Quyết định 2732/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015
Số hiệu: | 2732/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hưng Yên | Người ký: | Đặng Minh Ngọc |
Ngày ban hành: | 30/12/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2732/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Căn cứ ý kiến kết luận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban Chủ tịch, các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 11/10/2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 645/TTr-SCT ngày 22/9/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu và nội dung chủ yếu sau:
A. MỤC TIÊU
Đến năm 2015 thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh đạt các mục tiêu sau:
- 100% cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo doanh nghiệp biết đến lợi ích của thương mại điện tử.
- 100% doanh nghiệp biết sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- 80% đối với doanh nghiệp có nguồn vốn trên 300 tỷ đồng và 45% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (dưới 300 tỷ đồng) thường xuyên sử dụng thương mại điện tử và có trang thông tin điện tử trên mạng Internet.
- 50% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng.
- 30% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử.
- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 dịch vụ thủ tục hải quan điện tử.
- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 2 trở lên 50% các dịch vụ công liên quan đến công thương trước năm 2013, đến hết năm 2015 có 30% đạt mức độ 3.
- Cung cấp trực tuyến từ mức độ 2 trở lên 50% các dịch vụ công liên quan đến các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện.
(* Giải thích: 4 mức độ của các dịch vụ hành chính công trực tuyến được áp dụng đối với Chính phủ điện tử tại Việt Nam:
Mức độ 1: Có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục, các giấy tờ cần thiết;
Mức độ 2: Cho phép tải về các mẫu đơn, hồ sơ để in ra giấy;
Mức độ 3: Cho phép điền và gửi trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ;
Mức độ 4: Việc thanh toán chi phí được thực hiện trực tuyến, gửi và nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc qua mạng).
B. NỘI DUNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Nội dung:
1. Rà soát, sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương để hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về thương mại điện tử nhằm bảo vệ các quyền về sở hữu trí tuệ và quyền lợi của người tiêu dùng.
2. Cung cấp các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử.
3. Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp của địa phương ứng dụng thương mại điện tử.
4. Xây dựng lực lượng cán bộ có chuyên môn đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở tỉnh; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
II. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin và các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện:
a) Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra hàng năm về thương mại điện tử nhằm nắm vững tình hình phát triển thương mại điện tử, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về thương mại điện tử của tỉnh; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, chủ trì tổ chức thanh kiểm tra chuyên ngành hoặc liên ngành về thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử.
b) Xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật ưu đãi của tỉnh về thương mại điện tử nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực tuyến.
c) Tập huấn, tuyên truyền, phổ biến về lợi ích kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các đơn vị quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người tiêu dùng; quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng thương mại điện tử.
- Số lượng: 07 lớp cho khoảng 1.000 người.
- Đối tượng: Cán bộ quản lý các cấp, ngành, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung: Cung cấp các kiến thức cơ bản, nâng cao về thương mại điện tử, vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước đối với thương mại điện tử; phổ biến các văn bản liên quan đến thương mại điện tử; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ chuyên trách thương mại điện tử cấp sở; tập huấn đội ngũ cán bộ thực thi bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử; chiến lược kinh doanh thương mại điện tử; khai thác thông tin thị trường trên Internet; Marketing điện tử; hệ thống thanh toán điện tử và chữ ký số; sàn giao dịch thương mại điện tử; cách ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, đánh giá thực trạng ứng dụng đồng thời cùng nhau đưa ra các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; các mô hình kinh doanh điện tử; đánh giá kết quả đạt được trong thời gian qua, đề xuất và kiến nghị cho thời gian tiếp theo.
- Thời gian thực hiện: năm 2011: 02 lớp; năm 2012: 02 lớp và các năm tiếp theo mỗi năm 01 lớp.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và ứng dụng thương mại điện tử:
- Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ thủ tục, tư vấn cho các doanh nghiệp cách thức tham gia cổng thương mại điện tử quốc gia www.ecvn.gov.vn nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp; lựa chọn, giới thiệu 20 doanh nghiệp tiêu biểu có khả năng và mong muốn ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, tư vấn cách thức tham gia.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác thông qua việc khai thác các cơ hội giao thương hàng ngày. Đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng Website: Hỗ trợ 37 doanh nghiệp của 05 năm (giai đoạn 2011-2015): Năm 2011 hỗ trợ 10 doanh nghiệp; Năm 2012 hỗ trợ 10 doanh nghiệp; năm 2013 hỗ trợ 07 doanh nghiệp; năm 2014 hỗ trợ 05 doanh nghiệp; năm 2015 hỗ trợ 5 doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hỗ trợ là các doanh nghiệp có các sản phẩm, thương hiệu có khả năng cạnh tranh cần quảng bá rộng rãi để phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm và phát triển sản xuất, có nhiều đóng góp cho ngân sách tỉnh, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội.
