Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 2669/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Trần Văn Minh |
Ngày ban hành: | 09/04/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2669/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 4 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ–TTg ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 236/2005/QĐ–TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2010;
Căn cứ Quyết định 246/2005/QĐ–TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 336/2005/QĐ–TTg ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ–TTg ngày 07 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng)
PHẦN I:
HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN CUỐI NĂM 2005
1.1 HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH TP. ĐÀ NẴNG
1.1.1. Mạng bưu cục, điểm phục vụ
Mạng phục vụ bưu chính đã được phát triển rộng khắp trong toàn thành phố Đà Nẵng, 100% số xã có điểm phục vụ. Tính đến 31/12/2005, trên địa bàn thành phố có 78 bưu cục, 172 đại lý, 15 điểm Bưu điện Văn hóa xã, 01 kiốt. Với 266 điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân 01 điểm phục vụ tại thành phố Đà Nẵng là 1,23 km, phục vụ 2.936 người .
Bảng thống kê các chỉ tiêu phục vụ của mạng bưu chính tại từng quận, huyện
STT |
Quận |
Số điểm phục vụ |
Bán kính phục vụ (km) |
Số dân phục vụ bình quân |
1 |
Hải Châu |
76 |
0,30 |
2.538 |
2 |
Thanh Khê |
64 |
0,22 |
2.582 |
3 |
Liên Chiểu |
53 |
0,71 |
1.708 |
4 |
Cẩm Lệ |
20 |
0,73 |
3.213 |
5 |
Sơn Trà |
15 |
1,14 |
7.881 |
6 |
Ngũ Hành Sơn |
14 |
0,91 |
3.772 |
7 |
Hòa Vang |
23 |
3,13 |
4.695 |
Bảng so sánh các chỉ tiêu phục vụ của Tp. Đà Nẵng với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
TT |
Tỉnh |
Tổng số điểm phục vụ |
Bưu cục |
Điểm BĐVHX |
Số xã có báo đến trong ngày |
Bán kính phục vụ |
Số dân phục vụ |
1 |
Bình Định |
203 |
59 |
101 |
94% |
3,09 |
7.364 |
2 |
Đà Nẵng |
266 |
78 |
15 |
100% |
1,23 |
2.936 |
3 |
Quảng Nam |
243 |
63 |
129 |
83% |
3,69 |
5.730 |
4 |
Quảng Ngãi |
240 |
30 |
127 |
93% |
2,63 |
5.041 |
5 |
TT Huế |
200 |
60 |
111 |
100% |
2,84 |
5.672 |
Toàn vùng |
1.152 |
290 |
483 |
92% |
3,02 |
5349 |
1.1.2. Mạng chuyển phát
a. Mạng chuyển phát bưu chính của VNPT hiện nay gồm 03 tuyến đường thư:
Đường thư cấp I: do Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực III (VPSIII) đảm trách.
Đường thư cấp II: có 06 tuyến, sử dụng xe ô-tô chuyên dùng.
Đường thư cấp III (nội thị, nội huyện): do Bưu điện Đà Nẵng thực hiện, sử dụng xe ô-tô, mô tô, xe đạp bình quân giao nhận 03 chuyến/ngày.
Ngoài ra, có 08 tuyến đường thư chuyển phát nhanh do Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện thực hiện.
b. Mạng chuyển phát bưu chính của doanh nghiệp khác
Mạng vận chuyển do xe chuyên dùng của các doanh nghiệp chuyển đảm trách thu gom các sản phẩm chuyển thẳng về trung tâm khai thác của doanh nghiệp.
Hiện tại, mạng bưu chính Đà Nẵng đã đảm bảo được 100% số xã có thư, báo được chuyển đến trong ngày.
1.1.3. Dịch vụ bưu chính
VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính: Dịch vụ cơ bản, dịch vụ cộng thêm, dịch vụ EMS, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện (TKBĐ), bưu phẩm không địa chỉ, bưu chính uỷ thác... Viettel (Tổng Công ty Viễn thông Quân đội) chủ yếu cung cấp dịch vụ phát hành báo chí, chuyển phát nhanh và SPT (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn) chủ yếu cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và đang thử nghiệm dịch vụ chuyển tiền.
Ngoài ra, có một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh cho các công ty nước ngoài (TNT, UPS, DHL, FedEx, v.v..). Tốc độ tăng sản lượng các dịch vụ bưu chính hàng năm đạt từ 15-20%.
1.2. HIỆN TRẠNG VIỄN THÔNG TP. ĐÀ NẴNG
1.2.1. Mạng truyền dẫn quốc tế
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đường truyền quốc tế tại Đà Nẵng bao gồm: VNPT, Viettel và EVN Telecom. Viettel và EVN Telecom cung cấp đường truyền quốc tế qua nút mạng tại Hà Nội hoặc tại Hồ Chí Minh. VNPT (đại diện là Trung tâm Viễn thông Quốc tế KV III) cung cấp đường truyền quốc tế trực tiếp tại Đà Nẵng với cấu trúc mạng như sau:
- Hệ thống chuyển mạch Gateway TDM (AXE-105) liên lạc trực tiếp với 12 đối tác quốc tế và kết nối với Gateway Hà Nội và Gateway TP. Hồ Chí Minh; 04 Gateway làm chức năng POP VoIP phục vụ dịch vụ điện thoại VoIP;
- Truyền dẫn gom lưu lượng đi quốc tế: RING cáp quang độ 622Mbs kết nối với Bưu điện thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Viễn thông Liên tỉnh KV III (VTN3); RING cáp quang 2,5Gbps kết nối tổng đài Gateway, Đài cáp biển (SMW3) và VTN3 (04 Ông Ích Khiêm);
- Đài cáp biển cập bờ (SMW3) tại Hòa Hải kết nối hướng HongKong và Singapore với tổng dung lượng 2x5Gbps.
