Quyết định 2879/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 09-CTr/TU giai đoạn I từ năm 2017 đến năm 2020
Số hiệu: 2879/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 29/09/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2879/QĐ-UBND

An Giang, ngày 29 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 09-CTR/TU NGÀY 05 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, GIAI ĐOẠN I TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1543/TTr-SNV ngày 27 tháng 9 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, giai đoạn I từ năm 2017 đến năm 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các Sở, Ban, ngành tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 09-CTR/TU NGÀY 05 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH,GIAI ĐOẠN I TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2879/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Căn cứ Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức thực hiện thắng lợi Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình 09-CTr/TU của Tỉnh ủy), nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2. Xác định rõ các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức triển khai, thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình 09-CTr/TU của Tỉnh ủy, bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đề ra.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC

Tổ chức quán triệt trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về Chương trình 09-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch này để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành tỉnh có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện việc tuyên truyền.

II. THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Phục vụ phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp

a) Chỉ tiêu

- 58 cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- 140 cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn trong nước, bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên trách phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC).

- 77 lượt cán bộ tuyến huyện, 156 cán bộ quản lý cấp xã và 624 lượt khuyến nông viên, nhân viên kỹ thuật cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong nước.

- 600 lượt khuyến nông viên được bồi dưỡng, huấn luyện trong nước để nâng cao năng lực và tăng cường các kỹ năng phục vụ công tác khuyến nông.

- 56.240 lượt nông dân được tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và phát triển kỹ năng sản xuất hội nhập thị trường.

- 12.480 nông dân tiên tiến, điển hình, người quản lý, điều hành hoặc thành viên chủ chốt tại các tổ chức nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) được tập huấn chuyên sâu thành lực lượng nòng cốt nông nghiệp địa phương, đóng vai trò là cầu nối chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) tại từng địa phương.

- 60 khuyến nông viên và 60 người là quản lý, điều hành hoặc thành viên chủ chốt tại các tổ chức nông dân, nông dân giỏi, nông dân khởi nghiệp, lao động trẻ được tham gia thực tập trong nước tại các khu nông nghiệp công nghệ cao, các khu sản xuất, ứng dụng của các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

- 210 cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, tập huấn thông qua các chương trình tu nghiệp sinh, thực tập nông nghiệp, thực tập kỹ năng ở các nước Israel, Nhật Bản và Úc.

- 260 người quản lý hoặc thành viên chủ chốt tại các tổ chức nông dân, nông dân, lao động trẻ được đào tạo, tập huấn thông qua các chương trình tu nghiệp sinh, thực tập nông nghiệp, thực tập kỹ năng ở các nước Israel, Nhật Bản và Úc.

- 250 cán bộ, công chức, viên chức và 260 người quản lý hoặc thành viên chủ chốt tại các tổ chức nông dân, nông dân, lao động trẻ được đào tạo nâng cao năng lực ngoại ngữ.

- 1.200 lượt cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành vào công tác quản lý, nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp.

- Tổ chức 15 cuộc đối thoại chuyên đề giữa các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý cấp cao và cán bộ, công chức, viên chức.

- Xây dựng 01 website kết nối dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp.

- Tổ chức 03 cuộc hội thảo tham vấn lấy ý kiến và thực hiện định kỳ 03 đợt điều tra, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công

+ Đào tạo sau đại học trong và ngoài nước

Mục đích: bám sát theo nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ƯDCNC, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp để ưu tiên tuyển chọn đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành đội ngũ cán bộ đầu ngành, đội ngũ chuyên môn cao có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên sâu các lĩnh vực sản xuất trọng điểm và các mặt hàng nông sản chiến lược.

Đối tượng đào tạo: cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện quy hoạch, tiềm năng trở thành cán bộ khoa học đầu ngành về nông nghiệp; lực lượng chuyên trách các nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp như tái cơ cấu nông nghiệp, nông nghiệp ƯDCNC, nông nghiệp sạch, kinh tế nông nghiệp có năng lực hoạch định chính sách, thực hiện công tác nghiên cứu, tư vấn và phản biện, tham mưu lập qui hoạch, kế hoạch, xây dựng các giải pháp, phát triển các ý tưởng dự án tiếp cận, thu hút các nguồn hỗ trợ, viện trợ trong và ngoài nước, huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn An Giang.

Lĩnh vực đào tạo: ưu tiên đào tạo chuyên môn sâu các lĩnh vực sản xuất chủ lực lúa gạo, rau quả, thủy sản, chăn nuôi để phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC, tái cơ cấu nông nghiệp, nông nghiệp sạch đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế và thích ứng biến đổi khí hậu. Trong khi đào tạo, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ, am hiểu sâu lĩnh vực chuyên trách đối với nhóm sản phẩm thế mạnh do ngành nông nghiệp xác định tại từng thời điểm cụ thể (như nếp, Jasmine, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, rau màu, chuối, xoài, cây có múi, heo, bò, v.v...), song song với phát triển các kỹ năng về thương mại nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, chính sách công, thẩm định dự án, phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp.

Đối tác đào tạo: các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước có thế mạnh về nghiên cứu phát triển nông nghiệp, có chương trình đào tạo hoặc liên kết đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp An Giang. Một số đối tác chủ yếu và tiềm năng trong nước như: Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh và các trường, viện thành viên, Trường Đại học RMIT Việt Nam, Trường Đại học Fulbright Việt Nam,....

Hình thức đào tạo: đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Thời gian đào tạo thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.

Yêu cầu đầu ra: văn bằng chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo; Đề xuất kế hoạch phát triển sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực chuyên trách; Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu.

Số lượng đào tạo: 58 người (Thạc sĩ 50 người, Tiến sĩ 08 người).

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh theo quy định hiện hành; đồng thời tranh thủ các chương trình học bổng đào tạo ở nước ngoài để đưa đi đào tạo.

+ Bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu hình thành lực lượng chuyên môn cao và đội ngũ giảng viên nguồn

Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn: ưu tiên lựa chọn trong đội ngũ cán bộ, công chức, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành nông nghiệp hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn để bồi dưỡng, tập huấn hình thành lực lượng chuyên trách, đầu tàu, nguồn nhân lực công nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ, vừa là giảng viên nguồn phục vụ tập huấn, vừa trực tiếp vận dụng kiến thức vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao.

Trong khi lựa chọn đối tượng bồi dưỡng, tập huấn cần phân nhóm đối tượng tương ứng vị trí việc làm, yêu cầu công tác về quản lý, lập kế hoạch hay chuyên trách kỹ thuật để bố trí tham gia các chương trình bồi dưỡng, tập huấn phù hợp lĩnh vực chuyên trách.

Lĩnh vực bồi dưỡng, tập huấn: chuyên sâu các lĩnh vực trọng điểm phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ƯDCNC, nông nghiệp sạch, tái cơ cấu nông nghiệp, chuỗi giá trị nông sản, hội nhập thị trường, thương mại nông nghiệp điện tử, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, công nghệ tự động, nông nghiệp thông minh, phát triển dự án, thẩm định đầu tư, quản lý dự án, phát triển bền vững.

Nội dung đề xuất tập huấn: (1) Trang bị và cập nhật kiến thức chuyên sâu về nông nghiệp ƯDCNC trong lĩnh vực chuyên trách; (2) Các giải pháp đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp ƯDCNC, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; (3) Kỹ năng xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp ƯDCNC; (4) Cơ hội và thách thức của nông sản An Giang trước sức ép của nông sản nhập khẩu; (5) Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phục vụ hội nhập; (6) Kỹ năng thu hút vốn đầu tư (xã hội, chính phủ, viện trợ), phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư công lĩnh vực nông nghiệp ƯDCNC, nông nghiệp sạch theo hướng hiệu quả, bền vững; (7) Phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu..

Loại hình tập huấn: (1) Thông qua các khóa bồi dưỡng, tập huấn có thực tập chuyên môn tại các Viện, Trường, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực. Chương trình bồi dưỡng, tập huấn được xây dựng bám sát vào nhu cầu đề xuất của cơ quan, đơn vị nơi công tác, phù hợp yêu cầu nâng cao năng lực chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến 2025; (2) Thông qua các chương trình, dự án trọng điểm của ngành nông nghiệp hoặc lồng ghép, phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

 Đối tác thực hiện tập huấn: các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tổ chức các khóa tập huấn theo chuyên đề, xây dựng các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu định kỳ, cập nhật kiến thức chuyên môn cần thiết, trong đó chú trọng thời lượng cho thực hành, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, học tập từ thực tế.

Các đối tác chủ lực và tiềm năng gồm có: Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Sài Gòn, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp cao TP. Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, Viện Chăn nuôi Việt Nam, Viện nghiên cứu Châu Á, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, các tổ chức hỗ trợ phát triển như GIZ, AusAID, USAID và các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, các công ty sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản điển hình trong nước.

Hình thức hỗ trợ: các hạng mục hỗ trợ chi phí tham gia khóa tập huấn, thực hành áp dụng theo các quy định hiện hành và được đảm bảo chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp trong thời gian tham gia tập huấn.

Yêu cầu đầu ra: Chứng chỉ, Giấy xác nhận hoàn thành tập huấn; Báo cáo kết quả tập huấn; Đề xuất chương trình, kế hoạch, dự án, mô hình phát triển sản xuất lĩnh vực chuyên trách được áp dụng thực tiễn, tham gia vào các chương trình trọng điểm phát triển sản phẩm chuyên trách; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đạt được từ khóa bồi dưỡng, tập huấn.

Số lượng tập huấn: 140 cán bộ, công chức, viên chức, thời lượng 02 tháng/người đối với tập huấn mới (50 lượt) và 01 tháng/người đối với tập huấn nâng cao (90 lượt).

