-2020 và 5,2% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
+ Khu vực thuỷ sản đạt 6,3% giai đoạn 2011-2015; 8,1% giai đoạn 2016-2020 và 7,2% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
+ Khu vực lâm nghiệp đạt 0,2% giai đoạn 2011-2015; 0,3% giai đoạn 2016-2020 và 0,3% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA): Khu vực I đạt 4,0% giai đoạn 2011-2015; 3,5% giai đoạn 2016-2020 và 3,8% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
+ Khu vực nông nghiệp đạt 3,7% giai đoạn 2011-2015; 2,7% giai đoạn 2016-2020 và 3,2% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
+ Khu vực thuỷ sản đạt 4,4% giai đoạn 2011-2015; 4,5% giai đoạn 2016-2020 và 4,5% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
+ Khu vực lâm nghiệp đạt 0,4% giai đoạn 2011-2015; 0,8% giai đoạn 2016-2020 và 0,6% giai đoạn 10 năm 2011-2020.
b) Về cơ cấu nội bộ khu vực I:
- Tỷ trọng khu vực I năm 2015 chiếm 30,3% và năm 2020 chiếm 19,2% trong cơ cấu GDP của tỉnh.
- Trong khu vực I, tỷ trọng giữa 2 nhóm ngành chủ lực nông nghiệp - thuỷ sản là 58,1% - 41,76% (năm 2015) và 51,54% - 48,34% (năm 2020).
- Trong nội bộ ngành nông nghiệp: Đảm bảo giá trị sản xuất chăn nuôi đạt tỷ trọng 25%.
- Trong nội bộ ngành thuỷ sản: Đảm bảo giá trị sản xuất nuôi trồng chiếm 71%.
c) Các sản phẩm chủ lực:
- Dừa kết hợp các sản phẩm khai thác tổng hợp từ vườn dừa.
- Trái cây đặc sản: Bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt.
- Cây giống, hoa kiểng.
- Chăn nuôi heo, bò quy mô tập trung.
- Thuỷ sản: Tôm biển, nghêu, cá tra, thuỷ sản đánh bắt.
d) Các lĩnh vực đột phá:
- Tập trung vào các hệ thống canh tác theo hướng tăng quy mô, hiệu quả và chất lượng nhằm nâng cao năng suất, giá trị thương phẩm của các sản phẩm chủ lực: Dừa (năng suất, chất lượng), trái cây đặc sản, cây giống, hoa kiểng, thuỷ sản nước mặn lợ (chất lượng, thương hiệu, tiêu chuẩn hoá), chăn nuôi, thuỷ sản đánh bắt (quy mô và hiệu quả).
- Chú trọng ứng dụng triển khai khoa học cộng nghệ, xây dựng và nhân rộng mô hình các hệ thống canh tác, biện pháp kỹ thuật trước và sau thu hoạch, biện pháp kỹ thuật nuôi - đánh bắt, xử lý môi trường nuôi… kết hợp cải thiện trình độ lao động nhằm nâng cao hiệu quả và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, từng bước phát triển khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao.
- Phát triển thích ứng và đồng bộ các giải pháp về cơ giới hoá, thuỷ nông, mặt bằng đồng ruộng, hạ tầng thiết bị trang trại, cải hoán phương tiện đánh bắt, các cơ sở trạm trại… nhằm hỗ trợ hiện đại hoá sản xuất và thích ứng với điều kiện thiếu hụt lao động trong tương lai.
- Kết hợp chặt chẽ tiêu chuẩn hoá với thương mại hoá các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thương phẩm và điều hoà về thị trường tiêu thụ.
e) Chỉ tiêu diện tích sản lượng các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu:
- Lĩnh vực trồng trọt:
+ Đến năm 2015: Cây lúa diện tích canh tác 30.000ha, diện tích gieo trồng 71.000ha, sản lượng 331.600 tấn; cây mía 4.300ha mía, sản lượng 365.500 tấn; cây dừa 53.500ha, sản lượng 494.000 tấn; cây ăn trái 34.500ha cây ăn trái, sản lượng 442.000 tấn.
- Đến năm 2020: Cây lúa diện tích canh tác 25.000ha, diện tích gieo trồng 61.100ha, sản lượng 289.370 tấn; cây mía 4.000ha mía, sản lượng 360.000 tấn; cây dừa 56.800ha, sản lượng 546.000 tấn; cây ăn trái 33.000ha cây ăn trái, sản lượng 388.330 tấn.
