Quyết định 2842/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch Thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
Số hiệu: | 2842/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Phùng Quang Hùng |
Ngày ban hành: | 06/10/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2842/QĐ-UBND |
Vĩnh Yên, ngày 06 tháng 10 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003;
Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1073/2007/QĐ-TTg ngày 12/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Công văn số 7184/BCT-TMĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Công thương về việc xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử tại địa phương giai đoạn 2011-2015; Công văn số 7798/BTC-TMĐT ngày 04/8/2010 của Bộ Công thương về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 tại địa phương;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 627/TTr-STC ngày 30/8/2010, của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 578/TTr-SKH&ĐT ngày 30/9/2010 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Tên kế hoạch: Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015;
II. Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phúc;
III. Mục tiêu của kế hoạch:
1. Tất cả các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong đó:
- 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử (Email) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;
- 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng (gọi tắt là Website thương mại điện tử) để mua bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- 5% doanh nghiệp tham gia các mạng kinh doanh điện tử theo mô hình trao đổi chứng từ điện tử dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử;
- 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh;
- Hình thành một số sở giao dịch hàng hoá trực tuyến đối với những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới;
- Hình ảnh một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử lớn có uy tín trong nước và khu vực;
2. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong đó:
- 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- 45% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;
- 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
3. Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng. Trong đó:
- 70% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng;
- 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương thức điện tử;
- 30% cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ như vận tải, văn hoá, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng;
IV. Các hoạt động triển khai:
1. Triển khai pháp luật về thương mại điện tử;
2. Phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử:
a) Đào tạo, tập huấn tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý nhà nước, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, các HTX tại các địa phương:
- Số lớp: 12 lớp;
-Số lượng học viên: 100-120 học viên;
b) Đào tạo, tập huấn tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các HTX tại các địa phương:
- Số lớp 13 lớp;
- Số lượng học viên: 100-120 học viên;
3. Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh;
4. Khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước:
Số lượng: 05 đoàn (20 người/đoàn);
5. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và ứng dụng thương mại điện tử:
a) Xây dựng bản tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh, các tỉnh thành trên cả nước và vai trò, lợi ích của thương mại điện tử:
- Số bản tin: 3.000 bản;
- Số xuất bản: 20 số;
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử như Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của doanh nghiệp:
- Tỉnh hỗ trợ: 50 doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp đóng góp: 50 doanh nghiệp;
c) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thông tin, website thương mại điện tử:
- Tỉnh hỗ trợ kinh phí thiết kế ban đầu: 100 doanh nghiệp;
- Hỗ trợ từ Trung ương: 100 doanh nghiệp;
6. Xây dựng hệ thống thu thập và quản lý trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh:
- Thiết kế hệ thống và lập trình phần mềm;
- Cập nhật cơ sở dữ liệu;
7. Điều tra, khảo sát tình hình thực tế ứng dụng thwong mại điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Số lượng 300 doanh nghiệp;
V. Kinh phí triển khai:
Tổng kinh phí cho cả giai đoạn 2011-2015 là: 2.567,5 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách địa phương: 2.220 triệu đồng;
- Ngân sách Trung ương: 200 triệu đồng;
- Doanh nghiệp đóng góp: 147,5 triệu đồng;
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Công thương là đơn vị chủ trì, có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch trên. Hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo kết quả với UBND tỉnh;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hàng năm cân đối phân bổ kinh phí để thực hiện các hạng mục trong kế hoạch;
3. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh phối hợp với Sở Công thương bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo hạ tầng viễn thông phục vụ cho việc ứng dụng thương mại điện tử.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố; Các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
KINH PHÍ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠIĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo QĐ số 2842/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh)
Số TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá (đ) |
Thành tiền (đ) |
1 |
Đào tạo, tập huấn tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến về TMĐT cho cán bộ quản lý nhà nước, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, các HTX tại các địa phương. |
Lớp |
12 |
25.000.000 |
300.000.000 |
2 |
Đào tạo, tập huấn tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến về TMĐT cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các HTX tại các địa phương. |
Lớp |
13 |
30.000.000 |
390.000.000 |
3 |
Tổ chức cho các đoàn của tỉnh và doanh nghiệp đi khảo sát, học tập kinh nghiệm triển khai chương trình TMĐT tại các tỉnh, thành trong nước. |
Đoàn |
5 |
58.000.000 |
290.000.000 |
4 |
Cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và các tỉnh thành trong nước, vai trò lợi ích của TMĐT. |
Bản tin |
3.000 |
35.000 |
105.000.000 |
5 |
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử như Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của doanh nghiệp - Ngân sách địa phương hỗ trợ - Doanh nghiệp đóng góp |
D.nghiệp D.nghiệp |
50 50 |
2.000.000 2.950.000 |
100.000.000 147.500.000 |
6 |
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thông tin, website thương mại điện tử: - Ngân sách địa phương hỗ trợ - NS Trung ương hỗ trợ |
D.nghiệp D.nghiệp |
100 100 |
7.000.000 2.000.000 |
700.000.000 200.000.000 |
7 |
Xây dựng hệ thống thu nhập và quản lý trực tuyến thông tin xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh |
Hệ thống |
1 |
290.000.000 |
290.000.000 |
8 |
Điều tra, khảo sát tình hình thực tế ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
D.nghiệp |
300 |
150.000 |
45.000.000 |
|
Tổng |
|
|
|
2.567.500.000 |