Quyết định 2738/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
Số hiệu: 2738/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Nguyễn Hữu Hoài
Ngày ban hành: 01/11/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2738/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 01 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ, đề cương và dự toán lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Ttrình số 1198/TTr-SXD ngày 08 tháng 10 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, với các nội dung sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH:

- Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn toàn tỉnh, bao gồm các đô thị và các điểm dân cư nông thôn, các trung tâm cụm xã; các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu tiểu thủ công nghiệp; khu di tích lịch sử - văn hóa, khu du lịch.

- Đối tượng quy hoạch: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế; chất thải rắn xây dựng.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Quảng Bình phù hợp với chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 và quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020.

- Phù hợp với định hướng quy hoạch vùng, quy hoạch chung và các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển ngành y tế, quy hoạch phát triển du lịch).

- Tiếp cận phương thức quản lý chất thải rắn của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế, giảm tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm giảm thiểu tác động môi trường, giảm chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Quy hoạch phân bố hợp lý địa điểm xây dựng các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh đảm bảo mỗi khu xử lý CTR sẽ phục vụ 1 địa bàn có cự ly vận chuyển phù hợp (không khép kín theo đơn vị hành chính). Quy hoạch và xây dựng khu xử lý CTR đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Quy hoạch đồng bộ hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn trên toàn tỉnh nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững.

- Xây dựng được hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp.

- Tăng cường nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết lập.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- 80% tổng lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;

- 50% tổng lượng CTR xây dựng tại các đô thị được thu gom;

- 30% bùn bể phốt tại các đô thị được thu gom;

- Giảm 40% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010;

- 80% tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;

- 60% tổng lượng CTR nguy hại phát sinh tại KCN được xử lý đảm bảo môi trường;

- 85% lượng CTR y tế không nguy hại và 70% lượng CTR y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường;

- 40% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 50% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

- 80% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.

- 50% bùn bể phốt của thành phố Đồng Hới và 30% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Giảm 65% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2013.

- Các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

- 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.

- 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.

- 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

III. DỰ BÁO TỔNG LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT THẢI

- Tổng lượng CTR tỉnh Quảng Bình phát thải bình quân hằng ngày năm 2015 là: 809,17 T/ngày, trong đó:

+ CTR sinh hoạt: 610,00 T/ngày.

+ CTR xây dựng, bùn cặn cống: 97,60 T/ngày.

+ CTR công nghiệp: 99,30 T/ngày.

+ CTR y tế: 2,27 T/ngày.

- Tổng lượng CTR tỉnh Quảng Bình phát thải bình quân hằng ngày năm 2020 là: 1196,96 T/ngày, trong đó:

+ CTR sinh hoạt: 768,30 T/ngày.

+ CTR xây dựng, bùn cặn cống: 122,93 T/ngày.

+ CTR công nghiệp: 301,90 T/ngày.

+ CTR y tế: 3,83 T/ngày.

IV. QUY HOẠCH HỆ THỐNG PHÂN LOẠI, THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN

1. Phân loại

Chất thải rắn được phân loại tại nguồn (các hộ gia đình, tổ chức, cơ sở sản xuất, cơ sở y tế,...) thành 2 nhóm cơ bản gồm: Chất thải thông thường và chất thải rắn nguy hại. Nhóm chất thải rắn thông thường bao gồm: Chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; chất thải hữu cơ và chất thải khác. Nhóm chất thải nguy hại bao gồm các loại: Chất thải lây nhiễm; chất thải hóa học nguy hại; chất thải phóng xạ,... Việc phân loại CTR tại nguồn là bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở y tế; đối với chất thải rắn sinh hoạt cần vận động sự tham gia của cộng đồng để đẩy mạnh việc phân loại CTR tại nguồn.

Chất thải rắn thông thường sau khi được phân loại tại nguồn, vận chuyển đến các khu xử lý tập trung chính của khu vực, tại đây CTR tiếp tục được phân loại bằng cơ giới để tăng hiệu quả xử lý. Đối với các khu vực sau khi xây dựng các cơ sở xử lý CTR riêng thì bắt buộc phải phân loại rác tại nguồn cho mọi loại CTR.

2. Thu gom, vận chuyển

2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Ở đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố): Thu gom bằng thủ công hằng ngày đến địa điểm tập kết. Vận chuyển cơ giới đến khu xử lý tập trung của khu vực.

Ở khu nông thôn: Thu gom bằng thủ công hằng ngày hoặc cách ngày đến địa điểm tập kết. Vận chuyển cơ giới đến bãi rác của xã (mỗi xã có một bãi chứa rác đã có trong QHXD nông thôn mới). Định kỳ tuần, tháng (tùy theo lượng rác thải) sẽ được vận chuyển về các khu xử lý tập trung của khu vực. Ở các vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có điều kiện thu gom tập trung và vận chuyển (như các xã Cao Quảng, Tân Thượng Trạch, Ngư Hóa... thì các hộ gia đình, đơn vị phải tự thu gom và xử lý theo biện pháp đơn giản là đốt, chôn lấp).

