Quyết định 2745/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Số hiệu: 2745/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 24/08/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2745/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 197-QĐ/TU ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 278/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chương trình công tác năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 96/TTr-SNN&PTNT ngày 18 tháng 6 năm 2012 về việc phê duyệt Đề án: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (kèm theo hồ sơ đề án); ý kiến tham gia của các sở: Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 501/SKHĐT-KTNN ngày 19 tháng 3 năm 2012, Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 133/SKHCN ngày 19 tháng 3 năm 2012, Tài chính tại Công văn số 627/STC-TCDN ngày 20 tháng 3 năm 2012, Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 521/STNMT-TTCNTT ngày 20 tháng 3 năm 2012, Tư pháp tại Công văn số 768/STP-XDVB ngày 09 tháng 7 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đảm bảo hiệu quả, đúng các hướng dẫn, quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để t/h);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c):
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, NN. (296)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2745/QĐ-UBND ngày 24/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Ngày nay, kinh tế thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức; giá trị sản phẩm không chỉ dựa trên vật liệu cơ bản mà còn dựa trên giá trị sáng chế, Khoa học công nghệ đã góp phần cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và phát triển dựa trên cơ sở kế thừa và cải tiến nhằm phát huy tối đa tính ưu việt của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có khả năng cạnh tranh cao không những về số lượng mà đã đạt về mặt chất lượng và hiệu quả.

Bên cạnh các nước tiên tiến như: Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản,... nhiều nước ở châu Á cũng đã chuyển từ nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, nông nghiệp công nghệ cao, như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,... Bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa, tin học hóa,... để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.

Ở Việt Nam, công nghệ cao đã bước đầu được áp dụng trong nông nghiệp và thu được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng của một số sản phẩm nông nghiệp. Điển hình là các mô hình trồng hoa trong nhà có mái che plastic tại Đà Lạt - Lâm Đồng; mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Hải Phòng, Hà Nội; khu nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng ở thành phố Hồ Chí Minh.

Ở Thanh Hóa, trong những năm vừa qua, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã xuất hiện, đem lại năng suất và hiệu quả vượt trội như: mô hình tưới mía công nghệ Israel, mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1, mô hình chăn nuôi bò sữa, lợn nạc, gà công nghiệp,... Trong thời gian tới, để đạt mục tiêu tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2012 - 2015 là 4,9%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 4%/năm và định hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, phải đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng chuyển từ việc tăng khối lượng đầu vào, khai thác tài nguyên là chủ yếu sang phát triển bền vững dựa chủ yếu vào tri thức, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và bảo vệ môi trường; lấy khoa học kỹ thuật và công nghệ cao làm then chốt.

Xuất phát từ yêu cầu trên, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Đề án: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

II. PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Đề án tập trung vào việc xác định mục tiêu, định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2020, đối với các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

III. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;

- Quyết định số 197-QĐ/TU ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 317/QĐ-UBND ngày 03 tháng 2 năm 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2020;

- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 278/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của UBND tỉnh về việc Ban hành Chương trình công tác năm 2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới, quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng ở những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển. Khu công nghệ cao xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939; 40 năm sau, Mỹ đã có trên 100 khu. Ở Anh, đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học. Đến năm 2002, Trung Quốc đã xây dựng hơn 400 khu kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Tại Đức, từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, đã xây dựng mô hình ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong một không gian khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Áp dụng công nghệ cao, Israel đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị trên 7,0 tỷ USD/năm ở vùng đất sa mạc hóa. Bằng các giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp như trồng cây trong nhà kính và tự động hóa, Israel đã nâng năng suất cà chua lên 400 tấn/ha/năm. Đài Loan đã sử dụng công nghệ nhà lưới chống côn trùng và biện pháp thủy canh trên giá đỡ là xốp, đã canh tác cà chua quanh năm theo nhu cầu thị trường đạt năng suất trên 300 tấn/ha/năm. Tại Hồ Nam và một số tỉnh của Trung Quốc, công nghệ nhà lưới và điều tiết tiểu khí hậu theo hướng tự động trên máy tính cũng đã được ứng dụng trong sản xuất hoa cắt cành hoặc nguyên chậu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại Úc, bằng công nghệ tưới nước tiết kiệm và điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả theo ý muốn, bọc quả chống côn trùng, nên năng suất xoài đã nâng lên trên 25 tấn/ha với chất lượng cao, đáp ứng thị trường người tiêu dùng. Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc công nghệ nuôi cấy mô và khí canh cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoảng 80% bò đực giống được sử dụng thụ tinh nhân tạo có nguồn gốc từ nuôi cấy phôi. Kỹ thuật chăn nuôi chuồng kín với hệ thống điều hòa ẩm độ và nhiệt độ, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn, sử dụng kết cấu thép kết hợp với polymer sản xuất thiết bị chuồng sàn,... cho lợn, gia cầm đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.

Trong nuôi trồng thủy sản, tại Israel bằng kỹ thuật nuôi thâm canh, năng suất cá rô phi trong ao đạt 100 tấn/ha và nuôi trong hệ thống mương nổi đạt 500 - 1.000 tấn/ha; tại Nhật Bản năng suất cá nheo Mỹ nuôi thâm canh trong hệ thống mương nổi đạt 300 - 800 tấn/ha.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, nhiều địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 1.600 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, đặc biệt là diện tích rau sản xuất trong nhà lưới cho giá trị đạt 120 - 150 triệu đồng/ha/vụ; hơn 700 ha trồng hoa - cây cành áp dụng công nghệ cao cho thu nhập 600 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Tại Đà Lạt, mô hình trồng hoa trong nhà lưới có mái che plastic đã trở thành phổ biến, đạt giá trị trên 600 triệu đồng/ha, trồng rau an toàn đạt 270 triệu đồng/ha. Tại Hà Nội, đã hình thành vùng sản xuất hoa quy mô tập trung tại Mê Linh để cung cấp hoa cho Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc. Các tỉnh cũng đã xây dựng một số vùng sản xuất cây ăn quả an toàn theo VietGAP, như: vùng sản xuất thanh long tại Bình Thuận; vùng sản xuất vú sữa tại Châu Thành, Tiền Giang; vùng sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại Cái Bè, Tiền Giang; vùng sản xuất vải thiều tại Thanh Hà, Hải Dương,...Tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất giống cây lâm nghiệp, chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc, chăn nuôi gà quy mô công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản.