+ Tập huấn nâng cao năng lực lực lượng chuyên trách tuyến huyện, xã

Mục đích: nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên trách nhiệm vụ các chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp ƯDCNC, kinh tế nông nghiệp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tuyến huyện, xã làm công tác quản lý, nhân viên kỹ thuật có chất lượng, có tính chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu kết nối, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp ở địa bàn phụ trách tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đối tượng tập huấn: cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật các lĩnh vực trọng điểm như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, rau quả tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và cán bộ chuyên trách nhiệm vụ triển khai nhiệm vụ nông nghiệp ƯDCNC, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp ở tuyến huyện, xã.

Nội dung tập huấn: (1) Quan điểm và phương pháp triển khai thực hiện hiệu quả chương trình nông nghiệp ƯDCNC, tái cơ cấu nông nghiệp An Giang giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2025; (2) Nâng cao năng lực hỗ trợ nông dân lập phương án đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp ƯDCNC hiệu quả; (3) Kỹ năng tuyên truyền, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp cận và tham gia các chính sách, các gói hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; (4) Kỹ năng sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển giao KHCN, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ƯDCNC; (5) Cập nhật kiến thức các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại khả thi áp dụng vào thực tiễn sản xuất; (6) Phát triển nông nghiệp, nông thôn hội nhập thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu; (7) Các vấn đề mang tính thời sự trực tiếp tác động đến nông nghiệp, nông thôn; (8) Kỹ năng phân tích đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phụ trách và tham mưu, đề xuất giải pháp phát triển; (9) Phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế hợp tác.

Hình thức tập huấn: (1) tập huấn với các chuyên gia đầu ngành, lực lượng giảng viên nguồn trong lĩnh vực chuyên môn, bao gồm tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực kỹ thuật chuyên môn phù hợp yêu cầu triển khai thực hiện đạt kết quả cao các nhiệm vụ chuyên trách và tập huấn định kỳ để cập nhật kiến thức, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; (2) Thông qua các chương trình, dự án trọng điểm của ngành nông nghiệp hoặc lồng ghép, phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

Yêu cầu đầu ra: đề xuất sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hoặc đề xuất dự án, kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch thúc đẩy phát triển sản xuất lĩnh vực phụ trách tại địa phương; hoặc xây dựng mô hình thực nghiệm cụ thể.

Số lượng dự kiến: 77 lượt cán bộ tuyến huyện; 156 lượt cán bộ quản lý cấp xã; 624 lượt nhân viên kỹ thuật cấp xã. Trong đó:

Năm 2018:

(1) Tập huấn mới: 22 người tuyến huyện chuyên trách nhiệm vụ nông nghiệp công nghệ cao là lãnh đạo UBND huyện, thị, thành phố và cán bộ, công chức tại các Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, các Trạm chuyên môn ở huyện chuyên trách nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp ƯDCNC (thời lượng 10 ngày/01 người).

(2) Tập huấn cho cán bộ quản lý cấp xã: 156 người/156 xã, phường, thị trấn (thời lượng 03 ngày/01 người)

(3) Tập huấn nâng cao trao đổi kinh nghiệm cho 312 người là khuyến nông viên, nhân viên kỹ thuật tuyến xã tại 156 xã, phường, thị trấn (02 người/địa bàn, thời lượng 03 ngày/người).

Năm 2019:

(1) Tập huấn nâng cao 22 người (thời lượng 10 ngày/người).

(2) Tập huấn nâng cao cho cán bộ quản lý cấp xã: 156 người/156 xã, phường, thị trấn (16 lớp/02 đợt, 20 người/lớp, thời lượng 01 ngày/lớp,)

(3) Tập huấn nâng cao trao đổi kinh nghiệm cho 312 người là khuyến nông viên, nhân viên kỹ thuật tuyến xã tại 156 xã, phường, thị trấn (02 người/địa bàn, thời lượng 03 ngày/người)

Năm 2020:

(1) Tập huấn nâng cao 33 người tuyến huyện (thời lượng 05 ngày/người).

(2) Tập huấn nâng cao cho cán bộ quản lý cấp xã: 156 người/156 xã, phường, thị trấn (thời lượng 01 ngày/lớp, 20 người/lớp).

+ Bồi dưỡng, huấn luyện kiện toàn lực lượng khuyến nông viên

Mục đích: nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ khuyến nông viên chuyên trách nhiệm vụ nông nghiệp ƯDCNC, nông nghiệp sạch, kinh tế nông nghiệp và công tác khuyến nông lâu dài để nâng cao hiệu quả hỗ trợ sản xuất, truyền đạt thông tin, vận động nông dân mạnh dạn áp dụng quy trình kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào các lĩnh vực sản xuất trọng điểm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, góp phần đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của hoạt động khuyến nông, tạo đột phá trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn An Giang.

Đối tượng bồi dưỡng, huấn luyện: lực lượng khuyến nông viên ngành nông nghiệp.

Nội dung bồi dưỡng, huấn luyện: (1) Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn lĩnh vực chuyên trách (cập nhật kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực, các kỹ thuật khả thi, hiệu quả áp dụng vào sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, thông tin các vấn đề mang tính thời sự tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp như yêu cầu hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, v.v…) ; (2) Tăng cường các kỹ năng phục vụ công tác khuyến nông (kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng tư vấn, kỹ năng lập phương án sản xuất, kỹ năng làm việc cùng nông dân, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng trình bày ý tưởng, kỹ năng biên soạn tài liệu tập huấn, kỹ năng tuyên truyền và xây dựng tài liệu truyền thông, kỹ năng dự báo và xử lý rủi ro …)

Hình thức bồi dưỡng, tập huấn: (1) Bồi dưỡng chuyên sâu thông qua các khóa tập huấn cung cấp kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc, công tác đạt hiệu quả cao, phù hợp yêu cầu, tính chất công việc của lực lượng khuyến nông viên trong tình hình mới; (2) Thực tập tại Khu nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Trang trại Công nghệ cao của Tập đoàn VinGroup, các khu sản xuất, ứng dụng của các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trong nước, các khu thực nghiệm của các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu.

Số lượng bồi dưỡng, huấn luyện:

(1) Tổ chức 15 lớp (20 người/lớp, thời lượng 15 ngày/lớp) bồi dưỡng, huấn luyện mới khuyến nông viên nòng cốt chuyên sâu các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và 15 lớp (20 người/lớp, thời lượng 05 ngày/lớp) bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao.

(2) Tổ chức cho 60 người thực tập với thời gian 03 tháng/người.

+ Tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức tham dự các hoạt động khoa học quốc tế

Tham dự các hội thảo quốc tế chuyên ngành, các hội thảo khoa học, các chương trình kết nối hợp tác các lĩnh vực ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn để qua đó vừa nâng cao năng lực, vừa tăng cường cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp.

Số lượng dự kiến: 45 cán bộ, công chức, viên chức

Hình thức hỗ trợ: thủ tục xin visa xuất nhập cảnh và các hạng mục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm: chi phí đi về, chi phí sinh hoạt và chỗ ở, bảo hiểm trong thời gian tham gia và được đảm bảo chế độ tiền lương và phụ cấp trong thời gian tham gia tập huấn theo quy định. Định mức hỗ trợ theo các quy định hiện hành về chế độ trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang.

Yêu cầu đầu ra: các chứng chỉ có liên quan xác nhận kết quả hoàn thành chương trình; Báo cáo chi tiết nội dung, kết quả tham gia chương trình; Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tham gia chương trình.

- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực xã hội

Tập huấn nâng cao năng lực lực lượng lao động nông thôn

Mục đích: tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và tập huấn cho nhóm nông dân tiêu biểu để hình thành nhóm nòng cốt nông nghiệp tại mỗi địa phương, trở thành sứ giả tri thức nông nghiệp tham gia làm cầu nối gắn kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp trong khi thực hiện chương trình nông nghiệp ƯDCNC và tái cơ cấu nông nghiệp; tham gia đề xuất nhu cầu, đưa ra sáng kiến và thực hiện thí điểm các mô hình nông nghiệp hiệu quả. Lực lượng này cũng góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, thông tin các chính sách hỗ trợ đến đông đảo nhân dân, kịp thời phản hồi những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Đối tượng tập huấn: người quản lý, điều hành các tổ chức nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) hoặc những thành viên chủ chốt tham gia vào công tác quản lý, điều hành, tổ chức nông dân; chủ các trang trại, nông dân giỏi, nông dân khởi nghiệp, lao động trẻ có chuyên môn nông nghiệp, phát triển nông thôn tại các địa phương.

Nội dung tập huấn: (1) Khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; (2) Phát triển ý tưởng và tiếp cận các nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình nông nghiệp ƯDCNC khả thi, hiệu quả; (3) Các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ƯDCNC; (4) Kỹ năng sử dụng, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, các dịch vụ khoa học, công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp ƯDCNC; (5) Kỹ năng xúc tiến, quảng bá, tiếp cận thị trường nông sản; (6) Thông tin tình hình, định hướng thị trường nông sản, dự báo rủi ro, biến động trong sản xuất và thị trường tiêu thụ; (7) Nông dân và nông sản thời hội nhập; (8) Kinh tế hợp tác và các mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Hình thức tập huấn: (1) Tập huấn lý thuyết với lực lượng giảng viên nguồn, nông dân giỏi; (2) Thực tập tại Khu nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Trang trại Công nghệ cao của Tập đoàn VinGroup, các khu sản xuất, ứng dụng của các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trong nước, các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; (3) Thông qua các chương trình, dự án trọng điểm của ngành nông nghiệp hoặc lồng ghép, phối hợp trong khi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

Phương pháp tập huấn: trực quan sinh động, có trọng tâm, phù hợp trình độ, nguyện vọng học hỏi của nông dân, chú trọng tăng thời lượng trao đổi, thảo luận nhóm, trình bày ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm và thực hành thực tế.

