Quyết định 2707/QĐ-BNN-TCLN năm 2016 công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số hiệu: 2707/QĐ-BNN-TCLN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 30/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2707 /QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 và 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 2 năm 2014 về hướng dẫn công khai niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC ngày 11/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 133 thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nội dung chi tiết của 133 thủ tục hành chính được đăng trên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố thuộc TW;
- Cổng TTĐT Bộ, Báo Nông nghiệp Việt Nam;
- TCLN; Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, TCLN.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC TTHC ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2707 /QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TRUNG ƯƠNG

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.              

Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập

Lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Lâm nghiệp)

2.              

Cấp Giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

Lâm nghiệp

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

3.              

Cấp Giấy phép nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

Lâm nghiệp

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

4.              

Cấp Giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn

Lâm nghiệp

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

5.              

Cấp Giấy phép CITES nhập nội từ biểu mẫu vật quy định tại các Phụ lục I, II của Công ước CITES

Lâm nghiệp

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

6.              

Cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật sống

Lâm nghiệp

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

7.              

Cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước

Lâm nghiệp

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

8.              

Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của CITES vì mục đích thương mại

Lâm nghiệp

Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam

9.              

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

10.           

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

11.           

Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thuộc thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

12.           

Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

13.           

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

14.           

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

15.           

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

16.           

Chấp thuận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

17.           

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

18.           

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

19.           

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

20.           

Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch khu rừng đặc dụng do Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

21.           

Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý)

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

22.           

Cho phép nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài (phạm vi giải quyết của Bộ NN&PTNT)

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

23.           

Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng thuộc Trung ương quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

24.           

Công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

25.           

Kảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

26.           

Cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cây trồng lâm nghiệp

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

27.           

Cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

28.           

Cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

29.           

Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

30.           

Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác)

Lâm nghiệp

Các Bộ, ngành khác

31.           

Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị tổ chức trực thuộc Bộ NN&PTNT)

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

32.           

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và các chủ rừng là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý)

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

33.           

Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng nằm trong phạm vi 02 tỉnh trở lên)

Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp

34.           

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm thuộc Vườn quốc gia thuộc Tổng cục Lâm nghiệp đối với lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ và lâm sản sau xử lý tịch thu

Lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm thuộc Vườn quốc gia

35.           

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm thuộc Vườn quốc gia đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ rừng đặc dụng và cây xử lý tịch thu thuộc phạm vi quản lý của Vườn quốc gia (đối với các Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp)

Lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm thuộc Vườn quốc gia

36.           

Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam

Lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và PTNT (Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam)

37.           

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của các chủ rừng là tổ chức không thuộc tỉnh

Lâm nghiệp

Đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp

38.           

Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đạo tạo nghề của chủ rừng là tổ chức không thuộc tỉnh (đối với rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách)

Lâm nghiệp

Đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP TỈNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.              

Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2.              

Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3.              

Cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su của tổ chức

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.              

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5.              

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm của chủ rừng là tổ chức.

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6.              

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của các chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7.              

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của các tổ chức

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8.              

Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đạo tạo nghề đối với chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh (đối với rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách)

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9.              

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10.           

Đăng ký khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11.           

Phê duyệt Phương án Điều chế rừng của chủ rừng là tổ chức.

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12.           

Phê duyệt Phương án khai thác của chủ rừng là tổ chức

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

13.           

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa của chủ rừng là tổ chức (đối với các loại lâm sản có trong danh mục Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

14.           

Thẩm định, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

15.           

Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Phụ lục II, III của Công ước CITES

Lâm nghiệp

- Chi cục Kiểm lâm đối với các loài động vật trên cận.

- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản đối với các loài thủy sinh.

16.           

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

17.           

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18.           

Thẩm định, Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

19.           

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

20.           

Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

21.           

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

22.           

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm nghiệp

23.           

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

24.           

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

25.           

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

26.           

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

27.           

Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

28.           

Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

29.           

Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý)

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

30.           

Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

31.           

Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

32.           

Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

33.           

Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng)

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

34.           

Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

35.           

Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý)

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

36.           

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn)

 

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

37.           

Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh)

 

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

38.           

Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

39.           

Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

40.           

Giao rừng đối với tổ chức

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

41.           

Cho thuê rừng đối với tổ chức

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

42.           

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

 

Chi cục Kiểm lâm

43.           

Giao nộp gấu cho nhà nước

 

Chi cục Kiểm lâm

44.           

Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm đối với: lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản sau chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; động vật rừng được gây nuôi trong nước và bộ phận, dẫn xuất của chúng (đối với địa phương không có Hạt Kiểm lâm)

 

Chi cục Kiểm lâm

45.           

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đối với lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và lâm sản sau xử lý tịch thu

 

Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

46.           

Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu; cây xử lý tịch thu (đối với các địa phương không có Hạt Kiểm lâm).

 

Chi cục Kiểm lâm

47.           

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ và cây xử lý tịch thu thuộc phạm vi quản lý của Hạt Kiểm lâm (đối với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có Hạt Kiểm lâm thuộc tỉnh)

 

Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

48.           

Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh

 

UBND tỉnh

49.           

Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thuộc nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)

 

Ban quản lý rừng đặc dụng

50.           

Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thông thường trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)

 

Ban quản lý rừng đặc dụng

51.           

Nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng của các tổ chức, cá nhân trong nước – Phạm vi giải quyết của Ban Quản lý rừng đặc dụng

 

Ban quản lý rừng đặc dụng

III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.                      

Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

2.                      

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên chuyển sang trồng cao su của của hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư thôn.

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

3.                      

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

4.                      

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm của chủ rừng là hộ gia đình

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

5.                      

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là hộ gia đình

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

6.                      

Đăng ký khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của chủ rừng là hộ gia đình

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

7.                      

Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên)

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

8.                      

Đăng ký khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng băng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

9.                      

Phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng là hộ gia đình.

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

10.                   

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa của chủ rừng là hộ gia đình (đối với các loại lâm sản có trong danh mục Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp huyện

11.                   

Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường

Lâm nghiệp

Cơ quan Kiểm lâm sở tại

12.                   

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới)

Lâm nghiệp

Cơ quan Kiểm lâm sở tại

13.                   

Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

Lâm nghiệp

Cơ quan Kiểm lâm sở tại

14.                   

Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

Lâm nghiệp

Cơ quan Kiểm lâm sở tại

15.                   

Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn)

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

16.                   

Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

17.                   

Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

18.                   

Thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

19.                   

Thu hồi rừng của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

20.                   

Đóng dấu búa kiểm lâm

Lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm cấp huyện

21.                   

Cấp giấy phép vận chuyển gấu

Lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm cấp huyện

22.                   

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với: lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản sau chế biến lâm sản sau chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; động vật rừng được gây nuôi trong nước; bộ phận, dẫn xuất của chúng

Lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm cấp huyện

23.                   

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp; cây xử lý tịch thu.

Lâm nghiệp

Hạt Kiểm lâm cấp huyện

IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP XÃ

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1

Đăng ký khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng trồng bằng vốn tự có khi chuyển sang trồng cao su của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, công đồng dân cư thôn.

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

2

Đăng ký khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là hộ gia đình

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

3

Đăng ký khai thác cây trồng trong vườn nhà, trang trại và cây trồng phân tán

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

4

Đăng ký khai thác tận dụng các cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ , cành nhánh đối với rừng trồng tự đầu tư hoặc nhà nước hỗ trợ của tổ chức, hộ gia đình

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

5

Đăng ký khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ và tre nứa của tổ chức, hộ gia đình (trừ các loài trong danh mục Cites và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại).

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

6

Đăng ký khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của chủ rừng là hộ gia đình

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

7

Đăng ký khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ của chủ rừng là tổ chức

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

8

Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, hay các hoạt động khai thác lâm sinh phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đạo tạo nghề của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ)

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

9

Đăng ký khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng trồng)

Lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp xã

10

Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên

Lâm nghiệp

UBND cấp xã

11

Xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ vườn, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức; cây có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây phân tán của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.

Lâm nghiệp

UBND cấp xã

V. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

1

Hỗ trợ đầu tư trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 19/8/2013 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2015.

2

Thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất của tổ chức ngoài quốc doanh

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

3

Hỗ trợ trước đầu tư trồng rừng đối với tổ chức ngoài quốc doanh

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

4

Hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư đối với tổ chức ngoài quốc doanh

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

5

Hỗ trợ đầu tư, nghiệm thu thanh quyết toán rừng giống, vườn giống

Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

6

Thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình do tổ chức quốc doanh lập

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

7

Hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư đối với hộ gia đình

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

8

Thủ tục hỗ trợ đầu tư trồng rừng đối với hộ gia đình (hỗ trợ trước )

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

9

Hỗ trợ trồng cây phân tán

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

10

Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống lâm nghiệp

Lâm nghiệp

UBND cấp huyện

 

 

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010