Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Số hiệu: 279/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Võ Thị Hồng Ánh
Ngày ban hành: 19/01/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 279/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Cần Thơ;

Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 2261/BXD-HTKT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Xây dựng về việc ý kiến góp ý đồ án Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3369/TTr-SXD ngày 11 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung cụ thể như sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Phạm vi lập quy hoạch:

- Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Khu đô thị lõi (quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận Cái Răng, quận Ô Môn và quận Thốt Nốt) và các đô thị thuộc huyện (thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Phong Điền, thị trấn Thới Lai, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An).

- Quy mô dân số đô thị: Khoảng 1,1 - 1,2 triệu người vào năm 2020 và khoảng 1,5 - 1,6 triệu người vào năm 2030.

3. Quan điểm quy hoạch:

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020; Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 cùng các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.

- Quy hoạch hướng tới đáp ứng nhu cầu cấp nước sạch cho các đô thị trong thành phố, có kế hoạch phát triển hợp lý và khả thi trên cơ sở xem xét cả hai khía cạnh: nhu cầu và khả năng đáp ứng.

- Bảo đảm khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm có xem xét đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; ưu tiên khai thác nguồn nước mặt; hạn chế khai thác nguồn nước ngầm.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cấp nước.

4. Mục tiêu quy hoạch:

- Cụ thể hóa định hướng phát triển cấp nước thành phố Cần Thơ trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

- Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, lựa chọn và khai thác hợp lý các nguồn nước thô; Xác định nhu cầu đầu tư và phát triển hệ thống cấp nước thành phố Cần Thơ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch theo từng giai đoạn.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn. Từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất, quản lý và kinh doanh nước sạch.

- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đến năm 2020 đạt 95% đối với khu vực đô thị Ninh Kiều, Bình Thủy, 90% đối với khu đô thị Ô Môn, Thốt Nốt, Cái Răng và 80% đối với các thị trấn ngoại thành. Đến năm 2030 đạt 100% đối với khu vực đô thị Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Cái Răng, và 90% đối với các thị trấn ngoại thành.

- Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước đến năm 2020 xuống khoảng 18 - 20% và xuống khoảng 15% vào năm 2030.

- Mở rộng phạm vi cấp nước về phía ngoại thành, cải thiện và nâng cao điều kiện vệ sinh, sức khỏe người dân vùng ven đô thị.

5. Tiêu chuẩn cấp nước:

Tiêu chuẩn cấp nước cho các khu vực đô thị trên địa bàn thành phố như sau:

Tiêu chuẩn cấp nước cho các khu vực đô thị

STT

Đối tượng dùng nước sinh hoạt

Giai đoạn

2020

2030

1

Khu vực đô thị nội thành

 

 

1.1. Các quận Ninh Kiều, Bình Thủy

- Tiêu chuẩn cấp nước (lít/người-ngày đêm):

- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):

 

150

95

 

180

100

1.2. Các quận Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt,…

 

 

- Tiêu chuẩn cấp nước (lít/người-ngày đêm):

- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):

150

90

180

100

2

Các thị trấn ngoại thành

- Tiêu chuẩn cấp nước (lít/người-ngày đêm):

- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):

 

120

80

 

150

90

3

Nước sản xuất trong khu công nghiệp (m3/ha/ngày đêm)

40

40

4

Nước thất thoát, thất thu (% trên tổng nhu cầu)

20

15

Nâng cao chất lượng nước, áp lực nước, đảm bảo áp lực nước trong mạng lưới đường ống tối thiểu cao từ 10m trở lên so với mặt đất.

