Quyết định 27/2005/QĐ-UB về Quy định việc giải thể, sáp nhập, chia tách, thành lập bản thuộc xã, tổ dân phố (tiểu khu) thuộc phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu: 27/2005/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Hoàng Chí Thức
Ngày ban hành: 23/03/2005 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2005/QĐ-UB

Sơn La, ngày 23 tháng 03 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC GIẢI THỂ, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, THÀNH LẬP BẢN THUỘC XÃ, TỔ DÂN PHỐ (TIỂU KHU) THUỘC PHƯỜNG, THỊ TRẤN.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La tại tờ trình số: 75/TTr-SNV ngày 08 tháng 03 năm 2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định việc giải thể, sáp nhập, chia tách, thành lập bản thuộc xã, tổ dân phố (tiểu khu) thuộc phường, thị trấn" để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

Điều 2. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBND huyện, thị xã,
- Như điều 2;
- Lưu: VP UB, CVK..

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH




Hoàng Chí Thức

 

QUY ĐỊNH

VIỆC GIẢI THỂ, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, THÀNH LẬP BẢN THUỘC XÃ, TỔ DÂN PHỐ (TIỂU KHU) THUỘC PHƯỜNG, THỊ TRẤN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 27/2005/QĐ-UB ngày 23/03/2005 của UBND tỉnh Sơn La)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này áp dụng đối với việc giải thể, sáp nhập, chia tách, thành lập bản thuộc xã, tổ dân phố (tiểu khu) thuộc phường, thị trấn trong tỉnh Sơn La.

Điều 2. Việc giải thể, sáp nhập, chia tách, thành lập bản, tổ dân phố (tiểu khu) phải đảm bảo yêu cầu:

- Có phương án trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành kèm theo Quyết định số 13/2002/QĐ- BNV ngày 06/12/2002 của Bộ Nội vụ.

- Giữ gìn và tăng cường sự ổn định về chính trị, trật tự xã hội và đoàn kết trong khu dân cư.

- Thực hiện đúng các quy định của Đảng và Nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở.

Điều 3. Chỉ giải thể, sáp nhập, chia tách, thành lập bản, tổ dân phố (tiểu khu) trong những trường hợp sau:

- Thực hiện dự án di dân tái định cư giải phóng mặt bằng để phục vụ xây dựng các công trình của Nhà nước.

- Thực hiện quy hoạch dãn dân, sắp xếp lại dân cư, tổ chức định canh định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quy mô về số hộ quá nhỏ cần được giải thể, sáp nhập hoặc quá lớn cần được chia tách, thành lập mới.

- Điều kiện địa hình bị chia cắt thành những khu riêng có tác động trực tiếp đến công tác quản lý dân cư và phát triển kinh tế xã hội.

Chương II

GIẢI THỂ, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, THÀNH LẬP BẢN THUỘC XÃ.

MỤC I. QUY TRÌNH VÀ HỔ SƠ GIẢI THỂ, SÁP NHẬP BẢN THUỘC XÃ.

Điều 4. Quy trình, hổ sơ giải thể bản:

1. UBND xã lập Tờ trình đề nghị giải thể bản trình HĐND cùng cấp với nội dung:

- Tên bản, số hộ, số khẩu, vị trí địa lý.

- Lý do đề nghị giải thể bản.

- Phương án giải thể bản.

2. Sau khi Hội đông nhân dân cấp xã thông qua (có Nghị quyết của HĐND), UBND xã hoàn thiện hồ sơ, phương án giải thể bản trình UBND cấp huyện.

3. UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể đổi với bản thuộc xã.

Điều 5. Quy trình, hổ sơ sáp nhập bản:

1. Đối với cấp xã:

a. UBND xã xây dựng phương án sáp nhập bản với nội dung:

- Khái quát hiện trạng các bản có liên quan đến việc sáp nhập (vị trí địa lý, số hộ, số khẩu, dân tộc, diện tích, cơ sở hạ tầng, cán bộ, đối tượng chính sách).

- Nêu sự cần thiết phải sáp nhập bản.

- Tên bản, quy mô dân số và diện tích bản sau khi sáp nhập.

- Phương án sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ bản.