Ngoài ra, Trung tâm Viễn thông quốc tế có mạng phát hình quốc tế bao gồm: Phát băng hình gián tiếp (Tape Feeding) và phát hình trực tiếp Flyway (DSNG).
1.2.2. Mạng truyền dẫn liên tỉnh
Mạng truyền dẫn liên tỉnh qua thành phố Đà Nẵng bao gồm các doanh nghiệp VNPT, Viettel và EVN. Viettel có tuyến cáp quang dọc đường sắt, EVN Telecom có tuyến cáp quang dọc đường 500KV. VNPT (đại diện là Trung tâm Viễn thông Liên tỉnh KV III) có RING cáp quang dọc QL1A và đường 500KV, cung cấp đường truyền liên tỉnh cho hầu hết các doanh nghiệp viễn thông tại Đà Nẵng, bao gồm:
- Thiết bị chuyển mạch có một tổng đài chuyển mạch đa dịch vụ NGN (multiservice switch) kết nối đến các POP VDC3, 02 tổng đài liên tỉnh (Toll).
Tổng số trung kế (E1) cho nút mạng tại Đà Nẵng
Loại hình |
2003 |
2004 |
2005 |
Thoại PSTN |
159 |
206 |
264 |
VoIP |
106 |
137 |
177 |
Internet |
292 |
538 |
1.066 |
Tổng |
557 |
881 |
1.507 |
Dung lượng cho các tổng đài theo các năm chưa tính tới nhu cầu VoIP
Trang bị |
Sử dụng |
||||
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
|
624 |
224 |
443 |
532 |
687 |
883 |
- Tuyến truyền dẫn liên tỉnh có các tuyến cáp quang dọc theo tuyến đường trục Bắc – Nam 20Gbps và tuyến truyền dẫn viba 140Mbps. Truyền dẫn gom lưu lượng nội tỉnh có RING cáp quang 10Gbps kết nối 07 điểm chuyển mạch của các doanh nghiệp viễn thông thuộc VNPT (VTN3, VTI3, VDC3, Bưu điện Đà Nẵng, VMS3).
1.2.3. Hệ thống chuyển mạch nội hạt
Tính đến quí I năm 2006, có 03 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ điện thoại cố định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là: Bưu điện Đà Nẵng, EVN Telecom và Viettel.
Tổng số điểm chuyển mạch nội hạt (điện thoại cố định) là 45 tổng đài, bao gồm: 05 tổng đài trung tâm (HOST) và 40 tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng là 179.896 số; 38/45 điểm tổng đài có truyền dẫn quang.
Tổng số máy điện thoại cố định đang hoạt động đến cuối năm 2005 là 131.676 máy (cả thuê bao vô tuyến cố định và thuê bao di động nội thị), đạt khoảng 16,86 máy/100 dân và 100% xã có điện thoại cố định.
Bảng thống kê số máy điện thoại cố định tại các quận, huyện năm 2005
Quận |
Số máy |
Mật độ (Máy/100 dân) |
Hải Châu |
44.367 |
23,00 |
Thanh Khê |
29.344 |
17,93 |
Liên Chiểu |
13.332 |
16,19 |
Sơn Trà |
17.484 |
14,94 |
Ngũ Hành Sơn |
8.364 |
16,11 |
Cẩm Lệ |
10.415 |
15,90 |
Hòa Vang |
6.714 |
6,24 |
1.2.4. Mạng truyền dẫn nội hạt
Các doanh nghiệp có mạng truyền dẫn trên địa bàn Đà Nẵng là VNPT, Viettel, EVN Telecom. Mạng truyền dẫn hiện có tổng dung lượng 2.427 luồng E1, cụ thể:
- Mạng truyền dẫn cáp quang hiện được xây dựng đến tất cả trung tâm của quận, huyện, các khu công nghiệp và các tuyến nằm dọc theo đường quốc lộ, có độ an toàn cao với 08 vòng ring cáp quang và tổng số chiều dài cáp quang các loại là 124,4 km;
- Thiết bị viba có 22 cặp thu phát, với dung lượng sử dụng là 41 luồng E1, chủ yếu sử dụng làm đường truyền cho các trạm thu phát điện thoại di động và trạm tổng đài ở những vùng đồi núi, chưa có cáp quang.
Ngoài ra, đầu năm 2006, SPT đã xây dựng RING cáp quang 155Mbps kết nối POP 177 SPT với mạng của các doanh nghiệp.
1.2.5. Mạng thông tin di động
Trên địa bàn thành phố đã có 05 nhà cung cấp dịch vụ điện thaọi di động là Vinaphone, Mobifone, Viettel Mobile, Sfone và EVN Telecom. Ngoài ra, Bưu điện Đà Nẵng có mạng di động nội vùng (DaPhone, công nghệ CDMA) nhưng theo quy định tính di động nội vùng là điện thoại cố định.