đ) Tổ chức đoàn khảo sát trao đổi, học tập kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử tại các địa phương khác.
- Đối tượng: Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp trong tỉnh.
- Nội dung: Làm việc với một số tỉnh, thành phố đã tổ chức thành công trong việc áp dụng thương mại điện tử, một số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử thành công; tham dự các buổi hội thảo, triển khai, tập huấn về thương mại điện tử do Trung ương và các đơn vị tổ chức.
- Thời gian thực hiện: Năm 2012 tổ chức 01 đoàn, năm 2013 tổ chức 01 đoàn, năm 2015 tổ chức 01 đoàn. Mỗi đoàn không quá 20 người.
e) Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông báo, đài truyền hình địa phương.
- Số chương trình: 02 chương trình/quý (năm 2011-2015); những năm sau 01 chương trình/quý.
- Nội dung: Tổng quan và lợi ích của thương mại điện tử, tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam và thế giới; pháp luật thương mại điện tử; ứng dụng thương mại điện tử trong một số ngành chủ lực; các doanh nghiệp triển khai thành công thương mại điện tử.
2. Về dịch vụ công: Giao Cục thuế tỉnh, Chi cục Hải quan Hưng Yên chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện:
- Các lĩnh vực: Thuế, Hải quan, xuất, nhập khẩu, đăng ký kinh doanh đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng các cam kết quốc tế về thương mại không giấy tờ.
- Các sở, ngành, đơn vị cung cấp thông tin về các dự án sử dụng vốn nhà nước, thông tin về đấu thầu mua sắm công lên trang thông tin điện tử của tỉnh hoặc của cơ quan chức năng. Liên kết với mạng đấu thầu quốc gia để đăng tải tất cả các thông tin về kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu...
- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương đưa các mặt hàng mũi nhọn của địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn lên cổng thông tin xuất khẩu www.vnex.com.vn; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thông tin về các thị trường tiềm năng tại cổng thông tin thị trường nước ngoài www.ttnn.com.vn của Bộ Công Thương.
3. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cấp kinh phí hàng năm cho Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách.
4. Các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch này.
C. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nhu cầu kinh phí:
Kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch thương mại điện tử tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015 là: 1.565.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm sáu mươi lăm triệu đồng), chi tiết qua các năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Nội dung |
Năm |
||||
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
||
1 |
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử. |
45 |
35 |
25 |
25 |
25 |
2 |
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng Website (UBND tỉnh hỗ trợ 20.000.000đ/DN). |
300 |
300 |
240 |
200 |
200 |
3 |
Khảo sát học tập kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử. |
25 |
20 |
20 |
|
|
4 |
Tuyên truyền trên báo, đài địa phương. |
30 |
30 |
15 |
15 |
15 |
|
Tổng cộng |
400 |
385 |
300 |
240 |
240 |
2. Nguồn kinh phí:
- Nguồn kinh phí thực hiện mục 1-3-4 là 325.000.000 đồng (Ba trăm hai mươi lăm triệu đồng) do ngân sách tỉnh cấp cho Sở Công Thương để thực hiện theo kế hoạch hàng năm (giai đoạn 2001-2015).
- Nguồn kinh phí hỗ trợ để thực hiện mục 2 là 1.240.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm bốn mươi triệu đồng) giai đoạn 2011-2015, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh là: 740.000.000 đồng;
+ Ngân sách trung ương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) và doanh nghiệp là: 500.000.000 đồng.
Điều 2. - Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 31/12 hàng năm.
- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chi cục Hải quan Hưng Yên; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành và các doanh nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2016 về xuất cấp vắc xin từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 17/06/2016 | Cập nhật: 18/06/2016
Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt danh mục dự án Ban hành: 04/07/2014 | Cập nhật: 08/07/2014
Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 Ban hành: 12/07/2010 | Cập nhật: 16/07/2010
Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2009 quy định một số chế độ đối với người tham gia công tác chống dịch cúm A(H1N1) Ban hành: 22/07/2009 | Cập nhật: 24/07/2009
Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2008 phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2004-2009 Ban hành: 08/08/2008 | Cập nhật: 12/08/2008
Quyết định 1073/QĐ-TTg năm 2007 Về việc giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ cho Trường Đại học dân lập Hồng Bàng Ban hành: 20/08/2007 | Cập nhật: 05/09/2007
Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử Ban hành: 09/06/2006 | Cập nhật: 21/06/2006
Quyết định 1073/1999/QĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định Ban hành: 17/11/1999 | Cập nhật: 21/12/2009