2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp sau khi được phân loại tại cơ sở sản xuất được thu gom về các bãi tập kết của các khu CN, cụm TTCN (nếu có) và từ đó định kỳ (tùy theo số lượng, tính chất của CTR) để thu gom, vận chuyển về các khu xử lý tập trung của khu vực. Việc thu gom, vận chuyển tuân theo quy chế quản lý CTR của KCN, cụm TTCN. Đối với các cơ sở sản xuất đơn lẻ thì phân loại, thu gom theo quy chế quản lý của chính quyền.

Phân vùng thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp thông thường thực hiện như đối với CTR sinh hoạt, cơ sở sản xuất nằm ở địa bàn nào thì thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thông thường ở khu xử lý của khu vực đó (theo Phụ lục I).

Phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý đối với CTR công nghiệp nguy hại (trừ chất phóng xạ) như sau:

+ Các cụm tiểu thủ công nghiệp của huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và Khu Kinh tế Cha Lo: Vận chuyển và xử lý tại khu xử lý CTR huyện Minh Hóa - xã Hồng Hóa (đốt và chôn lấp).

+ Khu Công nghiệp cảng biển Hòn La I, Hòn La II; các cụm TTCN huyện Quảng Trạch; các cụm TTCN huyện Bố Trạch: Sơn Trạch, Troóc, Phú Định, Nam Trạch, Đại Trạch, Hòa Trạch, Thanh Trạch, thị trấn Hoàn Lão: Vận chuyển và xử lý tại khu xử lý CTR huyện Quảng Trạch - xã Quảng Lưu (đốt và chôn lấp).

+ Các Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Bắc Đồng Hới, Lý Trạch; các cụm TTCN của thành phố Đồng Hới; Khu Công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu; cụm TTCN huyện Quảng Ninh; Khu Công nghiệp Bang, Cam Liên; cụm TTCN huyện Lệ Thủy: Vận chuyển và xử lý tại khu xử lý CTR huyện Quảng Ninh - xã Vĩnh Ninh (đốt và chôn lấp).

Các chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ được vận chuyển và xử lý ở các cơ sở ngoại tỉnh. Việc bảo quản, vận chuyển phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.

2.3. Chất thải rắn xây dựng

Các công trình xây dựng, tùy theo vị trí để đăng ký với các cơ sở xử lý CTR tập trung của khu vực, việc đổ CTR sau khi đó tiến hành phân loại. Công trình xây dựng thuộc khu vực nào thì thu gom, vận chuyển và xử lý tại khu vực đó theo như phân vùng của chất thải rắn sinh hoạt (Phụ lục I).

2.4. Chất thải rắn y tế

Chất thải y tế sau khi phân loại được thu gom và chuyển như sau:

+ Chất thải rắn thông thường: Vận chuyển và xử lý tại các khu xử lý CTR của khu vực như chất thải rắn sinh hoạt (Phụ lục I).

+ Chất thải rắn nguy hại (hóa chất độc hại, chất lây nhiễm) trừ chất phóng xạ: Thu gom và vận chuyển tới lò đốt chất thải y tế. Tại mỗi bệnh viện tuyến huyện trở lên đều có 1 lò đốt y tế, đảm nhiệm đốt CTR y tế cho toàn khu vực.

2.5. Quy hoạch các điểm trung chuyển

Toàn tỉnh bố trí 3 điểm trung chuyển: Huyện Minh Hóa có 2 điểm đặt tại xã Hóa Thanh và xã Trung Hóa; huyện Quảng Trạch có 1 điểm đặt tại Khu Công nghiệp Hòn La I.

3. Định hướng sử dụng công nghệ xử lý CTR

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình và mục tiêu xử lý CTR đến năm 2020 đặt ra, định hướng sử dụng công nghệ theo thứ tự sau đây:

+ Giai đoạn 1: Chôn lấp hợp vệ sinh và đốt đối với CTR y tế nguy hại.

+ Giai đoạn 2: Đốt (kể cả CTR nguy hại và không nguy hại, CTR y tế…) kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh.

+ Giai đoạn 3: Tái chế, tái sử dụng; đốt (kể cả CTR nguy hại và không nguy hại, CTR y tế…) kết hợp thu hồi năng lượng (để phát điện); sản xuất phân vi sinh và chôn lấp hợp vệ sinh.

