Quyết định 2642/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 2642/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Vương Văn Việt
Ngày ban hành: 31/07/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Y tế - dược, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2642/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, MẠI DÂM VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Lật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Căn cứ Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm;

Căn cứ Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng thuc thay thế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1726/TTr-SLĐTBXH ngày 16/7/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đ án Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chng HIV/AIDS đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an tỉnh; Lãnh đạo các ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh; Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ban, ngành và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Ủy ban Quốc gia (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (báo cáo);
- Lưu: VT, VX. M30.
QD 34667

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, MẠI DÂM VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2642/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM VÀ LÂY NHIỄM HIV/AIDS

1. Tình hình tội phạm ma túy và người nghiện ma túy

a. Tội phạm ma túy

Tình hình hoạt động của tội phạm ma túy trên địa bàn Thanh Hóa vẫn diễn biến phức tạp. Nguồn ma túy thẩm lậu vào Thanh Hóa chủ yếu qua tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn đi theo các đường tiểu mạch ở khu vực biên giới hoặc qua các tỉnh lân cận Sơn La, Hòa Bình vào Thanh Hóa. Các đối tượng buôn bán ma túy từ Lào và các tỉnh Sơn La, Hòa Bình cu kết chặt chẽ với các đối tượng người Thanh Hóa tổ chức thành các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới vào Thanh Hóa tiêu thụ hoặc vận chuyển qua Thanh Hóa đi các tỉnh khác. Từ đó các huyện miền núi được xác định là những địa bàn thẩm lậu và chung chuyển ma túy.

Bên cạnh đó, các đường dây mua, bán vận chuyển chất ma túy tổng hợp thẩm lậu vào Thanh Hóa chủ yếu từ Trung Quốc qua các tỉnh phía bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An. Thời gian gần đây xuất hiện một s điểm điều chế và tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp trên địa bàn tỉnh.

Thủ đoạn của tội phạm ma túy rất tinh vi, xảo quyệt, chúng hình thành các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn và có tổ chức chặt chẽ, khép kín. Hoạt động của chúng manh động, liều lĩnh và trang bị các loại vũ khí nóng sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Tội phạm buôn bán nhỏ, lẻ ma túy để cung cấp cho người sử dụng vẫn chưa được kiểm soát và xử lý triệt để. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn một s các địa bàn phức tạp về buôn bán lẻ ma túy như: thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, Sm Sơn, huyện Thọ Xuân, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Bá Thước, Mường Lát, Quan Hoá.

b. Tình hình người nghiện ma túy

Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đến tháng 5/2013 là 5.395 người.

Người nghiện ma túy gồm nhiều thành phần như học sinh, sinh viên (6 người), cán bộ viên chức (7), công nhân (48 người), nông dân (568), lao động tự do (3480 người), không nghề (1.286 người). Đa số người nghiện ma túy ở trong độ tuổi lao động từ 18-30 tuổi. Người nghiện ma túy có ở 27/27 huyện, thị, thành phố và 459/637 xã, phường, thị trấn.

Số người nghiện ma túy tổng hợp dạng “đá” có xu hướng gia tăng, nhất là trong thanh, thiếu niên.

2. Tình hình tệ nạn mại dâm

Tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh vẫn đang tồn tại trá hình dưới nhiu hình thức tinh vi. Địa bàn diễn ra chủ yếu ở thành phố, khu vực ven đô thị, khu du lịch, khu kinh tế của tỉnh, đáng chú ý là đã có biểu hiện hoạt động mại dâm ở các thị trấn của một số huyện miền núi và vùng trung du trên địa bàn tỉnh.

Các đối tượng chủ chứa, môi giới câu kết với người bán dâm tạo thành đường dây “gái gọi”. Các chủ chứa, môi giới thường không thu tiền của người mua dâm mà thông qua người bán dâm để ăn chia theo thỏa thuận từ trước. Người bán dâm có nhiều thành phần nghề nghiệp và thường không đăng ký tạm trú tại địa bàn và không hoạt động bán dâm tại một chỗ cố định. Chúng sử dụng những phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện đi lại hiện đại và lợi dụng những k hở của pháp luật với những âm mưu, thủ đoạn tinh vi gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, đấu tranh, xử lý.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 63 khách sạn, 325 nhà nghỉ, 1.140 nhà trọ, 92 nhà hàng, 01 vũ trường, 266 quán karaôkê, 02 quán ba, 282 quán café, 41 cơ sở massage, 211 cơ sở cắt tóc, gội đầu thư giãn. Đây là những môi trường dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Hiện có khoảng trên 1.000 nữ tiếp viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm có nguy cơ cao hoạt động mại dâm, đa số nữ tiếp viên này trên danh nghĩa được ký hợp đng lao động nhưng không được trả lương mà thu nhập của họ chủ yếu từ tin “bo” của khách.

3. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS

Từ ca nhiễm đầu tiên phát hiện ở Thanh Hóa năm 1995 tại huyện Đông Sơn, lũy tích đến nay có 6.210 người nhiễm HIV, trong đó có 2.496 bệnh nhân AIDS, số người tử vong do AIDS là 1.013 người, số người nhiễm HlV toàn tỉnh còn sống là 5.197 người, trong đó có 2.496 bệnh nhân AIDS.

Số người nhiễm HIV/AIDS đã lan tỏa trên cả 27/27 huyện, thị xã, thành phố và 553/637 xã, phường, thị trấn (chiếm 86,8% so với số xã, phường, thị trấn của tỉnh).

Các địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS lũy tích được cao nht là: thành ph Thanh Hóa 1.693 người; Quan Hóa 601 người; Thọ Xuân 424 người; Mường Lát 417 người. Hin có 1.949 trong tổng số 2.496 bệnh nhân AIDS còn sống (78,1%) đang được điều trị tại 03 cơ sở khám và điu trị ngoại trú tuyến tỉnh và 06 cơ sở khám điều trị ngoại trú tuyến huyện.

Từ năm 2009 số phát hiện nhiễm mới, bệnh nhân AIDS và tử vong có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ nhiễm HIV/dân số của toàn tỉnh là 0,15% (thấp hơn so với chỉ tiêu của toàn quốc là dưới 0,3% và chỉ tiêu chương trình hành động của tỉnh là dưới 0,25% vào năm 2010). Kết quả này là do tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực và đẩy mạnh các chương trình giảm hại trong thời gian qua.

4. Những hạn chế và nguyên nhân

Thực trạng tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan và những yếu kém trong công tác triển khai thực hiện. Song tập trung vào những yếu kém và cũng là những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do ảnh hưởng của tình hình tội phạm ma túy trên thế giới, khu vc và trong nước, nhất là tình hình tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa-phăn (Lào) vẫn diễn biến phức tạp, số đối tượng phạm tội mua bán, vận chuyển ma túy vẫn chưa giảm. Nguồn ma túy thẩm lậu từ bên ngoài vào địa bàn tiêu thụ còn rất lớn, số lượng ma túy thu giữ được ít hơn nhiều so với số lượng lưu hành trên thực tế. Tội phạm buôn bán nhỏ lẻ ma túy trên địa bàn tỉnh chưa được kiểm soát.

- Buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm mang lại siêu lợi nhuận cho bọn tội phạm, nên chúng bất chấp pháp luật và dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đối phó với cơ quan chức năng.

- Lao động vùng nông thôn dư thừa nhiều, nên hàng năm rất nhiều người từ các vùng quê đến các khu vực trung tâm kinh tế, du lịch để làm ăn kiếm sống trong số đó có một bộ phận bị lây nhiễm HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, khi trở về địa phương làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và tình hình phức tạp về tệ nạn xã hội ở cộng đồng.

- Cấp Ủy, chính quyền cơ sở mặc dù đã nhận thức được hiểm họa của ma túy, mại dâm và lây nhiễm HIV/AIDS, nhưng chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt.

- Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông tuy có nhiều đổi mới nhưng chưa có chiều sâu, nhất là ở các thôn/bản vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hoạt động tuyên truyền vẫn còn mang nặng hình thức, thiếu chiều sâu, chưa thường xuyên, liên tục, chưa tạo được phong trào quần chúng rộng khắp. Chưa huy động được sự tham gia của toàn xã hội.

- Việc phối kết hợp lồng ghép các nội dung, chương trình phát triển kinh tế - xã hội với công tác phòng chống ma túy, mại dâm và phòng lây nhiễm HIV/AIDS chưa đồng bộ.

- Công tác phối hợp của các ngành chức năng và chính quyền địa phương để huy động sự tham gia cùa toàn xã hội trong đấu tranh với tội phạm ma túy, mại dâm, cai nghiện phục hồi còn nhiều hạn chế.

- Vấn đề kỳ thị tuy đã được cải thiện, song vẫn còn nặng nề, cản trở việc quản lý, cung cấp và tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, phòng chng ma túy, mại dâm ở cộng đồng.

- Công tác cai nghiện phục hồi hiệu quả còn thấp. Người nghiện ma túy bản cht là bệnh của não bộ, có tính mãn tính và tái phát vì vậy để người nghiện từ bỏ được ma túy không chỉ đơn thuần là cai nghiện cắt cơn mà là phải điều trị lâu dài và thực hiện việc cung cấp các dịch vụ xã hội, tâm lý… và cải thiện được môi trường không có ma túy. Nhưng việc cung cấp các dịch vụ điu trị, chăm sóc sức khỏe, tư vn pháp lý, học nghề, hướng nghiệp, tìm việc làm... đ trợ giúp, h trợ cho người nhim HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm hòa nhập cộng đồng ở cơ sở còn rất thiếu và khả năng đáp ứng rất hạn chế (thiếu sự sn có). Công tác quản lý người nghiện ngoài xã hội, vẫn chưa được quan tâm, do vậy tình hình người nghiện ma túy vi phạm hình sự gây mất trật tự an toàn xã hội vẫn chưa giảm.

- Việc qun lý người nhiễm HIV trong cộng đồng gặp nhiều khó khăn, phần lớn không công ăn việc làm và thu nhập ổn định, vì vậy họ thường xuyên thay đi địa điểm, nhiều đối tượng khi làm xét nghiệm không muốn công khai danh tính hoặc công khai danh tính không chính xác, đã làm gia tăng người nhiễm HIV ảo và gây khó khăn cho việc quản lý, cung cấp dịch vụ.