Số lượng tập huấn: Tổ chức cho 60 người thực tập với thời gian 03 tháng/người; tổ chức tập huấn 56.240 lượt nông dân và hình thành lực lượng nòng cốt địa phương gồm 12.480 người. Trong đó:

Năm 2018: Tập huấn cho nông dân: 20.000 người tại 156 xã, phường, thị trấn (thời lượng 03 ngày/người, 30 người/lớp)

Năm 2019:

(1) Tập huấn cho nông dân: 20.000 người tại 156 xã, phường, thị trấn (thời lượng 01 ngày/người, 30 người/lớp).

(2) Tập huấn cho nhóm nòng cốt địa phương: 6.240 người (40 người/xã, 20 người/lớp, thời lượng 03 ngày/người).

Năm 2020:

(1) Tập huấn nâng cao cho nông dân: 10.000 người tại 156 xã, phường, thị trấn (thời lượng 01 ngày/người, từ 30 người/lớp)

(2) Tập huấn cho nhóm nòng cốt địa phương: 6.240 người (40 người/xã, 20 người/lớp thời lượng 03 ngày/người).

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công kết hợp với nguồn nhân lực xã hội

+ Thông qua các khóa tu nghiệp sinh, thực tập sinh, thực tập kỹ năng nông nghiệp ở các nước có nền nông nghiệp phát triển

Loại hình đào tạo: thông qua các chương trình tu nghiệp sinh, thực tập sinh, thực tập nông nghiệp ở nước ngoài; các khoá tập huấn ngắn hạn trong khuôn khổ hợp tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan; các chương trình tu nghiệp ngắn hạn, trung hạn tại các nước có nền nông nghiệp phát triển; các chương trình trao đổi ở các nước có chương trình hợp tác với An Giang nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc trong lĩnh vực chuyên trách phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC, tái cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, thương mại nông nghiệp.

Đối tượng đào tạo:

Công chức, viên chức ngành nông nghiệp có trình độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ phù hợp yêu cầu đầu vào của chương trình và có cam kết, công tác lâu dài cho ngành nông nghiệp. Ưu tiên lựa chọn công chức, viên chức trẻ (trong độ tuổi không quá 30 tuổi) để hình thành, phát triển lực lượng khuyến nông viên, nhân viên kỹ thuật năng động, được kiện toàn trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, có đủ khả năng đảm trách nhiệm vụ và có tính kế thừa phục vụ lâu dài theo các định hướng phát triển ngành nông nghiệp.

Người quản lý, điều hành các tổ chức nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) hoặc những thành viên chủ chốt tham gia vào công tác quản lý, điều hành, tổ chức nông dân.

Lực lượng lao động nông thôn: chủ các trang trại, nông dân giỏi, nông dân khởi nghiệp, lao động trẻ có chuyên môn nông nghiệp, phát triển nông thôn tại các địa phương.

Các chương trình đào tạo trọng điểm:

* Chương trình thực hành nông nghiệp tại Israel:

Thời gian đào tạo: 11 tháng.

Lĩnh vực đào tạo: công nghệ nông nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp, quản lý nước, công nghệ tưới, khí tượng thủy văn, nông học, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm, công nghệ môi trường, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo các mô hình trang trại, sản xuất giống, năng lượng sinh khối, năng lượng sinh học, ƯDCNC vào sản xuất nông nghiệp, công nghệ giống nông nghiệp, công nghệ sinh học nông nghiệp, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, hội nhập thị trường nông sản, v.v…

Hình thức đào tạo: học tập lý thuyết và chủ yếu là thực tập, thực hành ở các trang trại, nhà kính, nhà lưới, xưởng sản xuất, chế biến nông sản.

 Số lượng dự kiến: 90 người là cán bộ, công chức, viên chức và 120 người là đối tượng khác.

 Hình thức hỗ trợ: đào tạo ngoại ngữ đạt yêu cầu đầu vào, hỗ trợ tạm ứng chi phí liên quan khi tham gia chương trình với thời gian hoàn trả trong 05 tháng; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được đảm bảo chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp trong thời gian tham gia tập huấn theo quy định. Trường hợp người tham gia chương trình đã được hỗ trợ các khoản trợ cấp đảm bảo sinh hoạt, học tập hoặc được hưởng lương thực tập từ chương trình sẽ không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các hạng mục hỗ trợ liên quan.

* Chương trình tu nghiệp sinh, thực tập kỹ năng ở Nhật Bản:

Thời gian đào tạo: 06 - 12 tháng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và 3 năm cho các đối tượng khác.

Lĩnh vực đào tạo: công nghệ nông nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp, quản lý nước, công nghệ tưới, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm, công nghệ môi trường, cơ giới hóa nông nghiệp, mô hình quản lý và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp bền vững, thương mại nông nghiệp…

Hình thức đào tạo: học tập lý thuyết và thực tập kỹ năng (có hưởng lương) tại các hợp tác xã, nhà kính, nhà lưới, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Số lượng dự kiến: 90 người là cán bộ, công chức, viên chức và 180 người là đối tượng khác.

Hình thức hỗ trợ: đào tạo ngoại ngữ đạt yêu cầu đầu vào, hỗ trợ tạm ứng chi phí liên quan khi tham gia chương trình với thời gian hoàn trả trong 12 tháng; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được đảm bảo chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp trong thời gian tham gia tập huấn theo quy định. Trường hợp người tham gia chương trình đã được hỗ trợ các khoản trợ cấp đảm bảo sinh hoạt, học tập hoặc được hưởng lương thực tập từ chương trình sẽ không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các hạng mục hỗ trợ liên quan.

* Chương trình thực tập nông nghiệp tại Úc

Thời gian đào tạo: 12 tháng.

Lĩnh vực đào tạo: công nghệ nông nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp, quản lý nước, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm, môi trường nông nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo các mô hình trang trại, sản xuất giống, thiết kế nhà lưới, tổ chức sản xuất quy mô trang trại, dây chuyền đóng gói, bảo quản nông sản, năng lượng sinh khối, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học nông nghiệp, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, hội nhập thị trường nông sản v.v…

Hình thức đào tạo: học tập lý thuyết và chủ yếu là thực tập, thực hành kỹ năng (có hưởng lương) ở các trang trại, nhà kính, nhà lưới, xưởng sản xuất, chế biến nông sản.

Số lượng dự kiến: 30 người là cán bộ, công chức, viên chức và 60 người là đối tượng khác.

Hình thức hỗ trợ: đào tạo ngoại ngữ đạt yêu cầu đầu vào, hỗ trợ tạm ứng chi phí liên quan khi tham gia chương trình với thời gian hoàn trả trong 06 tháng; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được đảm bảo chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp trong thời gian tham gia tập huấn theo quy định. Trường hợp người tham gia chương trình đã được hỗ trợ các khoản trợ cấp đảm bảo sinh hoạt, học tập hoặc được hưởng lương thực tập từ chương trình sẽ không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các hạng mục hỗ trợ liên quan.

+ Đào tạo, bồi dưỡng phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức nông dân, lực lượng lao động nông thôn. Trong đó: (1) Ưu tiên cho cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đối ngoại, thương mại nông nghiệp, hội nhập thị trường, kêu gọi đầu tư ở tuyến tỉnh và tuyến huyện; (2) Đối với đối tượng khác không phải là cán bộ, công chức, viên chức, ưu tiên đào tạo cho người quản lý, điều hành hoặc thành viên chủ chốt tham gia vào quản lý điều hành tổ chức nông dân để định hướng tham gia các chương trình tu nghiệp sinh, thực tập kỹ năng ở các nước và để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế cho các tổ chức nông dân trong tỉnh.

Nội dung và số lượng đào tạo, bồi dưỡng:

*Bồi dưỡng nâng cao năng lực Tiếng Anh, Tiếng Nhật: hỗ trợ chi phí đào tạo cán bộ, công chức đạt trình độ Tiếng Anh quy đổi tương đương IELTS 4.5, khả năng sử dụng Tiếng Nhật phù hợp yêu cầu đầu vào các chương trình thực tập sinh, tu nghiệp sinh và để phục vụ công tác đối ngoại, hội nhập cho ngành nông nghiệp.

Số lượng đào tạo dự kiến: 300 người, trong đó (cán bộ, công chức, viên chức là 120 người và đối tượng khác là 180 người).

* Tập huấn thực hành nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực nông nghiệp: như các chương trình, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch, đánh giá, phân tích kết quả sản xuất nông nghiệp, quan sát, theo dõi tiến độ xuống giống, giám sát phòng chống cháy rừng, ứng dụng phần mềm thông minh vào quản lý sản xuất nông nghiệp.

Số lượng đào tạo dự kiến: 1.200 lượt (20 người/lớp, thời lượng 01 ngày/lớp).

* Bồi dưỡng, nâng cao các kỹ năng phục vụ công tác hiệu quả: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, quản lý nguồn lực, kỹ năng truyền thông, kỹ năng giám sát đánh giá, kỹ năng tham vấn cộng đồng, nghiệp vụ tổ chức sự kiện, hội nghị đón tiếp các đoàn quốc tế và khi công tác quốc tế. Số lượng: 09 lớp, 20 người/lớp, 03 ngày/lớp).