V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG XỬ LÝ CTR ĐẾN NĂM 2020

1. Đối với CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTR y tế không nguy hại: (Chi tiết Quy hoạch và phân vùng phục vụ hệ thống xử lý CTR đến năm 2020 có Phụ lục I kèm theo)

1.1. Thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch

- Đầu tư, nâng cấp tạo thành khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho vùng Đồng Hới - Bố Trạch tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch. Quỹ đất dự kiến 35 ha, công suất xử lý 250 T/ngày, bao gồm:

+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (trên cơ sở nâng cấp, mở rộng bãi hiện có);

+ 01 nhà máy tái tạo thu hồi năng lượng từ chất thải rắn, công suất tiếp nhận dự kiến 200 T/ngày, công nghệ theo hướng đốt thu hồi năng lượng hoặc chế tạo dầu diezen.

+ 01 nhà máy chế biến phân vi sinh (có thể đặt tại khu vực Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới), công suất 100 T/ngày.

- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phong Nha: Sử dụng bãi hiện có. Công suất dự kiến 50 T/ngày, quỹ đất 05 ha.

- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Thanh Trạch: Xây dựng mới tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch diện tích 5,0 ha; công suất tiếp nhận 50 T/ngày.

- Bãi rác riêng cho xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, công suất 10 T/ngày, quỹ đất 01 ha.

1.2. Huyện Quảng Trạch

- Đầu tư, nâng cấp tạo thành khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Quảng Lưu. Quỹ đất dự kiến 25 ha, công suất xử lý 120 T/ngày. Bao gồm:

+ Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (trên cơ sở nâng cấp, mở rộng bãi hiện có);

+ 01 lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại, công suất xử lý 15 T/ngày.

+ 01 nhà máy tái chế chất thải rắn thành viên nguyên liệu, công suất dự kiến 100 T/ngày

- Xây dựng mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại xã Quảng Sơn, công suất tiếp nhận 40 T/ngày. Quỹ đất dự kiến 5,0 ha.

1.3. Huyện Minh Hóa

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng thành khu xử lý rác tại xã Hồng Hóa gồm:

+ Bãi chôn lấp chất thải rắn Hồng Hóa - thị trấn Quy Đạt, năng lực tiếp nhận 80 T/ngày. Quỹ đất dự kiến 8,0 ha.

+ 01 lò đốt CTR công nghiệp nguy hại công suất 05 T/ngày.

- Đầu tư nâng cấp bãi chôn lấp Cha Lo, công suất 15 T/ngày; quỹ đất dự kiến 5,0 ha.

1.4. Huyện Tuyên Hóa

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng bãi chôn lấp hợp vệ sinh Lưu Thuận đảm bảo tiêu chuẩn, hợp vệ sinh, quỹ đất dự kiến 8 ha, năng lực tiếp nhận 70 T/ngày.

- Xây dựng mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh Tiến Hóa, công suất 40 T/ngày. Dự kiến quỹ đất 5,0 ha.

- Xây dựng mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh Hương Hóa, công suất tiếp nhận 15 T/ngày; dự kiến quỹ đất 3,0 ha.

- Xây dựng mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh Đức Hóa, công suất tiếp nhận 15 T/ngày, dự kiến quỹ đất 3,0 ha.

- Xây dựng bãi rác riêng cho các xã Ngư Hóa, Cao Quảng. Công suất tiếp nhận khoảng 10 T/ngày đối với mỗi xã, dự kiến quỹ đất 1,0 ha cho mỗi bãi rác.

1.5. Huyện Quảng Ninh:

- Đầu tư nâng cấp thành khu xử lý rác tại xã Vĩnh Ninh gồm:

+ Bãi chôn lấp chất thải rắn hiện có đã được đầu tư hoàn thiện, hợp vệ sinh tại xã Vĩnh Ninh, năng lực tiếp nhận 100 T/ngày.

+ Xây dựng 01 lò đốt CTR công nghiệp nguy hại công suất 20 T/ngày.

- Xây dựng mới bãi chôn lấp hợp vệ sinh Áng Sơn tại xã Vạn Ninh, năng lực tiếp nhận 30 T/ngày. Quỹ đất dự kiến 5,0 ha.

- Đầu tư xây dựng bãi rác riêng cho xã Trường Sơn. Công suất tiếp nhận 10 T/ngày, dự kiến quỹ đất 1,0 ha.

1.6. Huyện Lệ Thủy

- Sử dụng bãi chôn lấp hiện có đã được đầu tư hoàn thiện, hợp vệ sinh tại xã Trường Thủy, năng lực tiếp nhận 150 T/ngày.

- Đầu tư mới 1 bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở xã Ngư Thủy Trung. Công suất tiếp nhận 20 T/ngày. Dự kiến quỹ đất: 5,0 ha.