Tại Hà Nội, Hải Phòng đã xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng cách nhập khẩu trọn gói công nghệ của Israel, từ nhà màng, thiết bị bên trong đến giống và kỹ thuật canh tác để sản xuất rau và hoa; tuy nhiên các mô hình đầu tư này chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng với quy mô ban đầu hơn 88 ha để nghiên cứu, trình diễn, ươm tạo và chuyển giao công nghệ, chủ yếu là trong lĩnh vực trồng trọt.

Đã có một số doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp. Công ty Hasfarm tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã ứng dụng công nghệ của Hà Lan để trồng hoa hồng, cúc, đồng tiền, lily và cho hiệu quả kinh tế cao gấp 20 - 30 lần so với trồng thông thường. Công ty Javeco đã ứng dụng công nghệ tiên tiến trồng hoa lan trong nhà kính, nhà lưới tại Thường Tín, Hà Nội và bước đầu thu được một số kết quả tốt.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

1. Những kết quả đạt được

Cùng với các tỉnh trong cả nước, trong những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đã đạt được những kết quả khả quan trong việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:

1.1. Lĩnh vực trồng trọt:

- Thanh Hóa là tỉnh có diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 lớn nhất cả nước. Các cơ sở sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Hoang Hóa hàng năm đã triển khai sản xuất với quy mô 500 - 700 ha, sản lượng hàng năm từ 750 - 900 tấn, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu hạt giống lúa lai F1 cho sản xuất đại trà của tỉnh, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lúa, ổn định sản lượng lương thực trên địa bàn.

- Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã ứng dụng thành công công nghệ tưới nước nhỏ giọt cho mía (theo công nghệ Israel) trên diện tích 650 ha, năng suất đạt từ 130 - 150 tấn/ha cao gấp 2 lần so với năng suất bình quân chung của vùng Lam Sơn và cao gấp 2,5 lần so với bình quân chung cả tỉnh.

- Một số mô hình trồng cây trong nhà có mái che ở Đông Hải, Quảng Thắng - thành phố Thanh Hóa, nhờ ứng dụng công nghệ cao, các mô hình này đã trồng được một số loại hoa, rau trong điều kiện nhà lưới như: hoa lyli, hoa lan, các loại rau trái vụ,... đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT giống cây trồng nông nghiệp:

+ Du nhập, duy trì, chọn thuần, chọn tạo được 8 dòng bất dục gồm 3 dòng bất dục hệ lúa lai 3 dòng (II-32A/B, BoA/B, TX1A/B) và 5 dòng bất dục hệ lúa lai 2 dòng (TIS96, 103S, AMS30S, 135S, 30S34S). Từ các dòng bố mẹ, Trung tâm lai tạo thành công và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức giống lúa lai 2 dòng Thanh ưu 3 và công nhận sản xuất thử giống lúa lai 2 dòng Thanh ưu 4. Ngoài ra, đơn vị đã chọn tạo xác định được 8 cặp lai triển vọng, gồm: lúa lai 2 dòng có 5 tổ hợp lai (Thanh ưu 5, Thanh ưu 8, Thanh ưu 12, Thanh ưu 13, Thanh ưu 18), lúa lai 3 dòng có 2 tổ hợp lai (Thanh ưu 1 và Thanh ưu 23).

+ Đối với giống lúa thuần đã chọn tạo được nhiều giống có triển vọng, trong đó đáng chú ý 3 dòng: RCT7, RCT3, RCT4 có chất lượng gạo ngon, năng suất cao.

Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm đã được đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 41.631 triệu đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước; đến nay đã cơ bản hoàn thành các hạng mục.

- Trung tâm nuôi cấy mô thực vật (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) đã ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô để nhân giống hoa đồng tiền, hoa lan; sản xuất giống mía sạch bệnh cung cấp cho Nhà máy đường Nông Cống; giống bưởi Luận Văn sạch bệnh cung cấp cho người sản xuất. Đã chuyển giao công nghệ phân lập, nhân giống nấm thực phẩm, nấm dược liệu cung cấp cho thị trường.

- Về áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất:

+ Đối với cây lúa: đã thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất được khoảng 80% diện tích; khâu thu hoạch được khoảng 30%, trong đó vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhờ có chính sách hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp của tỉnh nên diện tích lúa được thu hoạch bằng máy mỗi năm được khoảng 20.000 ha. Trong những năm gần đây đã triển khai mô hình gieo sạ hàng bằng giàn kéo tay với diện tích khoảng 3.000 ha đã giải phóng được một phần sức lao động. Trong 2 năm qua, trên địa bàn một số huyện như: Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Hậu Lộc đã triển khai mô hình cấy bằng máy với diện tích gần 1.000 ha, đã giúp nông dân tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa.

+ Đối với cây mía: đã thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất được khoảng 70% diện tích (trong đó năm 2011 đã áp dụng biện pháp cày sâu bón vôi với diện tích gần 2.500 ha, đưa năng suất lên 20 - 25%); khâu chăm sóc đạt 25%; khâu vận chuyển đạt 100%, đang chuẩn bị triển khai thu hoạch bằng máy.

+ Đối với cây ngô và một số loại rau màu khác đã thực hiện cơ giới hóa khâu làm đất khoảng 80%.