Tại Đà Nẵng có 05 tổng đài chuyển mạch di động (MSC), 120 trạm thu phát sóng (BTS) và 13 trạm điều khiển thu phát (BSC) với khoảng 270.666 thuê bao (trả trước và trả sau), đạt khoảng 34,66 máy/100 dân. Tất cả các quận, trung tâm huyện, các khu công nghiệp, dọc theo tuyến đường chính và một số xã đã có sóng điện thoại di động.
1.2.6. Mạng cung cấp dịch vụ Internet
Trên toàn thành phố đã được cung cấp dịch vụ Internet Dial up và ADSL với 03 doanh nghiệp cung cấp: VNPT (Bưu điện thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu KV III), EVN Telecom và Viettel. Tổng số thiết bị DSLAM là 56 trạm với dung lượng lắp đặt 6.328 cổng (port) ADSL và 288 port SHDSL. Đến cuối năm 2005 đã có trên 4.012 thuê bao băng rộng, 33.776 thuê bao dial up đạt mật độ thuê bao qui đổi 7,41 thuê bao/100 dân (01 thuê bao băng rộng bằng 6 thuê bao băng hẹp). Dịch vụ truy nhập Internet công cộng được phổ cập thông qua 14 điểm Bưu điện Văn hoá xã và khoảng 700 đại lý Internet.
Bảng thống kê số DSLAM và dung lượng tại từng quận, huyện
Quận |
Số DSLAM |
Dung lượng lắp đặt |
Hải Châu |
26 |
4.240 |
Thanh Khê |
2 |
144 |
Liên Chiểu |
7 |
864 |
Hòa Vang |
4 |
120 |
Cẩm lệ |
5 |
288 |
Sơn Trà |
8 |
600 |
Ngũ Hành Sơn |
4 |
360 |
Tổng |
56 |
6.616 |
1.2.7. Mạng điện thoại qua giao thức Internet (VoIP)
Hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai các điểm truy cập (PoP) để cung cấp dịch vụ điện thoại trên giao thức Internet (VoIP) trên địa bàn thành phố, bao gồm: VNPT (171, 1717, 1719), Viettel (178), SPT (177), EVN Telecom (179).
1.2.8. Mạng ngoại vi
Tính đến tháng 12/2005 thành phố Đà Nẵng có 197.603 đôi cáp gốc.
Bảng thống kê hiện trạng mạng cáp gốc của từng doanh nghiệp
Doanh nghiệp |
Số đôi cáp gốc hiện có |
Bưu điện ĐN |
194.053 |
Viettel |
3.150 |
EVN Telecom |
400 |
Tổng |
197.603 |
Mạng cáp gốc của Bưu điện Đà Nẵng được ngầm hóa xấp xỉ 97%, Viettel và EVN Telecom chưa xây dựng cống bể để đi cáp ngầm. Một số cáp treo được treo trên cột thông tin bưu điện hoặc cột hạ thế của điện lực. Hiện nay thành phố đã chỉ đạo từng bước ngầm hoá mạng cáp treo hiện có để tạo mỹ quan đô thị và nâng cao chất lượng cáp.
Ngoài ra, Bưu điện Đà Nẵng đã bước đầu xây dựng mạng cống bể - cáp thuê bao (cáp thuê bao đi ngầm đến hộ gia đình) tại một số tuyến đường chính: Điện Biên Phủ, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Bạch Đằng, Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn, Nguyễn Tri Phương, và một phần đường Lê Duẩn, Trần Cao Vân, v.v..
1.2.9. Thông tin duyên hải
Hệ thống đài duyên hải: Hàng hải quản lý 32 đài thông tin duyên hải dọc bờ biển Việt Nam, tại Đà Nẵng có đài Đà Nẵng Radio, ngoài ra còn có các đài duyên hải của lực lượng biên phòng. Dịch vụ cung cấp bao gồm: Trực canh cấp cứu nghề cá và hàng hải, phát bản tin thời tiết, thông tin trên biển.
1.2.10. Hệ thống phát sóng vô tuyến điện
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 01 đài truyền hình Trung ương (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng - DVTV), 01 đài phát thanh truyền hình địa phương (Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng - DRT), Đài truyền hình cáp Sông Thu, 04 đài phát thanh quận, huyện và 47 đài phát thanh xã, phường trên tổng số 56 xã, phường.
1.2.11. Dịch vụ viễn thông
Hiện nay, thị trường viễn thông tại Đà Nẵng có hầu hết các loại dịch vụ viễn thông như trên địa bàn toàn quốc, bao gồm: Điện thoại cố định (vô tuyến và hữu tuyến) và các dịch vụ gia tăng trên điện thoại cố định; điện thoại di động và các dịch vụ gia tăng trên di động; dịch vụ Internet như: Internet gián tiếp, Internet trực tiếp, Internet băng rộng, truy nhập vô tuyến, thuê kênh riêng băng rộng (Leased IP) và các dịch vụ trên mạng NGN, dịch vụ truyền dữ liệu, v.v.
Nhìn chung, chất lượng các dịch vụ viễn thông ngày một nâng cao. Cước dịch vụ đạt mức bình quân so với các nước trong khu vực, nhiều dịch vụ có giá cước thấp so với thế giới và phù hợp với thu nhập của người dân như điện thoại cố định, VoIP, Internet băng rộng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số dịch vụ có chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc có giá cước cao so với thu nhập người dân ở nông thôn như điện thoại di động.
