Quyết định 27/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế làm việc của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
Số hiệu: | 27/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An | Người ký: | Dương Quốc Xuân |
Ngày ban hành: | 30/06/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2006/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 30 tháng 06 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 43/1998/QĐ-TTg ngày 23/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Long An;
Xét đề nghị tại văn bản số 333/BQLKCN ngày 17/4/2006 của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, và ý kiến đề xuất tại văn bản số 211/SNV-TCCC ngày 14/6/2006 của Sở Nội vụ;
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2006/QĐ-UBND ngày 30/6/2006 của UBND tỉnh)
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Long An có tên giao dịch quốc tế là “Long An Industrial Zones Authority”; tên viết tắt là “LAIZA”.
1. Xây dựng Điều lệ quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp, bao gồm: quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu công nghiệp liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại khu công nghiệp.
3. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.
4. Hỗ trợ vận động đầu tư vào khu công nghiệp.
5. Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo ủy quyền.
6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự.
7. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.
8. Quản lý hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp.
9. Thỏa thuận với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo chính sách, pháp luật hiện hành.
10. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo ủy quyền; cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo ủy quyền.
11. Được cử đại diện tham dự các cuộc họp của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan và của UBND tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp.
12. Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định pháp luật về tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp về UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 4. Nguyên tắc, chế độ làm việc:
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng, giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của HĐND tỉnh và sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên.
Lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban chuyên trách. Trưởng ban do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
1. Trưởng ban:
1.1. Trưởng ban phụ trách điều hành chung, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và việc thi hành nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định pháp luật. Giúp việc Trưởng ban có các Phó Trưởng ban, trong đó có một Phó Trưởng ban thường trực. Trưởng ban phân công và điều hành các Phó Trưởng ban theo quy định về phân công trách nhiệm trong lãnh đạo.
1.2. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban ký một số văn bản mà Trưởng ban phải ký. Việc ủy quyền phải có văn bản và giới hạn thời gian rõ ràng. Phó Trưởng ban được ủy quyền không ủy quyền lại cho người khác ký.
1.3. Trưởng ban có thể điều chỉnh việc phân công giữa các Phó Trưởng ban khi cần thiết.
2. Phó Trưởng ban:
2.1. Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban chỉ đạo từng lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng ban, sử dụng quyền hạn của Trưởng ban để giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về kết quả thực hiện nội dung công việc được phân công.
2.2. Trong phạm vi quyền hạn nhiệm vụ được giao, các Phó Trưởng ban chủ động giải quyết công việc. Nếu vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Trưởng ban khác phụ trách thì các Phó Trưởng ban trao đổi phối hợp giải quyết. Trường hợp các Phó Trưởng ban không thống nhất ý kiến thì Phó Trưởng ban đang chủ trì công việc đó báo cáo Trưởng ban quyết định.
2.3. Những trường hợp Trưởng ban ủy quyền, ủy nhiệm cho các Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Trưởng ban, thì người được ủy quyền hay ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm với Trưởng ban về những ý kiến và quyết định của mình và không được ủy quyền, ủy nhiệm lại người khác.
2.4. Phó Trưởng ban thường trực chủ trì, điều phối hoạt động chung của cơ quan khi Trưởng ban đi vắng, hoặc được Trưởng ban ủy quyền, hoặc khi Trưởng ban là chức vụ lãnh đạo kiêm nhiệm.
2.5. Khi Phó Trưởng ban thường trực đi vắng, nếu Trưởng ban là chức vụ lãnh đạo kiêm nhiệm, thì Trưởng ban có thể ủy quyền cho một Phó Trưởng ban khác chủ trì, điều phối hoạt động chung của cơ quan.
Điều 6. Tổ chức bộ máy và biên chế:
1. Cơ cấu Phòng ban trực thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh gồm có:
- Văn phòng.
- Thanh tra.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
+ Phòng quản lý Đầu tư.
+ Phòng quản lý Doanh nghiệp.
+ Phòng quản lý Xây dựng và Môi trường.
+ Phòng quản lý Lao động.
Trưởng ban quy định nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế và lề lối làm việc của các đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức bộ máy của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh được điều chỉnh phù hợp theo quy định pháp luật hoặc theo từng giai đoạn phát triển, biên chế là biên chế quản lý nhà nước, do UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ.
3. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh do Trưởng ban bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của UBND tỉnh.
4. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ban quản lý các khu công nghiệp, trình UBND tỉnh quyết định.
