Quyết định 277/2001/QĐ-UB Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu: | 277/2001/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Phạm Minh Đoan |
Ngày ban hành: | 02/02/2001 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 277/2001/QĐ-UB |
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 02 năm 2001 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Điều 49 Luật Tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 05 tháng 07 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, Công chức công bố ngày 09 tháng 03 năm 1998;
Căn cứ Quy định số 950 QĐ/TU ngày 12/6/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh tại công văn số: 1852 /TCCQ ngày 27/12/2000,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan ngang Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH THANH HÓA |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 277/2001/QĐ-UB ngày 02 tháng 02 năm 2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa).
1 - Cấp uỷ Đảng trực tiếp lãnh đạo và thống nhất quản lý công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức. Uỷ ban nhân dân, cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở thực hiện chủ trương và quyết định của cấp trên, cấp Uỷ cùng cấp và ban cán sự Đảng về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức.
2 - Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân, kết hợp quản lý ngành với địa phương trong quản lý bộ máy và cán bộ, công chức. Nội dung phân cấp phải phù hợp với pháp luật và quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước về quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức.
3 - Phân công, phân cấp quản lý bộ máy và cán bộ, công chức phải gắn với việc nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý và sử dụng bộ máy, cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
NỘI DUNG PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:
1- Quyết định thành lập, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể các phòng, ban chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; các phòng, ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố; quyết định thành lập, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo qui định của Chính phủ.
2 - Quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc cấp giấy phép thành lập công ty liên doanh trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ.
3 - Quyết định cho phép thành lập hoặc giải tán các hội quần chúng, các hiệp hội hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố( sau đây gọi chung là UBND huyện):
1- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tư cách pháp nhân trực thuộc huyện; các doanh nghiệp Nhà nước được UBND tỉnh uỷ quyền quản lý, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2- Đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề trực thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện chủ động phối hợp với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
1- Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng ban chuyên môn, các tổ chức hành chính, sự nghiệp có tư cách pháp nhân trực thuộc Sở; các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty liên doanh trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2 - Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Quản lý tổ chức, bộ máy cán bộ các trường trung học phổ thông;
+ Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi, giải thể các trường trung học phổ thông, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
Điều 7: Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh:
1 - Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh (theo chỉ đạo của UBND tỉnh);
2 - Thẩm định đề án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện; các phòng ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3 - Thẩm định hồ sơ xin thành lập hoặc giải tán các hội quần chúng, các hiệp hội hoạt động trong phạm vi tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
QUẢN LÝ BIÊN CHẾ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, QUỸ TIỀN LƯƠNG
1- Quyết định chỉ tiêu biên chế - quỹ tiền lương các Sở, huyện và các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh.
2 - Đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, nâng bậc lương công chức có chức danh chuyên viên cao cấp và tương đương (có phụ lục chức danh tương đương kèm theo).
3 - Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển xếp ngạch, nâng bậc lương công chức có chức danh chuyên viên chính và tương đương ( có phụ lục chức danh tương đương kèm theo); quyết định nâng bậc lương Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý; quyết định cử công chức ngạch chuyên viên thi nâng ngạch lên chuyên viên chính.
4- Quyết định thành lập hội đồng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức.
5 - Cử công chức đi đào tạo sau đại học; đi học và công tác ở nước ngoài.
6. Quản lý việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân.
7 - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng cán bộ, công chức theo quy định của Pháp luật.
8- Quyết định các hình thức kỷ luật từ hạ bậc lương, hạ ngạch trở lên đối với công chức có chức danh chuyên viên chính và tương đương; đối với cán bộ thuộc quyền quản lý.
9. Trong trường hợp cần thiết, quyết định điều động cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp thuộc các Sở, UBND các huyện đi nhận nhiệm vụ mới theo yêu cầu công tác của tỉnh.
1. Tuyển dụng công chức vào biên chế Nhà nước trên cơ sở :
- Chỉ tiêu biên chế UBND tỉnh giao;
- Kết quả thi tuyển công chức;
- Văn bản đề nghị tuyển dụng công chức của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện( cơ quan có chỉ tiêu tiếp nhận).
2. Thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển xếp ngạch, nâng bậc lương công chức có chức danh chuyên viên chính và tương đương; thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định nâng lương cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh.
3- Bổ nhiệm ngạch, chuyển xếp ngạch công chức có chức danh chuyên viên và tương đương trở xuống sau khi đạt kết quả thi nâng ngạch.