- Lĩnh vực chăn nuôi:
+ Đến năm 2015: Tổng đàn heo 476.550 con, đàn bò 199.380 con, đàn dê 63.290 con, đàn gia cầm 5,69 triệu con. Tổng sản lượng thịt các loại 107.715 tấn.
+ Đến năm 2020: Tổng đàn heo 518.740 con, đàn bò 211.410 con, đàn dê 66.520 con, đàn gia cầm 6,85 triệu con. Tổng sản lượng thịt các loại 126.675 tấn.
- Lĩnh vực thuỷ sản:
+ Năm 2015: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 46.000ha, sản lượng 222.600 tấn; tổng số tàu đánh bắt 4.500 chiếc, trong đó tàu xa bờ 1.800 chiếc, sản lượng 126.710 tấn.
+ Năm 2020: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 47.000ha, sản lượng 250.000 tấn; tổng số tàu đánh bắt 4.400 chiếc, trong đó tàu xa bờ 1.850 chiếc, sản lượng 130.900 tấn.
- Lĩnh vực lâm nghiệp:
Đến năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp 7.833ha, trong đó đất có rừng 4.400ha; năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp 7.833ha, trong đó đất có rừng 4.900ha.
(Kèm theo Phụ lục I).
4. Kinh phí và phân bổ vốn đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư thực hiện các chương trình dự án phát triển khu vực I giai đoạn 2011-2020 là: 29.131.119 triệu đồng. Trong đó:
+ Vốn trong dân: 19.238.066 triệu đồng (trong đó có 20% vốn dân vay).
+ Vốn ngân sách nhà nước: 9.893.133 triệu đồng.
- Phân kỳ vốn và nguồn vốn giai đoạn 2011-2020 như sau:
Hạng mục |
2011-2015 |
2016-2020 |
2011-2020 |
Tổng đầu tư (triệu đồng) |
12.622.649 |
16.508.550 |
29.131.199 |
Đầu tư khu vực trong dân |
7.438.020 |
11.800.046 |
19.238.066 |
Đầu tư khu vực Nhà nước |
5.184.629 |
4.708.504 |
9.893.133 |
- Địa phương |
1.986.483 |
1.970.728 |
3.956.761 |
- Trung ương |
3.198.146 |
2.738.226 |
5.936.372 |
Cơ cấu |
100 |
100 |
100 |
Đầu tư khu vực trong dân |
59% |
71% |
66% |
Đầu tư khu vực Nhà nước |
41% |
29% |
34% |
- Địa phương |
16% |
12% |
34% |
- Trung ương |
25% |
17% |
20% |
GDP |
59.315.411 |
101.933.447 |
161.248.863 |
Đầu tư trong dân/GDP |
12,54% |
11,58% |
11,93% |
Tổng đầu tư/GDP |
21,28% |
16,20% |
18,07% |
5. Các giải pháp chủ yếu:
a) Các giải pháp:
Quy hoạch bao gồm 8 giải pháp chủ yếu về: Huy động và thu hút vốn đầu tư, thu hút và phát triển nguồn lực, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, các yếu tố có tác động đến quy hoạch, hợp tác phát triển, tổ chức quản lý.
b) Các chính sách phát triển nông nghiệp, thuỷ sản:
Quy hoạch đề xuất thực hiện 6 chính sách chủ yếu trong đó:
- Đối với tỉnh vận dụng triển khai thực hiện các chính sách về: Đất đai, thu hút đầu tư, huy động vốn, khoa học công nghệ, đào tạo và sử dụng nguồn lực.
- Đối với Trung ương đề xuất sửa đổi ban hành mới các chính sách liên quan đến đất đai (tích tụ đất, tăng mức hạn điền), khuyến khích phát triển trang trại và sản xuất hàng hoá đạt chất lượng xác nhận.
c) Các chương trình dự án:
Quy hoạch đề xuất thực hiện 10 chương trình:
- Chương trình phát triển kinh tế dừa.
- Chương trình phát triển cây ăn trái.
- Chương trình phát triển chăn nuôi.
- Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản.
- Chương trình phát triển công nghiệp chế biến.
- Chương trình phát triển thương mại du lịch.
- Chương trình phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.
- Chương trình xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội.
- Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
- Chương trình phát triển hạ tầng và chỉnh trang đô thị.