1.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Do những yếu tố chủ quan và khách quan, Sở Bưu chính, Viễn thông thành phố Đà Nẵng hiện vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Hệ thống văn bản chỉ đạo chưa xác định rõ phân cấp quản lý, trách nhiệm giao cho Sở Bưu chính, Viễn thông chưa rõ ràng, nhất là trách nhiệm đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.
Tại các quận, huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách để quản lý về bưu chính, viễn thông.
Do yếu tố về thu nhập và đặc thù ngành nghề nên Sở Bưu chính, Viễn thông Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về công tác tại Sở.
1.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.4.1. Điểm mạnh
1.4.1.1. Bưu chính
So với mặt bằng chung của cả nước, các chỉ tiêu về bưu chính như bán kính phục vụ, mật độ phục vụ bình quân đạt ở mức cao. Mạng lưới bưu chính rộng khắp, cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ, đồng thời đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng của người dân. Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là đối với các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ tài chính (chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện).
1.4.1.2. Viễn thông
Mạng lưới viễn thông rộng khắp, 100% số xã có máy điện thoại, đảm bảo chất lượng dịch vụ. Mạng viễn thông đã bắt đầu chuyển sang mạng thế hệ mới (NGN). Mạng truyền dẫn đã được cáp quang hoá đến 100% các quận, huyện. Các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Tốc độ tăng trưởng nhanh; tỷ lệ sử dụng dịch vụ tương đối cao, hầu hết các chỉ tiêu viễn thông của thành phố đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
1.4.2. Tồn tại, hạn chế
1.4.2.1 Bưu chính
- Số lượng điểm phục vụ nhiều nhưng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung trong nội thành. Hầu hết các điểm phục vụ bưu chính cung cấp các dịch vụ cơ bản, các dịch vụ bưu chính gia tăng như chuyển phát nhanh, chuyển tiền mới được cung cấp ở các bưu cục trung tâm trong nội thành.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, chưa được cập nhật trình độ khoa học công nghệ.
1.4.2.2. Viễn thông
- Đầu tư phát triển mạng lưới ít được thực hiện theo kế hoạch dài hạn.
- Mạng thông tin di động trong thành phố còn một số nơi chưa được phủ sóng di động hoặc sóng còn yếu.
- Mạng lưới điểm phục vụ công cộng chưa phân bố đều, đặc biệt là xã miền núi (chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông qua điểm Bưu điện Văn hóa xã).
- Mạng lưới tuy có độ phủ tốt nhưng mức độ sử dụng dịch vụ còn thấp, chủ yếu là dịch vụ cơ bản (thoại), chưa có nhiều dịch vụ băng rộng, multimedia (dữ liệu + âm thanh + hình ảnh), v.v....
- Dịch vụ viễn thông hiện tại đa phần hướng đến phục vụ khách hàng là cá nhân, chưa có nhiều dịch vụ phục vụ đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp.
PHẦN 2:
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 2006 -2010
2.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH
Trong giai đoạn đến, Bưu chính phát triển chủ yếu đi vào việc hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Song song với đó là triển khai và tiến hành nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Ứng dụng tin học hóa, triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa. Nâng dần mức hiệu quả kinh doanh trên vốn đầu tư, tăng dần tỷ trọng về doanh thu của các dịch vụ mới.
2.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG
Sau năm 2005, Viễn thông sẽ phát triển theo xu hướng: Tốc độ truy nhập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông các dịch vụ giải trí và truyền hình; phương thức truy nhập: truy nhập quang và vô tuyến; cấu trúc mạng: phát triển theo mạng thế hệ tích hợp đa dịch vụ công nghệ IP và ATM.
PHẦN 3:
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH ĐẾN NĂM 2010
3.1.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010
- Phát triển các dịch vụ mới (Tài chính, bảo hiểm, Datapost, v.v..) và thực hiện các dịch vụ cho viễn thông.
- Đưa điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng đến tất cả các thôn hoặc cụm thôn, các khu công nghiệp, điểm du lịch, khu dân cư, khu chung cư; giảm bán kính phục vụ bình quân của 01 điểm cung cấp dịch vụ xuống còn khoảng 500m ở khu vực nội thành, 1.000m ở khu vực ngoại thành.
- Duy trì tốc độ tăng doanh thu hằng năm từ 18 – 25%.
- Các chỉ tiêu sản lượng:
Năm |
Bưu phẩm |
Bưu kiện |
Chuyển tiền Điện hoa |
Tiết kiệm BĐ |
PHBC |
EMS |
Chuyển tiền nhanh |
BCUT |
|
(cái) |
(cái) |
(cái) |
(sổ/thẻ) |
(1.000 tờ) |
(cái) |
(cái) |
(cái) |
2006 |
3.000.000 |
48.000 |
40.000 |
2.000 |
3.900 |
600.000 |
16.000 |
85.000 |
2007 |
3.100.000 |
55.000 |
39.200 |
2.500 |
3.950 |
700.000 |
18.000 |
91.000 |
2008 |
3.200.000 |
63.000 |
38.700 |
2.600 |
4.000 |
800.000 |
20.000 |
96.000 |
2009 |
3.300.000 |
70.000 |
38.200 |
2.700 |
4.000 |
900.000 |
21.000 |
102.000 |
2010 |
3.400.000 |
78.000 |
37.500 |
2.800 |
4.100 |
1.000.000 |
23.000 |
105.000 |
3.1.2. Quy hoạch phát triển bưu chính đến 2010
3.1.2.1. Mạng bưu chính
- Phát triển mạng bưu cục dưới hình thức đại lý đa dịch vụ. Thành phố ưu tiên đầu tư kinh phí hoặc huy động các nguồn kinh phí để thiết lập thêm khoảng 50 điểm giao dịch bưu chính (kết hợp với các điểm cung cấp dịch vụ truy nhập điện thoại, Internet công cộng) tại các thôn vùng sâu, vùng xa.
