Quyết định 28/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sỡ hữu Nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp, thu hồi từ dự án kết thúc có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu: | 28/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Võ Lâm Phi |
Ngày ban hành: | 22/06/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bổ trợ tư pháp, Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2007/QĐ-UBND |
Nha Trang, ngày 22 tháng 6 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 của Chính phủ quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06/3/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ xung Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản Nhà nước để bán đấu giá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế bán đấu giá tài sản khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản xác lập quyền sỡ hữu Nhà nước, tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc hoạt động có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 2294/1999/QĐ-UB ngày 14/7/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành “Quy chế bán đấu giá tài sản khi có Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và xác lập quyền sỡ hữu Nhà nước”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC, TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỠ HỮU NHÀ NƯỚC, TÀI SẢN KHU VỰC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP, TÀI SẢN THU HỒI TỪ CÁC DỰ ÁN KẾT THÚC CÓ QUYẾT ĐỊNH THANH LÝ HOẶC BÁN ĐẤU GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Quy chế này áp dụng cho việc bán đấu giá đối với tài sản của Hội đồng bán đấu giá cấp tỉnh, Hội đồng bán đấu giá cấp huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan hành chính sự nghiệp.
1. Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước của một vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 61 của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, Điều 33 của Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Hội đồng bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá tài sản do tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tang vật, phương tiện của một vụ việc vi phạm hành chính có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước: Tài sản thi hành án, tài sản là vật chứng vụ án, tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản do tổ chức, cá nhân hiến tặng… có giá trị dưới 10.000.000 đồng được thông qua Hội đồng định giá và bán đấu giá.
3. Tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc hoạt động có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
Điều 2. Nguyên tắc, thẩm quyền, phương pháp xác định giá khởi điểm
Thực hiện theo điểm 1,2,3 Mục II của Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 của Bộ Tài chính và điểm 1 Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06/3/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá.
HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ VÀ BÁN ĐẤU GIÁ
1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính đã có quyết định tịch thu của cấp có thẩm quyền, tài sản được xác lập quyền sỡ hữu nhà nước. Việc thành lập Hội đồng theo quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp;
2. Đối với tài sản bán đấu giá là tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thủ trưởng đơn vị thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo quy định của Pháp luật để bán đấu giá.
Điều 4. Nhiệm vụ của Hội đồng bán đấu giá
1. Bảo quản tài sản bán đấu giá khi được giao trách nhiệm giữ tài sản.
2. Xác định giá khởi điểm cho cuộc bán đấu giá.
3. Niêm yết, thông báo công khai việc bán tài sản và các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản bán đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Trưng bày, cho xem, cho tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá.
5. Thực hiện ghi chép về việc bán đấu giá tài sản và lập văn bản bán đấu giá tài sản.
6. Giao tài sản cho người mua sau khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết theo quy định.
7. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ có liên quan và hướng dẫn người mua được tài sản đấu giá làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với các loại tài sản phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
8. Bảo mật thông tin về cuộc đấu giá theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Hội đồng bán đấu giá có quyền
1. Thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá theo quy định tại điểm 1, Điều 9 của quy chế này.
2. Quy định bước giá cho từng cuộc đấu giá.
3. Yêu cầu người mua được tài sản thực hiện việc thanh toán theo đúng quy định.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, PHƯƠNG THỨC BÁN ĐẤU GIÁ
Điều 6. Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản
Hội đồng bán đấu giá phải niêm yết công khai việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi trưng bày tài sản, nơi có tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảy (07) ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá.
Đồng thời với việc niêm yết, Hội đồng bán đấu giá có trách nhiệm thực hiện thông báo công khai ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ba ngày việc bán đấu giá tài sản và các thông tin có liên quan đến tài sản bán đấu giá trên phương tiện thông tin đại chúng trước khi tiến hành bán đấu giá chậm nhất là bảy (07) ngày.
Điều 7. Điều kiện tổ chức bán đấu giá
Phải có ít nhất từ 02 người (khách hàng) trở lên đăng kí tham gia mua đấu giá.