Tổ chức các cuộc đối thoại, nói chuyện chuyên đề: giữa các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý cấp cao liên quan, các chuyên gia khoa học, kinh tế, thị trường với các nhà quản lý cấp tỉnh, cấp huyện và công chức, viên chức chuyên trách nhiệm vụ ở từng lĩnh vực cụ thể để nâng cao cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, đối thoại và tranh luận sâu tìm giải pháp khả thi, hiệu quả trong hoạch định chiến lược, quy hoạch, phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các lĩnh vực trọng điểm. Số lượng dự kiến: 15 cuộc (thời lượng 01 ngày/cuộc, 20 người/cuộc).

2. Phục vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

a) Chỉ tiêu

- Cử 40 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng tư vấn chính sách phục vụ phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho 30 công chức, viên chức ngành du lịch cấp tỉnh, cấp huyện.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trang bị, cập nhật kiến thức và kỹ năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, phát triển kinh tế du lịch, có khả năng tham mưu, điều hành thực tế tại địa phương cho khoảng 450 lượt cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh tới cấp xã.

- Đạo tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho 400 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch thuộc các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các khu du lịch trọng điểm, các đơn vị kinh doanh lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác.

- Bồi dưỡng trình độ tiếng Anh tổng quát cho khoảng 30 lao động quản lý là giám đốc, quản lý điều hành các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác; tiếng Anh chuyên ngành cho 90 nhân viên ở các bộ phận trực tiếp phục vụ khách như lễ tân, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, điều hành tour giao tiếp thông thạo bằng tiếng Anh.

- Tập huấn du lịch cộng đồng, cập nhật kiến thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an ninh trật tự điểm đến, văn minh thương mại, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích văn hóa, lịch sử để thu hút khách du lịch cho khoảng 800 người thuộc cộng đồng dân cư xung quanh các khu, điểm du lịch.

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

- Đối với nguồn lực công

+ Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch

Mục đích bồi dưỡng, tập huấn: giúp cán bộ, công chức, viên chức nâng cao kỹ năng xây dựng quy hoạch phát triển chính, nâng cao khả năng nghiên cứu đề xuất các chính sách phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch của An Giang nói chung và của từng địa phương.

Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn: cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý khu du lịch.

Hình thức bồi dưỡng, tập huấn: cử cán bộ, công chức tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch hoặc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ và dịch vụ VHTTDL tổ chức, các chương trình tập huấn của các dự án nước ngoài hỗ trợ cho Việt Nam (nếu có).

Yêu cầu đầu ra: Giấy xác nhận hoàn thành khóa học hoặc giấy chứng nhận tương đương; báo cáo kết quả tập huấn và kế hoạch hoặc đề xuất ý tưởng ứng dụng thực tiễn tại địa phương.

Số lượng bồi dưỡng, tập huấn: 40 người

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ chi phí đi lại, phí dự học; không hỗ trợ phí tham quan, học tập kinh nghiệm (nếu có).

+ Bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước về du lịch

Mục đích bồi dưỡng, tập huấn: nâng cao năng lực quản lý, khả năng tham mưu đề xuất các giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương; giúp các địa phương định hướng và chủ động xây dựng kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn quản lý.

Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn: cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu du lịch, cán bộ chính quyền địa phương cấp cơ sở.

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn: phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành, cập nhật kiến thức về quy định, hướng dẫn quản lý ngành; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các đơn vị cấp huyện, cấp xã.

Hình thức bồi dưỡng, tập huấn: khóa bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Tổng cục Du lịch, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ và dịch vụ VHTTDL tổ chức.

Số lượng bồi dưỡng, tập huấn: 450 người

Yêu cầu đầu ra: đề xuất sáng kiến giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, xây dựng kế hoạch thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương.

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ chi phí tổ chức khóa học; không hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ của học viên.

+ Đào tạo ngoại ngữ:

Mục đích đào tạo: nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ, công chức trong ngành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển du lịch địa phương.

Chương trình đào tạo: Đào tạo chương trình tiếng Anh tổng quát và Chương trình tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Đối tượng đào tạo: cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch và cán bộ thuộc 11 Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thị xã, thành phố.

Đối tác đào tạo: Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại học An Giang, Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại học Cần Thơ.

Số lượng đào tạo: 30 người

Hình thức đào tạo: đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm ngoại ngữ trong và ngoài tỉnh.

Yêu cầu đầu ra: chứng chỉ ngoại ngữ B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ học phí chương trình đào tạo.

- Đối với nguồn lực xã hội

+ Đào tạo trình độ sơ cấp

Mục đích đào tạo: Cập nhật kiến thức nghề du lịch, trang bị các kỹ năng cần thiết nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch và đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp du lịch.

Đối tượng đào tạo: chủ yếu là lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch.

Chương trình đào tạo: đào tạo trình độ sơ cấp theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có tham khảo các bộ tiêu chuẩn nghề: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS-2013), tiêu chuẩn nghề do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và bộ tiêu chuẩn nghề tham khảo của ASEAN.

Đối tác đào tạo: các cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh. Điển hình một số cơ sở: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Trường Trung cấp nghề Tư thục Du lịch và Khách sạn Khôi Việt, Trường Cao đẳng nghề An Giang, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ, Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist.

Hình thức đào tạo: phối hợp các cơ sở đào tạo tổ chức chiêu sinh, đào tạo tập trung tại An Giang.

Số lượng đào tạo: 400 người

Yêu cầu đầu ra: chứng chỉ sơ cấp nghề.

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ 50% học phí khóa học.

+ Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng nghiệp vụ du lịch

Mục đích đào tạo: giúp các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, homestay, các hộ tiểu thương nâng cao khả năng quản lý kinh doanh, xây dựng sản phẩm và thương hiệu của cơ sở, góp phần thu hút khách du lịch.

Đối tượng đào tạo: chủ hộ hoặc người quản lý homestay, nhà nghỉ du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vận chuyển...

Chương trình đào tạo: đào tạo ngắn hạn cập nhật kiến thức mới, tập huấn các kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách du lịch; kỹ năng thiết kế sản phẩm…

Số lượng đào tạo: 500 người

Hình thức đào tạo: do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo tập trung tại An Giang.

Yêu cầu đầu ra: Giấy chứng nhận Hoàn thành khóa học

Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí tổ chức khóa học

+ Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch

Mục đích tập huấn: giúp cộng đồng dân cư nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường du lịch, kinh doanh du lịch cộng đồng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp với khách du lịch.

Đối tượng tập huấn: cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ ở các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hộ dân tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các trọng điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chương trình tập huấn: Du lịch cộng đồng dành cho lực lượng xe ôm; Du lịch cộng đồng dành cho lực lượng bán hàng hóa, đặc sản địa phương; Du lịch cộng đồng dành cho lực lượng bán hàng rong.

Hình thức tập huấn: do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức.

Số lượng tập huấn: 300 người

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ chi phí tổ chức khóa học.

+ Đào tạo ngoại ngữ:

Mục đích đào tạo: nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ, công chức trong ngành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển du lịch địa phương.

 Đối tượng đào tạo: tập trung bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý, lễ tân, nhà hàng tại các khách sạn có khách quốc tế lưu trú; hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.

Đối tác đào tạo: Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại học An Giang, Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại học Cần Thơ.

Chương trình đào tạo: Đào tạo chương trình tiếng Anh tổng quát và Chương trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch.

Số lượng đào tạo: 120 người

Hình thức đào tạo: do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các cơ sở đào tạo ngoại ngữ trong và ngoài tỉnh tổ chức.

Yêu cầu đầu ra: Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học theo quy định của cơ sở đào tạo ngoại ngữ.

Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ học phí khóa học.

 3. Phục vụ phát triển nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông

a) Mục tiêu

- Tập trung giải pháp nhằm đổi mới công tác giảng dạy ngoại ngữ cho học sinh trong trường phổ thông, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động giao tiếp, kỹ năng nghe nói, tạo nền tảng về kiến thức ngoại ngữ đảm bảo cho học sinh có thể tiếp tục học tiếng Anh theo yêu cầu khi học lên cấp học trên và sử dụng tốt ngoại ngữ sau khi các em ra trường, đặc biệt chú trọng học sinh tại các trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, linh hoạt nội dung, chương trình và tài liệu hướng dẫn Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cấp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) theo hướng khởi nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2016-2020; trong đó tập trung vào việc định hướng cho học sinh các ngành nghề: nông nghiệp công nghệ cao và du lịch.

b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

- Hoạt động 1: Tập trung tổ chức dạy tăng cường kỹ năng nghe - nói tiếng Anh, tổ chức hoạt động ngoại khóa và trang bị tài liệu học tập cho học sinh.

+ Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghe - nói tiếng Anh với giáo viên người bản ngữ cho học sinh tại 02 trường THPT chuyên (Thoại Ngọc Hầu và Thủ Khoa Nghĩa). Mỗi trường chọn 10 lớp, mỗi lớp 2 tiết/tuần, thời gian thực hiện 25 tuần/năm (trong đó có lớp chuyên Anh và các lớp có học sinh giỏi môn tiếng Anh) để bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ giao tiếp, giúp các em tự tin trong việc sử dụng ngoại ngữ. Trong đó:

Năm 2018: 20 lớp/1000 tiết.

Năm 2019: 20 lớp/1500 tiết.

Năm 2020: 30 lớp/1500 tiết.

+ Tổ chức dạy học tăng cường tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học giao tiếp, kỹ năng nghe - nói tại 11 trường THPT trọng điểm của các huyện, thị, thành phố. Đối tượng là những học sinh có trình độ tiếng Anh khá, giỏi trở lên.

Năm 2018: Mỗi trường chọn 02 lớp khối 10, 02 lớp khối 11. Mỗi lớp dạy 02 tiết/tuần, thời gian dạy 25 tuần/năm.