- Nâng cao năng lực phục vụ của điểm Bưu điện Văn hóa xã như: thời gian phục vụ ngoài giờ hành chính, trong các ngày nghỉ, ngày lễ, cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng (chuyển phát nhanh, chuyển tiền, điện hoa, tiết kiệm, v.v..).
- Tăng thêm tần suất chuyến chuyển phát thư lên 3–4 chuyến/ngày.
3.1.2.2. Tự động hóa mạng bưu chính
Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính đầu tư, bố trí bưu cục tự động hoạt động 24/24h thanh toán thẻ tín dụng hoặc tiền mặt, để phục vụ cho du lịch; trang bị các máy tự động bán ấn phẩm báo tạp chí, ấn phẩm du lịch; bưu thiếp, bán tem, máy bán đồ uống cho các điểm du lịch, khu công nghiệp.
Giai đoạn đầu (2007-2008) đặt thí điểm tại bưu cục trung tâm, một số tuyến đường du lịch hoặc tại khách sạn lớn. Sau giai đoạn thử nghiệm, nếu đạt kết quả sẽ triển khai tiếp.
3.1.2.3. Dịch vụ bưu chính
Phổ cập đa dạng dịch vụ, cung cấp dịch vụ công ích và giảm thời gian hành trình. Phát triển mạng chuyển phát an toàn với các dịch vụ hoàn thiện hàng hoá, dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chu trình cung cấp hàng hoá, dịch vụ tài chính bưu chính. Phát triển các dịch vụ làm đại lý cho viễn thông.
Năm 2007: Nâng cấp điểm truy nhập Internet tại 100% điểm Bưu điện Văn hoá xã thành điểm Internet công cộng thực thụ; xây dựng “Hệ thống Thư viện sách khoa học kỹ thuật” tại 100% điểm Bưu điện văn hoá xã, xây dựng “Hệ thống Thông tin cơ sở” bao gồm cơ sở dữ liệu thông tin kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục phổ thông, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phòng chống thiên tai, v.v... cung cấp qua mạng đến điểm Bưu điện văn hoá xã.
Giai đoạn 2008-2010, trang bị thêm điểm truy nhập Internet công cộng và Hệ thống Thư viện sách khoa học kỹ thuật tại các điểm giao dịch mới.
3.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2010
3.2.1. Chỉ tiêu phát triển đến năm 2010
- Đến 2010 phấn đấu tỉ lệ doanh thu ngành viễn thông sẽ chiếm từ 4%-7% GDP của toàn thành phố.
- 100% các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có Internet và có sử dụng các ứng dụng Internet trong kinh doanh.
- 100% các trường cấp I, II, III có kết nối Internet băng rộng và có sử dụng bài giảng điện tử trong công tác giảng dạy.
- 100% bệnh viện cấp huyện trở lên ứng dựng Internet băng rộng trong công tác chăm sóc sức khỏe; 50% trạm y tế kết nối Internet băng rộng.
- 100% sở, ban ngành, chính quyền cấp thành phố và huyện xã được kết nối Internet vào mạng diện rộng của thành phố; đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet, cung cấp dịch vụ hành chính công qua mạng, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan, v.v...
- Mật độ thuê bao Internet quy đổi đạt 23%, với 53% dân số sử dụng Internet.
- 70% thanh niên biết sử dụng Internet và 30% số dân vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ Internet.
- 100% thôn có điện thoại cố định và có sóng di động.
- Các tuyến đường chính ở nội thành không còn cáp treo và chiều dài dây súp (dây thuê bao) không quá 100m; các tuyến đường khác trong nội thành chiều dài cáp treo không quá 100m và dây súp không quá 200m. Tại khu vực ngoại thành, chiều đài cáp treo không quá 500m. Mật độ điện thoại (cố định và di động) toàn thành phố đạt mức 86,74 máy/100 dân, trong đó, mật độ điện thoại cố định là 32,95máy và điện thoại di động là 53,76 máy.
3.2.2. Quy hoạch phát triển mạng viễn thông đến năm 2010.
3.2.2.1 Chuyển mạch
Trang bị mới tổng đài NGN hoặc nâng cấp tổng đài TDM hiện có lên tổng đài NGN. Các thuê bao phát triển mới sẽ là thuê bao NGN và dần chuyển các thuê bao điện thoại hiện có trên tổng đài TDM sang tổng đài NGN.
Trong giai đoạn 2007 – 2008, tổ chức mạng cho các quận, huyện trên cơ sở mạng viễn thông thế hệ sau – NGN với các MS (Multiservice Switch) tại trung tâm các quận, huyện để chuyển mạch lưu lượng và một số MG (Media Gateway).
Trong giai đoạn 2008 – 2009, trang bị mới hoặc nâng cấp tổng đài vệ tinh hiện có thành MA (Multiservice Access), MG (Media Gateway) tại một số vị trí tập trung đông lưu lượng thuê bao hoặc thay thế cho các bộ tập trung thuê bao, các tổng đài vệ tinh hiện có.
