Quyết định 2751/2002/QĐ-UB ban hành Chế độ trợ cấp đối với cán bộ công chức đi học, cán bộ công chức được điều động tăng cường về công tác ở các xã và chính sách thu hút nhân tài do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
Số hiệu: 2751/2002/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Long An Người ký: Trương Văn Tiếp
Ngày ban hành: 23/08/2002 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2751/2002/QĐ-UB

Tân An, ngày 23 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐI HỌC, CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG TĂNG CƯỜNG VỀ CÔNG TÁC Ở CÁC XÃ VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 645/2002/QĐ-UB ngày 26/02/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực của tỉnh Long An giai đoạn 2001-2005 và đến 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2002/NQ.HĐND.K6 ngày 09/7/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2002;
Xét đề nghị của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh tại văn bản số 167/CV-BTCCQ ngày 25/7/2002 về việc ban hành chế độ trợ cấp đối với CBCC đi học và chính sách thu hút nhân tài và góp ý kiến của các ngành trong cuộc họp UBND tỉnh ngày 09/8/2002,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này chế độ trợ cấp đối với cán bộ công chức đi học, cán bộ công chức được điều động tăng cường về công tác ở các xã và chính sách thu hút nhân tài.

Điều 2. Giao nhiệm vụ cho Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh phối hợp với Sở Tài chánh-Vật giá có hướng dẫn cụ thể để UBND các cấp và các ngành triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành quyết định này kể từ ngày 01/9/2002.

Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều hủy bỏ.

 

 

Nơi nhận:
_ TT.TU, TT.HĐND tỉnh,
_ CT, các PCT.UBND tỉnh,
_ Như Điều 3,
_ NCUB - Lưu.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Văn Tiếp

 

CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP

ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐI HỌC, CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG TĂNG CƯỜNG VỀ CÔNG TÁC Ở XÃ VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI
(kèm theo Quyết định số: 2751/2002/QĐ-UB ngày 23/8/2002 của UBND tỉnh)

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Cán bộ công chức đang công tác tại các cơ quan Đảng, đoàn thể, hành chánh sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã.

2. Cán bộ lãnh đạo, công nhân thuộc các doanh nghiệp Nhà nước.

3. Cán bộ hưởng sinh hoạt phí ở xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 09/CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ và các cán bộ khác ngoài chức danh của Nghị định số 09/CP nhưng nằm trong diện cán bộ dự nguồn được huyện, thị xã quy hoạch đào tạo lâu dài để kế cận thay thế các chức danh chủ chốt ở xã theo Nghị định 09/CP.

4. Cán bộ dự nguồn theo yêu cầu quy hoạch đào tạo của tỉnh và huyện, thị xã.

5. Cán bộ, công chức thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh được cử đi học.

II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG:

1. Đối tượng được cử đi học ở cấp tỉnh phải thông qua cơ quan quản lý quy hoạch đào tạo cán bộ theo phân cấp quản lý là Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.

2. Đối tượng được cử đi học ở cấp huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phải thông qua cơ quan được giao quản lý quy hoạch đào tạo là Ban Tổ chức Huyện đy, Thị ủy hoặc Phòng Tổ chức - Lao động huyện, thị xã.

3. Đối tượng là cán bộ, công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang trực thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của ngành.

4. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ thuộc diện quy hoạch đào tạo dự nguồn được cơ quan có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo.

Các đối tượng được cử đi học nêu trên phải có quyết định hoặc văn bản cử đi học của cơ quan quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý cán bộ hiện hành của tỉnh.

Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, sau khi tốt nghiệp phải chấp hành theo sự phân công của tổ chức. Nếu không chấp hành phân công hoặc tự ý bỏ việc thì cán bộ, công chức đó phải bồi hoàn kinh phí do Nhà nước hỗ trợ (kể cả tiền lương hoặc sinh hoạt phí trong thời gian được đào tạo).

III. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP:

1. Cán bộ, công chức được cử đi hoc đại học (kể cả chuyên khoa cấp I của ngành y tế): Ngoài khoản trợ cấp đi học được hưởng bình thường hàng ngày như các đối tượng khác, được trợ cấp kinh phí làm luận văn tốt nghiệp như sau:

+ Tập trung: 3.500.000 đồng.

+ Tại chức: 3.000.000 đồng.

2.Cán bộ, công chức học sau đại học:

Cán bộ, công chức được cử đi học sau đại học (hoặc được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ cho đi học nhưng tự lực về kinh phí) được trợ cấp làm luận án tốt nghiệp như sau:

a. Tiến sỹ:

+ Học tập trung: 35.000.000 đồng.

+ Học tại chức: 30.000.000 đồng.

b.Thạc sỹ, chuyên khoa cấp II ngành y tế:

+ Học tập trung: 20.000.000 đồng.

+ Học tại chức: 15.000.000 đồng.