Năm 2019: Mỗi trường tiếp tục chọn 02 lớp khối 10 để thực hiện và học sinh khối 10, 11 của năm 2018 tiếp tục học ở năm 2019 (02 lớp khối 11, 02 lớp khối 12). Mỗi lớp dạy 02 tiết/tuần, thời gian dạy 25 tuần/năm.

Năm 2020: Mỗi trường tiếp tục chọn 02 lớp khối 10 để thực hiện và học sinh khối 10, 11 của năm 2019 tiếp tục học ở năm 2020 (02 lớp khối 11, 02 lớp khối 12). Mỗi lớp dạy 02 tiết/tuần, thời gian dạy 25 tuần/năm.

+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tại các trường THPT chuyên (02 trường). Mỗi lớp 02 tiết/tháng, thời gian thực hiện 08 tháng/năm.

Năm 2018: 20 lớp/320 tiết

Năm 2019: 30 lớp/480 tiết

Năm 2020: 30 lớp/480 tiết

+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tại các trường THPT trọng điểm (11 trường). Mỗi lớp 02 tiết/tháng, thời gian thực hiện 08 tháng/năm.

Năm 2018: 44 lớp/704 tiết

Năm 2019: 66 lớp/1.056 tiết

Năm 2020: 66 lớp/1.056 tiết

+ Trang bị tài liệu học tập cho học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tại 02 trường THPT chuyên. Đảm bảo mỗi học sinh có 01 bộ tài liệu để học tập.

Năm 2018: 800 bộ

Năm 2019: 1.200 bộ

Năm 2020: 1.200 bộ

+ Trang bị tài liệu học tập cho học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tại 11 trường THPT trọng điểm. Đảm bảo mỗi học sinh có 01 bộ tài liệu để học tập.

Năm 2018: 1.760 bộ

Năm 2019: 2.640 bộ

Năm 2020: 2.640 bộ

- Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trong đó tập trung vào việc định hướng cho học sinh các ngành nghề: nông nghiệp công nghệ cao và du lịch.

+ Tổ chức 01 đợt khảo sát vào quý 4 năm 2017, nhằm đánh giá sở thích, nhu cầu nghề nghiệp của học sinh để từ đó có giải pháp tổ chức hoạt động định hướng, giúp các em lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

+ Tổ chức các hội thảo đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn; trên cơ sở đó phân tích hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm yếu, từ đó lập kế hoạch và giải pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong tình hình mới. Cụ thể: có 03 hội thảo (01 hội thảo đầu kỳ, 01 hội thảo giữa kỳ và 01 hội thảo đánh giá cuối kỳ).

+ Tổ chức 03 đợt bồi dưỡng trong 02 năm (2018, 2019) dành cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh.

+ Trang bị tài liệu tham khảo hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp dành cho học sinh. Cụ thể:

Đối với trường THPT chuyên (02 trường): Năm 2018 là 800 bộ; Năm 2019 là 1.200 bộ; Năm 2020 là 1.200 bộ.

Đối với các trường THPT trọng điểm (11 trường): Năm 2018 là 1.760 bộ; Năm 2019 là 2.640 bộ; Năm 2020 là 2.640 bộ.

- Hoạt động 3: Triển khai tổ chức thí điểm mô hình giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp tại 02 trường THPT chuyên và 11 trường THPT.

4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch

Tổng kinh phí của kế hoạch: 59.744.390.000 đồng, (Bằng chữ: Năm mươi chín tỷ bảy trăm bốn mươi bốn ngàn ba trăm chín mươi ngàn đồng). Trong đó,

a) Phục vụ phát triển nông nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn: 41.533.590.000đ (Bằng chữ: Bốn mươi mốt tỉ, năm trăm ba mươi ba triệu, năm trăm chín mươi nghìn đồng). Chi tiết có phụ lục I kèm theo.

b) Phục vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn: 4.540.000.000đ (Bằng chữ: Bốn tỉ, năm trăm bốn mươi triệu đồng). Chi tiết có phụ lục II kèm theo.

c) Phục vụ phát triển, tạo nguồn nhân lực trong học sinh phổ thông: 13.670.800.000đ (Bằng chữ: Mười ba tỷ sáu trăm bảy mươi triệu tám trăm ngàn đồng). Chi tiết có phụ lục III kèm theo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này cân đối nguồn lực về tài chính để đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

2. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Điều hành Kế hoạch để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và điều phối việc thực hiện, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì triển khai nội dung phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể:

a) Chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch theo nội dung được phê duyệt. Định kỳ 06 tháng, hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Đồng thời, kịp thời báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh trong trường hợp có phát sinh vướng mắc hay cần điều chỉnh kế hoạch.

b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng hướng dẫn quy trình xét duyệt hồ sơ đăng ký, các tiêu chí xét chọn, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét chọn và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào các chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Xây dựng hướng dẫn xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo, trong đó làm rõ các trường hợp vi phạm, trách nhiệm, thẩm quyền xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) phù hợp các quy định hiện hành để tăng cường cam kết trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong khi tổ chức thực hiện kế hoạch.

c) Hàng năm, lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch năm, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định. Chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, các đối tác trong và ngoài nước đặt hàng, xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp. Tổng hợp các đề xuất điều chỉnh nội dung kế hoạch. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và xử lý khách quan các trường hợp vi phạm, rút kinh nghiệm, hiệu chỉnh kế hoạch phù hợp tình hình thực tiễn.

d) Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, tập huấn

- Thiết lập 01 website làm hệ thống dữ liệu trực tuyến, ngõ cung cấp và kết nối thông tin các tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có liên quan ở trong và ngoài nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn dễ dàng, thuận lợi liên hệ các chương trình hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ; qua đó tăng cường cơ hội tiếp cận các hình thức hỗ trợ ưu đãi, các chương trình đào tạo tập huấn, các chương trình học bổng trong và ngoài nước.

Tại website có thiết lập chức năng đăng ký nhu cầu đào tạo trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tiếp cận, gửi đề xuất tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm tiết giảm thời gian và giảm áp lực lưu trữ hồ sơ; đồng thời, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin khi nộp, xét duyệt và công bố kết quả cử tuyển tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Thực hiện định kỳ hoạt động khảo sát, xác định, làm rõ thực trạng nguồn nhân lực và tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học tham vấn lấy ý kiến về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để qua đó kịp thời cung cấp thông tin cho hội đồng xét tuyển cử đào tạo, cũng như phục vụ công tác đề xuất đặt hàng nội dung đào tạo, tập huấn và có cơ sở tham mưu điều chỉnh nội dung kế hoạch theo tình hình thực tiễn. Cụ thể là tổ chức 03 cuộc hội thảo (80 người/cuộc); 03 đợt điều tra (275 phiếu điều tra 40 chỉ tiêu/đợt).

đ) Phối hợp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và Giám đốc Sở Công Thương xây dựng nội dung đặt hàng đào tạo, tập huấn đáp ứng cao yêu cầu phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, hội nhập kinh tế cho tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận, tham gia các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ lồng ghép trong khi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp và bồi dưỡng nâng cao năng lực thông qua các chương trình, dự án phát triển trong nước và quốc tế. Tham gia giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và có ý kiến đề xuất điều chỉnh nội dung kế hoạch phù hợp tình hình thực tiễn.

4. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân 11 huyện, thị xã và thành phố, Hiệp hội Du lịch và các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; tham mưu UBND tỉnh tổ chức định kỳ đánh giá tình hình thực hiện.

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở doanh nghiệp du lịch đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

c) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, địa phương liên quan định kỳ điều tra, khảo sát chất lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực du lịch, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

d) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm phát triển du lịch bền vững cho lãnh đạo đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở; tập huấn, giáo dục nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, văn hoá ứng xử cho các đối tượng hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng ở địa bàn.

đ) Tích cực liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong nước, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, tranh thủ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nghiên cứu, khảo sát, tư vấn và tài trợ thực hiện các chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh.

5. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm triển khai nội dung tạo nguồn, phát triển nhân lực nguồn từ học sinh theo nội dung được duyệt. Hàng năm, lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch năm, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định. Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Căn cứ vào Kế hoạch này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình kế hoạch để thực hiện trên địa bàn, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh./.