1.2. Lĩnh vực chăn nuôi:

- Xây dựng thành công các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cao như trang trại chăn nuôi lợn ngoại với hệ thống chuồng kín, nuôi sàn, điều hòa ẩm độ và nhiệt độ nhờ bộ phận làm mát, chủ động xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh; nhiều trang trại chăn nuôi trong tỉnh nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Điển hình là trang trại ở xã Yên Tâm (Yên Định); xã Đông Hải (TP. Thanh Hóa); xã Đông Hòa (Đông Sơn); xã Phú Lộc (Hậu Lộc); xã Quảng Bình (Quảng Xương); các trang trại chăn nuôi của Công ty Phú Gia,...

- Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn đã áp dụng vắt sữa bò bằng máy 100%, giảm đáng kể thời gian so với vắt bằng tay, đồng thời tăng sản lượng sữa mỗi lần vắt, chất lượng sữa tốt hơn, không nhiễm khuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi: Đã triển khai thực hiện một số đề tài khoa học, tiêu biểu như: Đề tài “ứng dụng khoa học công nghệ cấy truyền phôi để sản xuất giống bò cao sản tại Thanh Hóa”, hiện tại đề tài đã cho ra đàn bê sữa đẹp và đang được theo dõi đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển; đề tài “Chọn lọc và du nhập trâu đực giống năng suất cao để cải tạo nâng cao tầm vóc và năng suất thịt của đàn trâu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, kết quả đạt được làm cơ sở áp dụng thụ tinh nhân tạo dùng tinh trâu Murrah phối cho trâu cái nội địa phương, thực hiện trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và huyện Thọ Xuân đã phối giống cho trên 500 trâu cái, hiện nay đã có 50 nghé lai Murrah ra đời, nghé sinh trưởng phát triển tốt; đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tinh phân giới tính để nhân giống bò sữa năng suất chất lượng cao trong chăn nuôi” tại Thanh Hóa triển khai từ năm 2009 - 2012; triển khai các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi như: dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống bò thịt, đã phối giống có chữa hàng năm từ 30.000 - 40.000 bò cái nền; dự án khí sinh học trong chăn nuôi để xử lý ô nhiễm môi trường;...

Hiện nay, Trung tâm đang triển khai lập dự án đầu tư xây dựng với tổng kinh phí dự kiến là 40 tỷ đồng.

1.3. Lĩnh vực lâm nghiệp:

- Kết quả các mô hình thâm canh, phục tráng rừng luồng ở các huyện: Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân trong những năm qua đã đưa năng suất cây luồng từ 2.100 cây/ha lên 3.600 cây/ha, tăng 70%, chất lượng rừng được nâng cao, làm cơ sở đầu tư cho các vùng luồng thâm canh tập trung tại 7 huyện miền núi theo quy hoạch.

- Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 11/33 vườn ươm giống cây lâm nghiệp áp dụng hệ thống tưới phun tự động, trong đó có 01 vườn ươm của Công ty cổ phần giống lâm nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ nuôi cấy mô; trung bình hàng năm sản xuất được gần 1 triệu cây mô, hom và gần 7 triệu cây giống từ hạt.

- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp (mới được thành lập cuối năm 2009): Mặc dù điều kiện còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và con người; song trong năm 2010 đơn vị đã xây dựng và đăng ký được các đề tài gồm: Bảo tồn nguồn gen sến mật tại rừng sến Tam Quy - Hà Trung; nghiên cứu diễn thế Lim - Sến dưới rừng Sến hỗn giao Sến - Lim tại Tam Quy - Hà Trung; nghiên cứu đặc tính sinh thái, sinh lý, quy luật phát sinh, phát triển của sâu róm 4 túm lông. Trong năm 2011, đã triển khai thực hiện đề tài “Thử nghiệm bón một số loại phân vô cơ đa lượng để tìm công thức bón phân hợp lý làm tăng sản lượng nhựa thông, nâng cao giá trị kinh tế”. Hiện nay, dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm đang được triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư là 34.812 triệu đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước; dự kiến đến hết tháng 6/2012 sẽ xây dựng xong khu hành chính và khu nghiên cứu.

1.4. Lĩnh vực thủy sản:

- Một số doanh nghiệp, cá nhân tại các huyện ven biển, vùng triều đã đầu tư hệ thống ao nuôi tôm chân trắng thâm canh hiện đại, sản xuất từ 2 - 3 vụ/năm, diện tích trên 100 ha, năng suất tôm thương phẩm đạt từ 10 - 15 tấn/ha/vụ, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản đã tiếp nhận công nghệ sản xuất thành công giống và nuôi thương phẩm cua Xanh góp phần hình thành và phát triển nghề nuôi cua Xanh tại Thanh Hóa; hiện nay hàng năm Trung tâm sản xuất được khoảng 1 triệu cua giống. Đã nghiên cứu thành công quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống Ngao Bến Tre (M.lyrrata) trong điều kiện ao; năm 2011 đã sản xuất được 150 triệu giống ngao góp phần tăng diện tích nuôi ngao trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2004 đến nay, bình quân hàng năm Trung tâm sản xuất được khoảng 20 triệu tôm sú giống chiếm 10% nhu cầu giống tôm sú trên địa bàn tỉnh. Song song với các việc nêu trên, Trung tâm cũng đang triển khai nhiều đề tài khoa học như: Ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá Hồi Vân tại xã Phú Lệ, Quan Hóa; nghiên cứu công nghệ sản xuất nhân tạo giống ngao Bến Tre trong ao đất... Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt với tổng mức đầu tư là 80.011 triệu đồng.

Những mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Thanh Hóa mặc dù đang còn ở quy mô nhỏ, mức độ áp dụng công nghệ còn thấp, tuy nhiên đây là những bước đi rất quan trọng trong quá trình xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh nhà.

2. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh một số kết quả đạt được, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế sau:

- Phát triển các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao còn tự phát, chưa có quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng KHKT trong nông nghiệp còn hạn chế và chưa đồng bộ.