6. Dự báo nhu cầu sử dụng nước:

Trên cơ sở tiêu chuẩn cấp nước cho nước sinh hoạt, công cộng, dịch vụ và nước sản xuất công nghiệp trên toàn địa bàn thành phố, tổng nhu cầu sử dụng nước được tính toán và tổng hợp trong bảng sau:

Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước

STT

Nội dung

Năm 2020

Năm 2030

1

Công nghiệp tập trung (ha)

2.400

2.929

2

Nhu cầu sinh hoạt (m3/ngày đêm)

176.028

313.380

3

Nhu cầu công nghiệp (m3/ngày đêm)

57.600

70.296

4

Công cộng, dịch vụ (m3/ngày đêm)

35.206

62.676

5

Nước không doanh thu (m3/ngày đêm)

56.608

78.768

 

Tổng nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày đêm)

325.000

525.000

7. Nội dung quy hoạch:

a) Phân vùng cấp nước:

- Vùng 1: Phía Đông Nam thành phố, bao gồm các quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn và khu đô thị sinh thái Phong Điền. Nhu cầu sử dụng nước sạch tại Vùng 1 theo các năm 2020, 2030 lần lượt là khoảng 240.000 m3/ngày đêm và 390.000 m3/ngày đêm, chiếm 75% tổng nhu cầu sử dụng nước sạch toàn thành phố.

- Vùng 2: Phía Bắc và Đông Bắc thành phố, bao gồm quận Thốt Nốt, và các đô thị, khu dân cư, công nghiệp dọc Quốc lộ 80, từ Lộ Tẻ đến các thị trấn Vĩnh Thạnh, Thạnh An. Nhu cầu dùng nước tại Vùng 2 là 83.000 m3/ngày đêm năm 2020 và 130.000 m3/ngày đêm năm 2030, tương đương khoảng 25% tổng nhu cầu sử dụng nước toàn thành phố.

- Ngoài 2 vùng cấp nước chính ở trên, còn có các khu vực cấp nước nhỏ lẻ là khu vực thị trấn Cờ Đỏ, khu vực thị trấn Thới Lai, chiếm khoảng 2%.

b) Các nhà máy nước:

Trên cơ sở hiện trạng các nhà máy cấp nước hiện hữu, đề xuất quy hoạch các nhà máy cấp nước mới và mở rộng, nâng công suất các nhà máy nước cũ theo từng giai đoạn đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch cho thành phố.

STT

Nhà máy cấp nước

Công suất (m3/ngày đêm)

Hiện hữu

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

A

Các nhà máy nước do thành phố Cần Thơ quản lý

1

VÙNG 1

Cần Thơ 1

55.000

55.000

55.000

55.000

2

Cần Thơ 2

52.500

97.500

97.500

97.500

3

Long Hòa

2.000

2.000

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

4

Trà Nóc

20.000

40.000

40.000

40.000

5

Ô Môn 1

2.500

2.500

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

6

Ô Môn 2

-

50.000

100.000

100.000

7

Hưng Phú

10.000

10.000

10.000

10.000

8

Ba Láng

5.000

5.000

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

9

Bông Vang

2.500

2.500

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

10

VÙNG 2

Thốt Nốt 1

10.000

10.000

10.000

10.000

11

Thốt Nốt 2

-

25.000

50.000

100.000

12

Vĩnh Thạnh

3.220

3.220

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

13

Thạnh An

720

720

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

14

 

Thới Lai

2.500

2.500

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

Chuyển thành Trạm bơm tăng áp

15

Cờ Đỏ

480

3.000

5.000

5.000

Cộng

166.420

308.940

367.500

417.500

B

Nhà máy nước Vùng ĐBSCL

16

 

Sông Hậu 1

-

500.000

500.000

1.000.000 (trong đó cấp cho thành phố Cần Thơ 100.000 m3/ngày đêm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Định hướng đến năm 2050 thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục duy trì khai thác các nhà máy cấp nước đã được xây dựng trong giai đoạn 2030, đồng thời, tùy theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục mở rộng, đầu tư xây dựng mới các nhà máy cấp nước phục vụ nhu cầu phát triển của thành phố.

c) Nguồn nước:

- Sông Hậu khai thác với lưu lượng nước thô là khoảng 540.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho các nhà máy nước Cần Thơ 2, Trà Nóc, Ô Môn 2, Hưng Phú, Thốt Nốt 1, Thốt Nốt 2.