3.2.2.2. Truyền dẫn nội hạt
Thực hiện cáp quang hoá các tuyến truyền dẫn trên toàn thành phố, dung lượng vòng RING chính trên 2,5Gb/s và dung lượng các tuyến phụ trên 155Mb/s.
Hình thành các RING chính nối các MS, các RING phụ nối MS với MA và các RING nối các MA với nhau để đảm bảo tính an toàn cho mạng lưới.
Đảm bảo tất cả các tuyến cáp quang được đi trong cống bể hoặc chôn trực tiếp để tăng độ an toàn cho cáp.
3.2.2.3. Thông tin di động
Năm 2007 phủ sóng toàn thành phố, tăng chất lượng phủ sóng và dung lượng tại các trung tâm quận, huyện, các điểm du lịch, khu công nghiệp, khu dân cư, vùng ven biển. Đến năm 2010, số thuê bao điện thoại di động trong Thành phố đạt mức 502.746 thuê bao tương ứng mạng di động có khoảng 2.700 máy thu phát (TRX). Nâng cấp mạng lưới lên công nghệ 3G. Cung cấp các dịch vụ nội dung, dịch vụ gia tăng.
Phát triển thêm các trạm thu phát sóng tại các khu vực thuộc huyện Hoà Vang đặc biệt là phía Tây, Tây Bắc thành phố (dọc theo sông Cu – Đê) và khu vực dân cư mới, khu công nghiệp, khu du lịch theo quy hoạch của thành phố tại các quận, huyện. Đặt các trạm phát sóng di động trong các tòa nhà lớn, trung tâm thương mại, các khu văn phòng để đảm bảo chất lượng phủ sóng trên toàn thành phố.
Quy hoạch xây dựng các trụ ăng-ten đảm bảo mỹ quan đô thị theo hướng: dùng chung trụ ăng-ten giữa các doanh nghiệp viễn thông.
Ưu tiên đầu tư nguồn kinh phí mở các điểm phát sóng truy nhập Internet không dây (Wifi, Wimax, v.v..) tại trung tâm thành phố, các điểm du lịch, các cụm công nghiệp, các khu dân cư đô thị mới.
3.2.2.4. Mạng ngoại vi
Từ đầu năm 2007, bắt đầu ngầm hóa các cáp treo hiện có tại các đường chính trong nội thành, các tuyến cáp treo xây dựng mới theo các đường trên hoàn toàn được đi ngầm.
Xây dựng cáp ngầm hoặc cống bể cáp thuê bao đến các khu du lịch, khu dân cư, khu thương mại, một số đường chính, v.v... cùng thời gian với xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng dân cư, giao thông của thành phố.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp sử dụng chung cống bể.
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020
3.3.1. Định hướng phát triển bưu chính
3.3.1.1. Xu hướng phát triển
- Hoàn thiện chất lượng dịch vụ, cải thiện mạng lưới rộng hơn, chất lượng cao.
- Triển khai và tiến hành nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới. Công nghệ tự động hoá sẽ có các thiết bị chấp nhận và phát bưu phẩm, bưu kiện tự động đặt tại các nơi công cộng, hoạt động liên tục 24/24h đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêu dùng.
3.3.1.2. Chỉ tiêu phát triển
Đến năm 2015 hoàn thành triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá khâu chia chọn được tự động hoá trong toàn thành. Lộ trình ứng dụng tin học hoá cấp bưu cục, điểm phục vụ thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2015.
Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử. Thị trường chuyển phát thư hoàn toàn mở cửa bình đẳng.
3.3.2. Định hướng phát triển Viễn thông
3.3.2.1. Xu hướng phát triển
- Tốc độ truy nhập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông cho các dịch vụ giải trí và truyền hình. Phương thức truy nhập: truy nhập quang và vô tuyến.
- Cấu trúc mạng: phát triển theo mạng thế hệ tích hợp đa dịch vụ công nghệ IP theo hướng mạng NGN; mạng truy nhập quang xuống xã, phường.
- Về thị trường: Các tổ chức, doanh nghiệp phát thanh, truyền hình số/cáp được phép mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực viễn thông.Các doanh nghiệp trên thị trường sẽ phân tách 02 dạng là doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp và bán lại dịch vụ.
3.3.2.2. Chỉ tiêu phát triển
Một số chỉ tiêu phát triển viễn thông đến năm 2020 như sau:
- Đảm bảo 100% nhu cầu về dịch vụ viễn thông được đáp ứng;
- Phát triển loại dịch vụ đa truy nhập tích hợp nhiều loại dịch vụ khác nhau;
- Truyền hình cáp cung cấp trong phạm vi toàn thành phố.
PHẦN 4:
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH
4.1.1. Giải pháp bưu chính
4.1.1.1. Phát triển thị trường bưu chính
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường chuyển phát, phát hành báo chí.
Triển khai các dịch vụ giải trí thông qua Internet như: Gửi thiệp, tặng quà, tặng hoa, …
Nhà nước (Trung ương và Thành phố) sẽ hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính công ích.
4.1.1.2. Cung cấp dich vụ bưu chính cho các cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đảm bảo thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ bưu chính cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn, đặc biệt là bảo mật thông tin và an toàn mạng lưới.
4.1.1.3. Huy động và sử dụng vốn đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đây là nguồn kinh phí do Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ để thực hiện các đề án, dự án sau:
- Thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet công cộng tại các thôn vùng sâu, vùng xa; nâng cấp dịch vụ Internet công cộng tại các Bưu điện Văn hóa xã;
- Xây dựng “Hệ thống thư viện sách khoa học kỹ thuật” tại điểm Bưu điện Văn hoá xã và các điểm giao dịch bưu chính, viễn thông ở vùng sâu và vùng xa.