- Kết quả nghiên cứu công nghệ cao trong nông nghiệp còn khiêm tốn, một số tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất chủ yếu đang triển khai dưới hình thức mô hình trình diễn, chưa nhân ra diện rộng.

- Việc đào tạo nguồn nhân lực kể cả cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên sâu và kỹ thuật viên mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có chính sách để thu hút, động viên cán bộ có trình độ cao làm việc tại các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT.

- Sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô còn nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ.

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải có bước đi thích hợp; phải lựa chọn một số cây, con, vùng, mô hình để khuyến khích đầu tư đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu tạo công nghệ cao với ứng dụng; tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao để làm chủ khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp; đồng thời hiện đại hóa các công nghệ truyền thống nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng an toàn sinh học và khả năng cạnh tranh cao.

3. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải huy động sự tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo, các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ; thu hút nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

4. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải chú ý đến hiệu quả đầu tư, đảm bảo sở hữu trí tuệ và theo cơ chế thị trường.

5. Phải tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương; sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2015

1.1. Mục tiêu chung: Đến năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với trồng trọt:

- Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao chiếm 8% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trở lên.

- Xây dựng và phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao 15.000 ha được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và gắn với chế biến gạo hàng hóa; vùng mía thâm canh công nghệ cao 7.000 ha; vùng ngô thâm canh công nghệ cao 2.000 ha; vùng rau, hoa, cây cảnh công nghệ cao 250 ha tại Đông Sơn và vùng Son - Bá - Mười, huyện Bá Thước,...

b) Đối với chăn nuôi:

- Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm 35% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trở lên.

- Phát triển chăn nuôi bò sữa trang trại tập trung đến năm 2015 đạt 15.000 con trở lên.

- Đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn ngoại, gia súc, gia cầm quy mô lớn, khép kín gắn với xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung và xuất khẩu thịt; đến năm 2015 có 260.000 con lợn, 11.000.000 con gà được nuôi bằng công nghệ cao.

c) Đối với thủy sản:

- Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao chiếm 18% tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản trở lên.

- Phát triển 400 ha nuôi tôm chân trắng thâm canh công nghệ cao, năng suất 15 tấn/ha/năm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đầu tư mới 20 đôi tàu công suất 1.000CV trở lên; đầu tư trang bị máy dò ngang sonar cho 20 tàu cá làm nghề lưới vây trở lên.

d) Đối với lâm nghiệp:

- Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 5% tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trở lên.

- Tập trung đầu tư thâm canh 5.000 ha vùng luồng đã được quy hoạch. Chuyển hóa 2.000 ha rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn (chủ yếu là rừng keo tai tượng).

2. Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020

Phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp, các khu, các vùng sản xuất. Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trở lên.

- Xây dựng và phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao 30.000 ha được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và gắn với chế biến gạo hàng hóa; vùng mía thâm canh công nghệ cao 13.000 ha; vùng ngô thâm canh công nghệ cao 10.000 ha; vùng rau, hoa, cây cảnh công nghệ cao 600 ha.

- Phát triển chăn nuôi bò sữa trang trại tập trung đến năm 2020 đạt 30.000 con trở lên. Phát triển trang trại chăn nuôi lợn ngoại, gia cầm quy mô lớn, khép kín gắn với xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung và xuất khẩu thịt; đến năm 2020 có 364.000 con lợn, 15.000.000 con gà được nuôi bằng công nghệ cao.

- Phát triển 800 ha nuôi tôm chân trắng thâm canh công nghệ cao, năng suất 18 tấn/ha/năm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tập trung đầu tư thâm canh 10.000 ha vùng luồng đã được quy hoạch. Chuyển hóa 10.000 ha rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.

(Có dự kiến mục tiêu phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại phụ lục 2 kèm theo).

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

1. Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đến năm 2020, quy hoạch 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó:

a) Giai đoạn 2012 - 2015: Đầu tư 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm:

- Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, Thọ Xuân, quy mô 200 - 500 ha;

- Khu nông nghiệp công nghệ cao Nông trường Thống Nhất, Yên Định, quy mô 1.800 ha.

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao Đông Sơn, quy mô 200 ha; trong đó xây dựng Trung tâm dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 15 - 20 ha, có chức năng nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế và ươm tạo phát triển trang trại, doanh nghiệp,...

1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Vùng chuyên canh sản xuất lúa năng suất chất lượng cao áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao tại các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoang Hóa, Quảng Xương, Nông Cống, Triệu Sơn.

- Vùng sản xuất ngô tập trung tại các huyện: Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định, Cẩm Thủy.

- Vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 và giống lúa thuần chất lượng cao tại các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn, Hoang Hóa.

- Vùng mía thâm canh tưới công nghệ cao tại các huyện: Thạch Thành, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh.

- Vùng sản xuất rau, hoa tập trung ở Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, vùng Son - Bá - Mười (huyện Bá Thước), Hoằng Hóa,...

- Vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao và bò sữa ở các huyện trung du và một số xã đồng bằng như: Thọ Xuân, Thạch Thành, Yên Định, Như Thanh, Như Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc,...

- Khu trang trại phát triển đàn lợn ngoại hướng nạc tại các huyện: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Hà Trung, Nga Sơn, Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc.

- Phát triển các khu trang trại chăn nuôi gia cầm tại các huyện đồng bằng, trung du.

- Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện: Nga Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc và Nông Cống. Vùng nuôi tôm chân trắng thâm canh tại Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc, Nông Cống; vùng nuôi ngao tại Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa,...