- Đầu tư xây dựng bãi rác riêng cho các xã Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy. Công suất tiếp nhận khoảng 10 T/ngày, dự kiến quỹ đất 1,0 ha cho mỗi xã

2. Đối với CTR công nghiệp nguy hại

Đầu tư xây dựng 3 lò đốt chất thải rắn công nghiệp nguy hại như sau:

- Tại khu xử lý rác huyện Minh Hóa (xã Hồng Hóa): Công suất 5 T/ngày.

- Tại khu xử lý rác huyện Quảng Trạch (xã Quảng Lưu): Công suất 15 T/ngày.

- Tại khu xử lý rác huyện Quảng Ninh (xã Vĩnh Ninh): Công suất 20 T/ngày.

3. Đối với chất thải xây dựng

Tại các khu xử lý rác đều có khu vực đổ CTR xây dựng (trừ đất). Đối với đất phải được tận dụng lại để san đắp mặt bằng hoặc dùng để chôn lấp rác. Đối với các loại như cát, gạch, đá, bê tông vỡ… được đổ ở khu vực riêng của bãi rác, ở những nơi có khối lượng gạch, đá, bê tông vỡ và cát… lớn thì kêu gọi đầu tư một số dây chuyền sản xuất gạch Block để tận dụng lại, hạn chế khối lượng chôn lấp quá lớn, quá tải bãi chôn lấp CTR.

- Tại các khu vực nông thôn, mỗi xã xây dựng 1 điểm tập kết theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.

4. Đối với CTR y tế nguy hại

Quy hoạch hệ thống lò đốt chất thải y tế nguy hại như sau:

TT

Địa điểm

Vị trí lò đốt chất thải y tế

Công suất lò đốt (kg/mẻ)

1

Thành phố Đồng Hới

Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba

1.000

Bệnh viện Đa khoa thành phố

200

2

Huyện Minh Hóa

BV Đa khoa Minh Hóa

200

3

Huyện Quảng Trạch

BV Đa khoa Bắc Quảng Bình

500

4

Huyện Bố Trạch

BV Đa khoa Bố Trạch

200

5

Huyện Lệ Thủy

BV Đa khoa Lệ Thủy

200

6

Huyện Quảng Ninh

BV Đa khoa Quảng Ninh

200

7

Huyện Tuyên Hóa

BV Đa khoa Tuyên Hóa

200

VI. CÁC GIẢI PHÁP, KẾ HOẠCH VÀ DỰ ÁN THỰC HIỆN

1. Các giải pháp thực hiện

1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn

- Ban hành các quy định và chính sách khuyến khích việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải, đặc biệt là giảm thiểu việc sử dụng túi nilon và tái chế chất thải hữu cơ.

- Hoàn thiện các quy định, cơ chế về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn hướng tới năm 2020 đảm bảo thu hồi chi phí thu gom, vận chuyển và có bù đắp một phần cho chi phí xử lý chất thải rắn trong những năm tiếp theo.

- Hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn.

- Ban hành quy định, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động tái chế và các hướng dẫn thực hiện.

- Ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích, đẩy mạnh phân loại chất thải rắn tại nguồn, theo hướng: Từng đô thị, KCN, làng nghề cần xây dựng chương trình phân loại CTR tại nguồn; khuyến khích các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất thực hiện việc phân loại tại nguồn; khen thưởng đối với các hộ, các địa bàn làm tốt công tác phân loại tại nguồn.

- Hoàn thiện quy định, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại.

- Xây dựng các quy định về quản lý đối với từng loại hình sản xuất tái chế từ công đoạn thu gom, lưu chứa đến vận chuyển và tái chế.

- Ban hành quy chế quản lý chất thải xây dựng; quản lý bùn bể phốt.

- Xây dựng quy định chế độ báo cáo định kỳ về quản lý chất thải rắn và các chỉ tiêu báo cáo.

- Xây dựng quy định về quan trắc dữ liệu chất thải rắn.

- Ban hành các quy định về khen thưởng và xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn.

- Ban hành quy chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn cho từng đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và từng loại hình làng nghề điển hình.

- Quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành liên quan, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, xã về quản lý chất thải rắn.

- Xây dựng cơ chế quản lý chất thải rắn giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

1.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn

- Xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh, khuyến khích tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế sử dụng túi ni lông, không đổ rác bừa bãi...

- Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về quản lý CTR và bảo vệ môi trường. Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm phân loại, thu gom, xử lý CTR của toàn xã hội.

- Đưa giáo dục môi trường vào các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi.

- Tư vấn và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải rắn.

- Đưa nội dung quản lý chất thải rắn vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp, quản lý Nhà nước (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo đúng các quy định...).