- Xây dựng đề án “Hệ thống Thông tin cơ sở” để cung cấp thông tin qua mạng cho các điểm Bưu điện Văn hoá xã và điểm đa dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng..
Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và dân cư trong thành phố thông qua huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính.
Vốn đầu tư nước ngoài là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư, phát triển viễn thông
4.1.2. Giải pháp viễn thông
4.1.2.1. Phát triển thị trường viễn thông
Thúc đẩy các hình thức bán lại dịch vụ viễn thông và Internet nhằm huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội.
Có cơ chế giảm cước hòa mạng và cước thuê bao cho khu vực nông thôn, thúc đẩy phát triển thuê bao, cước phí cho các nhiệm vụ liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và chất lượng phục vụ.
4.1.2.2. Quản lý tiêu chuẩn chất lượng thiết bị và dịch vụ
Tăng cường giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chất lượng thiết bị và dịch vụ, tính cước và hợp chuẩn thiết bị trong địa bàn thành phố theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
4.1.2.3. Bảo vệ quyền lợi người sử dụng
Doanh nghiệp viễn thông phải chủ động giám sát, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn hành vi lợi dụng các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ cộng thêm để cung cấp các nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Giám sát các doanh nghiệp thực hiện các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ, công khai giá cước và chất lượng dịch vụ.
Thực hiện bảo vệ quyền lợi cuối cùng của khách hàng theo nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
4.1.2.4. Nâng cao nhận thức
Tăng cường tuyên truyền qua tất cả các kênh thông tin các quy định để nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về an toàn mạng lưới bưu chính - viễn thông, an ninh thông tin, sử dụng tần số, chất lượng, các dịch vụ, ...
Bảo vệ cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông, đảm bảo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước và quyền lợi của khách hàng.
Sử dụng và đăng ký hoạt động tần số để đảm bảo nguồn tài nguyên tần số quốc gia được cấp phát hợp lý.
4.1.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, điện lực, truyền hình, giao thông vận tải và các ngành cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn Thành phố. Các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện tiến hành cụ thể hóa việc triển khai các quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông.
Thành phố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các dự án xây dựng mạng lưới viễn thông đến các khu công nghiệp, xây dựng mạng, khu du lịch, khu thương mại, v.v..
Nâng cấp hệ thống thông tin biển và hỗ trợ ngư dân trang bị thiết bị liên lạc hai chiều với đất liền.
4.1.3. Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông
Tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý về bưu chính, viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện và an toàn an ninh thông tin.
Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.
Giám sát chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là về cung cấp các dịch vụ công ích.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
4.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.2.1. Sở Bưu chính, Viễn thông
a) Báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố các kế hoạch giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện quy hoạch.
b) Báo cáo và phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông trong việc theo dõi và chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện quy hoạch.
c) Đề xuất và phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng tiêu chí xác định dịch vụ viễn thông công ích trên địa bàn thành phố và xây dựng kế hoạch sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.
d) Xây dựng và đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng.
e) Phối hợp với các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông triển khai thực hiện quy hoạch.
f) Chủ trì, phối hợp Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông quy hoạch địa điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng.
g) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông để thực hiện các đề án trong quy hoạch.
h) Phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành rà soát đối với các công trình bưu chính, viễn thông hiện có trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xử lý đối với những đơn vị thi công công trình vi phạm, ảnh hưởng đến công trình, kiến trúc thành phố.
i) Tập hợp nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông và cùng với Sở ban ngành, UBND các quận, huyện hướng dẫn thủ tục xây dựng đảm bảo phù hợp với cảnh quan kiến trúc và các quy định khác của thành phố.
j) Phối hợp với Sở Thủy sản – Nông lâm nâng cấp hệ thống thông tin biển và hỗ trợ ngư dân trang bị thiết bị liên lạc hai chiều với đất liền.
k) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông trên địa bàn thành phố, cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật.
4.2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ vào quy hoạch đã được phê duyệt, phối hợp với Sở Bưu chính, viễn thông, Sở Tài chính,… tính toán, cân đối, huy động các nguồn lực, kinh phí để xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện các dự án, đề án, chương trình sử dụng ngân sách thành phố. Trong khi triển khai, nếu có phát sinh cần tính toán điều chỉnh và thông báo kịp thời cho các bên có liên quan.
4.2.3. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án, đề án, chương trình thuộc ngân sách thành phố.
4.2.4. Sở Thủy sản – Nông Lâm
a) Phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông và các sở ban ngành, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông để thực hiện các đề án:
- Xây dựng “Hệ thống thư viện sách kỹ thuật”.
- Xây dựng đề án “Hệ thống Thông tin cơ sở”.
b) Chủ trì, phối hợp với bưu chính, viễn thông nâng cấp hệ thống thông tin biển và hỗ trợ ngư dân trang bị thiết bị liên lạc hai chiều với đất liền.
4.2.5. Sở Giao thông Công chính
Phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông và các sở ban ngành, UBND các quận, huyện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xây dựng các chương trình, đề án, quy định đi ngầm, ngầm hóa mạng ngoại vi phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ.