2. Giải pháp lựa chọn công nghệ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

2.1. Nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển các quy trình công nghệ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao:

- Đối với trồng trọt: ứng dụng quy trình cơ giới hóa đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo mạ khay, cấy, chăm sóc, thu hoạch), quy trình thâm canh lúa cải tiến SRI, công nghệ kiểm soát và chủ động điều tiết nước theo nhu cầu sinh trưởng đối với vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; kỹ thuật trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính; công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP; triển khai các mô hình tưới tiết kiệm, tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel, áp dụng biện pháp cơ giới khâu làm đất (cày sâu bón vôi), khâu thu hoạch cho vùng mía thâm canh; xây dựng bản đồ canh tác và phương pháp bón phân tổng hợp cho cây trồng đối với vùng lúa, vùng ngô; triển khai ứng dụng sản xuất và bón phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng.

- Đối với chăn nuôi: Nghiên cứu phát triển và ứng dụng quy trình chăn nuôi VietGAP; ứng dụng công nghệ chuồng kín trong chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp, trại được xây dựng kiên cố, có hệ thống quạt thông gió, hệ thống uống nước tự động (uống bằng vòi), hệ thống cấp thức ăn tự động, hệ thống xử lý chất thải bằng biogas, hệ thống cấp điện chủ động; ứng dụng công nghệ chăn nuôi gà sạch khép kín quy mô công nghiệp, tự động hóa các công đoạn từ ấp trứng, chăm sóc, cho ăn, vệ sinh,... ứng dụng công nghệ chăn nuôi bò sữa trang trại tập trung, hiện đại từ khâu giống, sản xuất chế biến thức ăn, chăm sóc, vắt sữa, chế biến sữa.

- Đối với trồng rừng: ứng dụng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc vườn ươm giống (tưới phun tự động); ứng dụng quy trình kỹ thuật trong thâm canh đối với vùng luồng đã được quy hoạch và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn. Áp dụng cơ giới hóa trong khâu đào hố và chăm sóc rừng trồng.

- Đối với thủy sản: Hoàn thiện công nghệ nuôi tôm Chân trắng thâm canh ở vùng triều; ứng dụng quy trình công nghệ nuôi thâm canh theo VietGAP; nghiên cứu ứng dụng hệ thống nuôi thích ứng với điều kiện của các vùng khí hậu trong tỉnh. Tiếp tục khuyến khích du nhập, nhân rộng nghề giã kéo sử dụng tàu công suất 1000CV trở lên trong khai thác xa bờ để nâng cao năng suất, hiệu quả khai thác thủy sản.

2.2. Chọn tạo, nhân giống cây trồng nông nghiệp, cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao:

- Đối với cây nông nghiệp: Tập trung nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai để tạo ra các giống lúa, ngô, rau mới, có các đặc tính nông sinh học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ vi nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng cao, sạch sâu bệnh. Chọn tạo được 3-5 giống lúa lai, lúa thuần, 2-3 giống ngô có năng suất cao, chất lượng cao.

- Đối với cây lâm nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ mô, hom để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng cao, chất lượng gỗ tốt.

- Đối với giống vật nuôi: Nghiên cứu lai tạo, du nhập giống bò thịt chất lượng cao. Nhập thuần chủng một số giống bò sữa và giống vật nuôi khác. Nghiên cứu ứng dụng, cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử; ứng dụng công nghệ gen trong xác định giới tính phôi, sử dụng tinh phân giới tính để tạo ra đàn bê có từ 85 - 90% bê cái.

- Đối với giống thủy sản: Tiếp tục nghiên cứu nhân rộng công nghệ sinh sản nhân tạo đối với giống của xanh, ngao, cá bống bớp, tôm sú, tôm chân trắng, cá rô phi và một số đối tượng: cá rô, cá lóc, cua đồng,... ứng dụng công nghệ sản xuất tảo làm thức ăn trong sản xuất giống, công nghệ tuần hoàn nước, công nghệ kiểm soát dịch bệnh để sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh.

2.3. Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản:

- Về phòng, trừ dịch bệnh cây trồng nông, lâm nghiệp: ứng dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại rừng;

- Về phòng, trừ dịch bệnh vật nuôi: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chuẩn đoán nhanh dịch bệnh ở gia súc, gia cầm.

- Về phòng, trừ dịch bệnh thủy sản: Nghiên cứu ứng dụng một số loại kit chuẩn đoán nhanh bệnh ở thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý chất thải từ nuôi trồng thủy sản; phát triển một số chế phẩm, hoạt chất sinh học nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng trị hiệu quả bệnh MBV, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng ở tôm.

2.4. Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:

- Ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong bảo quản nông sản, làm giảm tỷ lệ hao hụt sau khi thu hoạch nông sản như: công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, chế biến sâu.

- Về công nghệ bảo quản, chế biến lâm sản: nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ; công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới; công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường;

- Về công nghệ bảo quản, chế biến thủy sản: nghiên cứu phát triển công nghệ lạnh bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ lên men nhanh để chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống.

3. Tập trung chỉ đạo triển khai 5 chương trình có tính đột phá trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

3.1. Chương trình phát triển vùng lúa gạo chất lượng cao đạt yêu cầu xuất khẩu: Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng nằm trong vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả với diện tích đến năm 2015 đạt 15.000 ha, năm 2020 đạt 30.000 ha (tập trung sản xuất tại các huyện đồng bằng ven biển và vùng bán sơn địa của các huyện đồng bằng). Lựa chọn 2-3 giống có chất lượng gạo cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh và thị hiếu của khách hàng để đưa vào gieo cấy. Trong vùng áp dụng các giải pháp canh tác tiên tiến như: xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, quy trình kỹ thuật thâm canh lúa theo VietGAP, gắn sản xuất với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ lúa gạo chất lượng.