Điều 8. Đối tượng đăng kí tham gia mua đấu giá
Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng kí tham gia mua đấu giá trong thời hạn mà người có tài sản bán đấu giá đã thông báo; trừ một số trường hợp sau đây không được đăng kí tham gia mua đấu giá:
1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người mất hoặc bị hạn chế hành vi năng lực dân sự theo quy định của Bộ Luật Dân sự, hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
2. Người làm việc trong cơ quan, đơn vị hoặc Hội đồng bán đấu giá, nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản có tài sản bán đấu giá; người trực tiếp giám định tài sản, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con của những người đó;
3. Người không có quyền mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nghĩa vụ và quyền của người tham gia đấu giá
1. Nghĩa vụ của người tham gia đấu giá
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia đấu giá (gọi là người mua tài sản) tài sản đều phải đăng kí mua trong thời hạn mà người bán đấu giá tài sản đã thông báo.
- Nộp tiền đặt trước: Không quá 5% trên giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.
- Nộp phí đấu giá theo quy định hiện hành.
2. Quyền của người tham gia đấu giá
- Được xem tài sản trước khi đăng ký tham gia mua đấu giá tài sản.
- Được quyền yêu cầu Hội đồng bán đấu giá giải thích các vấn đề chưa rõ trước khi tiến hành đấu giá.
Hội đồng bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau:
1. Đấu giá trực tiếp bằng lời nói
a) Sau khi công bố giá khởi điểm, người điều hành đấu giá nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác bằng lời nói giá người đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả cộng với bước giá do Hội đồng quy định, mỗi lần cách nhau ba mươi giây (30 giây), nếu sau 03 lần nhắc lại người mua trả giá cao nhất và cao hơn giá khởi điểm mà không có người nào khác trả giá cao hơn thì người đó được mua tài sản đấu giá (không hạn chế số lần trả giá).
b) Trường hợp có nhiều người trả cùng một giá nhưng đều không có yêu cầu đấu giá tiếp thì người điều hành bán đấu giá tổ chức rút thăm giữa những người có giá trả bằng nhau và công bố người rút trúng thăm là người được mua tài sản đấu giá.
2. Đấu giá bằng bỏ phiếu
a) Đối với trường hợp giá khởi điểm được công bố công khai
- Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu công khai trực tiếp từng vòng và chỉ công bố giá đã trả cao nhất của vòng đấu đó, mức giá cao nhất ở vòng trước cộng với bước giá được coi là giá khởi điểm của vòng tiếp theo. Cuộc bán đấu giá được tiến hành theo thủ tục nêu trên cho đến khi không còn ai có yêu cầu trả giá tiếp. Người điều hành cuộc bán đấu giá công bố người trúng đấu giá sau vòng đấu cuối cùng. Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng trả một mức giá cao nhất, nhưng đều không có yêu cầu đấu giá tiếp, thì người điều hành cuộc bán đấu giá tổ chức việc rút thăm giữa những người đó và công bố người rút trúng thăm là người trúng đấu giá.
- Trường hợp người trả giá cao nhất từ chối mua, thì người trả giá cao liền kề chỉ được mua khi chênh lệch giữa hai mức giá của người trả giá cao nhất và người trả giá liền kề không cao hơn tiền đặt trước. Trường hợp chênh lệch giữa hai mức giá cao hơn tiền đặt trước, thì tổ chức lại ngay phiên đấu giá mới; giá khởi điểm để đấu giá là giá của người trả giá cao liền kề với người từ chối mua tài sản. Trường hợp phiên bán đấu giá đã kết thúc, sau đó người trả giá cao nhất (người trúng đấu giá) mới từ chối mua, thì tổ chức lại phiên đấu giá vào thời điểm thích hợp theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá, việc tổ chức đấu giá lại được tiến hành theo thủ tục như đối với việc bán đấu giá tài sản lần đầu.
- Đấu giá bằng bỏ phiếu kín theo từng vòng, liên tục cho đến khi không còn người yêu cầu đấu giá tiếp thì người có mức giá trả cao nhất là người trúng đấu giá.
b) Đối với trường hợp không công bố công khai giá khởi điểm, thì Hội đồng chỉ được công bố giá khởi điểm sau vòng đấu thứ nhất và mức giá trả cao nhất của vòng đấu này; tuyên bố vòng đấu tiếp theo, xác định số người tiếp tục tham gia vòng đấu giá, công bố giá khởi điểm của vòng đấu này là giá trả cao nhất của vòng đấu trước cộng với bước giá do Hội đồng quy định. Cuộc đấu giá kết thúc khi xác định được mức giá trả cao nhất và không còn người tiếp tục tham gia đấu giá.