- Công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm chưa được các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một cách đồng bộ, có nhiều địa phương tuy đã triển khai nhưng còn mang tính hình thức, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nên kết quả thấp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm và kiểm soát việc sản xuất, lưu hành văn hóa phẩm, băng đĩa có nội dung khiêu dâm, kích dục của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế.

- Cán bộ thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở cơ sở vừa thiếu lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác, năng lực chuyên môn không chuyên sâu.

- Công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cơ sở theo sự phân công của Ban chỉ đạo tỉnh của một số ngành thành viên chưa thường xuyên và chưa có sự quan tâm đúng mức, thời gian dành cho công tác này chưa được nhiều, sự phối hợp thiếu đồng bộ.

- Chế độ thông tin báo cáo của các huyện thị, thành phố chưa đầy đủ, thiếu chính xác và chưa kịp thời, vì vậy việc tng hợp phân tích, đánh giá cũng như đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ là rt khó khăn.

- Do điều kiện kinh phí khó khăn nên hầu hết các địa phương không bố trí được kinh phí cho các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm và phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

Từ thực trạng tình hình trên, tệ nạn ma túy, mại dâm và tình hình lây nhiễm HIV/AIDS đang tác động rất xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến sức khỏe của nhân dân. Vì vậy trong thời gian tới cần phải tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, mại dâm; phòng, chng lây nhim HIV/AIDS, nhm từng bước hạn chế sự tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. QUAN ĐIỂM

1. Công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài nhưng vừa cấp thiết, phải có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đồng thời phải được đặt dưới sự sự lãnh đạo của các cấp ủy Đng, sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của các cấp chính quyền.

2. Phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS cần có sự phối hp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS phải được lồng ghép với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư...

3. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại, coi trọng công tác phòng, chống ma túy từ gia đình, tổ dân phố, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan xí nghiệp, trường học, tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, phòng, chng HIV/AIDS trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của các ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ và của các tầng lớp nhân dân.

5. Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực đối với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với din biến tình hình, khả năng và điều kiện phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung đến 2015 và định hưng đến 2020

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị, cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân về tác hại và hậu quả của tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chng HIV/AIDS, góp phn đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Kiềm chế sự gia tăng của tội phạm ma túy, ngăn chặn có hiệu quả ma túy xâm nhập qua biên giới, khu vực giáp ranh; nâng cao tỷ lệ phát hiện bắt giữ, điu tra xử lý tội phạm về ma túy; xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép ma túy, kiên quyết không để xy ra hoạt động sản xuất ma túy và trồng cây có cht ma túy.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện, góp phần giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới.

2. Mc tiêu c thể

2.1. Giai đoạn 2013 - 2015

a. Công tác đu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.

- Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, bắt giữ, điều tra xử lý các vụ án ma túy, chú trọng các vụ án ma túy trên tuyến biên giới, khu vực giáp ranh, các vụ vận chuyển ma túy với số lượng lớn, số người tham gia đông; phấn đấu hàng năm số vụ phát hiện, bắt giữ tăng 10% so với năm trước.

- Xóa bỏ cơ bản các tổ chức mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy, các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn toàn tỉnh; kiên quyết không để xy ra tội phạm ma túy hoạt động công khai trắng trợn gây bức xúc trong nhân dân.

- Phấn đấu hàng năm giảm ít nhất 10% số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy, đến năm 2015 đạt 60% số xã, phường, thị trấn và 80% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tệ nạn ma túy.

- Không để tái trồng cây có chứa chất ma túy, chủ yếu là cây thuốc phiện và cây cần sa; phát hiện triệt phá 100% diện tích cây thuc phiện và cây cần sa trồng trái phép.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần; không để sản xuất trái phép ma túy tng hợp trên địa bàn toàn tỉnh.

b. Công tác cai nghiện.

- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân về dự phòng và điều trị nghiện ma túy, phấn đấu 80% cán bộ chính quyền các cấp và 60% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điu trị nghiện.

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và điều trị nghiện, phấn đấu 80% cán bộ tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 50% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và cấp chứng chỉ; 100% cán bộ y tế công tác tại các cơ s điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện.

- Tổ chức cai nghiện cho ít nhất 50% người nghiện có hồ sơ quản lý, theo hướng tăng cường công tác cai nghiện tại cộng đồng.

c. Công tác phòng, chống mại dâm

- Đảm bảo 100% xã, phường tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp v phòng, chống tệ nạn mại dâm như: tuyên truyền tác hại của tệ nạn mại dâm; tuyên truyền hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, phòng ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục... nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống mại dâm.

- Đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm minh theo pháp luật 100% số vụ việc, đường dây, đối tượng hoạt động mại dâm được phát hiện; không để phát sinh tụ điểm mại dâm; giảm 80- 90% số cơ sở kinh doanh dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, vũ trường, cơ sở karaoke...) hoạt động mại dâm trá hình dưới mọi hình thức; ngăn chặn, giảm tối đa đối tượng tham gia hoạt động mại dâm, nhất là trẻ em, người chưa thành niên.

- Các huyện, thị xã, thành phố trọng điểm xây dựng được các mô hình hỗ trợ, giảm tổn thương và phòng, chống lây nhiễm HIV; mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

- Đảm bảo 100% cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác phòng, chống mại dâm.

- Giảm 40% xã, phường, thị trấn trọng điểm về tệ nạn mại dâm; 60% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; duy trì số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn lành mạnh không có mại dâm.

d. Công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2015.

- Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2015.

- Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 so với năm 2010;

- Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây qua đường tình dục vào năm 2015.

- Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015.

2.2. Định hướng đến năm 2020:

- Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, duy trì các mục tiêu đã đạt được và hướng tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm và lây nhim HIV/AIDS tạo môi trường xã hội lành mạnh phục vụ cho kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tập trung tuyên truyền có hiệu quả, chủ động phòng ngừa, kiềm chế tc độ gia tăng người nghiện, tiến tới ngăn chặn phát sinh người nghiện mới. Tăng s xã, phường, thị trn không có tệ nạn ma túy, mại dâm thu hẹp dần xã, phường, thị trn có tệ nạn ma túy, mại dâm.

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, kiên quyết đấu tranh triệt phá các tụ đim, nhóm, đường dây mại dâm và các đường dây, băng nhóm hoạt động tội phạm v ma túy. Xóa bỏ tận gc không để hình thành, phát sinh mới các đim, tụ điểm phức tạp về ma túy, mại dâm.

- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,25% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 85% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.

- Hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao để dự phòng, điều trị HIV/AIDS, can thiệp chủ động, toàn diện, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hp với từng địa bàn, từng đối tượng kết hp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS với tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống đến từng người dân và hộ gia đình.

- Xây dựng bộ công cụ truyền thông về tác hại của tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS (sách mỏng, tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay cho tuyên truyền viên, lịch và các phóng sự, phim...).

- Thường xuyên tổ chức tổng kết đánh giá, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; tổng kết kinh nghiệm các mô hình, điển hình về phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả để nhân ra diện rộng.

2. Công tác phòng, chống ma túy

a. Công tác đu tranh phòng, chng ma túy

- Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện, triệt xóa cây trồng có chứa chất ma túy, kết hợp đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa không để xảy ra tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để phòng ngừa có hiệu quả việc sử dụng các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hưng thần hp pháp vào các hoạt động phạm tội ma túy.

- Chủ động nắm tình hình, tổ chức đấu tranh và triệt xóa cơ bản các đường dây, t chức, tụ điểm phức tạp về ma túy; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thẩm lậu ma túy qua biên giới và sản xuất trái phép ma túy trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh.

b, Công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện

- Quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy; tổ chức cho tất cả người nghiện ma túy được khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức điều trị, cai nghiện phù hp; áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma túy và tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai nghiện và phòng ngừa tái nghiện. Huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người nghiện, người sau cai nghiện; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, giải quyết việc làm cho người cai nghiện và sau cai nghiện, lồng ghép công tác cai nghiện và quản lý sau cai với các chương trình kinh tế - xã hội khác như giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm...

- Đổi mới công tác điều trị cho người nghiện ma túy theo hướng tập trung ở cộng đồng, gia đình để cung cấp các dịch vụ điều trị, chăm sóc sức khỏe, tinh thần, tư vấn nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật, tác hại của ma túy, học nghề tự tìm việc làm, gắn trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.

- Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện tại Trung tâm theo hướng “chữa bệnh, thân thiện “ chú trọng cung cấp đầy đủ các dịch vụ điều trị, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, học nghề, tìm việc làm...

- Mở rộng các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuc Methadone nhằm giảm thiểu tác hại do ma túy gây ra.

- Thành lập các điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện, giúp họ nâng cao nhận thức, tuân thủ việc điu trị lâu dài tại cộng đng.

- Triển khai thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị nghiện nhằm điều trị toàn diện, lâu dài với phương pháp phù hp với từng người bệnh.

3. Công tác phòng, chống mại dâm

- Tổ chức quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm thực hin tốt cam kết không vi phạm hoặc để tệ nạn mại dâm lợi dụng hoạt động.

- Nâng cao kết quả, hiệu quả công tác đấu tranh triệt phá các tụ đim, ổ nhóm, đường dây mại dâm; công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội tránh để oan, sai đặc biệt xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến hoạt động mại dâm;

- Thành lập Đội Kiểm tra Liên ngành Phòng, chống mại dâm theo Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm.

Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về công tác thanh tra, kiểm tra cho thành viên của đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện trong việc tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng mô hình phòng ngừa mại dâm tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm; tổ chức tổng kết và tiến hành nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Hình thành các điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh, tư vấn pháp luật, định hướng nghề, học nghề và giới thiệu việc làm cho người bán dâm; tổ chức khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người bán dâm, đối tượng có nguy cơ cao.

- Lồng ghép các chương trình an sinh xã hội, các dịch vụ phòng ngừa để hỗ trợ người bán dâm và nạn nhân bị buôn bán trở về, trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng xã hội cũng như kỹ năng nghề nghiệp để họ tái hòa nhập cộng đồng bền vững.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Xây dựng gia đình văn hóa, khu phố, làng bản văn hóa”.