4.2.6. Sở Tài nguyên – Môi trường
Phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông và các sở ban ngành, UBND các quận, huyện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tiến hành đo đạc, lập bản đồ và xác định giới hạn đất đai cho các điểm Bưu điện Văn hóa Xã, các điểm phục vụ đa dịch vụ công cộng (bưu chính, điện thoại, Internet).
4.2.7. Công an thành phố
Phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông và các sở ban ngành, UBND quận huyện, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đảm bảo an toàn, an ninh mạng lưới bưu chính, viễn thông.
4.2.8. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông, UBND các quận, huyện xây dựng quy định và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp trong vấn đề quy hoạch, xây dựng mạng lưới các công trình bưu chính, viễn thông phù hợp với quy hoạch đô thị của thành phố
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông, UBND các quận, huyện xây dựng quy định, hướng dẫn các doanh nghiệp về xây dựng tru ăng-ten trên địa bàn thành phố đúng với quy hoạch kiến trúc, đô thị của thành phố.
4.2.9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc UBND thành phố và hỗ trợ các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn quản lý.
4.3. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Bảng: Danh mục các dự án bưu chính viễn thông
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Nội dung |
Nguồn |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Tổng |
1 |
Xây dựng các điểm giao dịch bưu chính công cộng tại các vùng sâu, vùng xa |
Ngân sách Thành phố (NSTP) |
|
200 |
200 |
300 |
300 |
1.000 |
2 |
Thiết lập Internet công cộng tại điểm giao dịch bưu chính điểm giao dịch bưu chính và Bưu điện Văn hóa xã |
NSTP |
|
450 |
300 |
600 |
600 |
1.950 |
3 |
Xây dựng Hệ thống Thư viện sách kỹ thuật |
NSTP |
|
75 |
50 |
75 |
75 |
275 |
4 |
Xây dựng Hệ thống thông tin cơ sở |
NSTP |
|
250 |
200 |
200 |
|
60 |
5 |
Mạng wifi |
NSTP |
|
75 |
75 |
150 |
200 |
500 |
6 |
Nâng cấp Hệ thống thông tin biển và hỗ trợ ngư dân thiết bị vô tuyến |
Người dân |
|
150 |
300 |
600 |
450 |
1.500 |
NSTP |
|
50 |
100 |
200 |
150 |
500 |
||
NSTW |
|
300 |
600 |
1.200 |
900 |
3.000 |
||
7 |
Mạng ngoại vi (trang bị mới và ngầm hóa) |
Doanh nghiệp |
62.876 |
87.078 |
77.486 |
66.954 |
56.392 |
350.786 |
8 |
Thiết bị chuyển mạch |
Doanh nghiệp |
15.720 |
|
|
|
|
15.720 |
9 |
Internet |
Doanh nghiệp |
12.734 |
|
|
|
|
12.734 |
10 |
NGN |
Doanh nghiệp |
|
607.088 |
81.337 |
66.583 |
53.127 |
808.135 |
11 |
Điện thoại di động |
Doanh nghiệp |
38.230 |
39.929 |
30.629 |
28.670 |
15.209 |
152.667 |
12 |
Truyền dẫn |
Doanh nghiệp |
10.000 |
6.650 |
4.513 |
4.287 |
3.747 |
29.197 |
13 |
Tự động hóa mạng bưu cục |
Doanh nghiệp |
|
345 |
345 |
1.075 |
1.075 |
2.840 |
14 |
Trang bị Máy bán ấn phẩm báo tạp chí, ấn phẩm du lịch, bưu thiếp, tem tự động |
Doanh nghiệp |
|
45 |
|
45 |
|
90 |
15 |
Trang bị Máy chấp nhận bưu kiện tự động |
Doanh nghiệp |
|
|
100 |
|
|
100 |
Tổng |
139.560 |
742.685 |
196.235 |
170.939 |
132.225 |
1.381.054 |
Danh mục vốn đầu tư theo nguồn vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn vốn |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Tổng |
Doanh nghiệp |
139.560 |
741.135 |
194.410 |
167.614 |
129.550 |
1.372.269 |
Ngân sách thành phố |
|
1100 |
925 |
1525 |
1325 |
4285 |
Người dân |
|
150 |
300 |
600 |
450 |
1.500 |
Ngân sách Trung ương |
|
300 |
600 |
1200 |
900 |
3.000 |
4.4. KẾT LUẬN
Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông của thành phố Đà Nẵng được nghiên cứu và soạn thảo dựa trên xu hướng, định hướng phát triển bưu chính, viễn thông trên thế giới và Việt Nam, trên cơ sở thực trạng phát triển bưu chính, viễn thông tại Đà Nẵng. Nhiều nội dung của quy hoạch được lồng ghép vào các chương trình của Quốc gia, của các Bộ, Ngành.
Quy hoạch góp phần quan trọng trong việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; đồng thời, là cơ sở để Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo phát triển ngành thống nhất, đồng bộ với các ngành khác; xem xét quyết định đầu tư dự án, công trình trọng điểm phù hợp với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Từ đó, gắn kết phát triển bưu chính, viễn thông với quá trình đổi mới, nâng cao dân trí, hình thành xã hội thông tin và việc xây dựng Chính phủ điện tử tại thành phố Đà Nẵng.
Quy hoạch cũng là căn cứ cho các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông lập kế hoạch phát triển phù hợp, đưa ngành bưu chính, viễn thông tại Đà Nẵng tiếp tục phát triển nhanh chóng, góp phần và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố./.