PHỤ LỤC I

DANH MỤC VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I. Dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung thực hiện

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Giai đoạn 2017 - 2020

2017 - 2020

Ghi chú

2017

2018

2019

2020

 

Tổng cộng

 

 

 

41.533.590

569.173

12.341.458

15.843.803

12.779.155

41.533.590

 

1

Đào tạo, tập huấn trong nước

 

 

 

 

433.600

7.089.645

10.591.990

7.792.795

25.908.030

 

1.1

Đào tạo sau đại học

 

 

 

 

150.000

600.000

600.000

630.000

1.980.000

 

 

- Trình độ thạc sĩ

người

30.000

50

1.500.000

150.000

600.000

600.000

150.000

1.500.000

QĐ 01/2015/QĐ-UBND ngày 12/01/2015

 

- Trình độ tiến sĩ

người

60.000

8

480.000

 

 

 

480.000

480.000

1.2

Bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu hình thành lực lượng chuyên trách và giảng viên nguồn

 

 

 

 

150.000

380.000

540.000

400.000

1.470.000

 

 

Tập huấn mới (25 ngày/người)

người

15.000

50

750.000

150.000

300.000

300.000

 

750.000

 

 

Tập huấn nâng cao (10 ngày/người)

người

8.000

90

720.000

 

80.000

240.000

400.000

720.000

 

1.3

Tập huấn nâng cao năng lực lực lượng chuyên trách tuyến huyện, xã

 

 

 

 

 

320.505

290.130

71.995

682.630

 

 

-Tuyến huyện (02 lớp 22 người/lớp, thời lượng 10 ngày/người)

lớp

50.270

2

100.540

 

50.270

50.270

 

100.540

 

 

-Tuyến huyện (01 lớp, 33 người/lớp, thời lượng 05 ngày/người)

lớp

24.875

1

24.875

 

 

 

24.875

24.875

 

 

-Tuyến xã (08 lớp, 20 người/lớp, thời lượng 03 ngày/người)

lớp

14.060

8

112.480

 

112.480

 

 

112.480

 

 

- Tuyến xã (24 lớp, 20 người/lớp, thời lượng 01 ngày/lớp)

lớp

5.890

24

141.360

 

 

94.240

47.120

141.360

 

 

- Tuyến xã (25 lớp, 25 người/lớp, thời lượng 03 ngày/người)

lớp

12.135

25

303.375

 

157.755

145.620

 

303.375

 

1.4

Bồi dưỡng, huấn luyện kiện toàn lực lượng khuyến nông viên

 

 

 

 

133.600

613.400

613.400

546.600

1.907.000

 

 

- Tập huấn mới (20 người/lớp, thời lượng 15 ngày/lớp)

lớp

66.800

10

668.000

133.600

200.400

200.400

133.600

668.000

 

 

- Tập huấn nâng cao (20 người/lớp, thời lượng 05 ngày/lớp)

lớp

22.600

15

339.000

 

113.000

113.000

113.000

339.000

 

 

- Thực hành tại các khu nông nghiệp công nghệ cao, các trang trại (hỗ trợ tiền ăn, lưu trú, đi lại, 01 tháng/01 người)

người

30.000

60

1.800.000

 

600.000

600.000

600.000

1.800.000

 

1.5

Tập huấn nâng cao năng lực lực lượng lao động nông thôn

 

 

 

 

 

5.175.740

8.548.460

6.144.200

19.868.400

 

 

- Tập huấn mới cho nông dân (30 người/lớp, thời lượng 02 ngày/lớp)

lớp

7.220

1.668

12.042.960

 

4.815.740

4.815.740

2.411.480

12.042.960

 

 

- Tập huấn nhóm nòng cốt địa phương (20 người/lớp, thời lượng 03 ngày/lớp)

lớp

10.810

624

6.745.440

 

 

3.372.720

3.372.720

6.745.440

 

 

- Thực hành tại các khu nông nghiệp công nghệ cao, các trang trại (hỗ trợ chi phí lưu trú, đi lại, 15 ngày/01 người)

người

10.000

60

600.000

 

200.000

200.000

200.000

600.000

 

2

Đào tạo, tập huấn ở nước ngoài

 

 

 

 

 

2.940.000

2.940.000

2.940.000

8.820.000

 

2.2

Tu nghiệp sinh, thực tập sinh, thực tập nông nghiệp ở các nước

 

 

 

 

 

2.640.000

2.640.000

2.640.000

7.920.000

 

a

Chương trình thực hành nông nghiệp tại Israel (11 tháng/người)

 

 

 

 

 

580.000

580.000

580.000

1.740.000

 

 

- Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức

người

6.000

90

540.000

 

180.000

180.000

180.000

540.000

 

 

- Đối tượng khác

người

10.000

120

1.200.000

 

400.000

400.000

400.000

1.200.000

 

b

Chương trình tu nghiệp sinh, thực tập kỹ năng nông nghiệp tại Nhật Bản

 

 

 

 

 

1.560.000

1.560.000

1.560.000

4.680.000

 

 

- Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ( 06 - 12 tháng/người)

người

12.000

90

1.080.000

 

360.000

360.000

360.000

1.080.000

 

 

- Đối tượng khác (3 năm)

người

20.000

180

3.600.000

 

1.200.000

1.200.000

1.200.000

3.600.000

 

c

Chương trình thực tập nông nghiệp tại Úc (12 tháng/người)

 

 

 

 

 

500.000

500.000

500.000

1.500.000

 

 

- Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức

người

10.000

30

300.000

 

100.000

100.000

100.000

300.000

 

 

- Đối tượng khác

người

20.000

60

1.200.000

 

400.000

400.000

400.000

1.200.000

 

2.3

Hợp tác quốc tế (tham dự hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tập huấn ngắn hạn)

người

20.000

45

900.000

 

300.000

300.000

300.000

900.000

 

3

Đào tạo, bồi dưỡng phát triển kỹ năng nghề nghiệp

 

 

 

 

65.630

2.104.580

2.104.580

1.888.950

6.163.740

 

a

Bồi dưỡng ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nhật)

người

15.000

50

750.000

 

300.000

300.000

150.000

750.000

 

 

- Đối với cán bộ công chức, viên chức

người

10.000

120

1.200.000

 

400.000

400.000

400.000

1.200.000

 

 

- Đối với người quản lý, điều hành tổ chức nông dân

người

20.000

180

3.600.000

 

1.200.000

1.200.000

1.200.000

3.600.000

 

b

Tập huấn nâng cao kỹ năng tin học ứng dụng

lớp

3.320

60

199.200

33.200

66.400

66.400

33.200

199.200

 

c

Bồi dưỡng, nâng cao các kỹ năng phục vụ công tác hiệu quả (20 người/lớp 03 ngày)

lớp

10.810

9

97.290

32.430

32.430

32.430

 

97.290

 

d

Tổ chức các cuộc đối thoại, nói chuyện chuyên đề (20 người/cuộc, 01 ngày/cuộc)

cuộc

21.150

15

317.250

 

105.750

105.750

105.750

317.250

 

4

Xây dựng hệ thống thông tin

 

 

 

 

62.533

42.533

42.533

10.000

157.600

 

a

Thiết lập website và cơ sở dữ liệu

hệ thống

30.000

1

30.000

30.000

 

 

 

30.000

Theo thực tế

 

Chi phí vận hành, duy trì, cập nhật, nâng cấp website và cơ sở dữ liệu (khoán gọn 10.000.000 đồng/năm)

năm

10.000

3

 

30.000

 

10.000

10.000

10.000

30.000

b

Điều tra hiện trạng, thu thập thông tin (825 phiếu/3 đợt/3 năm)

 

 

 

1.600

533

533

533

 

1.600

 

c

Tọa đàm/Hội thảo khoa học tham vấn lấy ý kiến (80 người/cuộc)

cuộc

32.000

3

96.000

32.000

32.000

32.000

 

96.000

QĐ 8/2011/QĐ-UBND ngày 15/03/2011

5

Hội đồng đánh giá, xét duyệt hồ sơ

 

2.470

26

64.220

7.410

24.700

24.700

7.410

64.220

 

 

Chi phí 01 cuộc họp hội đồng

 

 

 

2.470

 

 

 

 

 

Tham khảo theo định mức chi HĐ KHCN cơ sở

 

Chủ tịch hội đồng

người

450

1

450

 

 

 

 

 

 

Phó Chủ tịch hội đồng và thành viên

người

300

6

1.800

 

 

 

 

 

 

Thư ký hành chính

người

100

1

100

 

 

 

 

 

 

Đại biểu được mời tham dự

người

60

2

120

 

 

 

 

 

II. Dự toán chi tiết các nội dung thực hiện

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

 

Chi phí 01 lớp (22 người/lớp, thời lượng 5 ngày/lớp)

 

 

 

50.270

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

2.500

10

25.000

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

10

1.200

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 1.000.0000 đồng

lượt đi về

1.000

2

2.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày)

ngày

250

10

2.500

 

- Thuê phòng học

ngày

1.000

10

10.000

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

10

5.000

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

25

22

550

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

22

220

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

10

500

 

- Nước uống

người/ngày

30

110

3.300

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

0

 

Chi phí 01 lớp (20 người/lớp, thời lượng 03 ngày/lớp)

 

 

 

14.060

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

1.500

3

4.500

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

3

360

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 1.00.0000 đồng

lượt đi về

1.000

3

3.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày)

ngày

250

3

750

 

- Thuê phòng học

ngày

500

3

1.500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

3

1.500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

20

300

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

20

200

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

3

150

 

- Nước uống

người/ngày

30

60

1.800

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

0

 

Chi phí 01 lớp (33 người/lớp, thời lượng 05 ngày/lớp)

 

 

 

24.875

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

2.000

5

10.000

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

5

600

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 1.00.0000 đồng

lượt đi về

1.000

2

2.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày)

ngày

250

5

1.250

 

- Thuê phòng học

ngày

500

5

2.500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

5

2.500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

33

495

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

33

330

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

5

250

 

- Nước uống

người/ngày

30

165

4.950

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

0

 

Chi phí 01 lớp (25 người/lớp, thời lượng 03 ngày/lớp)

 

 

 

12.135

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

1.000

3

3.000

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

3

360

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 1.00.0000 đồng

lượt đi về

1.000

2

2.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày)

ngày

250

3

750

 

- Thuê phòng học

ngày

500

3

1.500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

3

1.500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

25

375

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

25

250

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

3

150

 

- Nước uống

người/ngày

30

75

2.250

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

 

 

Chi phí 01 lớp (30 người/lớp, thời lượng 01 ngày/lớp nông dân)

 

 

 

7.220

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

800

1

800

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

1

120

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 250.000 đồng

lượt đi về

250

1

250

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 200.000 đồng/người/ngày)

ngày

200

1

200

 

- Thuê phòng học

ngày

500

1

500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

1

500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

30

450

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

30

300

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

1

50

 

- Nước uống

người/ngày

15

30

450

 