- Hàng năm các huyện, thị xã, thành phố tiến hành tổ chức chấm điểm, đánh giá, phân loại, đồng thời đăng ký xây dựng xã phường trong sạch lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn phải được phân loại, đánh giá và chấm điểm.

- Tổ chức duy trì và nhân rộng mới mô hình “Thí điểm xây dựng xã, phường phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh mới tệ nạn ma túy, mại dâm”

4. Công tác phòng, chống HIV/AIDS

Tổ chức công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng; trong đó phải kết hp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về tác hại, hậu quả và các biện pháp phòng, chng HIV/AIDS.

Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng chng HIV/AIDS.

Triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật y tế: Điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV), dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế... nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền HIV.

Cam kết quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS tại Thanh Hóa.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

A. GII PHÁP CHUNG

1. Nhóm giải pháp chính tr, xã hội

1.1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng, chng ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy nhất là Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 54-CT/TW ngày 31/11/2005 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới và Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 02/01/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về việc “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới”. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tinh thần gương mu của mi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chng HIV/AIDS; cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, t chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, khu dân cư; coi công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS là tiêu chí để đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội, đưa công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ ưu tiên, gắn với các nhiệm vụ phát trin kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương; các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên đôn đốc, kiểm tra nghe báo cáo và có ý kiến chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS ở đơn vị, địa phương.

1.2. Tăng cường thực hiện chức năng giám sát công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS của Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua các đợt kiểm tra, giám sát tại địa phương và báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS tại các kỳ họp; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách pháp luật đ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

1.3. Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS, nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng lây nhim HIV/AIDS.

1.4. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy; kết hp thực hiện nội dung “Xây dựng xã, phường, thị trn không có tệ nạn ma túy mại dâm” với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đẩy mạnh phong trào toàn dân phát hiện, tố giác tội phạm ma túy và người sử dụng ma túy.

2. Nhóm giải pháp về thông tin tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS

2.1. Thực hiện xã hội hóa công tác tuyên truyền; phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống cơ quan thông tin, tuyên truyền, tổ chức chính trị, xã hội các cp với công tác tuyên truyền; thường xuyên đổi mới nội dung, triển khai đng bộ các loại hình thông tin tuyên truyền, duy trì, phát huy các loại hình tuyên truyền hiệu quả.

2.2. Tăng cường tuyên truyền bề rộng, đẩy mạnh tuyên truyền chiều sâu, phát huy hiệu quả tuyên truyền bằng tiếp cận trực tiếp; chú trọng lồng ghép các nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch.

2.3. Tập trung tuyên truyền cho số người có nguy cơ mắc nghiện cao ở cộng đng, học sinh trong trường học, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, người đang cai nghiện trong các Trung tâm.

2.4. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa giải trí, ngăn chặn không để phát sinh tệ nạn ma túy.

3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, giám sát và đánh giá

Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm từ tỉnh đến các địa phương phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thành lập mạng lưới Đội xã hội tình nguyện cấp xã, đồng thời tổ chức tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS cho các tình nguyện viên.

Tăng cường biên chế, bố trí đủ cán bộ và chuẩn hóa về tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS cho cơ quan chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội ở cấp tỉnh, ở Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động - Xã hội và các huyện, thị xã, thành phố.

Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS các cấp đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong việc thu thập, quản lý, xử lý thông tin, thống kê và công bố số liệu, báo cáo về tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm, lây nhim HIV/AIDS; xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS, huy động nguồn lực.

Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về kỹ năng giám sát, đánh giá và hướng dẫn thực hiện cho cơ sở.

4. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực

4.1. Huy động các nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn Trung ương, địa phương, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, bảo đảm đủ nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đ án. Tỉnh tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, các thành phần kinh tế và các cá nhân đu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS.

4.2. Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chng HIV/AIDS; chủ động phân cp quản lý ngân sách phục vụ công tác phòng, chng ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS.

4.3. Các Sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố chú trọng việc lồng ghép thực hiện Đề án vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác; các địa phương chủ động huy động và bố trí thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương và nguồn lực xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS.

B. GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO TỪNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống ma túy

1.1. Công tác đu tranh trấn áp tội phạm ma túy.

- Tiến hành điều tra cơ bản các tuyến, địa bàn để xác định tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy, các điểm, tụ điểm ma túy để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền có kế hoạch giải quyết, xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy.

- Điều tra, lập hồ sơ quản lý chặt chẽ các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy nhất là các tổ chức đường dây mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng, tổ chức sản xuất trái phép các chất ma túy để lập án đấu tranh.

- Lập án đấu tranh với các đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy với số lượng lớn, các đường dây sản xuất ma túy; triệt xóa các cơ sở lợi dụng kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vũ trường đ tổ chức sử dụng trái phép ma túy tổng hợp.

- Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy, triệt xóa các tụ điểm, các điểm mua bán lẻ và các tụ điểm phức tạp về ma túy; tập trung ở địa bàn thành phố Thanh Hóa, các huyện, thị xã trọng điểm và trên tuyến biên giới Thanh Hóa-Hủa Phăn.

- Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp tập trung điều tra mở rộng các vụ án ma túy lớn, điển hình nhằm rút ra được các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma túy để làm bài học phục vụ cho công tác đấu tranh, ngăn chặn tội phạm về ma túy trong thời gian tới.

- Phối hợp với các ngành chức năng quản lý chặt chẽ các loại tiền chất không để đối tượng lợi dụng để sản xuất ma túy.

- Các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở chỉ đạo xây dựng các mô hình phòng, chống ma túy trong từng ngành, đoàn thể mình; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy để nhân rộng tạo thành phong trào quần chúng phòng chng ma túy rộng rãi, rộng khắp trong toàn xã hội.

- Các ngành Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát bin tiếp tục trin khai thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp liên ngành đã ký kết trong phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới, cửa khẩu và trên bin.

1.2. Công tác ngăn chặn, triệt xóa cây thuốc phiện và hỗ trợ chuyển đi cây trồng

- Cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm các cấp thường xuyên phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Pháp luật phòng, chống ma túy, nhất là các xã biên giới, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vận động đồng bào vùng sâu, vùng xa không tái trồng cây thuốc phiện; Tổ chức cho nhân dân vùng có nguy cơ trồng cây thuốc phiện ký cam kết không trồng cây có chứa chất ma túy; phát hiện, tố giác việc trồng cây có chứa chất ma túy.

- Ưu tiên triển khai các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội điện, đường, trường, trạm; các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng miền núi; quan tâm phát triển các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cây trồng, vật nuôi của đồng bào nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, từng bước khắc phục khó khăn cho đồng bào để họ tự nguyện từ bỏ tái trồng cây thuốc phiện.

- Thành lập các Tổ kiểm tra liên ngành do lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an làm nòng cốt để tăng cường kiểm tra việc tái trồng cây thuốc phiện theo mùa vụ, kiên quyết xử lý nghiêm những người tái trng cây thuc phiện.

1.3. Tăng cường lực lượng, phương tiện cho cơ quan phòng, chống ma túy

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác Thường trực, tham mưu về phòng, chống ma túy đủ mạnh, có năng lực trách nhiệm trong phòng chống ma túy.

- Tăng cường lực lượng, phương tiện cho lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy của Công an, Biên phòng, Hải quan từ tỉnh đến huyện và các đồn Biên phòng trên tuyến biên giới Thanh Hóa- Hủa Phăn.

- Tổ chức các lp tập huấn nâng cao nghiệp vụ phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện chữa trị và quản lý sau cai nghiện.

- Đầu tư trang bị, phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ hiện đại cho lực lượng phòng chống ma túy.

- Đm bảo các điều kiện kinh phí về vật chất, ưu tiên chính sách đối với lực lượng trực tiếp chiến đấu.

1.4. Công tác hợp tác quốc tế về phòng, chống và kiểm soát ma túy

- Các huyện biên giới của hai tỉnh Thanh Hóa, hủa Phăn thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ, đột xuất giữa các huyện, xã biên giới để kịp thời trao đi thông tin, kinh nghiệm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực giáp ranh và khu vực biên giới từ đó đề ra chương trình phối hợp trong phòng, chng tội phạm.

- Lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với UBKSMT và các huyện, bản giáp ranh giữa hai tỉnh Thanh Hóa, Hủa Phăn tổ chức giao ban trao đi thông tin v tình hình tội phạm ma túy, người nghiện ma túy, tình hình tái trng cây có chứa chất ma túy, các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy ở khu vực giáp ranh và khu vực biên giới từ đó có kế hoạch phối hp đấu tranh, triệt xóa.

- Các lực lượng chức năng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBKSMT với tỉnh Hủa Phăn tiến hành khảo sát cơ bản tuyến biên giới, phối hợp lập án đấu tranh, truy bt các đối tượng truy nã, trốn thi hành án. Có kế hoạch phối hợp lực lượng kiểm tra, triệt xóa cây thuốc phiện trên tuyến biên giới hai nước, hỗ trợ các điều kiện về phương tiện, kinh phí cho lực lượng phòng, chống ma túy tỉnh Hủa Phăn.

- Duy trì phối hợp công tác giao ban phòng, chống ma túy giữa các huyện biên giới của Thanh Hóa - Hủa Phăn; tổ chức luân phiên giao ban công tác phối hợp và phòng chống ma túy qua biên giới giữa 8 tỉnh Thanh Hóa - Sơn La - Nghệ An - Điện Biên - Hủa Phăn - Luông Pha Băng - Phong Sa Lỳ - Xiên Khoảng (Lào).

2. Nâng cao hiệu quả công tác điều trị nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện cho người nghiện ma túy

2.1. Đổi mới quản lý và điều trị nghiện ma túy

- Thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị bao gồm điều trị tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị bắt buộc tại Trung m theo hướng tăng dần tiến tới điều trị tại cộng đồng và gia đình là chủ yếu, giảm dần điều trị bắt buộc tại các Trung tâm với lộ trình phù hợp. Tạo điu kiện cho người nghiện dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ điu trị thích hợp tại cộng đồng, điều trị bắt buộc chỉ áp dụng cho người nghiện ma túy có hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội theo quyết định của tòa án.