- Sông Cần Thơ khai thác với lưu lượng nước thô là 76.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho các nhà máy nước Cần Thơ 1, Ba Láng, Bông Vang.

- Sông Bình Thủy khai thác với lưu lượng nước thô là 2.500 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho Nhà máy nước Long Hòa.

- Sông Ô Môn khai thác với lưu lượng nước thô là 6.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho các nhà máy nước Ô Môn 1 và Thới Lai.

- Kênh Cái Sắn khai thác với lưu lượng nước thô là 4.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho các nhà máy nước Vĩnh Thạnh và Thạnh An.

- Hạn chế khai thác nước ngầm. Các giếng khoan công nghiệp quy mô nhỏ sẽ phải ngừng hoạt động theo lộ trình do thành phố quy định.

d) Công nghệ xử lý nước:

Công nghệ xử lý đối với nước mặt: Keo tụ - Lắng - Lọc - Khử trùng. Kết hợp trang bị các thiết bị tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả của công tác vận hành, quản lý và tiết kiệm năng lượng.

đ) Mạng lưới đường ống cấp nước:

Mạng lưới đường ống cấp nước được tính toán và phân chia ra từng giai đoạn đầu tư các nhà máy cấp nước, và được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng tổng hợp mạng lưới đường ống cấp nước:

Đơn vị: m

STT

Đường kính
(mm)

Giai đoạn đến 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng cộng

1

D100

27.000

23.000

17.000

67.000

2

D150

11.000

10.000

7.000

28.000

3

D200

2.300

7.000

7.000

16.300

4

D250

7.800

-

9.000

16.800

5

D300

31.400

48.694

7.000

87.094

6

D400

25.440

25.591

40.000

91.031

7

D500

42.990

25.390

13.000

81.380

8

D600

19.190

17.970

13.000

50.160

9

D700

13.750

6.950

-

20.700

10

D800

12.000

5.800

-

17.800

11

D1000

8.800

4.385

-

13.185

 

Cộng

201.670

174.780

113.000

489.450

8. Nhu cầu sử dụng đất:

Nhu cầu sử dụng đất xây dựng các công trình cấp nước theo các giai đoạn với tổng diện tích khoảng 43,5 Ha, theo bảng dưới đây:

Nhu cầu sử dụng đất xây dựng các công trình cấp nước

STT

Tên công trình

Công suất
(m3/ngày-đêm)

Nhu cầu sử dụng đất

Địa điểm xây dựng

1

Nhà máy nước Cần Thơ 2 (mở rộng)

45.000

3,0 ha

Phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy

2

Nhà máy nước Ô Môn 2 (xây mới)

100.000

5,0 ha

Quận Ô Môn

3

Nhà máy nước Trà Nóc (mở rộng)

20.000

2,0 ha

KCN Trà Nóc

4

Nhà máy nước Thốt Nốt 2 (xây mới)

100.000

5,0 ha

Phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt

5

Trạm bơm tăng áp Vĩnh Trinh

10.000

1,0 ha

Xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh

6

Tuyến ống chuyển tải chính

D700 - D1.000mm

29,0 ha

Dọc theo tuyến (hành lang 6m)

7

Nhà máy nước Cờ Đỏ (mở rộng)

5.000

0,5 ha

Thị trấn Cờ Đỏ

 

Cộng

 

45,5 ha

 

 

Nhà máy nước Sông Hậu 1

1.000.000

30,0 ha

Phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt

9. Các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020:

a) Các dự án ưu tiên phát triển các nhà máy cấp nước:

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng nước sạch trong giai đoạn 2015 - 2020, các dự án được ưu tiên đầu tư gồm:

