Quyết định 289/QĐ-UB năm 1984 quy định tạm thời về tổ chức quản lý và kinh doanh thịt heo, trâu, bò tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: 289/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Võ Danh
Ngày ban hành: 08/11/1984 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 289/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 1984

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH THỊT HEO, TRÂU, BÒ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30.6.1983 ;
- Căn cứ Quyết định 111/HĐBT ngày 25.8.1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định những mặt hàng Nhà nước độc quyền kinh doanh ;
- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh thành phố, đồng chí Giám đốc Sở Thương nghiệp và đồng chí Trưởng Ban quản lý thị trường thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về tổ chức quản lý và kinh doanh thịt heo, trâu, bò tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2: Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện phường xã – căn cứ chức năng nhiệm vụ đã được quy định để hướng dẫn và tổ chức thực hiện quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với những điều trong bản quy định kèm theo quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4: Các đồng chí Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Võ Danh

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH THỊT HEO, TRÂU, BÒ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 289/QĐ-UB ngày 08.11.1984 của UBND thành phố Hồ Chí Minh)

Thịt heo, trâu, bò là mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Tổ chức việc quản lý và kinh doanh thịt heo, trâu, bò nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hợp lý trong nước, cho xuất khẩu, khuyến khích chăn nuôi phát triển, ngăn chặn lạm sát, bảo vệ sức kéo, bảo vệ đàn gia súc, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho người, gia súc; đồng thời cũng là biện pháp trực tiếp ổn định giá cả thị trường, ổn định đời sống.

Với mục đích đó, Ủy ban nhân dân thành phố quy định việc tổ chức quản lý và kinh doanh thịt heo, trâu, bò ở thành phố như sau :

Điều 1: Thịt heo, trâu, bò là mặt hàng Nhà nước đôc quyền kinh doanh. Chỉ có thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (bao gồm thương nghiệp quốc doanh, thương nghiệp hợp tác xã) mới được tổ chức kinh doanh thịt heo, trâu, bò trên địa bàn thành phố.

Tư nhân không được mua, bán, giết mổ, làm nghề chế biến thịt heo, trâu, bò dưới bất cứ hình thức nào tại thành phố Hồ Chí Minh.

Những người từ trước tới nay hành nghề buôn bán thịt heo, trâu, bò (gồm lái giết mổ heo và tiểu thương buôn bán, chế biến thịt heo) được khuyến khích chuyển sang sản xuất, kinh doanh các ngành nghề khác theo hướng dẫn của Nhà nước. Những người có tay nghề thu mua, cạo mổ, bán lẻ và chế biến, nếu tự nguyện, được Nhà nước sử dụng trong hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Điều 2: Những gia đình được nuôi heo, trâu, bò cần bán, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và hợp tác xã), phải tổ chức mua thật thuận lợi để nắm hết đầu heo chăn nuôi trong nhân dân. Các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị vũ trang tự chăn nuôi được heo, trâu, bò, ngoài phần để lại tiêu dùng cho đơn vị, nêu cần phải bán cho thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nông dân ở các huyện ngoại thành, các quận ven nuôi được heo, trâu, bò muốn giết mổ để tiêu dùng khi ma chay, cưới, giỗ…phải chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về thuế, thú ý và kiểm dịch. Đối với trâu bò, khi cần giết mổ, phải xin phép Ủy ban nhân dân quận, huyện và chỉ được giết mổ trâu bò phế canh.

Điều 3: Sở Nông nghiệp cùng các ngành liên quan cần có biện pháp đảm bảo chế biến thức ăn gia súc phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi tại thành phố với giá cả ổn định.

Điều 4: Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và hợp tác xã) phải tổ chức tốt việc kinh doanh thịt heo, trâu, bò, đảm bảo các nhu cầu của xã hội, trong đó có bán cung cấp và bán lẻ bình thường cho các nhu cầu (thịt tươi và thit chế biến). Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa tổ chức kinh doanh heo, trâu, bò phải chấp hành đúng các quy định của Sở Thương nghiệp.

Điều 5: Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và hợp tác xã) tổ chức kinh doanh thịt heo, trâu, bò phải nghiêm chỉnh chấp hành giá thu mua của Ủy ban Nhân dân thành phố qui định. Nghiêm cấm việc tùy tiện định giá thu mua. Toàn bộ nguồn heo mua được phải đưa vào cân đối kế hoạch. Hợp đồng thu mua heo, trâu, bò ở các tỉnh điều phải chấp hành đúng các qui định của Sở Thương nghiệp.

Điều 6: Các đơn vị không có chức năng kinh doanh thịt heo, trâu, bò không được thu mua, giết mổ và buôn bán thịt heo, trâu, bò.

Cục hậu cần quân đội, Tổng cục cao su được Bộ Thương cho trực tiếp nhận heo ở các tỉnh, chỉ được nhận về để đơn vị sử dụng. Trường hợp về mà tiêu dùng không hết, cần bán, phải bán cho thương nghiệp quốc doanh hoặc thương nghiệp hợp tác xã thuộc thành phố hoặc quận huyện. không được bán cho bất cứ đơn vị nào, cũng như đưa thịt ra bán ngoài thị trường.

Điều 7: Về tổ chức lò mổ thủ công :

Thành phố cho phép ngành thương nghiệp tổ chức các lò mổ thủ công để cạo, mổ heo, trâu bò. Hệ thống lò mổ cần hợp lý. Việc tổ chức lò ổ phải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và đảm bảo các qui định của thú y. Toàn bộ hệ thống lò mổ đều do Sở thương nghiệp kết hợp với ngành thú y quản lý.

Điều 8: Sở Thương nghiệp căn cứ chủ trương về phân công, phân cấp kinh doanh của thành phố, quy định cụ thể về tổ chức kinh doanh cho các đơn vị trong ngành thực hiện. Ban quản lý thị trường thành phố, lực lượng cảnh sát kinh tế và các ngành quản lý tổng hợp cần phối hợp để kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trường hợp vi phạm. Đối với tư nhân vi phạm những quy định này sẽ bị xử lý theo pháp lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị vi phạm, ngoài việc xử lý nghiêm khắc trong nội bộ, những trường hợp cố tình vi phạm điều xử lý theo pháp luật.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.