- Tiền ăn và hỗ trợ đi lại (khoán gọn 120.000 đồng/người/ngày)

người/ngày

120

30

3.600

 

Chi phí 01 lớp (20 người/lớp, thời lượng 03 ngày/lớp nòng cốt địa phương)

 

 

 

10.810

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

800

3

2.400

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

3

360

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 250.000 đồng

lượt đi về

250

2

500

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 200.000 đồng/người/ngày)

ngày

200

3

600

 

- Thuê phòng học

ngày

500

3

1.500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

3

1.500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

20

300

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

20

200

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

3

150

 

- Nước uống

người/ngày

15

60

900

 

- Tiền ăn và hỗ trợ đi lại (khoán gọn 120.000 đồng/người/ngày)

người/ngày

120

20

2.400

 

Chi phí 01 lớp (20 người/lớp, thời lượng 01 ngày/lớp tin học

 

 

 

3.320

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

800

1

800

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

1

120

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 250.000 đồng

lượt đi về

250

1

250

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 200.000 đồng/người/ngày)

ngày

200

1

200

 

- Thuê phòng học

ngày

500

1

500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

1

500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

20

300

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

20

200

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

3

150

 

- Nước uống

người/ngày

15

20

300

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

 

 

Chi phí 01 lớp (20 người/lớp, thời lượng 15 ngày/lớp)

 

 

 

66.800

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

2.000

15

30.000

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

15

1.800

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 1.00.0000 đồng

lượt đi về

1.000

6

6.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày)

ngày

250

15

3.750

 

- Thuê phòng học

ngày

500

15

7.500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

15

7.500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

20

300

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

20

200

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

15

750

 

- Nước uống

người/ngày

30

300

9.000

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

0

 

Chi phí 01 lớp (20 người/lớp, thời lượng 05 ngày/lớp)

 

 

 

22.600

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi)

ngày

2.000

5

10.000

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

5

600

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 1.00.0000 đồng

lượt đi về

1.000

2

2.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày)

ngày

250

5

1.250

 

- Thuê phòng học

ngày

500

5

2.500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

5

2.500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

20

300

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

20

200

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

5

250

 

- Nước uống

người/ngày

30

100

3.000

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

0

 

Chi phí 01 lớp (20 người/lớp, thời lượng 01 ngày/lớp)

 

 

 

5.890

 

- Thù lao giảng viên (đã bao gồm phí biên soạn, 5 tiết/buổi x 2 người

ngày

1.000

2

2.000

 

- Phụ cấp lưu trú giảng viên (120.000 đồng/người/ngày)

ngày

120

2

240

 

- Tiền xe giảng viên, khoán gọn 500.0000 đồng

lượt đi về

500

2

1.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày x 2 người

ngày

250

2

500

 

- Thuê phòng học

ngày

500

1

500

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

1

500

 

- In ấn tài liệu cho học viên

cuốn

15

20

300

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

20

200

 

- Quản lý tổ chức lớp

người/ngày

50

1

50

 

- Nước uống

người/ngày

30

20

600

 

- Chế độ công tác phí của học viên do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

0

 

Chi phí tổ chức đối thoại chuyên đề (20 người/cuộc, 01 ngày/cuộc)

 

 

 

21.150

 

- Thù lao diễn giả/chuyên gia

ngày

10.000

1

10.000

 

- Phụ cấp lưu trú diễn giả/chuyên gia (500.000 đồng/người/ngày)

ngày

500

1

500

 

- Chi phí đi lại và đưa đón chuyên gia (phương tiện máy bay và ô tô)

lượt đi về

7.000

1

7.000

 

- Chi phí thuê trọ (khoán gọn 1.000.000 đồng/người/ngày)

ngày

1.000

1

1.000

 

- Thuê phòng họp

ngày

1.000

1

1.000

 

- Thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

1

500

 

- In ấn tài liệu

cuốn

15

20

300

 

- Văn phòng phẩm, dụng cụ

bộ

10

20

200

 

- Hỗ trợ tổ chức

người/ngày

50

1

50

 

- Nước uống

người/ngày

30

20

600

 

- Chế độ công tác phí của người tham gia do cơ quan, đơn vị cử đi học chi trả

 

 

 

0

 

Tọa đàm/hội thảo khoa học tham vấn lấy ý kiến (01 ngày, 80 người/cuộc)

 

 

 

32.000

 

- Chủ trì

người/ngày

400

1

400

 

- Thư ký

người/ngày

200

1

200

 

- Thù lao báo cáo viên (Tiến sĩ, 02 người/2 ngày)

người

600

2

1.200

 

- Thù lao báo cáo tham luận (10 báo cáo)

báo cáo

300

10

3.000

 

- Tiền xe (khoán gọn 1.000.000 đồng/người)

người

1.000

2

2.000

 

- Phòng nghỉ (khoán gọn 250.000 đồng/người/ngày)

ngày

250

2

500

 

- Tài liệu hội thảo

bộ

20

80

1.600

 

- Brochure hội thảo

bộ

40

80

3.200

 

- Văn phòng phẩm (tập, viết, bìa sơ mi)

bộ

10

80

800

 

- Chi phí thuê hội trường, trang trí

ngày

3.000

1

3.000

 

- Chi thuê máy chiếu, thiết bị

ngày

500

1

500

 

- Băng rol

cái

1.000

1

1.000

 

- Chi nước uống

người

30

80

2.400

 

- Tiền ăn cho đại biểu

người

150

80

12.000

 

- Phục vụ tọa đàm (02 người/ngày)

người/ngày

100

2

200

 

Điều tra hiện trạng, thu thập thông tin

 

 

 

65.325

 

- Lập mẫu phiếu điều tra (từ 40 chỉ tiêu)

mẫu

700

3

2.100

 

- Photo phiếu điều tra

phiếu

3

825

2.475

 

- Tiền xe và phụ cấp đi đường (tiền xe 150.000 đồng, Phụ cấp 100.000 đồng)

người/ngày

250

99

24.750

 

- Chi cho đối tượng cung cấp thông tin (40 chỉ tiêu)

phiếu

40

825

33.000

 

- Báo cáo phân tích, tổng hợp số liệu, biên tập bản tin

báo cáo

1.000

3

3.000

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC DU LỊCH

TT

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Đối tượng

Hình thức đào tạo

Số lượng

Số lớp

Thời gian đào tạo

Tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Ngân sách
Nhà nước

Xã hội hóa

Ghi chú

I

Năm 2017

 

 

70

2

 

170.000.000

170.000.000

0

 

1

Nguồn lực công

 

 

10

0

 

50.000.000

50.000.000

0

 

-

Cử bồi dưỡng kỹ năng chính sách, quy hoạch du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu, điểm du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

10 người

 

06 ngày

50.000.000

5.000.000đ/người x 10 người = 50.000.000

 

Chi phí dự học

2

Nguồn lực xã hội

 

 

60

2

 

120.000.000

120.000.000

0

 

-

Nghiệp vụ Thuyết minh viên

Đội ngũ thuyết minh tại các khu, điểm du lịch

Đào tạo tập trung

30 người/lớp

1

03 tháng

120.000.000

4.000.000/học viên x 30 học viên = 120.000.000

 

Hỗ trợ 100% học phí

II

Năm 2018

 

 

566

10

 

1.300.000.000

775.000.000

525.000.000

 

1

Nguồn lực công

 

 

256

2

 

345.000.000

345.000.000

0

 

a)

Cử bồi dưỡng kỹ năng chính sách, quy hoạch du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu, điểm du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

10 người

 

06 ngày

50.000.000

5.000.000đ/người x 10 người = 50.000.000

 

Chi phí dự học

b)

Tập huấn công tác QLNN về du lịch

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu, điểm du lịch; cán bộ chính quyền địa phương cấp cơ sở 

Bồi dưỡng ngắn hạn

150 người/lớp

1

03 ngày

45.000.000

45.000.000/lớp/năm x 01 lớp = 45.000.000

 

Chi phí tổ chức

c)

Đào tạo ngoại ngữ

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch

Đào tạo tập trung

10 người

 

01 năm

250.000.000

25.000.000/người x 10 người = 250.000.000

 

Hỗ trợ học phí

2

Nguồn lực xã hội

 

 

310

8

 

955.000.000

430.000.000

525.000.000

 

a)

Đào tạo nghiệp vụ du lịch trình độ sơ cấp

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Đào tạo tập trung

 

 

 

 

 

 

 

-

Quản lý khách sạn nhỏ

 

Đào tạo tập trung

30 người/lớp

1

03 tháng

150.000.000

2.500.000/học viên x 30 học viên = 75.000.000

2.500.000/học viên x 30 học viên = 75.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Nghiệp vụ nhà hàng

 

Đào tạo tập trung

30 người/lớp

1

03 tháng

120.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Quản lý lữ hành

 

Đào tạo tập trung

30 người/lớp

1

03 tháng

150.000.000

2.500.000/học viên x 30 học viên = 75.000.000

2.500.000/học viên x 30 học viên = 75.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Nghiệp vụ buồng

 

Đào tạo tập trung

30 người/lớp

1

03 tháng

120.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

 

Đào tạo tập trung

30 người

1

03 tháng

120.000.000

 

4.000.000/học viên x 30 học viên = 120.000.000

 

b)

Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng nghiệp vụ du lịch

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

-

Du lịch homestay

 

 

30 người/lớp

1

03 ngày

45.000.000

1.500.000/học viên x 30 học viên = 45.000.000

 

 

-

Tư vấn set up khách sạn, nhà hàng, khu du lịch

 

 

30 người/lớp

1

03 ngày

60.000.000

 

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

 

c)

Bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

-

Tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng

 

 

30 người/lớp

1

06 tháng

150.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

d)

Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch

Cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ ở các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hộ dân tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các trọng điểm du lịch trên địa bàn tỉnh

Bồi dưỡng ngắn hạn

100 người/lớp

1

03 ngày

40.000.000

40.000.000/lớp/năm x 01 lớp = 40.000.000

 

Chi phí tổ chức

III

Năm 2019

 

 

606

9

 

1.505.000.000

870.000.000

635.000.000

 

1

Nguồn lực công

 

 

256

2

 

345.000.000

345.000.000

0

 

a)

Cử bồi dưỡng kỹ năng chính sách, quy hoạch du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu, điểm du lịch 

Bồi dưỡng ngắn hạn

10 người

 

06 ngày

50.000.000

5.000.000đ/người x 10 người = 50.000.000

 

Chi phí dự học

b)

Tập huấn công tác QLNN về du lịch

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu, điểm du lịch; cán bộ chính quyền địa phương cấp cơ sở

Bồi dưỡng ngắn hạn

150 người/lớp

1

03 ngày

45.000.000

45.000.000/lớp/năm x 01 lớp = 45.000.000

 

Chi phí tổ chức

c)

Đào tạo ngoại ngữ

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch

Đào tạo tập trung

10 người

 

01 năm

250.000.000

25.000.000/người x 10 người = 250.000.000

 

Hỗ trợ học phí

2

Nguồn lực xã hội

 

 

350

7

 

1.160.000.000

525.000.000

635.000.000

 

a)

Đào tạo nghiệp vụ du lịch trình độ sơ cấp

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Đào tạo tập trung

 

 

 

 

 

 

 

-

Quản lý bếp (nâng cao)

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

210.000.000

3.500.000/học viên x 30 học viên = 105.000.000

3.500.000/học viên x 30 học viên = 105.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Nghiệp vụ lễ tân

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

120.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Kỹ thuật chế biến món ăn Âu Á

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

180.000.000

3.000.000/học viên x 30 học viên = 90.000.000

3.000.000/học viên x 30 học viên = 90.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Nghiệp vụ điều hành tour

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

210.000.000

3.500.000/học viên x 30 học viên = 105.000.000

3.500.000/học viên x 30 học viên = 105.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

b)

Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng nghiệp vụ du lịch

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

-

Du lịch cộng đồng dành cho lực lượng xe ôm

 

 

100 người/lớp

1

03 ngày

50.000.000

50.000.000

 

Chi phí tổ chức

-

Nghiệp vụ du lịch dành cho người lái xe và nhân viên phục vụ

 

 

100 người/lớp

1

03 ngày

200.000.000

 

2.000.000/học viên x 100 học viên = 200.000.000

 

c)

Bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

-

Tiếng Anh chuyên ngành lễ tân khách sạn

 

 

30 người/lớp

1

06 tháng

150.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

d)

Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch

Cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ ở các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hộ dân tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các trọng điểm du lịch trên địa bàn tỉnh 

Bồi dưỡng ngắn hạn

100 người/lớp

1

03 ngày

40.000.000

40.000.000/lớp/năm x 01 lớp = 40.000.000

 

Chi phí tổ chức

IV

Năm 2020

 

 

606

9

 

1.565.000.000

900.000.000

665.000.000

 

1

Nguồn lực công

 

 

256

2

 

345.000.000

345.000.000

0

 

a)

Cử bồi dưỡng kỹ năng chính sách, quy hoạch du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu, điểm du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

10 người

 

06 ngày

50.000.000

5.000.000đ/người x 10 người = 50.000.000

 

Chi phí dự học

b)

Tập huấn công tác QLNN về du lịch

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện-thị, Ban Quản lý khu, điểm du lịch; cán bộ chính quyền địa phương cấp cơ sở

Bồi dưỡng ngắn hạn

150 người/lớp

1

03 ngày

45.000.000

45.000.000/lớp/năm x 01 lớp = 45.000.000

 

Chi phí tổ chức

c)

Đào tạo ngoại ngữ

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch

Đào tạo tập trung

10 người

 

01 năm

250.000.000

25.000.000/người x 10 người = 250.000.000

 

Hỗ trợ học phí

2

Nguồn lực xã hội

 

 

350

7

 

1.220.000.000

555.000.000

665.000.000

 

a)

Đào tạo nghiệp vụ du lịch trình độ sơ cấp

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Đào tạo tập trung

 

 

 

 

 

 

 

-

Quản lý khách sạn nhỏ

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

150.000.000

2.500.000/học viên x 30 học viên = 75.000.000

2.500.000/học viên x 30 học viên = 75.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Kỹ thuật pha chế thức uống

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

180.000.000

3.000.000/học viên x 30 học viên = 90.000.000

3.000.000/học viên x 30 học viên = 90.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Kỹ thuật chế biến món ăn Việt Nam

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

180.000.000

3.000.000/học viên x 30 học viên = 90.000.000

3.000.000/học viên x 30 học viên = 90.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Nghiệp vụ an ninh khách sạn - nhà hàng

 

 

30 người/lớp

1

03 tháng

120.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

2.000.000/học viên x 30 học viên = 60.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

b)

Đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng nghiệp vụ du lịch

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

-

Du lịch cộng đồng dành cho lực lượng bán hàng hóa, đặc sản địa phương, bán hàng rong

 

 

100 người/lớp

1

03 ngày

50.000.000

50.000.000

 

Chi phí tổ chức

-

Nghiệp vụ du lịch dành cho thuyền viên và người lái tàu

 

 

100 người/lớp

1

03 ngày

200.000.000

 

2.000.000/học viên x 100 học viên = 200.000.000

 

c)

Bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành

Lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên chuyên ngành du lịch

Bồi dưỡng ngắn hạn

 

 

 

 

 

 

 

-

Tiếng Anh dành cho quản lý

 

 

30 người/lớp

1

06 tháng

150.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

-

Tiếng Anh chuyên ngành phục vụ buồng

 

 

30 người/lớp

1

06 tháng

150.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

2.500.000/người 30 người = 75.000.000

Hỗ trợ 50% học phí

d)

Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch

Cán bộ chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ ở các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hộ dân tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các trọng điểm du lịch trên địa bàn tỉnh

Bồi dưỡng ngắn hạn

100 người/lớp

1

03 ngày

40.000.000

40.000.000/lớp/năm x 01 lớp = 40.000.000

 

Chi phí tổ chức

 

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2017-2020

1.848

30

 

4.540.000.000

2.715.000.000

1.825.000.000

 

(Bốn tỷ, năm trăm, bốn mươi triệu đồng chẵn)

 

PHỤ LỤC III

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

TT

Nội dung thực hiện

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Giai đoạn

2018-2020

2018

2019

2020

I

Hoạt động 1:

Tập trung tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghe - nói tiếng Anh, tổ chức hoạt động ngoại khóa và trang bị tài liệu, sách tham khảo

2.479.200.000

3.718.800.000

3.718.800.000

9.916.800.000

1

Bồi dưỡng kỹ năng nghe nói tiếng Anh với giáo viên bản ngữ tại 02 trường chuyên

tiết

1.000.000

4.000

4.000.000.000

1.000.000.000

1.500.000.000

1.500.000.000

4.000.000.000

2

Dạy tăng cường tiếng Anh nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại các trường THPT trọng điểm.

tiết

300.000

8.800

2.640.000.000

660.000.000

990.000.000

990.000.000

2.640.000.000

3

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ việc dạy học tiếng Anh cho các trường THPT chuyên

tiết

300.000

1.280

384.000.000

96.000.000

144.000.000

144.000.000

384.000.000

4

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ việc dạy học tiếng Anh cho các trường THPT trọng điểm.

tiết

300.000

2.816

844.800.000

211.200.000

316.800.000

316.800.000

844.800.000

5

Tài liệu học tiếng Anh dành cho học sinh trường THPT chuyên

bộ

200.000

3.200

640.000.000

160.000.000

240.000.000

240.000.000

640.000.000

6

Tài liệu học tiếng Anh dành cho học sinh trường THPT trọng điểm.

bộ

200.000

7.040

1.408.000.000

352.000.000

528.000.000

528.000.000

1.408.000.000

II

Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trong đó tập trung vào việc định hướng cho học sinh các ngành nghề: nông nghiệp công nghệ cao và du lịch.

1.766.000.000

1.244.000.000

744.000.000

3.754.000.000

1

Tổ chức đề tài khoa học khảo sát, đánh giá sở thích, nhu cầu nghề nghiệp của học sinh

Đợt

150.000.000

01

150.000.000

150.000.000

0

0

150.000.000

2

Tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, có điều chỉnh từng năm

Đợt

100.000.00

03

300.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

300.000.000

3

Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức cơ bản và kỹ năng cần có trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp

Đợt

500.000.000

03

1.500.000.000

1.000.000.000

500.000.000

0

1.500.000.000

4

Trang bị tài liệu tham khảo hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp dành cho học sinh trường chuyên

Bộ

100.000

3.200

320.000.000

80.000.000

120.000.000

120.000.000

320.000.000

5

Trang bị tài liệu tham khảo hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp dành cho học sinh trường THPT trọng điểm

Bộ

100.000

7.040

704.000.000

176.000.000

264.000.000

264.000.000

704.000.000

6

Triển khai tổ chức thí điểm mô hình giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp tại 02 trường THPT chuyên và 11 trường THPT.

Trường

60.000.000

13

780.000.000

260.000.000

 

260.000.000

260.000.000

780.000.000

Tổng cộng

 

 

 

13.670.800.000

4.245.200.000

4.962.800.000

4.462.800.000

13.670.800.000

Bằng chữ: Mười ba tỷ sáu trăm bảy chục triệu tám trăm ngàn./.

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.