- Thực hiện các hoạt động thí điểm, các sáng kiến giúp quản lý chất thải rắn tốt hơn.

1.3. Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn

- Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn bao gồm các biện pháp như tư nhân hóa và huy động sự tham gia của cộng đồng.

- Thực hiện tư nhân hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả như: Giảm chi phí quản lý CTR; xóa bỏ dần cơ chế bao cấp (Nhà nước cấp kinh phí và bù lỗ cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR), tránh độc quyền, tránh khép kín trong quản lý CTR; mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR đến những khu vực có điều kiện khó khăn (ngõ hẻm chật, xa đường phố), các cụm dân cư nông thôn; nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR do có thể đặt hàng hoặc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu có chất lượng phục vụ tốt hơn. Việc tư nhân hóa có thể thực hiện qua nhiều hình thức qua các tổ chức kinh tế như hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân (công ty TNHH, công ty cổ phần...), hoặc các tổ lao động trong các thôn xóm.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR bằng cách nâng cao nhận thức cộng đồng để người dân tự nguyện tham gia phân loại CTR tại hộ gia đình, đổ thải đúng địa điểm, đúng giờ, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi cư trú, nơi công cộng, đóng phí rác thải đầy đủ, ủng hộ các dự án xử lý CTR ở địa phương... Đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác quản lý CTR và bảo vệ môi trường.

1.4. Huy động nguồn lực thực hiện

- Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn: Ngân sách Nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước…

- Tìm kiếm hỗ trợ từ các nguồn ODA, hay từ việc bán khí thải áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn theo cơ chế sạch hơn (Nghị định thư Kyoto)…

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn cho cán bộ các cấp.

1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý chất thải rắn

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý chất thải rắn; có chế tài thưởng phạt rõ ràng với những cơ sở thực hiện tốt và những cơ sở thực hiện chưa tốt việc quản lý chất thải rắn.

- Kiên quyết xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, quy chế, quy tắc vệ sinh đô thị.

2. Kế hoạch và các dự án thực hiện quy hoạch

(Có Phụ lục II chi tiết kèm theo)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch; điều phối việc triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch; hướng dẫn, chỉ đạo và tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn; hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về quản lý chất thải rắn; tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng các điểm trung chuyển, các khu xử lý chất thải rắn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch. Lập kế hoạch, chương trình, danh mục dự án đầu tư xử lý CTR để bố trí vốn từ các nguồn vốn ngân sách, ODA, vốn huy động khác theo thứ tự ưu tiên; tổng hợp tình hình quản lý CTR, tình hình triển khai đầu tư xây dựng các công trình xử lý CTR trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các bên liên quan thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế, công cụ về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, phân loại chất thải rắn tại nguồn; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất thải rắn trên toàn tỉnh; hướng dẫn áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường về chất thải rắn, các hướng dẫn kỹ thuật về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp chất thải rắn; theo dõi, giám sát tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải rắn trên toàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong việc điều phối, thực hiện các nội dung của quy hoạch và tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phân bổ vốn ngân sách hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án về quản lý tổng hợp chất thải rắn của tỉnh;

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính, phí trong lĩnh vực CTR; các cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực quản lý CTR tại địa phương, đặc biệt hỗ trợ và khuyến khích các dự án đầu tư xử lý, tái sử dụng, tái sinh, tái chế CTR.

5. Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu chuyển giao, chủ trì thẩm định các công nghệ xử lý cho các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Công Thương xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ nguồn thải thực hiện các kế hoạch ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Phối hợp với Sở Xây dựng và Ban Quản lý Khu kinh tế trong việc quản lý chất thải rắn công nghiệp.

7. Sở Y tế xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp các lò đốt rác y tế đạt tiêu chuẩn quy định; thực hiện giám sát việc quản lý CTR tại các cơ sở y tế.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề.

9. Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung, quản lý tổng hợp chất thải rắn nói riêng.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm triển khai các nội dung giáo dục về môi trường và quản lý chất thải rắn.

11. Ban Quản lý Khu kinh tế chịu trách nhiệm quản lý tổng hợp về chất thải rắn thuộc địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc quyền quản lý.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và các sở ngành liên quan trong việc thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thí điểm và nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (hộ gia đình, các cơ quan, trường học, cơ sở thương mại - dịch vụ…); bố trí nguồn vốn từ ngân sách và tìm kiếm các nguồn vốn khác để thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng các khu xử lý rác; tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung, quản lý tổng hợp chất thải rắn nói riêng.