STT

Tên dự án

Quy mô

1

Xây dựng cải tạo, mở rộng, nâng công suất Nhà máy nước Cần Thơ 2

Từ 52.500 lên 97.500 m3/ngày đêm

2

Xây dựng mới Nhà máy nước Ô Môn 2

50.000 m3/ngày đêm

3

Xây dựng cải tạo, mở rộng nâng công suất Nhà máy nước Trà Nóc

Từ 20.000 lên 40.000 m3/ngày đêm

4

Xây dựng mới Nhà máy nước Thốt Nốt 2

25.000 m3/ngày đêm

5

Xây dựng cải tạo, mở rộng nâng công suất Nhà máy nước Cờ Đỏ

3.000 m3/ngày đêm

b) Các dự án ưu tiên phát triển mạng lưới:

Đầu tư lắp đặt 201 Km đường ống cấp nước D100 - D1.000mm để cải tạo và phát triển mạng lưới cấp nước.

c) Các dự án, chương trình khác:

- Chương trình giảm thất thoát nước, đặc biệt đối với các khu trung tâm Ninh Kiều, Bình Thủy hiện hữu.

- Chương trình phát triển mạng lưới ống cấp 3 và ống dịch vụ khách hàng.

- Giải pháp phi công trình: cấp nước an toàn, nâng cao năng lực quản lý hệ thống cấp nước, đào tạo nhân sự, quản lý tài sản, truyền thông bảo tồn nước,...

10. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư:

a) Kinh phí đầu tư:

Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện đầu tư theo Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng 8.294 tỷ đồng (tương đương với 390,4 triệu USD); trong đó, giai đoạn đến năm 2020, cần khoảng 3.413 tỷ đồng, giai đoạn đến năm 2025 cần khoảng 2.860 tỷ đồng và giai đoạn đến năm 2030 cần 2.020 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước gồm: Ngân sách Trung ương và địa phương.

- Vốn vay ODA; Vốn hợp tác công tư PPP (hoặc xã hội hóa); Vốn tín dụng đầu tư; Vay vốn thương mại trong nước và huy động; Vốn của doanh nghiệp; Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư, người thụ hưởng của dự án.

11. Đánh giá môi trường chiến lược:

a) Khai thác và sử nguồn nước:

- Nguồn nước mặt:

+ Khai thác các nguồn nước Sông Hậu, sông Cần Thơ và các sông kênh, rạch khác theo quy hoạch, cân bằng nguồn nước và tuân thủ quy trình kỹ thuật.

+ Khi triển khai thực hiện theo quy hoạch, cần tiếp tục đánh giá, cân đối nguồn nước cho đô thị và cho các nhu cầu sử dụng khác; trong đó ưu tiên nguồn cấp nước cho đô thị.

+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông như nước thải từ các đô thị, khu công nghiệp, chất thải từ sản xuất nông nghiệp,...

- Nguồn nước ngầm:

+ Khai thác, sử dụng hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật..., thực hiện hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm theo lộ trình, không khai thác tập trung mật độ cao.

+ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nước ngầm, hạn chế tối đa ô nhiễm nguồn nước ngầm trong quá trình đô thị hóa.

b) Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước:

- Giải pháp thiết kế, công nghệ đáp ứng về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước.

- Trong giai đoạn xây dựng:

+ Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, các giải pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường.

+ Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường.

+ Các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.

- Trong giai đoạn quản lý vận hành:

+ Nâng cao năng lực quản lý và vận hành nhà máy nước.

+ Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn và triển khai thực hiện.

+ Xây dựng quy trình phòng, ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của hệ thống cấp nước sạch.

- Các biện pháp hỗ trợ cần thiết khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các công việc sau:

a) Tổ chức công bố Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức thực hiện các nội dung của đồ án quy hoạch theo các quy định hiện hành;

b) Tham mưu, xây dựng quy định quản lý quy hoạch cấp nước, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;

c) Rà soát, điều chỉnh, triển khai các chương trình, dự án theo nội dung quy hoạch được phê duyệt.

2. Các sở, ngành và địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện Quy hoạch cấp nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thị Hồng Ánh