Trong mỗi chương trình đầu có các dự án chuyên đề. (kèm theo phụ lục II)
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm triển khai, phổ biến quy hoạch này trên các phương tiện thông tin và đến các sở, ban ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, theo chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố cụ thể hoá các nội dung, từng lúc xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện cụ thể đúng theo mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2926/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
STT |
Danh mục |
ĐVT |
Năm |
Tốc độ tăng trưởng |
|||
2010 |
2015 |
2020 |
2011-2015 |
2016-2020 |
|||
A |
TRỒNG TRỌT |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cây lúa |
|
|
|
|
|
|
- DT canh tác |
ha |
38.353 |
30.000 |
25.000 |
-4,79% |
-3,58% |
|
- DT gieo trồng |
ha |
80.225 |
71.000 |
61.100 |
-2,41% |
-2,96% |
|
- Sản lượng |
tấn |
366.810 |
331.600 |
289.370 |
-2,00% |
-2,69% |
|
2 |
Cây bắp |
|
|
|
|
|
|
- DT gieo trồng |
ha |
875 |
940 |
1.180 |
1,44% |
4,65% |
|
- Sản lượng |
tấn |
3.232 |
3.760 |
5.310 |
3,07% |
7,15% |
|
3 |
Rau đậu các loại |
|
|
|
|
|
|
- DT gieo trồng |
ha |
5.914 |
8.200 |
11.000 |
6,75% |
6,05% |
|
- Sản lượng |
tấn |
95.364 |
136.120 |
187.000 |
7,38% |
6,56% |
|
4 |
Cây mía |
|
|
|
|
|
|
- DT gieo trồng |
ha |
5.865 |
4.300 |
4.000 |
-6,02% |
-1,44% |
|
- Sản lượng |
tấn |
460.056 |
365.500 |
360.000 |
-4,50% |
-0,30% |
|
5 |
Cây dừa |
|
|
|
|
|
|
- DT gieo trồng |
ha |
51.560 |
53.500 |
56.800 |
0,74% |
1,20% |
|
- Sản lượng |
tấn |
420.212 |
494.000 |
546.000 |
3,29% |
2,02% |
|
6 |
Cây ăn trái |
|
|
|
|
|
|
- DT gieo trồng |
ha |
32.023 |
34.500 |
33.000 |
1,50% |
-0,89% |
|
- Sản lượng |
tấn |
318.469 |
442.000 |
388.330 |
6,78% |
-2,56% |
|
B |
CHĂN NUÔI |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đàn heo |
con |
431.562 |
476.550 |
518.740 |
2,00% |
1,71% |
2 |
Đàn bò |
con |
166.451 |
199.380 |
211.410 |
3,68% |
1,18% |
3 |
Đàn dê |
con |
57.320 |
63.290 |
66.520 |
2,00% |
1,00% |
4 |
Đàn gia cầm |
1000 con |
4.962 |
5.690 |
6.850 |
2,78% |
3,78% |
5 |
Sản lượng thịt các loại |
tấn |
88.387 |
107.715 |
126.675 |
4,03% |
3,30% |
C |
LÂM NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đất lâm nghiệp |
ha |
7.833 |
7.833 |
7.833 |
0,00% |
0,00% |
|
TĐ: Đất có rừng |
ha |
3.900 |
4.400 |
4.900 |
2,44% |
2,18% |
2 |
Trồng rừng tập trung |
ha |
72 |
500 |
500 |
47,34% |
0,00% |
3 |
Chăm sóc rừng |
ha |
336 |
500 |
500 |
8,27% |
0,00% |
D |
THUỶ SẢN |
|
|
|
|
|
|
I |
NUÔI TRỒNG |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng diện tích mặt nước NTTS |
ha |
42.493 |
46.000 |
47.000 |
1,60% |
0,43% |
|
- Nuôi chuyên |
ha |
28.300 |
29.700 |
30.000 |
0,97% |
0,20% |
|
- Nuôi xen |
ha |
14.193 |
16.300 |
17.000 |
2,81% |
0,84% |
1.1 |
Diện tích nuôi nước ngọt |
ha |
6.284 |
7.750 |
8.400 |
4,28% |
1,62% |
|
- DT nuôi tôm |
ha |
2.180 |
3.000 |
3.085 |
6,59% |
1,62% |
|
- DT nuôi cá |
ha |
3.944 |
4.750 |
5.315 |
3,79% |
0,56% |
|
- DT cá nuôi công nghiệp |
ha |
674 |
800 |
1.245 |
3,49% |
9,25% |
1.2 |
Diện tích nuôi nước mặn lợ |
ha |
36.126 |
38.250 |
38.600 |
1,15% |
0,18% |
|
- Nuôi tôm |
ha |
30.811 |
32.600 |
32.200 |
1,14% |
-0,25% |
|
Trong đó: + Nuôi TC và BTC |
ha |
4.827 |
6.000 |
6.500 |
4,45% |
1,61% |
|
+ Nuôi quảng canh |
ha |
15.136 |
13.650 |
13.400 |
-2,05% |
-0,37% |
|
+ Nuôi xen |
ha |
10.841 |
12.300 |
12.300 |
2,56% |
0,00% |
|