13. Các tổ chức tham gia quản lý chất thải rắn có trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý CTR theo các hợp đồng ký kết; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thí điểm và nhân rộng chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Điều 2. Các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thực hiện; phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Ban Quản lý Khu kinh tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Hoài

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC KHU XỬ LÝ CTR ĐẾN NĂM 2020
(kèm theo Quyết định số 2738/QĐ-UBND  ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Ðịa phương/khu xử lý CTR

Ðịa điểm

Quy mô

Công nghệ xử lý

Phạm vi phục vụ

Ghi chú

I

Thành phố Ðồng Hới

Sử dụng chung với huyện Bố Trạch tại khu liên hợp xử lý CTR Lý Trạch

II

Huyện Bố Trạch

 

2.1

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Lý Trạch, gồm:

Xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch

Xã Lý Trạch, 35 ha

 

Bãi chôn lấp Lý Trạch, bao gồm cả lò đốt trước khi chôn lấp, bãi đổ chất thải rắn xây dựng

250 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp CTR sinh hoạt cho thành phố Ðồng Hới, thị trấn Hoàn Lão, thị trấn NT Việt Trung và các xã thuộc huyện Bố Trạch: Ðồng Trạch, Ðức Trạch, Trung Trạch, Ðại Trạch, Lý Trạch, Hòa Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Tây Trạch, Nam Trạch, Nhân Trạch

Nâng cấp bãi chôn lấp hiện có

 

Nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng hoặc chế tạo dầu diezen

200 T/ngày

Đốt thu hồi năng lượng hoặc chế tạo dầu diezen

Toàn tỉnh

Xây dựng mới

 

Nhà máy chế biến phân vi sinh

100 T/ngày

Chế biến rác hữu cơ thành phân vi sinh

2.2

Bãi chôn lấp Phong Nha

Xã Sơn Trạch

5,0 ha 50 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp CTR sinh hoạt cho khu vực Phong Nha, các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Lâm Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch, Cự Nẫm, Phú Ðịnh

Sử dụng bãi chôn lấp hiện có

2.3

Bãi chôn lấp Thanh Trạch

Xã Thanh Trạch

5,0 ha 50 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp CTR sinh hoạt cho các xã Thanh Trạch, Mỹ TrạchLiên Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch, Phú Trạch, Hải Trạch, Sơn Lộc

Xây dựng mới

2.4

Bãi rác Thượng Trạch

Xã Thượng Trạch

1,0 ha 10 T/ngày

Tập kết và đốt

Xã Thượng Trạch

Xây dựng mới

III

Huyện Quảng Trạch

 

3.1

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Quảng Lưu - Quảng Trạch, gồm:

Xã Quảng Lưu, 25 ha

 

Bãi chôn lấp Quảng Lưu, bao gồm cả lò đốt trước khi chôn lấp, bãi đổ chất thải rắn xây dựng

Xã Quảng Lưu

120 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Thị trấn Ba Ðồn, khu vực Quảng Phương (được quy hoạch thành thị trấn Quảng Trạch vào năm 2020), Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Lưu, Quảng Tiến, Quảng Thạch, Quảng Xuân, Quảng Hưng, Quảng Phúc, Quảng Thuận, Quảng Thọ, Quảng Thanh, Quảng Trường, Quảng Châu, Quảng Tùng, Quảng Phú, Quảng Hợp, Quảng Kim, Quảng Ðông, Cảnh Dương, Khu kinh tế Hòn La

Tiếp tục xây dựng mới và đầu tư nâng cấp.

 

Nhà máy tái chế CTR

100 T/ngày

Chế biến viên nhiên liệu

Toàn tỉnh

Xây dựng mới

 

Lò đốt chất thải rắn công nghiệp

 

15 T/ngày

Ðốt

Xử lý chất thải CN nguy hại phát sinh tại huyện Quảng Trạch và một phần huyện Bố Trạch

Xây dựng mới

3.2

Bãi chôn lấp Quảng Sơn

Xã Quảng Sơn

5,0 ha, 40 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Các xã phía Nam: Quảng Sơn, Quảng Minh, Quảng Hòa, Quảng Thủy, Quảng Lộc, Quảng Văn, Quảng Hải, Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Tiên

Xây dựng mới

IV

Huyện Minh Hóa

 

4.1

Khu xử lý rác Hồng Hóa, gồm

Xã Hồng Hóa

 

Bãi chôn lấp Hồng Hóa, bao gồm cả lò đốt trước khi chôn lấp, bãi đổ chất thải rắn xây dựng

Xã Hồng Hóa

8,0 ha 80 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Thị trấn Quy Ðạt, các xã Hồng Hóa, Xuân Hóa, Yên Hóa, Tân Hóa, Minh Hóa, Hóa Phúc, Quy Hóa, Trạm trung chuyển Trung Hóa, Hóa Tiến

Nâng cấp bãi chôn lấp hiện có

 

Lò đốt chất thải rắn công nghiệp

5 T/ngày

Ðốt

Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại huyện Minh Hóa và huyện Tuyên Hóa