2.2. Tăng cường sự phối hợp liên ngành và huy động sự tham gia của các t chức chính trị xã hội

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác dự phòng và điều trị nghiện.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch liên ngành để triển khai công tác tư vấn dự phòng và điều trị nghiện, lồng ghép, phối hợp hiệu quả giữa các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ h trợ dạy nghề vay vn, tạo việc làm với dịch vụ tư vấn dự phòng và điều trị nghiện ma túy.

2.3. Huy động sự tham gia của cộng đng, khuyến khích xã hội hóa công tác điều trị nghiện

- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các cá nhân tham gia đầu tư, thành lập các cơ sở tư vấn dự phòng và điu trị nghiện ma túy tự nguyện.

- Khuyến khích Đội công tác xã hội tình nguyện, các tổ chức tôn giáo, các câu lạc bộ, nhóm giáo dục đồng đẳng, các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hỗ trợ giúp đỡ người sử dụng ma túy tham gia Chương trình dự phòng và điu trị nghiện ma túy.

2.4. Tăng cường h trợ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước

- Tăng cường hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác chữa bệnh, dạy nghề cho các học viên cai nghiện tại Trung tâm. Đưa Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động số 2 đang xây dựng tại huyện Quan Hóa vào hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị nghiện ma túy.

- Có chính sách hỗ trợ người có công với Cách mạng, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đ họ có điều kiện tiếp cận với dịch vụ về dự phòng và điều trị nghiện ma túy.

2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác điều trị nghiện, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, đặc biệt kiểm tra giám sát tại các cơ sở điều trị nghiện bắt buộc.

2.6 Tăng cường hợp tác quốc tế

Củng cố và tăng cường hợp tác quốc tế, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính cho công tác điều trị nghiện ma túy.

3. Công tác phòng, chống mại dâm

3.1. Từng bước xã hội hóa công tác phòng, chống mại dâm, huy động sự tham gia của các tổ chức và các cá nhân trong công tác này. Thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức xã hội khác tham gia các hoạt động hỗ trợ phòng ngừa, giảm hại, giảm phân biệt đối xử, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

3.2. Tăng cường công tác phối hợp quốc tế đặc biệt là các địa phương có chung đường biên giới quốc gia với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong phòng, chống mua bán người vì mục đích mại dâm và các tỉnh bạn như Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình và Nghệ An.

3.3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cấp, tạm ngừng cấp; thu hồi, tịch thu giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm;

3.4. Tăng cường phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và ở địa phương trong việc phát hiện, đấu tranh và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm.

3.5. Nhân rộng các mô hình trợ giúp người bán dâm tiếp cận các dịch vụ xã hội (giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, tạo cho họ các cơ hội thay đổi cuộc sống, hòa nhập cộng đồng xã hội. Lng ghép việc thực hiện các chương trình, chính sách an sinh xã hội với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp cho phụ nữ, trẻ em gái, các hộ gia đình nhằm phòng ngừa các nguy cơ liên quan đến tệ nạn mại dâm.

4. Công tác phòng, chống HIV/AIDS

4.1. Vđề phòng lây nhiễm HIV

a. Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS:

Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin giáo dục truyền thông đảm bảo tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trình độ, ngôn ngữ, phong tục tập quán của từng vùng miền; Chú trọng đến truyền thông cho những người dễ bị lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới, sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch.

Kết hp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp, chú trọng và phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống thông tin, truyền thông, các ban, ngành, đoàn thể; Đồng thời vận động lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền; trưởng thôn, trưởng phố; già làng, trưởng bản, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, người nhiễm HIV tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.

b. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhim HIV cho nhóm d bị lây nhim HIV:

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của chương trình cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch, chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su thực hiện tiêm chích và tình dục an toàn.

Xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Thực hiện lồng ghép các hoạt động can thiệp với các mô hình cai nghiện dựa vào cộng đng, các mô hình quản lý sau cai.

Tiếp tục triển khai và từng bước mở rộng phạm vi khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chú trọng việc lồng ghép tư vn, khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ. Tổ chức thực hiện điều trị dự phòng phơi nhiễm với HIV; áp dụng các mô hình, biện pháp dự phòng phổ cập theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

c. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vn, xét nghiệm HIV và các hoạt động dự phòng lây nhim HIV khác:

Tăng cường đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn, xét nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét nghiệm ở các tuyến. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, sinh phẩm phục vụ công tác xét nghiệm HIV/AIDS. Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó chú trọng việc triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng; chuyển gửi người xét nghiệm HIV dương tính tiếp cận với chương trình chăm sóc, điều trị. Tăng cường giám sát việc dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội và y tế; đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ y tế; cung cấp thông tin về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ xã hội.

4.2. Về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV

a. Mở rộng phạm vi dịch vụ chăm sóc và điều trị:

Bảo đảm tính sẵn có, liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị Lao cho người nhiễm HIV. Tổ chức điều trị tại các Trung tâm chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, trại giam, trại tạm giam; phát triển hệ thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, các tổ chức xã hội và các tổ chức khác. Triển khai việc tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ có thai tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn; Tổ chức tốt “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” từ tỉnh đến xã phường; tiến tới điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở tuyến y tế cơ sở, lồng ghép với các chương trình y tế khác.

b. Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị:

Mở rộng và nâng cao chất lượng chất lượng hệ thống xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS. Tăng cường quảng bá, bảo đảm tính sẵn có, tính dễ tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV. ng dụng các mô hình điều trị cho người nhiễm HIV và các biện pháp giảm chi phí điu trị và tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV.

Phối hợp, lồng ghép điều trị HIV/AIDS với các dịch vụ điều trị, chăm sóc ở cộng đồng; với y tế cơ sở trong và ngoài công lập để tạo chuỗi dịch vụ liên tục chăm sóc toàn diện và có chất lượng.

4.3. Về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá

Củng c và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS đảm bảo tính thống nhất và có tính đa ngành từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các đơn vị giám sát, theo dõi và đánh giá tuyến tỉnh và huyện. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin đảm bảo tính đy đủ và kịp thời Nâng cao chất lượng số liệu giám sát dịch HIV/AIDS, số liệu đánh giá các chương trình can thiệp phòng, chống HIV/AIDS. Thường xuyên phân tích, đánh giá diễn biến dịch HIV/AIDS, các yếu tố có liên quan và hiệu quả các hoạt động của chương trình và xác định các lĩnh vực can thiệp ưu tiên ở từng địa phương trong tỉnh.

4.4. Về hợp tác quốc tế

Củng cố và tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và năng lực quản lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phi hợp chặt chẽ với tỉnh Hủa Phăn - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong việc chia sẻ thông tin và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phòng, chống mại dâm; nguồn đảm bảo xã hội của các địa phương, kinh phí viện trợ của các tổ chức quốc tế và kinh phí huy động đóng góp của người bệnh.

- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán đối với kinh phí của đề án, thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước.

Tổng Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án là: 580.923.800.000 đồng, trong đó:

- Kinh phí địa phương: 251.687.800.000 đồng

- Kinh phí đề nghị trung ương hỗ trợ: 105.000.000.000 đồng

- Kinh phí đóng góp của người tham gia điều trị: 224.236.000.000 đồng

(Có Phụ lục dự toán kinh phí kèm theo)

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện Đ án. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đ án.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, và qun lý công tác cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho người nghiện ma túy; hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đng.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác cai nghiện phục hồi, phòng, chống mại dâm; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội và cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

Phối hợp và lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội như: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm để hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện sau cai, người bán dâm hoàn lương.

Phối hợp với các sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chng tệ nạn ma túy, mại dâm tại các huyện, thị xã, thành phố.

Xét, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng triển khai thực hiện các nội dung của Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2011 - 2015 thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành Công an. Thực hiện thống kê, phân tích tình hình công tác phòng, chống ma túy, xây dựng và quản lý trung tâm dữ liệu về tệ nạn ma túy.

Phối hp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tiến hành tổng điều tra khảo sát, phân loại người nghiện ma túy, chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh của tỉnh.

Hàng năm, tùy tình hình diễn biến của tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh và thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh, xây dựng Kế hoạch, mở các đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội, góp phần làm giảm tội phạm, giảm phức tạp trên địa bàn toàn tỉnh.

Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân thành phố và Tòa án nhân dân thành phố đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, đảm bảo đúng pháp luật, đặc biệt là các vụ án lớn, gây bức xúc trong dư luận, trong đó, chọn các vụ án điển hình để tổ chức đưa ra xét xử lưu động trên địa bàn dân cư nhằm răn đe tội phạm.

Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh T quốc, nhằm huy động sức mạnh của hệ thống chính trị vào công tác phòng, chống ma túy theo từng năm.

3. S Y tế: Thực hiện tốt vai trò, chức năng của cơ quan thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. Chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, các chỉ tiêu v công tác phòng, chống HIV/AIDS (đề ra tại Đề án này), triển khai, chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, Ban chỉ đạo các cấp cơ sở, các cơ sở y tế trực thuộc, tổ chức thực hiện.

Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã thành phố hướng dẫn, đôn đốc các ngành, đoàn thể (thành viên) và Ban chỉ đạo các cấp cơ sở, các cơ sở y tế trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị quyết, Kế hoạch liên tịch; Liên ngành của Trung ương về phòng, chống HIV/AIDS.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y, dược. Thường xuyên phối hp với các ngành chức năng, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xut, quản lý, phân phối thuốc tân dược gây nghiện, tiền chất. Phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001 của Chính phủ về “kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước”,

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức tập huấn phác đồ cắt cơn nghiện cho đội ngũ cán bộ y tế cấp xã, cấp thuốc hỗ trợ cho các đối tượng cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

4. S Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính: Chủ trì phối hp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối, phân bổ kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy; Chương trình phòng, chống HIV/AIDS; Chương trình phòng, chống mại dâm và một phần kinh phí từ ngân sách tỉnh cho các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương để thực hiện có hiệu quả Đ án, theo mục tiêu, nhiệm vụ của Đ án; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận các chương trình, dự án phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm do Quc tế hỗ trợ.