- Nuôi nghêu |
ha |
3.644 |
4.200 |
4.500 |
2,88% |
1,39% |
|
- Nuôi sò |
ha |
1.032 |
1.050 |
1.050 |
0,35% |
0,00% |
|
- Nuôi thuỷ sản khác |
ha |
639 |
400 |
850 |
-8,94% |
16,27% |
II |
ĐÁNH BẮT |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số tàu thuyền |
chiếc |
5.785 |
4.500 |
4.400 |
-4,90% |
-0,45% |
|
Tổng công suất |
CV |
634.010 |
676.500 |
740.000 |
1,31% |
1,81% |
|
Trong đó đánh bắt xa bờ |
chiếc |
1.549 |
1.800 |
1.850 |
3,05% |
0,55% |
III |
TỔNG SẢN LƯỢNG |
tấn |
290.585 |
349.310 |
380.900 |
3,75% |
1,75% |
1 |
Nuôi trồng |
tấn |
169.571 |
222.600 |
250.000 |
5,59% |
2,35% |
- |
Cá |
tấn |
124.850 |
155.000 |
174.000 |
4,42% |
2,34% |
- |
Tôm |
tấn |
29.208 |
38.100 |
41.800 |
5,46% |
1,87% |
- |
Nghêu |
tấn |
6.055 |
16.970 |
18.610 |
22,89% |
1,86% |
- |
Sò |
tấn |
8.958 |
11.030 |
12.920 |
4,25% |
3,21% |
- |
Thuỷ sản khác |
tấn |
500 |
1.500 |
2.100 |
24,57% |
6,96% |
2 |
Đánh bắt |
tấn |
121.014 |
126.710 |
130.900 |
0,92% |
0,65% |
- |
- Cá |
tấn |
101.500 |
105.710 |
107.900 |
0,82% |
0,41% |
|
- Tôm |
tấn |
3.110 |
3.000 |
3.000 |
-0,72% |
0,00% |
|
- Thuỷ sản khác |
tấn |
16.404 |
18.000 |
20.000 |
1,87% |
2,13% |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, THUỶ SẢN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2926/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
STT |
Danh mục |
1 |
Chương trình phát triển kinh tế dừa |
|
- Dự án khai thác tổng hợp vườn dừa. - Dự án trồng xen cacao trong vườn dừa. - Dự án trồng xen cây ăn trái trong vườn dừa. |
2 |
Chương trình phát triển cây ăn trái và hoa kiểng |
|
- Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học. - Dự án phát triển 10.000 - 12.000ha vườn chuyên. - Dự án phát triển 22.000 - 24.000ha vườn hỗn hợp, vườn xen canh. - Dự án phát triển hoa kiểng và giống cây ăn trái. - Dự án tiêu chuẩn hoá sản xuất kinh tế vườn. |
3 |
Chương trình phát triển chăn nuôi |
|
- Dự án phát triển chăn nuôi công nghiệp trang trại. - Dự án trồng cỏ cao sản phục vụ chăn nuôi bò. - Dự án tiêu chuẩn hoá các trang trại chăn nuôi. |
4 |
Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản |
|
- Chương trình phát triển nuôi thuỷ sản giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. - Dự án phát triển nuôi công nghiệp thuỷ sản. - Dự án phát triển nuôi thuỷ sản sinh thái (tôm, nhuyển thể). - Dự án phát triển ổn định các loại hình nuôi luân canh - xen canh. - Dự án phát triển các loại hình nuôi tập trung vùng nước ngọt. - Dự án phát triển sản xuất và kiểm định giống thủy sản. - Dự án tiêu chuẩn hoá ngành nuôi trồng. - Dự án quy hoạch, quản lý quy hoạch và cải hoán phương tiện đánh bắt thuỷ sản. - Dự án hiện đại hoá phương tiện, phương thức đánh bắt và cơ sở hậu cần nghề cá. |
5 |
Chương trình phát triển giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 |
6 |
Các chương trình lồng ghép khác |
|
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. - Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2020. - Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu. - Chương trình phát triển công nghiệp chế biến. - Chương trình phát triển thương mại - du lịch. - Chương trình phát triển khoa học công nghệ vả bảo vệ môi trường. - Chương trình xoá đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội. - Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. - Chương trình phát triển hạ tầng và chỉnh trang đô thị./. |
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006