Trường hợp các đối tượng tham gia đấu giá ở vòng đấu thứ nhất đều bỏ mức giá thấp hơn mức giá khởi điểm thì Hội đồng tuyên bố cuộc đấu giá không thành. Hội đồng sẽ xem xét điều chỉnh lại mức giá khởi điểm cho phù hợp và tiến hành tổ chức đấu giá lại vào một thời điểm khác do Chủ tịch Hội đồng đấu giá quyết định.
3. Việc mở phiên đấu giá phải có ít nhất từ hai người tham gia đấu giá trở lên. Nếu tại thời điểm mở phiên đấu giá có dưới 02 người tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá không thành, Hội đồng đấu giá tài sản sẽ cho đăng thông báo mời đấu giá lại trên phương tiện thông tin đại chúng, tiếp tục tổ chức đấu giá khi có đủ số người tham gia đấu giá theo quy định.
4. Trường hợp người tham gia đấu giá rút lại giá đã trả
- Tại cuộc bán đấu giá tài sản người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản công bố người mua được tài sản thì cuộc bán đấu giá tài sản vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người liền kề trước đó.
- Người rút lại giá đã truất quyền tham gia trả tiếp và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước (đặt cọc). Khoản tiền đặt trước của người rút lại giá đã trả thuộc về người có tài sản bán đấu giá.
Điều 11. Bán tài sản bán đấu giá trong trường hợp đặc biệt
1. Trong trường hợp đã hết thời hạn đăng kí tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, việc phê duyệt được quy định như sau:
- Đối với tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước, do Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cấp huyện quyết định.
- Đối với tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc, do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
2. Khi bán tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng bán đấu giá tài sản lập biên bản về việc bán tài sản bán đấu giá, ghi kết quả vào sổ đăng ký bán đấu giá.
Điều 12. Trả lại tiền đặt trước
1. Trong trường hợp người đã nộp tiền đặt trước mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được giữ lại, sau khi người mua đã nộp đủ số tiền trúng đấu giá vào tài khoản tạm giữ do cơ quan tài chính quản lý; người không mua được thì khoản tiền đặt trước sẽ được trả lại cho người nộp ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp người đăng ký mua tài sản đấu giá đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không có lý do chính đáng hoặc người trả giá cao nhất từ chối mua trong mọi trường hợp đều không được trả lại.
Điều 13. Phương thức, địa điểm và thời hạn thanh toán
1. Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán: Người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ số tiền mua tài sản đấu giá bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản tạm giữ của cơ quan Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản của cơ quan, đơn vị có tài sản bán đấu giá theo thỏa thuận trong văn bản bán đấu giá.
2. Thời hạn, địa điểm giao tài sản đã bán đấu giá do người bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản bán đấu giá thỏa thuận trong văn bản bán đấu giá tài sản.
3. Trường hợp quá thời hạn thanh toán theo thỏa thuận, người trúng đấu giá không nộp số tiền trúng đấu giá vào Kho bạc Nhà nước thì coi như từ chối không mua tài sản đấu giá, số tiền đặt trước sẽ bị tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước.
Văn bản bán đấu giá tài sản là văn bản có giá trị xác nhận việc mua bán và làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu.
Căn cứ vào văn bản bán đấu giá và các giấy tờ hợp pháp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người mua theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này, mọi khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc bán đấu giá được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế này nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan gửi văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời bổ sung, điều chỉnh./.
Thông tư 13/2007/TT-BTC sửa đổi Thông tư 34/2005/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá Ban hành: 06/03/2007 | Cập nhật: 14/03/2007
Nghị định 70/2006/NĐ-CP quy định quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính Ban hành: 24/07/2006 | Cập nhật: 29/07/2006
Thông tư 34/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá Ban hành: 12/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản Ban hành: 18/01/2005 | Cập nhật: 17/09/2012
Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 Ban hành: 14/11/2003 | Cập nhật: 17/09/2012
Nghị định 14/1998/NĐ-CP về quản lý tài sản Nhà nước Ban hành: 06/03/1998 | Cập nhật: 07/12/2012