Xây dựng mới

4.2

Bãi chôn lấp Cha Lo

Xã Dân Hóa

5,0 ha 15 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp CTR sinh hoạt cho đô thị cửa khẩu Cha Lo và các xã Dân Hóa, Trọng Hóa

Nâng cấp bãi chôn lấp hiện có

V

Huyện Tuyên Hóa, gồm:

 

5.1

Bãi chôn lấp Lưu Thuận, bao gồm cả lò đốt trước khi chôn lấp, bãi đổ chất thải rắn xây dựng

TT. Ðồng Lê

8,0 ha 70 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Thị trấn Ðồng Lê và các xã Lê Hóa, một phần Kim Hóa (từ ga Kim Lò trở xuống), Thuận Hóa, Sơn Hóa, Ðồng Hóa

Nâng cấp bãi chôn lấp hiện có

5.2

Bãi chôn lấp Tiến Hóa

Xã Tiến Hóa

5,0 ha 40 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Các xã Tiến Hóa, Mai Hóa, Văn Hóa, Châu Hóa - huyện Tuyên Hóa và các xã thuộc huyện Quảng Trạch: Cảnh Hóa, Phù Hóa, Quảng Liên

Xây dựng mới

5.3

Bãi chôn lấp Hương Hóa

Xã Hương Hóa

5,0 ha 15 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Phục vụ các xã Hương Hóa, Lâm Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, một phần Kim Hóa (ga Kim Lò trở lên)

Xây dựng mới

5.4

Bãi chôn lấp Ðức Hóa

Xã Ðức Hóa

3,0 ha 15 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Phục vụ các xã Ðức Hóa, Thạch Hóa, Nam Hóa và Phong Hóa

Xây dựng mới

5.5

Bãi rác xã Ngư Hóa

Xã Ngư Hóa

1,0 ha 10 T/ngày

Tập kết và đốt

Xã Ngư Hóa

Xây dựng mới

5.6

Bãi rác xã Cao Quảng

Xã Cao Quảng,

1,0 ha 10 T/ngày

Tập kết và đốt

Xã Cao Quảng

Xây dựng mới

VI

Huyện Quảng Ninh

 

6.1

Khu xử lý rác xã Vĩnh Ninh, gồm

Xã Vĩnh Ninh, 15 ha, 100 T/ngày

 

Bãi chôn lấp xã Vĩnh Ninh, bao gồm cả lò đốt trước khi chôn lấp, bãi đổ chất thải rắn xây dựng

Xã Vĩnh Ninh

15 ha 100 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp CTR sinh hoạt thị trấn Quán Hàu, các xã phía Bắc huyện: Võ NinhLương NinhHải NinhDuy NinhVĩnh NinhHàm Ninh

Ðã có, đầu tư nâng cấp

 

Lò đốt chất thải rắn

20 T/ngày

Ðốt

Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại cho huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, thành phố Ðồng Hới và một phần huyện Bố Trạch

Xây dựng mới

6.2

Bãi chôn lấp Áng Sơn

Xã Vạn Ninh

5,0ha 30 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Phục vụ các xã phía Nam huyện: An Ninh, Vạn Ninh, Trường Xuân, Tân Ninh, Gia Ninh, Hiền NinhXuân Ninh; thị trấn Lệ Ninh - Lệ Thủy

Xây dựng mới

6.3

Bãi rác xã Trường Sơn

Xã Trường Sơn

1,0 ha 10 T/ngày

Tập kết và đốt

Xã Trường Sơn

Xây dựng mới

VII

Huyện Lệ Thủy

 

7.1

Bãi chôn lấp Trường Thủy, bao gồm cả lò đốt trước khi chôn lấp, bãi đổ chất thải rắn xây dựng.

Xã Trường Thủy

150 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp CTR sinh hoạt cho thị trấn Kiến Giang và các xã: An Thủy; Lộc Thủy; Hồng Thủy; Thanh Thủy; Cam Thủy; Dương Thủy; Hoa Thủy; Liên Thủy; Xuân Thủy; Mai Thủy; Mỹ Thủy; Phong Thủy; Phú Thủy; Sơn Thủy; Thái Thủy; Trường Thủy; Văn Thủy

Ðã có, đầu tư nâng cấp

7.2

Bãi chôn lấp Ngư Thủy Trung

Xã Ngư Thủy Trung

5,0 ha 20 T/ngày

Chôn lấp hợp vệ sinh

Phục vụ các xã: Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc, Sen Thủy, Tân Thủy, Hưng Thủy

Xây dựng mới

7.3

Bãi rác xã Ngân Thủy

Xã Ngân Thủy

1,0 ha 10 T/ngày

Tập kết và đốt

Xã Ngân Thủy

Xây dựng mới

7.4

Bãi rác xã Lâm Thủy

Xã Lâm Thủy

1,0 ha 10 T/ngày

Tập kết và đốt

Xã Lâm Thủy

Xây dựng mới

7.5

Bãi rác xã Kim Thủy

Xã Kim Thủy

1,0 ha 10 T/ngày

Tập kết và đốt

Xã Kim Thủy

Xây dựng mới

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(kèm theo Quyết định số 2738/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung công việc

Giai đoạn thực hiện (bắt đầu - kết thúc)

I

GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

 

1

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn.