- Kiến nghị.

b. Phương án sáp nhập bản phải được thông qua lấy ý kiến tại cuộc họp của cử tri hoặc đại diện hộ gia đình các bản có liên quan. Lập biên bản cuộc họp nêu rõ tổng số cử tri tham dự, số cử tri đồng ý, không đồng ý có chữ ký của trưởng bản và 04 đại diện cử tri.

c. Nếu có ít nhất 2/3 tổng số cử tri trở lên hoặc đại diện hộ gia đình ở mỗi bản nhất trí sáp nhập bản, UBND xã lập báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện và Ban Thường vụ huyện, thị uỷ.

d. Sau khi có ý kiến nhất trí cho sáp nhập bản của UBND cấp huyện, UBND cấp xã lập Tờ trình thông qua kỳ họp HĐND cấp xã (có Nghị quyết của HĐND cấp xã).

Hồ sơ cấp xã trình UBND cấp huyện gồm:

- Phương án sáp nhập bản.

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

- Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện.

- Nghị quyết cửa HĐND cấp xã.

2. Đối với cấp huyện:

a. Căn cứ văn bản đề nghị của UBND xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm định phương án và hồ sơ sáp nhập bản, báo cáo xin ý kiến của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ.

b. Nếu được Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ nhất trí, UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở Nội vụ để thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc sáp nhập bản.

Hồ sơ cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh gồm (2 bộ):

- Phương án sáp nhập bản của UBND cấp xã.

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

- Tờ trình của UBND xã trình HĐND xã.

- Nghị quyết của HĐND xã.

- Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện.

- Ý kiến bằng văn bản của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ về sáp nhập bản.

- Tờ trình của UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh.

MỤC II. QUY TRÌNH VÀ HỔ SƠ CHIA TÁCH, THÀNH LẬP BẢN THUỘC XÃ.

Điều 6. Quy mô bản thành lập mới: Phải có từ 50 hộ trở lên; ở xã vùng III và xã biên giới phải có từ 30 hộ trở lên. Trường hợp đặc biệt (do di dân tái định cư theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt) quy mô bản về số hộ có thể thấp hơn, nhưng không dưới 10 hộ.

Điều 7. Quy trình và hổ sơ chia tách, thành lập bản:

1. Quy trình, hồ sơ ở bản:

a. Trưởng bản xây dựng phương án chia tách, thành lập bản mới với nội dung:

- Khái quát hiện trạng bản (số hộ, số khẩu, dân tộc, vị trí địa lý, diện tích).

- Sự cần thiết phải chia tách, thành lập bản mới.

- Tên bản; số hộ, số khẩu, diện tích bản sau khi chia tách.

- Sơ đồ mô tả vị trí (hoặc sơ đồ minh hoạ ranh giới chia tách giữa các bản).

- Đối với việc chia.tách để thành lập bản mới phải có ranh giới phân chia rõ ràng đất ở, đất sản xuất, đất rừng, các công trình phúc lợi công cộng, phương án bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ của mỗi bản.

b. Phương án chia tách, thành lập bản mới phải được thông qua tại cuộc họp của cử tri trong bản hoặc đại diện hộ gia đình. Lập biên bản cuộc họp nêu rõ tổng số cử tri tham dự, số cử tri đồng ý, không đồng ý có chữ ký của trưởng bản và 04 đại diện cử tri.

c. Nếu có ít nhất 2/3 số cử tri trở lên hoặc đại diện hộ gia đình của bản, tổ dân phố nhất trí tán thành, trưởng bản hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị chia tách, thành lập bản trình UBND xã xem xét.

Hồ sơ trình UBND xã gồm:

- Phương án chia tách, thành lập bản.

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

2. Quy trình hồ sơ ở xã:

a. Căn cứ hồ sơ, văn bản đề nghị của bản, UBND xã trình trước cuộc họp Ban thường vụ Đảng uỷ xã cho chủ trương.

b. Nếu được Ban thường vụ Đảng uỷ xã nhất trí, UBND xã cử cán bộ địa chính đến thực địa khảo sát cụ thể, thống nhất với nhân dân việc chia tách, thành lập bản mới và lập hồ sơ xin ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện.

c. Sau khi có ý kiến nhất trí cho chia tách, thành lập bản của UBND cấp huyện, UBND cấp xã lập Tờ trình thông qua kỳ họp HĐND xã (có Nghị quyết của HĐND xã)

Hồ sơ cấp xã trình UBND cấp huyện gồm (2 bộ):

- Phương án chia tách, thành lập bản.

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

- Tờ trình của UBND xã trình HĐND xã.

- Ý kiến bằng văn bản của Ban thường vụ Đảng uỷ xã.

- Nghị quyết của HĐND xã.

- Tờ trình của UBND xã trình UBND cấp huyện.