3.2. Chương trình tưới mía: Tiềm năng để nâng cao năng suất mía trên địa bàn tỉnh còn rất lớn (bình quân năng suất trên địa bàn tỉnh năm cao nhất mới đạt 60 tấn/ha, trong khi đó năng suất mía có nơi đã đạt 180 tấn/ha tại vùng tưới theo công nghệ Israel). Chính vì vậy, phải tập trung triển khai chương trình tưới mía để đến năm 2015 có 7.000 ha mía được tưới (chủ yếu bằng công nghệ Israel), năm 2020 có 13.000 ha. Trước mắt phải xây dựng quy hoạch vùng mía nguyên liệu có tưới chủ động, xác định các hình thức tưới mía phù hợp với mỗi vùng như: tưới thấm; tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Trên cơ sở quy hoạch tưới mía, lập các dự án đầu tư các công trình đầu mối để kêu gọi vốn đầu tư (ngân sách, ODA); huy động vốn đầu tư của các hộ, các doanh nghiệp đầu tư hệ thống tưới từ công trình đầu mối đến mặt ruộng.

3.3. Chương trình phát triển vùng rau an toàn: Trên cơ sở quy hoạch vùng rau an toàn; lựa chọn các vùng sản xuất rau có lợi thế để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Phấn đấu đến năm 2015 có 200 ha, năm 2020 có 500 ha vùng rau an toàn tập trung, áp dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, đạt tiêu chuẩn VietGAP để có sản phẩm rau đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

3.4. Chương trình phát triển bò sữa: Tạo điều kiện thuận lợi để Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) triển khai có hiệu quả dự án phát triển bò sữa tại Thanh Hóa với mục tiêu đến năm 2015 đạt 15.000 con, năm 2020 đạt 30.000 con.

3.5. Chương trình phát triển nuôi tôm chân trắng thâm canh: Thanh Hóa đã có nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, có mô hình nuôi tôm chân trắng thâm canh phát triển ổn định trong 3-4 năm qua, có diện tích thích hợp để có thể triển khai chương trình phát triển nuôi tôm chân trắng thâm canh với mục tiêu đến năm 2015 đạt 400 ha, năm 2020 đạt 800 - 1.000 ha. Để triển khai chương trình phải lập quy hoạch, đầu tư hạ tầng đầu mối, tạo điều kiện về đất đai, cơ chế chính sách để các doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư.

4. Nâng cao năng lực các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Trước năm 2015, tổ chức lại các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng hiện nay trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thành Trung tâm (hoặc Viện) nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ có trình độ cao phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Viện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn có chức năng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; quản lý các phòng thí nghiệm cơ sở và chuyên ngành; đào tạo nhân lực công nghệ cao; trưng bày triển lãm xúc tiến thương mại; hợp tác quốc tế và ươm tạo phát triển trang trại, doanh nghiệp,...

- Thực hiện việc kiện toàn tổ chức, đầu tư nâng cấp Trung tâm nuôi cấy mô thực vật, trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học tỉnh Thanh Hóa.

- Đầu tư xây dựng và hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho các đơn vị: Trung tâm Khuyến nông; Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục Thú y; Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Đào tạo, bồi dưỡng để hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ đủ về số lượng, có trình độ cao trong lĩnh vực nông nghiệp và sinh học, phục vụ các chương trình, đề án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp.

5. Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.

- Đối với các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước thuộc lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu tiên giao trực tiếp cho các đơn vị. Việc quản lý các đề tài, dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Ngoài các cơ chế chính sách của Trung ương, nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa trong đó chủ yếu khuyến khích các sản phẩm hàng hóa có lợi thế, dựa trên sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: chính sách phát triển vùng rau an toàn; rà soát cơ chế chính sách phát triển vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; bổ sung chính sách khuyến khích phát triển cơ giới hóa đồng bộ và chế biến, tiêu thụ lúa chất lượng; bổ sung chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại đối với bò sữa, trang trại lợn, gà quy mô lớn công nghệ cao; chính sách khuyến khích phát triển tàu công suất lớn khai thác xa bờ, phát triển nuôi tôm Chân trắng thâm canh; chính sách khuyến khích phát triển phục tráng thâm canh rừng luồng; chính sách khuyến khích phát triển cải tạo trồng mới rừng gỗ lớn.

6. Nguồn vốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 - 2020

Tổng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: 11.261 tỷ đồng; trong đó:

- Vốn doanh nghiệp:                                           8.209 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách:                                               3.052 tỷ đồng.

Chia ra: + Vốn ngân sách tỉnh:                            1.275 tỷ đồng;

+ Vốn chương trình mục tiêu:                             557 tỷ đồng;

+ Vốn ngân sách Trung ương và ODA:                1.220 tỷ đồng.

(Chi tiết danh mục các dự án đầu tư từ vốn doanh nghiệp và vốn ngân sách tại phụ lục 3, 4 kèm theo).

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án, định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

b) Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các ngành liên quan, tham mưu việc thành lập Trung tâm (hoặc Viện) nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu, trình duyệt:

- Quy định thẩm quyền công nhận có thời hạn đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Trung tâm (hoặc Viện) nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi có nhà đầu tư được cấp phép.

d) Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và biện pháp đào tạo nhân lực ở trong nước và nước ngoài về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì đấu mối với các bộ, ngành Trung ương để bố trí nguồn vốn thực hiện đề án.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành giải quyết các đề nghị của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cân đối tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; thẩm định các đề án, dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các giải pháp huy động, bố trí nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan xây dựng danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp; các dự án tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ; đánh giá, giám định công nghệ các dự án đầu tư.

4. Sở Tài chính

- Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kinh phí theo quyết định của UBND tỉnh để lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Thực hiện cấp phát, quản lý và quyết toán ngân sách hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đảm bảo các quy định hiện hành.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu việc bố trí đất cho các dự án; tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; hướng dẫn, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (THEO QUY ĐỊNH TẠI LUẬT CÔNG NGHỆ CAO NĂM 2008)

1. Công nghệ cao trong nông nghiệp là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, công nghệ quản lý,... để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp sử dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao.

- Năng suất tăng ít nhất 25% so với công nghệ phổ biến đang sử dụng.