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

5. Bộ đội Biên phòng và Cục Hải Quan Thanh Hóa: Tăng cường công tác thông tin, truyền thông các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HlV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm cho cán bộ, chiến sĩ của ngành.

Chủ động phối hợp với lực lượng Công an, Cảnh sát Biển, Ban dân tộc, tập trung đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ, truy quét tội phạm và tệ nạn ma túy trên tuyến biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào nội địa.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban dân tộc: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động phòng, chng ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong cơ quan, đơn vị trực thuộc; ngoài ra, phối hợp với các ban ngành, tổ chức xã hội và chính quyền các huyện, xã biên giới thực hiện công tác xóa bỏ và phát triển thay thế cây thuốc phiện, cây có chứa chất ma túy khác gắn công tác này với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi, dân tộc.

7. Sở Công thương: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc trin khai các hoạt đng phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cơ sở trực thuộc phi hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập trái phép các loại hóa chất có liên quan đến tiền chất ma túy.

8. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp: phối hợp chặt chẽ với cơ quan điu tra cùng cấp, tăng cường công tác truy tố, xét xử các vụ án phạm tội v ma túy, mại dâm; đẩy mạnh việc đưa các vụ án ma túy ra xét xử lưu động tại xã, phường, thị trấn để tuyên truyền, răn đe phòng ngừa chung.

9. Các ngành Tư pháp, Thông tin - Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc, triển khai các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS trong cơ quan, đơn vị trực thuộc (bao gồm tuyên truyền phổ biến pháp luật, xét nghiệm phát hiện người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS), ngoài ra, chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc phối hợp với các cơ quan báo, đài, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy lồng ghép với các chuyên đề khác.

10. S Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, thực hiện chuyên đề “phòng, chống ma túy trong trường học”. Chỉ đạo các trường học, các cơ sở giáo dục trực thuộc quán triệt triển khai thực hiện phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện Thông tư số 31/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo về “Công tác phòng, chống ma túy trong nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và tổ chức các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên trong các trường học, cơ sở giáo dục trực thuộc sở.

11. Đề nghị y ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Chỉ đạo, hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên, phối hp với chính quyn cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tng lớp nhân dân ở khu dân cư tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy, vận động và giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện, quản lý sau cai, tư vn dạy ngh, hướng nghiệp giúp người nghiện ma túy ổn định cuộc sng, gn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình “gia đình”, “dòng họ”, “khu dân cư”, “tổ dân phố”, “khu phố”, “xóm”, “thôn, làng, xã”, văn hóa “không có tệ nạn ma túy”.

12. Đ ngh Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức cơ sở hội triển khai thực hiện phong trào “phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội từ gia đình”. Trước hết, chỉ đạo hội viên, các tổ chức cơ sở hội phi hợp với lực lượng công an, các đoàn th khác tham gia tích cực trong vic phát hiện, t giác và đấu tranh tội phạm ma túy, mại dâm.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống ma túy mại dâm, phòng, chống HIV/AIDS.

Tham gia tích cực trong việc vận động, giúp đỡ người nghiện ma túy tự giác điều trị nghiện.

13. Đề nghị Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Chỉ đạo hệ thống Đoàn các cấp, nhất là cấp cơ sở, triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT của Bộ Công an và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “phi hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên” giai đoạn 2011-2015.

Tổ chức các mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt cho người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm hoàn lương, Thanh thiếu niên nhiễm HIV/AIDS. Chú trọng giới thiệu, cung cấp các dịch vụ giải trí, sinh hoạt lành mạnh phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thanh thiếu niên, vận động thanh thiếu niên thực hiện lối sống lành mạnh tránh xa ma túy, mại dâm, thực hiện các hành vi an toàn phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.

14. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Phối hợp chỉ đạo hệ thống Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố, Tổ chức Công đoàn của các sở, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp trực thuộc, tham mưu cho thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động tham gia.

Vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm do cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động tổ chức. Hình thành các Câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống ma túy, mại dâm, các mô hình công nhân giáo dục trong các nhà máy, xí nghiệp v.v...

15. Các s, ban, ngành, đoàn thể khác: Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình được quy định trong các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đ án, xây dựng kế hoạch cụ th của ngành, đoàn thể mình, chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS hàng năm.

16. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa: Chỉ đạo đội ngũ phóng viên, cộng tác viên tăng cường xuống cơ sở viết bài, làm phim, mở chuyên mục, tăng thời lượng đăng, phát sóng tuyên truyền trên báo đài, nhất là tuyên truyền bằng hình ảnh cảnh báo về hiểm họa, tác hại của tệ nạn ma túy, mại dâm và dịch HIV/AIDS đối với cá nhân, gia đình, xã hội v.v. Các mô hình, điển hình tiên tiến có cách làm sáng tạo, hiệu quả.

17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Đ án, xây dựng kế hoạch thực hiện Đ án của địa phương, đảm bảo hiệu quả của Đ án.

Chủ động bố trí kinh phí, nhân lực, vật lực cho công tác phòng, chống ma túy, mại dâm và phòng chống HIV/AIDS.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở Đề án này các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra.

2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án, Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án. Định kỳ 6 tháng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án và báo cáo đột xuất khi có tình hình mới phát sinh và theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 01

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY VÀ CAI NGHIỆN PHỤC HỒI
(Kèm theo Quyết định số: 2642/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)

A. DỰ TOÁN CHO 1 NĂM THỰC HIỆN LÀ: 25.400.100.000 đồng

I. CHI CHO TUYÊN TRUYỀN PCMT: 1.417.100.000 đồng

1. Tài liệu tuyên truyền

- Luật phòng chống ma túy và tội phạm ma túy

(100 ngành + 637 xã + 27 huyện) x 10 bộ = 7640 bộ x 30.000 đ/bộ = 229.200.000 đ

- Tài liệu tuyên truyền tác hại ma túy, cách phòng chống ma túy.

(Mỗi đơn vị cấp 25 cuốn/năm): 764 đơn vị x 25 cuốn x 15.000 đ/cuốn = 286.500.000 đ

2. Tuyên truyền bằng tranh, ảnh, panô

- Tranh cổ động: (Mỗi đơn vị bình quân 1 năm 10 tờ):

764 đơn vị x 10 tờ/đơn vị x 10.000 đ/tờ = 76.400.000 đ

- Pa nô tuyên truyền ở các cụm dân cư trọng điểm về ma túy:

15 panô x 15.000.000 đ = 225.000.000 đ

3. Viết tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác phòng chống ma túy trên báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng: 600.000.000 đ

Hàng năm khoảng độ 1000 tin, bài, 24 phóng sự:

- 24 phim phóng sự x 15.000.000 đ = 360.000.000 đ

- 240.000 đồng/ tin,bài x 1000 tin, bài = 240.000.000 đồng

II. CHI CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN KHÔNG CÓ TỆ NẠN MA TÚY: 4.520.000.000 đồng

Gồm:

1. Kiểm tra phát hiện, vận động nhân dân triệt xóa, không trồng, tái trồng cây thuốc phiện (5 huyện biên giới):

200.000.000 đ/ huyện x 5 huyện = 1.000.000.000 đ

2. Họp dân các thôn trọng điểm để tuyên truyền về công tác PCMT (tiền chè nước): 1.000 thôn x 12 buổi x 150.000 đ/buổi = 1.800.000.000 đ

3. Ban chỉ đạo các ngành, huyện, thị, thành phố chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, hướng dẫn công tác xây dựng xã, phường thị trấn không tệ nạn ma túy:

(16 ngành thành viên BCĐ + 27 huyện, thị thành phố = 43 đơn vị)

40.000.000 đ/đơn vị x 43 đơn vị = 1.720.000.000 đ

III. HỖ TRỢ ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM MA TÚY: 6.475.000.000 đồng

1. Kinh phí điều tra, xử lý các vụ án ma túy.

(Bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ làm ngoài giờ, xăng xe, họp án...)

800 vụ/năm x 5.000.000 đ/vụ = 4.000.000.000 đ

2. Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo điểm triển khai các biện pháp giải quyết các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy:

100 điểm x 10.000.000 đ/điểm = 1.000.000.000 đ

3. Chi hỗ trợ điều tra, truy tố xét xử các vụ án ma túy trọng điểm phức tạp:

- Hỗ trợ truy tố 150 vụ án ma túy/năm:

2.000.000 đ/vụ x 150 vụ = 300.000.000 đ

- Hỗ trợ xét xử 100 vụ án ma túy/năm:

3.000.000đ/vụ x150 vụ = 450.000.000 đ

4. Phối hợp với CA tỉnh Hủa Phăn đấu tranh ngăn chặn các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới: 725.000.000 đ

- Hội nghị giao ban hai tỉnh Hủa Phăn- Thanh Hóa: 100.000.000 đ

- Hội nghị giao ban cấp huyện: 5 huyện x 4 quý x 10.000.000 đ: 200.000.000 đ

- Bồi dưỡng, hỗ trợ xăng xe cho CSCS PCMT hai tỉnh Hủa Phăn- Thanh Hóa phối hợp điều tra khảo sát đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy, xóa tụ điểm ma túy trên tuyến biên giới:

5 tổ x 10 người x 40 ngày x 100.000 đ = 200.000.000 đ

(Sáu tháng một lần kiểm tra khảo sát, mỗi lần 20 ngày).

- Tập huấn cho cán bộ PCMT của Hủa Phăn: 25 cán bộ x 15 ngày x 300.000 đ tiền ăn x 300.000 đ tiền ngủ = 225.000.000 đ

IV. CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY: 12.400.000.000 đồng

1. Tổng điều tra, khảo sát người nghiện ma túy và đối tượng liên quan đến ma túy (mỗi năm 1 lần)

40 đơn vị x 20.000.000 đ = 800.000.000 đ

2. Hướng dẫn, tập huấn cho Tổ công tác cai nghiện và nhân viên công tác xã hội xã, phường, thị trấn:

20 lớp/ năm x 25.000.000 đ/lớp = 500.000.000 đ

3. Tổ chức cai nghiện cắt cơn cho đối tượng ở Trại Tạm CA tỉnh

(Bình quân mỗi năm 300 lượt đối tượng vào): 300.000.000 đ

Tiền thuốc + Xét nghiệm + Tiền ăn trong thời gian cắt cơn:

500.000đ/ x 300 ĐT = 150.000.000 đ

- Bồi dưỡng cho cán bộ tham gia điều trị cắt cơn, quản lý đối tượng:

10 người x 100.000 đ/ người/ ngày x 15 ngày = 150.000.000 đ

4. Chi hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, dạy nghề, phục hồi chức năng cho người nghiện: 600.000.000 đ (tại các Trung tâm GD-LĐXH của Tỉnh).