Việc trợ cấp được chia làm 2 lần: lần I: 50% vào thời điểm bắt đầu làm luận án tốt nghiệp, lần thứ II: 50% còn lại sau khi nhận được bằng tốt nghiệp.

3. Đối với các lớp lý luận chính trợ, Quảỷn lý Nhà nước, các lớp đào tạo: tại chức; chuyên tu; bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học từ 1 tháng trở lên được trợ cấp:

a. Hỗ trợ tiền ăn:

Cán bộ, công chức thuộc cấp tỉnh, huyện, thị xã và cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/CP của Chính phủ:

- Học ngoài tỉnh:

+ Hà Nội và TP.HCM: 15.000 đồng/người/ngày.

+ Các tỉnh khác: 12.000 đồng/người/ngày.

- Học trong tỉnh: 10.000 đồng/người/ngày.

Riêng đối với cán bộ công chức là nữ thuộc các cơ quan hành chánh sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh, huyện và xã-phường-thị trấn có hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo Nghị định số 09/CP học các lớp lý luận chính trợ, Quản lý Nhà nước, Quản lý chuyên ngành đào tạo bồi dưỡng từ 1 tháng trở lên ngoài mức trợ cấp nêu trên còn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/người/tháng.

b. Về các chi phí đi học được trợ cấp như sau:

- Tiền học phí, giáo trình: Được thanh toán theo phiếu thu thực tế của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo.

- Tiền trọ: Học ngoài tỉnh theo phiếu thu của trường hoặc cơ sở đào tạo nhưng tối đa không quá 10.000 đồng/người/ngày và học trong tỉnh không quá 5.000 đồng/người/ngày.

- Tiền tàu xe:

+ Học ở các tỉnh phía Bắc: Hình thức học tập trung mỗi năm được thanh toán tiền tàu xe 2 lần (đi và về) vào dịp nghỉ hè và Tết Nguyên đán (4 lượt/năm).

* Được thanh toán tiền vé máy bay áp dụng cho các đối tượng là:

- Phó Giám đốc Sở, ban, ngành và tương đương trở lên.

- Chuyên viên chính hệ số từ 4,47 trở lên.

- Thường vụ Huyện đy, Thị ủy; Phó Chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã trở lên.

* Cán bộ còn lại được thanh toán tiền vé tàu hỏa thông thường:

+ Học ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam mỗi tháng được thanh toán tiền xe (vé công cộng) 1 lần (2 lượt /tháng).

+ Học trong tỉnh: Có cự ly từ cơ quan làm việc đến trường từ 20 km trở lên, được thanh toán 2 lần (4 lượt/tháng) tiền xe cho các lớp chính trợ, Quản lý Nhà nước.

4. Đối với sinh viên học đại học các ngành chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế kỹ thuật phù hợp ngành nghề địa phương có nhu cầu được Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh duyệt theo quy hoạch lực luợng dự nguồn (có cam kết) sau khi tốt nghiệp về phục vụ tỉnh nhà được hỗ trợ:

- Tiền ăn: 100.000 đồng/người/tháng.

- Tiền ở : 100.000 đồng/người/tháng.

+ Sau khi nhận bằng tốt nghiệp về công tác được trợ cấp 1 lần theo quy định tại điểm 1 phần III nêu trên. Ngoài ra được ưu tiên cử đi học sau đại học.

+ Những đối tượng không hưởng sinh hoạt phí và trợ cấp được cử đi đào tạo (các lớp dự nguồn) được trợ cấp 300.000 đ/người/tháng.

5. Đối với cán bộ, công chức hành chánh sự nghiệp và lực lượng vũ trang thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn:

Đối với cán bộ, công chức hành chánh sự nghiưp, lực lượng vũ trang thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn, học các lớp tại chức về trung, cao cấp lý luận chính trợ, quản lý Nhà nước; các lớp tại chức trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành và sau đại học có đăng ký với Ban Tổ chức Tỉnh ủy hoặc Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, được ngân sách địa phương hỗ trợ chế độ trợ cấp như cán bộ, công chức của tỉnh đi học trong và ngoài tỉnh đã nêu trên (nếu đã được hưởng chế độ trợ cấp của ngành thì ngân sách địa phương hỗ trợ thêm phần chênh lệch). Đối với các lớp học khác không thuộc diện giải quyết của mức trợ cấp này.

6. Đối với doanh nghiệp Nhà nước:

Vận dụng các nội dung quy định trên đây để thực hiện và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng từ nguồn quỹ của đơn về (nếu có).

Ngoài ra, ngân sách tỉnh hàng năm bố trí một khoản kinh phí để đào tạo công nhân lành nghề bậc cao cho các doanh nghiệp trên cơ sở quy hoạch đào tạo của doanh nghiệp đã được duyệt để tăng cường đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn về .

Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cho doanh nghiưp Nhà nưíc từng giai đoạn trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể.

7. Đối với các khóa đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài:

Khi cán bộ công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định cử đi tu nghiệp học tập ở nước ngoài, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh sẽ căn cứ quy định của Bộ Tài chính để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể.

IV. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI KHÁC:

1. Trợ cấp cho cán bộ công chức về công tác ở xã:

a/- Đối tượng được trợ cấp: cán bộ công chức trong biên chế Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền điều động, tăng cường hoặc tự nguyện về xã công tác.

b/- Điều kiện được hưởng trợ cấp: được cấp có thẩm quyền quyết định điều động tăng cường về xã công tác có thời gian từ 1 năm trở lên.

c/- Chế độ trợ cấp: Cán bộ công chức trong biên chế Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động, tăng cường về công tác ở xã, ngoài mức lương đang hưởng còn được trợ cấp thêm: 210.000 đồng/người/tháng.

Riêng đối với Bác sĩ trong ngành y tế về xã công tác thời gian tối thiểu 2 năm được trợ cấp thêm:

+ Các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh: 300.000 đồng/người/tháng.

+ Các xã vùng còn lại: 210.000 đồng/người/tháng.

Chế độ này không áp dụng cho cán bộ được tăng cường về công tác ở thị trấn và phường.

2. Đối với những người có học về tiến sỹ, thạc sỹ, chuyên khoa cấp II của ngành Y tế hiện công tác tại các cơ quan, đơn về hành chánh sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh, nếu có công trình khoa học hoàn thành công tác đột xuất được giao thì được khen thưởng đột xuất.

3. Đối với cán bộ công chức đang công tác tại Sở Giáo dục-đào tạo, các phòng giáo dục-đào tạo huyện, thị xã (đối tượng này nguyên trước đây là giáo viên được điều động về công tác tại Sở Giáo dục-Đào tạo, Phòng Giáo dục-Đào tạo) được trợ cấp tạm thời hàng tháng với mức 35% theo lương-ngạch-bậc và chức vụ.

V. CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI VỀ CÔNG TÁC TẠI TỈNH:

Sinh viên có bằng tốt nghiệp tại các trường đại học hệ chính quy đạt loại giỏi và xuất sắc, trúng tuyển vào một ngạch công chức ở tỉnh và cam kết công tác lâu dài thời gian tối thiểu 10 năm theo yêu cầu của tỉnh cần những chức danh phù hợp với ngành nghề được đào tạo (theo danh mục tỉnh công bố hàng năm) được hỗ trợ 1 lần 3.500.000 đồng.

VI. NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN:

1. Kinh phí trợ cấp cho cán bộ công chức đi học thực hiện từ nguồn kinh phí quỹ đào tạo được bố trí trong dự toán ngân sách của các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã hàng năm. Đối tượng được cử đi học thuộc cấp nào quản lý và trả lương thì do ngân sách cấp đó chi trả.

2. Kinh phí đào tạo đối với cán bộ xã, phường, thị trấn được áp dụng tương tự như quy định đối với cán bộ công chức Nhà nước ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện.

3. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng từ nguồn quỹ hoặc được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của đơn về .

4. Kinh phí trợ cấp cho cán bộ công chức được điều động tăng cường về công tác ở cơ sở được trích từ nguồn kinh phí của đơn về có cán bộ tăng cường điều động (cấp tỉnh, huyện, thị xã).

5. Đối với các đơn về hành chánh sự nghiệp và lực lượng vũ trang thuộc ngành dọc Trung ương, đối tượng được cử đi học thuộc cơ quan đóng trên địa bàn nào thì do ngân sách cấp đó chi trả.

6. Nguồn kinh phí trợ cấp cho giáo viên được điều về công tác tại Sở Giáo dục-Đào tạo và Phòng Giáo dục-Đào tạo sử dụng từ quỹ học phí.

7. Kinh phí chi cho đào tạo cán bộ dự nguồn và chính sách thu hút nhân tài được ngân sách chi trả trên cơ sở kế hoạch dự toán do Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Trường Chính trợ tỉnh lập và được UBND tỉnh quyết định.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

- Hàng năm Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, kế hoạch điều động, tăng cường cán bộ, công chức về công tác ở xã, nhu cầu thu hút nguồn nhân lực (các ngành chủ động tìm nguồn, có xây dựng đề án cụ thể) của đơn về mình, báo cáo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Đối với ngành dọc TW, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ-công chức thuộc diện được tỉnh trợ cấp theo bản qui định này phải đăng ký từ đầu năm kế hoạch với cơ quan quản lý theo phân cấp của tỉnh mới được giải quyết chế độ.

- Sở Tài chánh-Vật giá phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh hướng dẫn cụ thể để các ngành, UBND các cấp triển khai thực hiện kỹ từ ngày ký Quyết định này.