4- Thoả thuận để Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện nâng bậc lương công chức có chức danh chuyên viên và tương đương trở xuống.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thi tuyển công chức; thanh tra, kiểm tra việc tiếp nhận, điều động, nâng lương, kỷ luật công chức của các Sở, UBND các huyện.
6- Tổ chức thi nâng ngạch theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
7- Thoả thuận để Giám đốc sở; Chủ tịch UBND huyện quyết định xử lý kỷ luật từ hạ ngạch trở lên đối với công chức có chức danh chuyên viên và tương đương.
Điều 12: Giám đốc Sở được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền quyết định:
1 - Điều động, thuyên chuyển công chức hành chính, sự nghiệp trong nội bộ các đơn vị trực thuộc Sở;
2 - Tiếp nhận, thuyên chuyển công chức hành chính, sự nghiệp từ các cơ quan khác đến, từ nội bộ đi ( trong phạm vi các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý biên chế).
3 - Đề nghị Trưởng Ban TCCQ tỉnh quyết định tuyển dụng công chức mới; đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tiếp nhận công chức từ ngoài tỉnh về ( kể cả công chức của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh ).
Việc điều động, tiếp nhận, thuyên chuyển và tuyển dụng công chức phải trên cơ sở chỉ tiêu biên chế của Sở và các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở được UBND tỉnh giao, phù hợp với ngạch, chức danh công chức.
4 - Nâng lương công chức có chức danh từ chuyên viên và tương đương trở xuống sau khi có thoả thuận của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
5 - Công nhận hết thời gian tập sự, thử việc đối với công chức mới được tuyển dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6 - Cử công chức đi học đại học, cao đẳng, trung cấp, các lớp nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng của sở, ngành.
7- Quyết định nghỉ hưu, thôi việc đối với công chức có chức danh chuyên viên chính và tương đương trở xuống ( không giữ các chức vụ thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh quản lý) theo quy định hiện hành của Nhà nước.
8- Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; quyết định các hình thức kỷ luật đối với công chức ngạch chuyên viên trở xuống, thuộc thẩm quyền quản lý.
9 - Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh nâng lương, kỷ luật từ hạ bậc, hạ ngạch trở lên đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương.
Chậm nhất 15 ngày sau khi quyết định các vấn đề trên giám đốc Sở phải có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh).
Điều 14: Chủ tịch UBND huyện được quyền quyết định:
1 - Điều động, thuyên chuyển công chức hành chính, sự nghiệp trong nội bộ các đơn vị trực thuộc huyện;
2 - Tiếp nhận, thuyên chuyển công chức hành chính, sự nghiệp từ các cơ quan khác đến, từ nội bộ đi ( trong phạm vi các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý biên chế).
3 - Đề nghị Trưởng Ban TCCQ tỉnh tuyển dụng công chức mới; đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tiếp nhận công chức từ ngoài tỉnh về ( kể cả công chức thuộc các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh ).
Việc điều động, tiếp nhận, thuyên chuyển và tuyển dụng công chức phải trên cơ sở chỉ tiêu biên chế của huyện và các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc huyện được UBND tỉnh giao, phù hợp với ngạch, chức danh công chức ( kể cả cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề).
4 - Nâng lương công chức có chức danh từ chuyên viên và tương đương trở xuống sau khi có thoả thuận của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
5 - Công nhận hết thời gian tập sự, thử việc đối với công chức mới được tuyển dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6 - Cử công chức đi học đại học, cao đẳng, trung cấp, các lớp nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng của huyện.
7- Quyết định nghỉ hưu, thôi việc, đối với công chức có chức danh chuyên viên chính và tương đương trở xuống ( không giữ các chức vụ thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh quản lý) theo quy định hiện hành của Nhà nước.
8- Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; quyết định các hình thức kỷ luật đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống thuộc thẩm quyền quản lý.
9 - Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh nâng lương, kỷ luật từ hạ bậc, hạ ngạch trở lên đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương.
Chậm nhất 15 ngày sau khi quyết định các vấn đề trên Chủ tịch UBND huyện phải có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh).
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO
1- Quản lý các chức danh:
- Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương; Trưởng, Phó các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện;
- Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước, Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị sự nghiệp trọng yếu (có danh sách doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trọng yếu kèm theo);
2 - Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ đối với các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý do Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh trình.
3- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật đối với chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở; Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước, Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị sự nghiệp trọng yếu.
1 - Trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ thuộc Sở.
2- Định kỳ đánh giá cán bộ, công chức trong nội bộ Sở báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
3 - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cách chức đối với công chức giữ chức vụ Trưởng, Phó phòng ban chuyên môn thuộc Sở; Trưởng, phó các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Sở; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền quản lý( ngoài các doanh nghiệp thuộc Chủ tịch UBND tỉnh quản lý).