5. Chi hỗ trợ tiền ăn cho người nghiện ma túy cai nghiện tại TTGDLĐXH tỉnh:

450.000 đồng/ĐT/tháng x 12 tháng x 1000 ĐT = 5.000.000.000 đ

6. Tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng: 1.250.000.000 đ

(Mỗi năm cai khoảng 500 người nghiện);

Tiền thuốc + Xét nghiệm + Tiền ăn cắt cơn:

1.000.000 đ/ĐT x 500 ĐT = 500.000.000 đ

- Bồi dưỡng cho cán bộ tham gia điều trị cắt cơn, quản lý đối tượng:

3 người x 50.000 đ/ người/ ngày x 10 ngày x 500 ĐT = 750.000.000 đ

7. Hỗ trợ lập hồ sơ đưa đối tượng vào TT GDLĐXH:

1000 ĐT x 500.000 đ/ĐT = 500.000.000 đ

8. Hỗ trợ dạy nghề cho đối tượng sau cai nghiện:

500 ĐT x 1.000.000 = 500.000.000 đ

9. Hỗ trợ tìm việc làm cho người sau cai nghiện:

500 ĐT x 1.000.000 = 500.000.000 đ

10. Xây dựng mô hình cai nghiện tại cộng đồng:

10 mô hình x 50.000.000/MH = 500.000.000 đ

11. Xây dựng mô hình quản lý sau cai nghiện:

10 mô hình x 50.000.000/MH = 500.000.000 đ

12. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác cai nghiện của 27 huyện, thị xã, thành phố và 637 xã, phường, thị trấn.

15 lớp x 30.000.000/lớp = 450.000.000đ

13. Kiểm tra, giám sát, quản lý người nghiện tại cộng đồng:

(Khoảng 5000 người nghiện): 500.000.000 đ

14. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện 500.000.000 đ

B. HỖ TRỢ MỘT LẦN CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG NÂNG CẤP TRẠM Y TẾ PHỤC VỤ CHO ĐIỀU TRỊ NGHIỆN VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY: (450 trạm xá xã, phường, thị trấn).

450 x 50.000.000đ/1 trạm xá = 22.500.000.000đ

C. BAN CHỈ ĐẠO KIỂM TRA, GIÁM SÁT, SƠ KẾT, TỔNG KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 300.000.000 đồng

1. Các Hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án: 100.000.000 đ

2. Xăng xe, công tác phí đi kiểm tra các đơn vị thực hiện Đề án: 100.000.000 đ

3. Khen thưởng: 50.000.000 đ

4. Văn phòng phẩm: 50.000.000 đ

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2013 - 2020 là: 225.700.800.000 đồng

(Hai trăm hai lăm tỷ, bảy trăm triệu, tám trăm ngàn đồng)

Trong đó:

Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy do Trung ương cấp 96.000.000.000 đồng.

Nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương: 129.700.800.000 đồng

 


PHỤ LỤC SỐ 02

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM
(Kèm theo Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa).

Nội dung hoạt động

Tổng kinh phí (Triệu đồng)

Ngân sách địa phương tự cân đối

Đề nghị TW hỗ trợ

Kinh phí hoạt động cho từng năm (Triệu đồng)

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng kinh phí

Ngân sách địa phương tự cân đối

Đề nghị TW hỗ trợ

Tổng kinh phí

Ngân sách địa phương tự cân đối

Đề nghị TW hỗ trợ

Tổng kinh phí

Ngân sách địa phương tự cân đối

Đề nghị TW hỗ trợ

Tổng kinh phí

Ngân sách địa phương tự cân đối

Đề nghị TW hỗ trợ

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục

13,600

13,600

0

1,700

1,700

0

1,700

1,700

0

1,700

1,700

0

8,500

8,500

0

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ PCTNXH cấp huyện và xã

2,400

2,400

0

300

300

0

300

300

0

300

300

0

1,500

1,500

0

Xây dựng các Panô, khẩu hiệu, tranh cổ động, tờ rơi … về phòng chống mại dâm tại các địa bàn phức tạp

2,400

2,400

0

300

300

0

300

300

0

300

300

0

1,500

1,500

0

Xây dựng các phóng sự, chuyên mục tuyên truyền PC mại dâm trên Đài PT-TH tỉnh (Mức 25 triệu/phóng sự/quý)

800

800

0

100

100

0

100

100

0

100

100

0

500

500

0

Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền cho một số Ban, ngành, cấp tỉnh và các huyện (Mức 25 triệu/đơn vị, 40 đơn vị/năm)

8,000

8,000

0

1,000

1,000

0

1,000

1,000

0

1,000

1,000

0

5,000

5,000

0

Tăng cường công tác kiểm tra, triệt phá ổ nhóm hoạt động mại dâm

8,000

8,000

0

1,000

1,000

0

1,000

1,000

0

1,000

1,000

0

5,000

5,000

0

Khảo sát, điều tra nắm bắt tình hình mại dâm nhằm đánh giá đúng thực trạng để có phương hướng giải quyết

3,200

3,200

0

400

400

0

400

400

0

400

400

0

2,000

2,000

0

Hỗ trợ kinh phí đấu tranh triệt phá ổ nhóm mại dâm cho một số cơ quan, đơn vị và địa phương

4,000

4,000

0

500

500

0

500

500

0

500

500

0

2,500

2,500

0

Hỗ trợ kinh phí cho công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở KDDV có nguy cơ cao

800

800

0

100

100

0

100

100

0

100

100

0

500

500

0

Hỗ trợ dạy nghề, tạo việc cho người mại dâm hòa nhập cộng đồng

1,200

560

640

150

70

80

150

70

80

150

70

80

750

350

400

Chi cho công tác hỗ trợ dạy nghề cho người MD tái hòa nhập cộng đồng (Mức 1.000.000/người/lần)

400

160

240

50

20

30

50

20

30

50

20

30

250

100

150

Chi hỗ trợ vốn tạo việc làm cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng (Mức 1.000.000/người/lần)

800

400

400

100

50

50

100

50

50

100

50

50

500

250

250

Xây dựng các mô hình hỗ trợ giúp đỡ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng

5,208

2,848

2,360

576

356

220

576

356

220

576

356

220

3,180

1,780

1,400

Hoạt động tư vấn tâm lý, pháp lý, kỹ năng sống và phòng chống STD, HIV/AIDS trong nhóm mại dâm

1,584

1,104

480

198

138

60

198

138

60

198

138

60

990

690

300

Mua sắm trang thiết bị Văn phòng tư vấn .... (Định mức 100 triệu đng)

300

0

300

0

0

0

150

0

0

0

0

0

150

 

150

Tiền công cho tư vấn viên VP (Mức 04 người x 2.500.000đ/người/tháng)

960

960

0

120

120

0

120

120

0

120

120

0

600

600

 

Chi thường xuyên cho hoạt động VP (Định mức 1,5 triệu đồng/tháng)

144

144

0

18

18

0

18

18

0

18

18

0

90

90

 

Chi thuê địa điểm đặt Văn phòng tư vấn (Định mức 05 triệu đồng/tháng)

480

0

480

60

0

60

60

0

60

60

0

60

300

 

300

XD mô hình các CLB trợ giúp người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng.

720

320

400

90

40

50

90

40

50

90

40

50

450

200

250

Hỗ trợ trang thiết bị thành lập 30 CLB (Mức 10 triệu đồng/01CLB)

300

0

300

0

0

0

150

0

150

0

0

0

150

0

150

Duy trì sinh hoạt định kỳ của các CLB (Mức 500.000 đồng/CLB/tháng)

720

320

400

90

40

50

90

40

50

90

40

50

450

200

250

XD, và duy trì 50 X,P Thí điểm mô hình không có MD (Mức 25 triệu/ năm/XP và 15 triệu/năm/XP cho DT)

6,000

2,000

4,000

750

250

500

750

250

500

750

250

500

3,750

1,250

2,500

Nâng cao năng lực và đánh giá, giám sát

3,600

1,600

2,000

450

200

250

450

200

250

450

200

250

2,250

0

2,250

Xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác PC mại dâm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo định, kỳ

2,000

0

2,000

250

0

250

250

0

250

250

0

250

1,250

0

1,250

Tổ chức các cuộc hội thảo, sơ kết, tổng kết chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm

800

800

0

100

100

0

100

100

0

100

100

0

500

0

500

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống mại dâm ở cơ sở

800

800

0

100

100

0

100

100

0

100

100

0

500

500

0

Chi khác

800

800

0

100

100

0

100

100

0

100

100

0

500

500

0

Tổng cộng

38,408

29,408

9,000

(Ba tám tỷ, bốn trăm lẻ tám triệu đồng).