3. Quy trình, hổ sơ ở cấp huyện:

a. Căn cứ văn bản đề nghị của UBND xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm định phương án và hồ sơ chia tách, thành lập bản mới, báo cáo xin ý kiến của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ.

b. Nếu được Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ nhất trí, UBND cấp huyện có văn bản xin ý kiến UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định) quyết định về mặt chủ trương việc chia tách, thành lập bản thuộc xã.

c. UBND cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ chia tách, thành lập bản, gửi về Sở Nội vụ để thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.

Hồ sơ cấp huyện trình Chủ tịch UBNĐ tỉnh gồm:

- Phương án thành lập bản.

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

- Tờ trình của UBND xã trình HĐND xã.

- Nghị quyết của HĐND xã.

- Tờ trình của UBND xã trình UBND cấp huyện.

- Ý kiến của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ về việc chia tách, thành lập mới.

- Tờ trình của UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 8. Đối với việc thành lập bản mới do di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng, quy hoạch dãn dân, tổ chức tái định cư theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

1. Quy trình, hồ sơ ở xã:

a. UBND xã xây dựng phương án thành lập bản với nội dung:

- Lý do đề nghị thành lập bản;

- Khái quát hiện trạng bản đề nghị thành lập (tên bản, số hộ, số khẩu, dân tộc, vị trí địa lý, diện tích của bản mới thành lập)

- Phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ bản;

b. UBND xã lập tờ trình với các nội dung trên thông qua kỳ họp HĐND xã, HĐND xã ra nghị quyết.

* Hồ sơ cấp xã trình UBND cấp huyện gồm:

- Tờ trình của UBND cấp xã trình HĐND xã

- Nghị quyết của HĐND xã

- Tờ trình của UBND xã trình UBND cấp huyện

- Phương án thành lập bản

- Quyết định di dân tái định cư của cấp có thẩm quyền (nếu có)

2. Quy trình, hồ sơ ở cấp huyện:

a. Căn cứ văn bản đề nghị của UBND xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm thẩm định phương án và hồ sơ thành lập bản mới, báo cáo xin ý kiến của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ.

b. Nếu được Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ nhất trí, UBND cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ thành lập bản, gửi về Sở Nội vụ để thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.

Hồ sơ cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh gồm:

- Phương án thành lập bản.

- Tờ trình của UBND xã trình HĐND xã.

- Nghị quyết của HĐND xã.

- Tờ trình của UBND xã trình UBND cấp huyện.

- Ý kiến của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ về việc thành lập mới.

- Tờ trình của UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định di dân tái định cư của cấp có thẩm quyền (nếu có)

Chương III

GIẢI THỂ, SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỔ DÂN PHỐ (TIỂU KHU) THUỘC PHƯỜNG, THỊ TRẤN.

Điều 9. Quy trình, hồ sơ giải thể, sáp nhập tổ dân phố (tiểu khu):

1. Quy trình và hồ sơ giải thể tổ dân phố (tiểu khu):

a. UBND cấp phường, thị trấn lập TỜ trình đề nghị giải thể tổ dân phố (tiểu khu) trình HĐND cùng cấp với nội dung:

- Tên tổ dân phố (tiểu khu), số hộ, số khẩu, vị trí địa lý.

- Lý do đề nghị giải thể tổ dân phố (tiểu khu).

- Phương án giải thể tổ dân phố (tiểu khu).

b. Sau khi Hội đồng nhân dân cấp phường, thị trấn thông qua (có Nghị quyết của HĐND), UBND phường, thị trấn hoàn thiện hồ sơ, phương án giải thể tổ dân phố (tiểu khu) trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định (qua Phòng Nội vụ Lao động TBXH các huyện, thị xã thẩm định).

2. Quy trình và hồ sơ sáp nhập tổ dân phố (tiểu khu):

a. UBND phường, thị trấn xây dựng phương án sáp nhập bản với nội dung:

- Khái quát hiện trạng các tổ dân phố (tiểu khu) có tên quan đến việc sáp nhập (vị trí địa lý, số hộ, số khẩu, dân tộc, diện tích, cơ sở hạ tầng, cán bộ, đối tượng chính sách).

- Nêu sự cần thiết phải sáp nhập tổ dân phố (tiểu khu).

- Tên tổ dân phố (tiểu khu), quy mô dân số và diện tích tổ dân phố (tiểu khu) sau khi sáp nhập.

- Phương án sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ tổ dân phố (tiểu khu).