- Có hiệu quả kinh tế cao, bền vững, tăng ít nhất 30% so với công nghệ phổ biến đang sử dụng.

2. Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là sản phẩm nông nghiệp hàng hóa do ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tạo ra, có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

- Sản phẩm phải cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

- Phải đảm bảo an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

- Không có tác động xấu đến môi trường, sinh thái và sức khỏe con người.

3. Doanh nghiệp nông ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất và giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đạt được các tiêu chí sau:

- Có ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển.

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao.

- Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hàng năm.

- Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động; số lao động kỹ thuật được đào tạo, tập huấn về công nghệ cao đang sử dụng đạt ít nhất 80% tổng số lao động.

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

4. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp; liên kết hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đạt được các tiêu chí sau:

- Phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp của ngành, địa phương.

- Phải thực hiện các nhiệm vụ của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu hút đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao.

- Có hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.

- Có áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp an toàn.

5. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đạt được các tiêu chí sau:

- Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển và phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương.

- Có quy mô phù hợp (xã, liên xã, huyện); có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm; số lao động được đào tạo, tập huấn về công nghệ cao đang sử dụng đạt ít nhất 60% tổng số lao động nông nghiệp trong vùng.

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020

TT

Chỉ tiêu

Giá cố định 1994 (tr.đ)

Năm 2015

Năm 2020

Số lượng

Giá trị
(tỷ đồng)

Số lượng

Giá trị
(tỷ đồng)

-

Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản theo Nghị quyết XVII

 

 

8.821,8

 

10.733,1

 

Nông nghiệp

 

 

6.573,8

 

 

 

Trồng trọt

 

 

4.309,8

 

 

 

Chăn nuôi

 

 

1.940,0

 

 

 

Dịch vụ

 

 

324,0

 

 

 

Lâm nghiệp

 

 

783,8

 

 

 

Thủy sản

 

 

1.464,2

 

 

-

Giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

 

1.331,1

 

3.163,9

-

Tỉ lệ giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao (%)

 

 

15,1

 

29,5

 

Trồng trọt

 

 

8,5

 

 

 

Chăn nuôi

 

 

34,8

 

 

 

Lâm nghiệp

 

 

4,5

 

 

 

Thủy sản

 

 

17,6

 

 

1

Trồng trọt

 

 

364,2

 

841,9

-

Lúa chất lượng cao

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

15.000

 

30.000

 

 

Năng suất (tạ/ha)

 

65

 

70

 

 

Sản lượng (tấn)

1,60

97.500

156

210.000

336

-

Sản xuất giống lúa lai F1

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

1.000

 

1.000

 

 

Năng suất (tạ/ha)

 

35

 

35

 

 

Sản lượng (tấn)

2,40

3.500

8,4

3.500

8,4

-

Sản xuất giống lúa thuần

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

1.000

 

2.000

 

 

Năng suất (tạ/ha)

 

70

 

70

 

 

Sản lượng (tấn)

2,00

7.000

14

14.000

28

-

Ngô theo hướng hàng hóa

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

2.000

 

10.000

 

 

Năng suất (tạ/ha)

 

70

 

80

 

 

Sản lượng (tấn)

1,57

14.000

22

80.000

125,6

-

Mía thâm canh công nghệ cao

 

 

 

 

 

+

Diện tích (ha)

 

7.000

 

13.000

 

 

Vùng Lam sơn

 

3.500

 

7.000

 

 

Vùng Việt Đài

 

2.500

 

3.500

 

 

Vùng Nông Cống

 

1.000

 

2.500

 

+

Năng suất (tạ/ha)

 

109

 

122

 

 

Vùng Lam Sơn

 

120

 

130

 

 

Vùng Việt Đài

 

100

 

120

 

 

Vùng Nông Cống

 

90

 

100

 

+

Sản lượng (tấn)

0,21

760.000

159,6

1.580.000

331,8

 

Vùng Lam Sơn

 

420.000

 

910,000

 

 

Vùng Việt Đài

 

250.000

 

420.000

 

 

Vùng Nông Cống

 

90.000

 

250.000

 

-

Rau an toàn

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

200

 

500

 

 

Năng suất (tạ/ha)

 

120

 

150

 

 

Sản lượng (tấn)

0,94

2.400

2,3

7.500

7,1

-

Hoa

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

50

 

100

 

 

Năng suất (bông/ha)

 

400

 

500

 

 

Sản lượng (bông)

1,00

2.000

2,0

5.000

5,0

2

Chăn nuôi

 

 

674,8

 

1.020,6

-

Bò sữa

 

 

 

 

 

 

Số lượng (con)

 

15.000

 

30.000

 

 

Sản lượng sữa (tấn)

1,90

63.000

119,7

135.000

256,5

-

Gà công nghiệp

 

 

 

 

 

 

Số lượng (1000 con)

 

11.000

 

15.000

 

 

Sản lượng thịt (tấn)

13,00

27.500

357,5

37.500

487,5

-

Lợn thịt ngoại siêu nạc

 

 

 

 

 

 

Số lượng (con)

 

260.000

 

364.000

 

 

Sản lượng thịt (tấn)

9,50

20.800

197,6

29.120

276,6

3

Thủy sản

 

 

257,0

 

623,5

-

Thủy đặc sản nước ngọt

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

200

 

400

 

 

Năng suất (tấn/ha)

 

20

 

25

 

 

Sản lượng (tấn)

11,0

4.000

44

10.000

110

-

Tôm thẻ chân trắng

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

 

400

 

800

 

 

Năng suất (tấn/ha)

 

15

 

18

 

 

Sản lượng (tấn)

35,5

6.000

213

14.400

511,2

-

Giống tôm he chân trắng (triệu con)

0,1

 

 

100

1,0

-

Giống ngao Bến Tre (tr con)

0,025

 

 

500

1,3

4

Lâm nghiệp

 

 

35,1

 