Ghi chú: Nguồn kinh phí trên (từ 2013 - 2015) đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 54 về Thực hiện Chương trình Hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

 

PHỤ LỤC SỐ 3

KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
(Kèm theo Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. KINH PHÍ TNG THỂ (Methadon 2013 đến 2020)

TT

Nội dung

Chi phí/cơ sở/năm

CSĐT (2 năm đầu)

CSĐT (từ năm 3 đến năm 4)

CSĐT (từ năm 5 đến năm 6)

CSĐT (từ năm 7 đến năm 8)

CSCPT (2 năm đầu)

CSCPT (từ năm 3 đến năm 4)

CSCPT (từ năm 5 đến năm 6)

CSCPT (từ năm 7 đến năm 8)

A

Chi phí ban đầu

553,600,000

 

 

 

350,000,000

350,000,000

350,000,000

350,000,000

1

Phí sửa chữa, trang bị CSVC cho cơ sở mới

300,000,000

0

0

0

200,000,000

0

0

0

2

Phí mua sắm trang thiết bị cho cơ sở mới

300,000,000

0

0

0

150,000,000

0

0

0

3

Đào tạo ban đầu

50,000,000

0

0

0

30,000,000

0

0

0

4

Phí duy tu, bảo dưỡng

20,000,000

20,000,000

20,000,000

20,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

5

Phí khấu hao tài sản

30,000,000

27,000,000

21,870,000

19,683,000

15,000,000

13,500,000

10,935,000

9,841,500

B

Chi phí vận hành

864,136,065

859,003,960

907,398,855

960,094,750

316,206,890

327,792,100

338,352,310

349,937,520

4

Lương cho cán bộ

367,680,600

409,550,400

449,782,200

493,290,000

85,503,600

95,004,000

104,504,400

114,004,800

5

Phụ cấp ngày lễ, tết

27,576,045

30,716,280

33,856,515

36,996,750

6,412,770

7,125,300

7,837,830

8,550,360

6

Phụ cấp ngày thứ 7, chủ nhật

53,109,420

59,157,280

65,205,140

71,253,000

12,350,520

13,722,800

15,095,080

16,467,360

7

Hỗ trợ họp ban xét chọn bệnh nhân

5,040,000

-

-

-

-

-

-

-

8

Xét nghiệm định kỳ cho bệnh nhân

85,900,000

62,950,000

61,925,000

61,925,000

39,410,000

39,410,000

38,385,000

38,385,000

9

Mua vật tư tiêu hao

198,230,000

170,030,000

170,030,000

170,030,000

103,230,000

103,230,000

103,230,000

103,230,000

10

Họp và giao ban hàng quý, tháng

3,600,000

3,600,000

3,600,000

3,600,000

1,800,000

1,800,000

1,800,000

1,800,000

11

Chi phí văn phòng

123,000,000

123,000,000

123,000,000

123,000,000

67,500,000

67,500,000

67,500,000

67,500,000

C

Thuốc

1,018,276,500

1,113,684,150

1,210,091,800

1,306,499,450

522,038,250

571,242,075

620,445,900

669,649,725

9

Phí mua thuốc (giả định trưt giá 10%/năm)

984,076,500

1,082,484,150

1,180,891,800

1,279,299,450

492,038,250

541,242,075

590,445,900

639,649,725

10

Phí vận chuyển thuốc cho các cơ sở

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

11

Phí tiêu hủy vỏ chai

7,200,000

7,200,000

7,200,000

7,200,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

12

Công tác phí giám sát 2 GSV tỉnh tham gia giám sát 2 tháng/1lần)

15,000,000

12,000,000

10,000,000

8,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

D

Chi phí khác

30,000,000

20,000,000

15,000,000

10,000,000

154,000,000

154,000,000

154,000,000

154,000,000

13

Đào tạo bổ sung và nâng cao

30,000,000

20,000,000

15,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

 

Tổng cộng

2,466,012,565

1,992,688,110

2,132,490,655

2,276,594,200

1,342,245,140

1,403,034,175

1,462,798,210

1,523,587,245

Ghi chú:

Chi phí vận hành hàng năm không bao gồm kính phí xây mới, sửa chữa ban đầu, mua vật tư trang thiết b và đào tạo cho Cơ sở điều trị và Cơ s cấp phát thuốc:

Từ 2013 đến 2015:

- Cơ sở điều trị: 859 triệu đồng/năm

- Cơ sở cấp phát thuốc: 328 triệu đồng/năm

Từ 2016 đến 2020 (Bao gồm mua thuc methadone):

- Cơ sở điều trị: 1,98 tỷ đồng/năm

- Cơ sở cấp phát thuốc: 900 triệu đồng/năm

II. KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU METHADONE (250 bệnh nhân (tính bắt đầu đưa vào hoạt động năm 2013 - 2020))

TT

Hoạt động/nội dung chi tiết

SL

Đơn vị tính

Định mức VND
(2năm thứ1)

Định mức VND
(2năm thứ2)

Định mức VND
(2năm thứ3)

Định mức VND
(2năm thứ4)

Thành tiền VND
(2năm thứ1)

Thành tiền VND
(2năm thứ2)

Thành tiền VND
(2năm thứ3)

Thành tiền VND
(2năm thứ4)

Giờ

Ngày

Tháng

1

Lương cho các cán bộ 100% thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ (Hệ số lương khởi điểm 2,34; 70% đặc thù)

1

 

 

12

4,176,900

4,765,950

5,355,000

5,944,050

50,122,800

57,191,400

64,260,000

71,328,600

Dược sĩ trung học (Hệ số lương khởi điểm 1,86; 30% đặc thù)

2

 

 

12

2,538,900

2,811,900

3,084,900

3,357,900

60,933,600

67,485,600

74,037,600

80,589,600

Tư vấn viên (Hệ số lương khởi điểm 1,86; 30% đặc thù)

1

 

 

12

2,538,900

2,811,900

2,948,400

3,357,900

30,466,800

33,742,800

35,380,800

40,294,800

Cán bộ xét nghiệm (Hệ số lương khởi điểm 1,86; 70% đc thù)

1

 

 

12

3,320,100

3,677,100

4,034,100

4,391,100

39,841,200

44,125,200

48,409,200

52,693,200

Điều dưỡng viên (Hệ số lương khởi điểm 1,86; 70% đặc thù)

2

 

 

12

3,320,100

3,677,100

4,034,100

4,391,100

79,682,400

88,250,400

96,818,400

105,386,400

Nhân viên hành chính (Hệ số lương khởi điểm 1,86; 30% đặc thù)

1

 

 

12

2,538,900

2,811,900

3,084,900

3,357,900

30,466,800

33,742,800

37,018,800

40,294,800

Nhân viên vệ sinh (Hệ số lương khởi điểm 1,65; 30% đặc thù)

1

 

 

12

2,252,250

2,497,950

2,743,650

2,989,350

27,027,000

29,975,400

32,923,800

35,872,200

Bảo vệ (Hệ số lương khởi đim 1,50; 30% đặc thù)

2

 

 

12

2,047,500

2,293,200

2,538,900

2,784,600

49,140,000

55,036,800

60,933,600

66,830,400

Tổng 1

11

 

 

 

 

 

 

 

367,680,600

409,550,400

449,782,200

493,290,000

2

Phụ cấp ngày lễ, tết cho các cán bộ (ngày trực lễ 300% lương)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sĩ điều trị

1

 

9

 

417,690

476,595

535,500

594,405

3,759,210

4,289,355

4,819,500

5,349,645

 

Dược sĩ trung học

2

 

9

 

253,890

281,190

308,490

335,790

4,570,020

5,061,420

5,552,820

6,044,220

 

Tư vấn viên

1

 

9

 

253,890

281,190

308,490

335,790

2,285,010

2,530,710

2,776,410

3,022,110

 

Cán bộ xét nghiệm

1

 

9

 

332,010

367,710

403,410

439,110

2,988,090

3,309,390

3,630,690

3,951,990

 

Điều dưỡng viên

2

 

9

 

332,010

367,710

403,410

439,110

5,976,180

6,618,780

7,261,380

7,903,980

 

Cán b hành chính

1

 

9

 

253,890

281,190

308,490

335,790

2,285,010

2,530,710

2,776,410

3,022,110

 

Nhân viên vệ sinh

1

 

9

 

225,225

249,795

274,365

298,935

2,027,025

2,248,155

2,469,285

2,690,415

 

Bảo vệ

2

 

9

 

204,750

229,320

253,890

278,460

3,685,500

4,127,760

4,570,020

5,012,280

 

Tổng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

27,576,045

30,716,280

33,856,515

36,996,750

3

Trực ngày th 7, CN (chỉ làm việc 1/2 ngày) (200% lương)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bác sỹ điều trị

1

 

26

 

278,460

317,730

357,000

396,270

7,239,960

8,260,980

9,282,000

10,303,020

 

c sỹ trung học

2

 

26

 

169,260

187,460

205,660

223,860

8,801,520

9,747,920

10,694,320

11,640,720

 

Tư vấn viên

1

 

26

 

169,260

187,460

205,660

223,860

4,400,760

4,873,960

5,347,160

5,820,360

 

Cán bộ xét nghiệm

1

 

26

 

221,340

245,140

268,940

292,740

5,754,840

6,373,640

6,992,440

7,611,240

 

Điều dưỡng viên

2

 

26

 

221,340

245,140

268,940

292,740

11,509,680

12,747,280

13,984,880

15,222,480

 

Cán bộ hành chính

1

 

26

 

169,260

187,460

205,660

223,860

4,400,760

4,873,960

5,347,160

5,820,360

 

Nhân viên vệ sinh

1

 

26

 

150,150

166,530

182,910

199,290

3,903,900

4,329,780

4,755,660

5,181,540

 

Bảo vệ

2

 

26

 

136,500

152,880

169,260

185,640

7,098,000

7,949,760

8,801,520

9,653,280

 

Tổng 3

 

 

 

 

 

 

 

 

53,109,420

59,157,280

65,205,140

71,253,000

4

Hỗ trợ họp ban xét chn bnh nhân

7

 

 

12

60,000

-

-

-

5,040,000.0

-

-

-

 

Tổng 4

 

 

 

 

 

 

 

 

5,040,000.0

-

-

-

5

Xét nghiệm đnh kỳ cho bnh nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công thức máu

275

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

16,500,000

4,950,000

4,950,000

4,950,000

 

Test nhanh HIV

275

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

16,500,000

14,025,000

14,025,000

14,025,000

 

Xét nghiệm HbsAg

275

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

16,500,000

16,500,000

16,500,000

16,500,000

 

Xét nghiệm HCV

275

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

16,500,000

16,500,000

16,500,000

16,500,000

 

Chức năng gan AST

275

 

 

1

25,000

25,000

25,000

25,000

6,875,000

3,437,500

3,437,500

3,437,500

 

Chức năng gan SLT

275

 

 

1

25,000

25,000

25,000

25,000

6,875,000

3,437,500

3,437,500

3,437,500

 