Trước khi quyết định các vấn đề trên phải có văn bản đề nghị Trưởng Ban TCCQ tỉnh cho ý kiến thoả thuận bằng văn bản. Trường hợp Trưởng Ban TCCQ tỉnh không thoả thuận hoặc sau 15 ngày( kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị) Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh không trả lời thì Giám đốc Sở có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4 - Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, xếp bậc lương, nâng bậc lương Phó Giám đốc Sở; Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị hành chính, sự nghiệp; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Chủ tịch UBND tỉnh quản lý.
Điều 17: Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện:
1 - Trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc huyện.
2 - Đánh giá cán bộ thuộc diện Chủ tịch UBND tỉnh quản lý trên phạm vi huyện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
3 - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động trong nội bộ huyện, khen thưởng, kỷ luật cách chức đối với công chức giữ chức vụ Trưởng, Phó phòng ban và chức vụ tương đương của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; Trưởng, Phó các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc huyện; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền quản lý.
Trước khi quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cách chức đối với công chức giữ chức vụ Trưởng, Phó phòng ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; Trưởng, Phó các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc huyện, Chủ tịch UBND huyện phải làm văn bản đề nghị Giám đốc Sở chuyên ngành và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh cho ý kiến thoả thuận bằng văn bản. Trường hợp Giám đốc sở chuyên ngành, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh không thoả thuận hoặc sau 15 ngày( kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của huyện) không có văn bản trả lời thì Chủ tịch UBND huyện có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trước khi quyết định bổ nhiệm, miễm nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước được Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền quản lý, Chủ tịch UBND huyện phải có văn bản đề nghị Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh cho ý kiến thoả thuận bằng văn bản. Trường hợp Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh không thoả thuận hoặc sau 15 ngày( kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị) không có văn bản trả lời thì Chủ tịch UBND huyện có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4 - Có ý kiến bằng văn bản khi Giám đốc Sở đề nghị thoả thuận bổ nhiệm cấp Trưởng, Phó các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở đóng trên địa bàn.
5 - Phê duyệt để Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng và các chức vụ tương đương trong đơn vị sự nghiệp.
QUẢN LÝ CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ
Điều 18: Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh:
1- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt số lượng, cơ cấu, chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ y tế cơ sở (sau đây gọi chung là xã).
2 - Thông báo số lượng, cơ cấu, mức sinh hoạt phí của cán bộ xã theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
3 - Thoả thuận để chủ tịch UBND huyện quyết định xếp mức sinh hoạt phí, nâng ngạch, bậc cho cán bộ chuyên môn xã.
1 - Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể trạm y tế xã trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND huyện.
2 - Quyết định mức sinh hoạt phí, nâng ngạch, bậc, cho hưởng chế độ trợ cấp khi nghỉ việc đối với cán bộ y tế xã, trên cơ sở thoả thuận của Trưởng Ban tổ chức Chính quyền tỉnh.
3 - Cử cán bộ y tế cơ sở đi học đại học, trung học, cao đẳng chuyên ngành trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND huyện.
4 - Giao Giám đốc Trung tâm Y tế huyện ký hợp đồng lao động làm việc tại các trạm xá xã có sự thoả thuận của Chủ tịch UBND xã, trên cơ sở chỉ tiêu được Chủ tịch UBND tỉnh giao hằng năm; bổ nhiệm, miễn nhiệm Trạm trưởng, Phó trạm trưởng trạm Y tế xã trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND xã; quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã.
Điều 20: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện:
1 - Hướng dẫn, chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã lập và quản lý hồ sơ cán bộ xã; tổng hợp số lượng, cơ cấu, chức danh cán bộ xã để báo cáo cơ quan quản lý cấp trên khi có yêu cầu.
2 - Lập kế hoạch số lượng, cơ cấu các chức danh, mức sinh hoạt phí cán bộ xã trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định ( qua Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh).
3 - Quyết định phê duyệt danh sách và giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký hợp đồng lao động đối với cán bộ chuyên môn xã theo đúng quy định của Nhà nước.
4 - Quyết định việc thay đổi cán bộ chuyên môn xã trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND xã .
5 - Quyết định mức sinh hoạt phí, nâng ngạch, bậc, cho hưởng trợ cấp khi nghỉ việc đối vơí cán bộ xã trên cơ sở quy định của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu các ngành, các cấp thấy có vấn đề gì chưa phù hợp, cần bổ sung, sửa đổi phải báo cáo để Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./
|
TM. UBND TỈNH THANH HÓA |