2013 - 2015

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh.

- Hoàn thiện cấu trúc quản lý, nâng cao trình độ và trang bị đủ phương tiện, thiết bị cho lực lượng quản lý nhằm làm tốt vai trò giám sát hoạt động các cơ sở tái chế chất thải.

2

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn.

2013-2015

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý CTR tại các đô thị, KCN, TTCN, làng nghề trong tỉnh.

- Xây dựng và ban hành khung biểu giá thu gom, xử lý CTR sinh hoạt, CN, CTR nguy hại thống nhất trong toàn tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cho phân loại CTR tại nguồn

3

Chuẩn bị đầu tư và xây dựng, nâng cấp các khu xử lý CTR

2013 - 2015

- Bãi chôn lấp CTR Quảng Lưu - Quảng Trạch

- Đóng cửa bãi rác tạm Cảnh Dương - Quảng Trạch

- Bãi chôn lấp CTR Lưu Thuận - Đồng Lê - Tuyên Hóa

- Bãi chôn lấp CTR Hồng Hóa - Minh Hóa

- Bãi chôn lấp CTR Cha Lo - Minh Hóa

- Bãi chôn lấp CTR Tiến Hóa - Tuyên Hóa

- Bãi chôn lấp CTR Áng Sơn - Quảng Ninh

- Các bãi rác độc lập cho các xã Ngư Hóa, Cao Quảng, (Tuyên Hóa); Thượng Trạch (Bố Trạch); Trường Sơn (Quảng Ninh); Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy (Lệ Thủy)

4

Phân loại CTR tại nguồn

2013 - 2015

- Thí điểm và đánh giá, rút kinh nghiệm về việc phân loại CTR tại hộ gia đình giai đoạn đầu thực hiện thí điểm tại khu vực nội thị TP Đồng Hới.

- Tuyên truyền giáo dục, thông tin, hướng dẫn phân loại CTR tại hộ gia đình.

5

Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR

2013 - 2015

- Đầu tư mua sắm đủ các thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển CTR.

- Thực hiện cơ giới hóa các khâu quét dọn, thu gom CTR.

- Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR, phủ kín địa bàn đô thị với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Thùng chứa, xe vận chuyển để phục vụ dự án thí điểm phân loại CTR tại nguồn (tránh trường hợp CTR sau khi phân loại tại nguồn lại bị thu gom, vận chuyển chung với nhau)

II

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

 

1

Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR (chuyển tiếp)

2016 - 2018

- Lập kế hoạch và mua sắm thêm các thiết bị phục vụ thu gom vận chuyển, xử lý

- Mở rộng địa bàn và nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, chuyển CTR.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Thùng chứa, xe vận chuyển để triển khai rộng rãi việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn.

2

Phân loại CTR tại nguồn

2016 - 2018

Triển khai rộng rãi việc phân loại CTR SH tại nguồn (hộ gia đình) cho các đô thị

3

Chuẩn bị đầu tư và xây dựng, nâng cấp các khu xử lý CTR

 

- Bãi chôn lấp CTR Thanh Trạch - Bố Trạch

2016 - 2018

- Bãi chôn lấp CTR Đức Hóa - Tuyên Hóa

- Bãi chôn lấp CTR Hương Hóa - Tuyên Hóa

- Bãi chôn lấp CTR Quảng Sơn - Quảng Trạch

- Bãi chôn lấp CTR Ngư Thủy Nam - Lệ Thủ y

- Các lò đốt rác tại các bãi chôn lấp rác thải

2017 - 2020

- 03 lò đốt rác thải công nghiệp nguy hại tại Hồng Hóa - Minh Hóa, Quảng Lưu - Quảng Trạch, Vĩnh Ninh - Quảng Ninh

2016 - 2020

- Nhà máy chế biến viên nhiên liệu Quảng Lưu

Từ 2016 trở đi

- Nhà máy phân vi sinh Lý Trạch - Bố Trạch

- Nhà máy xử lý CTR theo hướng tái tạo năng lượng (điện, dầu diezen…)

4

- Các lò đốt rác y tế

 





Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn Ban hành: 09/04/2007 | Cập nhật: 14/04/2007