Chánh Thanh tra Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh do Trưởng ban bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra do Trưởng ban bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra.
Điều 7. Đối với HĐND và UBND tỉnh:
1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm báo cáo, trình bày hoặc cung cấp tài liệu cần thiết cho HĐND tỉnh, trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu HĐND tỉnh về tình hình và kết quả tổ chức hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, thực hiện đúng các quy định trong Quy chế làm việc của UBND tỉnh.
3. Trưởng ban báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả tổ chức hoạt động của các khu công nghiệp và của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; tham dự các cuộc họp do UBND tỉnh triệu tập; triển khai tổ chức thực hiện và theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh trong lĩnh vực được phân công, ủy quyền.
4. Trưởng ban báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh để giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
5. Đối với những vấn đề liên quan đến các khu công nghiệp của tỉnh, nếu giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với các Sở ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã chưa có sự nhất trí, thì Trưởng ban báo cáo đầy đủ ý kiến của các đơn vị để UBND tỉnh xem xét quyết định.
Điều 8. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thương mại:
1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm:
- Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thương mại, đảm bảo sự thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình phát triển khu công nghiệp và thu hút đầu tư với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo tổng hợp tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp với Bộ Thương mại.
- Tham dự đầy đủ các hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thương mại triệu tập.
2. Đối với các chủ trương lớn của Bộ, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai thực hiện. Các chủ trương lớn của UBND tỉnh có liên quan đến nghiệp vụ quản lý ngành, lĩnh vực, Trưởng ban báo cáo Bộ để có hướng dẫn phối hợp thực hiện đạt kết quả.
Trường hợp Bộ chưa nhất trí với chủ trương của UBND tỉnh hoặc những chủ trương, quyết định của Bộ chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, Trưởng ban báo cáo đề xuất UBND tỉnh làm việc với Bộ trưởng để thống nhất giải quyết, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Điều 9. Đối với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan:
Quan hệ giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 10. Đối với các Sở ngành tỉnh:
1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với các Sở ngành tỉnh để tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất UBND tỉnh về các chính sách, giải pháp thực hiện công tác quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành tỉnh xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển, chính sách, cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành tỉnh trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.
4. Phối hợp và chịu sự hướng dẫn của Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đảng bộ Liên cơ về công tác tổ chức, cán bộ.
Điều 11. Đối với UBND các huyện, thị xã:
1. Quan hệ giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh với UBND các huyện, thị xã có khu công nghiệp là mối quan hệ giữa cơ quan quản lý ngành thuộc UBND tỉnh với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
2. Trong phạm vi thẩm quyền của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh được qui định trong Quy chế này, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thông báo và phối hợp với UBND các huyện, thị xã đối với các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tại địa phương.
3. UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn có khu công nghiệp trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, động viên các nguồn lực tại chỗ tham gia xây dựng và hoạt động tại khu công nghiệp, thực hiện chủ trương, kế hoạch di dời, tái định cư theo quy hoạch và chế độ chính sách hiện hành.
Điều 12. Đối với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp:
1. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh theo qui định pháp luật và thẩm quyền được giao.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước đối vối các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp theo các nội dung: tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu công nghiệp bao gồm: tham gia quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; kiểm tra đôn đốc việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp; thỏa thuận với các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành; xây dựng chương trình và cùng thực hiện việc vận động đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp.
Điều 13. Đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp:
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật, ủy quyền của UBND tỉnh và của các Bộ, ngành Trung ương; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Ban, theo các qui định pháp luật.
Điều 14. Đối với các cấp ủy Đảng và tổ chức Đoàn thể:
1. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chịu sự lãnh đạo của Đảng, tiếp thu và triển khai thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, các Ban của Tỉnh ủy, Đảng bộ Liên cơ và Chi ủy Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp và tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức Đoàn thể tỉnh thực hiện việc giám sát, tham gia ý kiến và hỗ trợ hoạt động của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Đối với những vấn đề cần thiết, liên quan đến tổ chức Đoàn thể nào thì Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh mời lãnh đạo Đoàn thể đó tham gia, hoặc tham khảo ý kiến bằng văn bản trước khi trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ được giao; kiểm tra hoạt động của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh theo lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của Quy chế này.
Quyết định 43/1998/QĐ-TTg thành lập ban quản lý các khu công nghiệp Long An Ban hành: 23/02/1998 | Cập nhật: 26/02/2011