Các xét siêu âm, điện tim, X quang……

 

 

 

 

 

 

 

 

6,150,000

4,100,000

3,075,000

3,075,000

 

Tổng 5

 

 

 

 

 

 

 

 

85,900,000

62,950,000

61,925,000

61,925,000

6

Mua sắm vật tư tiêu hao (tính hư hao 10%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cốc uống thuốc (mỗi bệnh nhân ngày/1 cốc, giá 1000 đ/cốc)

275

 

365

 

1,000

1,000

1,000

1,000

100,375,000

100,375,000

100,375,000

100,375,000

 

Cốc lấy nước tiểu (4 lần/người bệnh/năm)

275

 

 

 

10,250

10,250

10,250

10,250

11,275,000

11,275,000

11,275,000

11,275,000

 

Test tìm Morphinne nước tiểu (để khởi liều và kiểm tra định kỳ 1 tháng/1 lần)

1500

 

 

 

20,000

20,000

20,000

20,000

30,000,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

 

Test tìm Benzodiazepin nước tiểu (để khởi liều)

400

 

 

 

20,500

20,500

20,500

20,500

8,200,000

-

-

-

 

Bình nước 25 lít cho bệnh nhân pha thuốc uống (01 bình/ngày)

2

 

365

 

41,000

41,000

41,000

41,000

29,930,000

29,930,000

29,930,000

29,930,000

 

Thuốc cấp cứu

 

 

 

 

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

 

Mua bông, băng, cồn, gạc……

 

 

 

 

 

 

 

 

4,100,000

4,100,000

4,100,000

4,100,000

 

Mua đồng phục cho nhân viên/năm (quần áo blue cho nhân viên y tế; quần áo, giầy cho bảo vệ)

12

 

 

 

1,025,000

1,025,000

1,025,000

1,025,000

12,300,000

12,300,000

12,300,000

12,300,000

 

Tổng 6

 

 

 

 

 

 

 

 

198,230,000

170,030,000

170,030,000

170,030,000

7

Họp và giao ban hàng quý, tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ chè nước họp giao ban, hội chuẩn ....

20

 

 

6

30,000

30,000

30,000

30,000

3,600,000

3,600,000

3,600,000

3,600,000

 

Tổng 7

 

 

 

 

 

 

 

 

3,600,000

3,600,000

3,600,000

3,600,000

8

Chi phí văn phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

In ấn biểu mẫu sổ, báo cáo, thẻ bệnh nhân,...

 

 

 

 

15,000,000

15,000,000

15,000,000

15,000,000

15,000,000

15,000,000

15,000,000

15,000,000

 

Cước phí dt, internet, vpp

 

 

 

12

1,000,000

1,000,000

1,000,000

1,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

 

Dịch vụ (điện nước, vệ sinh)

 

 

 

12

1,000,000

1,000,000

1,000,000

1,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

 

Thuê người trông giữ xe cho bệnh nhân

 

 

 

12

3,500,000

3,500,000

3,500,000

3,500,000

84,000,000

84,000,000

84,000,000

84,000,000

 

Tổng 8

 

 

 

 

 

 

 

 

123,000,000

123,000,000

123,000,000

123,000,000

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

864,136,065

859,003,960

907,398,855

960,094,750

Ghi chú:

Theo Nghị định số: 204/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

và Nghị định số: 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định Số: 204/2004/NĐ-CP

Thông tư số: 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động -Thương Binh và Xã hội

III. KINH PHÍ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ CẤP PHÁT THUỐC (150 bệnh nhân tính bắt đầu đưa vào hoạt động năm 2013 đến 2020)

TT

Hoạt động/nội dung chi tiết

Số lượng

Đơn vị tính

Định mức VND
(2năm thứ1)

Định mức VND
(2năm thứ2)

Định mức VND
(2năm thứ3)

Định mức VND
(2năm thứ4)

Thành tiền VND
(2năm thứ1)

Thành tiền VND
(2năm thứ2)

Thành tiền VND
(2năm thứ3)

Thành tiền VND
(2năm thứ4)

Giờ

Ngày

Tháng

1

Lương cho các cán bộ 100% thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dược sĩ trung học (Hệ số lương khởi điểm 1,86; 30% đặc thù)

2

 

 

12

2,538,900

2,811,900

3,084,900

3,357,900

60,933,600

67,485,600

74,037,600

80,589,600

 

Bảo vệ (Hệ số lương khởi điểm 1,50; 30% đặc thù)

1

 

 

12

2,047,500

2,293,200

2,538,900

2,784,600

24,570,000

27,518,400

30,466,800

33,415,200

 

Tổng 1

3

 

 

 

 

 

 

 

85,503,600

95,004,000

104,504,400

114,004,800

2

Ph cp ngày l, tết cho các cán bộ (ngày trực lễ tết 300% lương)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dươc sỹ trung học

2

 

9

 

253,890

281,190

308,490

335,790

4,570,020.0

5,061,420

5,552,820

6,044,220

 

Bảo vệ

1

 

9

 

204,750

229,320

253,890

278,460

1,842,750.0

2,063,880

2,285,010

2,506,140

 

Tổng 2

 

 

 

 

 

 

 

 

6,412,770

7,125,300

7,837,830

8,550,360

3

Trực ngày thứ 7, CN (chỉ làm việc 1/2 ngày) (200% lương)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c sỹ trung học

2

 

26

 

169,260

187,460

205,660

223,860

8,801,520

9,747,920

10,694,320

11,640,720

 

Bảo vệ

1

 

26

 

136,500

152,880

169,260

185,640

3,549,000

3,974,880

4,400,760

4,326,640

 

Tổng 3

 

 

 

 

 

 

 

 

12,350,520

13,722,800

15,095,080

16,467,360

4

Hỗ trợ họp ban xét chọn bệnh nhân %

7

 

 

12

-

-

-

-

-

-

-

-

 

Tổng 4

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

-

5

Xét nghiệm định kỳ cho bnh nhân ti cơ sở điều tr

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công thức máu

165

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

9,900,000

2,970,000

2,970,000

2,970,000

 

Test nhanh HIV (lần thứ 2, chỉ làm với bệnh nhân lần 1 âm tính)

165

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

9,900,000

8,415,000

8,415,000

8,41-5,000

 

Xét nghiệm HbsAg

165

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

9,900,000

9,900,000

9,900,000

9,900,000

 

Xét nghiệm HCV

165

 

 

1

60,000

60,000

60,000

60,000

9,900,000

9,900,000

9,900,000

9,900,000

 

Chức năng gan AST

165

 

 

1

25,000

25,000

25,000

25,000

4,125,000

2,062,500

2,062,500

2,062,500

 

Chức năng gan SLT

165

 

 

1

25,000

25,000

25,000

25,000

4,125,000

2,062,500

2,062,500

2,062,500

 

Các xét nghiệm khác: siêu âm, đin tim, x quang….

 

 

 

 

 

 

 

 

6,150,000

4,100,000

3,075,000

3,075,000

 

Tổng 5

 

 

 

 

 

 

 

 

54,000,000

39,410,000

38,385,000

38,385,000

6

Mua sắm vật tư tiêu hao (tính hư hao 10%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cốc uống thuốc (mỗi bệnh nhân ngày/1 cốc, giá 1000 đ/cốc)

165

 

365

 

1,000

1,000

1,000

1,000

60,225,000

60,225,000

60,225,000

60,225,000

 

Cốc lấy nước tiểu (4 lần/người bệnh/năm)

165

 

 

4

10,250

10,250

10,250

10,250

6,765,000

6,765,000

6,765,000

6,765,000

 

Test tìm Morphinne nước tiểu (để khởi liều và kiểm tra định kỳ 1 tháng/1 lần)

165

 

 

 

20,000

20,000

20,000

20,000

3,300,000

10,000,000

10,000,000

10,000,000

 

Test tìm Benzodiazepin nước tiểu (để khởi liều)

400

 

 

 

20,500

20,500

20,500

20,500

8,200,000

-

-

-

 

Bình nước 25 lít cho bệnh nhân pha thuốc uống(01 lần bình/ngày)

1

 

365

 

41,000

41,000

41,000

41,000

14,965,000

14,965,000

14,965,000

14,965,000

 

Thuốc cấp cứu

 

 

 

 

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

2,050,000

 

Mua bông, băng, cn, gạc

 

 

 

 

 

 

 

 

4,100,000

4,100,000

4,100,000

4,100,000

 

Mua đng phục cho nhân viên/năm (quần áo blue cho nhân viên y tế; quần áo, giày cho bảo vệ)

5

 

 

 

1,025,000

1,025,000

1,025,000

1,025,000

5,125,000

5,125,000

5,125,000

5,125,000

 

Tổng 6

 

 

 

 

 

 

 

 

104,730,000

103,230,000

103,230,000

103,230,000

7

Hp và giao ban hàng quý, tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H trợ chè nước họp giao ban, hội chuẩn

10

 

 

6

30,000

30,000

30,000

30,000

1,800,000

1,800,000

1,800,000

1,800,000

 

Tổng 7

 

 

 

 

 

 

 

 

1,800,000

1,800,000

1,800,000

1,800,000

8

Chi phí văn phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

In ấn biểu mẫu s, báo cáo, thẻ bệnh nhân,...

 

 

 

 

7,500,000

7,500,000

7,500,000

7,500,000

7,500,000

7,500,000

7,500,000

7,500,000

 

Cước phí dt, internet, vpp

 

 

 

12

500,000

500,000

500,000

500,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

6,000,000

 

Dịch vụ (điện nước, vệ sinh)

 

 

 

12

1,000,000

1,000,000

1,000,000

1,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

12,000,000

 

Thuê người trông giữ xe cho bệnh nhân

1

 

 

12

3,500,000

3,500,000

3,500,000

3,500,000

42,000,000

42,000,000

42,000,000

42,000,000

 

Tổng 8

 

 

 

 

 

 

 

67,500,000

67,500,000

67,500,000

67,500,000

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

332,296,890

327,792,100

338,352,310

349,937,520

 

Ghi chú:

Theo Nghị định số: 204/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

và Nghị định số: 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định Số: 204/2004/NĐ-CP

Thông tư số: 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động -Thương Binh và Xã hội.