- Kiến nghị.

b. Phương án sáp nhập tổ dân phố (tiểu khu) phải được thông qua lấy ý kiến tại cuộc họp của cử tri hoặc đại diện hộ gia đình các tổ dân phố (tiểu khu) có liên quan. Lập biên bản cuộc họp nêu rõ tổng số cử tri tham dự, số cử tri đồng ý, không đồng ý có chữ ký của tổ trưởng và 04 đại diện cử tri.

c. Nếu có ít nhất 2/3 tổng số cử tri trở lên hoặc đại diện hộ gia đình ở mỗi tổ dân phố (tiểu khu) nhất trí sáp nhập tổ dân phố (tiểu khu), UBND phường, thị trấn lập báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND cấp huyện.

d. Sau khi có ý kiến nhất trí cho sáp nhập tổ dân phố (tiểu khu) của UBND cấp huyện, UBND cấp phường, thị trấn lập Tờ trình thông qua kỳ họp HĐND cấp phường, thị trấn (có Nghị quyết của HĐND cấp xã), hoàn thiện hồ sơ gửi về Phòng Nội vụ dao động-TBXH các huyện, thị xã để thẩm định và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện, thị uỷ. Sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ; Chủ tịch UBND cấp huyện, thị quyết định việc sáp nhập tổ dân phố (tiểu khu).

Hồ sơ cấp phường, thị trấn trình Chủ tịch UBND cấp huyện gồm:

- Phương án sáp nhập tổ dân phố.

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

- Tờ trình của UBND phường, thị trấn trình HĐND cùng cấp.

- Nghị quyết của HĐND phường, thị trấn.

- Tờ trình của UBND phường, thị trấn trình UBND cấp huyện, thị xã.

3. UBND cấp huyện, thị xã báo cáo kết quả việc giải thể, sáp nhập tổ dân phố (tiều khu) thuộc xã, phường, thị trấn lên Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).

Điều 10. Quy mô một tổ dân phố (tiểu khu) được thành lập mới: Phải có từ 70 hộ trở lên. Trường hợp đặc biệt (do di dân tái định cư theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt) quy mô hộ có thể thấp hơn, nhưng không dưới 50 hộ.

Điều 11. Quy trình và hồ sơ chia tách, thành lập tổ dân phố:

1. Quy trình và hồ sơ chia tách, thành lập mới tổ dân phố (tiểu khu), ở phường, thị trấn thực hiện theo khoản 1, 2, Điều 7 của Quy định này.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện, thi xã ra Quyết định chia tách, thành lập mới tổ dân phố (tiểu khu) thuộc phường, thị trấn sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Ban thường vụ Huyện, Thị uỷ và báo cáo kết quả lên Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp).

Hồ sơ cấp phường, thị trấn trình UBND cấp huyện, thị xã gồm:

- Phương án chia tách, thành lập tổ dân phố (tiểu khu).

- Biên bản lấy ý kiến cử tri.

- Tờ trình của UBND phường, thị trấn trình HĐND cùng cấp.

- Ý kiến của Ban thường vụ Đảng uỷ phường, thị trấn về việc chia tách, thành lập tổ dân phố (tiểu khu).

- Nghị quyết của HĐND phường, thị trấn.

- Tờ trình của UBND phường, thị trấn trình UBND cấp huyện.

Chương IV

THỜI HẠN ĐIỂU CHỈNH PHÂN LOẠI BẢN THEO QUY MÔ VỀ SỐ HỘ

Điều 12. Định kỳ sau 3 năm, kể từ ngày ban hành Quyết định số 180/2004/QĐ-UB ngày 17/12/2004 của UBND tỉnh Sơn La về điều chỉnh phân loại quy mô bản có hiệu lực, UBND xã, phường, thị trấn lập danh sách thống kê số lượng bản thuộc xã, tổ dân phố thuộc phường, thị trấn và số hộ của từng bản báo cáo UBND huyện, thị xã. UBND huyện, thị xã lập tờ trình và danh sách thống kê số lượng bản, tên từng bản, số bản cần điều chỉnh theo quy mô về số hộ gửi về Sở Nội vụ để xem xét, thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh phân loại bản theo quy mô số hộ và công bố số lượng bản hiện có.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

Điều 13. Các sở, ban, ngành chức năng có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ bản quy định này có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra theo phân cấp việc thực hiện quy định của UBND tỉnh.

Điều 14. Sở Nội vụ tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định; thẩm định hồ sơ chia tách, thành lập, sáp nhập, giải thể bản thuộc các xã, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.

Điều 15. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy định, nếu có vướng mắc, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét giải quyết.