678,0

-

Luồng thâm canh

 

 

 

 

 

 

Diện tích vùng luồng theo quy hoạch (ha)

 

29.600

 

29.600

 

 

Diện tích thâm canh (ha)

 

5.000

 

10.000

 

 

Tỷ lệ khai thác (%)

 

30

 

30

 

 

Năng suất (cây/ha)

 

3.600

 

4.000

 

 

Sản lượng (1.000 cây)

6,5

5.400

35,1

12.000

78,0

-

Chuyên hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn

 

 

 

 

 

 

Diện tích rừng chuyển hóa (ha)

 

2.000

 

10.000

 

 

Diện tích khai thác (ha)

 

 

 

2.000

 

 

Tỷ lệ khai thác (%)

 

 

 

20

 

 

Trữ lượng (m3/ha)

 

 

 

300

 

 

Sản lượng (m3)

5,0

 

 

120.000

600

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

TT

Tên dự án

Địa điểm đầu tư

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

 

TỔNG CỘNG

 

8.209

 

I

Đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

2.000

 

1

Dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng

huyện Thọ Xuân

500

Vốn doanh nghiệp

2

Dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao Thống Nhất

thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định

1000

Vốn doanh nghiệp

3

Dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao Đông Sơn

huyện Đông Sơn

500

Vốn doanh nghiệp

II

Đối với trồng trọt

 

614

 

1

Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến gạo chất lượng cao

tại các trung tâm huyện trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hóa

120

Vốn doanh nghiệp

2

Dự án bảo quản chế biến xay sát gạo

xã Định Hưng, huyện Yên Định

10

Vốn doanh nghiệp

3

Dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ngô theo hướng hàng hóa

tại các trung tâm huyện trọng điểm ngô của tỉnh Thanh Hóa

27

Vốn doanh nghiệp

4

Dự án đầu tư phát triển vùng nông nghiệp CNC Vân Sơn

xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn

100

Vốn doanh nghiệp

5

Dự án trồng hoa, rau tại vùng rau hoa CNC Đông Sơn

xã Đông Anh, huyện Đông Sơn

27

Vốn doanh nghiệp

6

Dự án trồng hoa, rau tại Son-Bá-Mười, huyện Bá Thước

huyện Bá Thước

30

Vốn doanh nghiệp

7

Dự án sản xuất hạt lai F1, sản xuất giống lúa thuần

các huyện: Yên Định, Thọ Xuân và vùng trọng điểm lúa

300

Vốn doanh nghiệp

III

Đối với chăn nuôi

 

3.675

 

1

Dự án bò thịt chất lượng cao

tại các huyện vùng trung du và đồng bằng

100

Vốn doanh nghiệp

2

Dự án đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn ngoại quy mô lớn, chăn nuôi khép kín

tại các huyện miền núi và trung du

100

Vốn doanh nghiệp

3

Dự án chế biến, bảo quản thịt gia súc, gia cầm huyện Yên Định

huyện Yên Định

5

Vốn doanh nghiệp

4

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc 10.000 tấn/năm

tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc

100

Vốn doanh nghiệp

5

Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa tại Thanh Hóa

Các huyện, thị, nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; trong đó trọng tâm là các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy

3.370

Vốn doanh nghiệp

IV

Đối với thủy sản

 

850

 

1

Dự án nuôi tôm chân trắng thương phẩm

các huyện: Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc

350

Vốn doanh nghiệp

2

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Thanh Hóa 10.000 tấn sản phẩm/năm

Khu công nghiệp phía Nam thành phố Thanh Hóa

200

Vốn doanh nghiệp

3

Dự án đầu tư tàu khai thác biển xa bờ công suất 1000 CV (20 đôi tàu).

thị xã Sầm Sơn, các huyện: Tĩnh Gia, Hậu Lộc

300

Vốn doanh nghiệp

V

Đối với lâm nghiệp

 

1.070

 

1

Dự án sản xuất ván ép từ nguyên liệu gỗ rừng trồng, hiện tại huyện Như Xuân.

huyện Như Xuân

600

Vốn doanh nghiệp

2

Dự án sản xuất ván ép từ nguyên liệu luồng tại huyện Quan Hóa

huyện Quan Hóa

100

Vốn doanh nghiệp

3

Dự án sản xuất ván ép từ nguyên liệu luồng tại huyện Lang Chánh, Quan Sơn

các huyện: Lang Chánh, Quan Sơn

200

Vốn doanh nghiệp

4

Dự án đầu tư chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn

các huyện: Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh

100

Vốn chủ rừng

5

Dự án đầu tư thâm canh luồng tập trung

các huyện: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Thường Xuân

70

Vốn chủ rừng

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

TT

Tên dự án

Địa điểm đầu tư

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

 

TỔNG CỘNG

 

3.052

 

I

Vốn ngân sách tỉnh

 

1.275

 

1

Dự án đầu tư Trung tâm dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

huyện Đông Sơn

300

 

2

Đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

các huyện trong tỉnh

160

8 năm

3

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa

 

800

8 năm

4

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ)

thành phố Thanh Hóa

15

 

II

Vốn chương trình mục tiêu

 

557

 

1

Dự án đầu tư nâng cấp 4 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

các huyện: Thọ Xuân, Hà Trung, Hoằng Hóa

207

 

2

Dự án nâng cao năng lực các đơn vị trực thuộc Sở: Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

huyện Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa

100

 

3

Dự án hạ tầng vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1

các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Hoằng Hóa

250

 

III

Vốn ngân sách Trung ương và ODA

 

1.220

 

1

Dự án tạo giống bò thịt chất lượng

tại các huyện vùng trung du và đồng bằng

70

 

2

Dự án đầu tư hạ tầng tưới mía cho vùng mía thâm canh công nghệ cao

các huyện: Thạch Thành, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh

900

 

3

Dự án đầu tư nâng cấp các khu nuôi tôm công nghiệp

các huyện: Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc

250