Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: 264/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Lê Minh Trí
Ngày ban hành: 21/07/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 264/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH TẠM THỜI KIỂM SÁT VIỆC GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA; TRỰC TIẾP GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH KHI HỎI CUNG BỊ CAN, LẤY LỜI KHAI TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA, TRUY TỐ

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo VKSNDTC;
- Viện trưởng VKSQSTW;
- Viện trưởng các VKSND cấp cao;
- Lưu: VT, V2, V14.

VIỆN TRƯỞNG




Lê Minh Trí

 

QUY TRÌNH TẠM THỜI

KIỂM SÁT VIỆC GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA; TRỰC TIẾP GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH KHI HỎI CUNG BỊ CAN, LẤY LỜI KHAI TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA, TRUY TỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 264/QĐ-VKSTC ngày 21/7/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định trình tự, thủ tục kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của Cơ quan có thẩm quyền điều tra; trình tự, thủ tục trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố; quy định việc bảo quản, lưu trữ, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp (sau đây gọi chung là Viện kiểm sát các cấp).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát các cấp;

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi tiến hành các hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Bảo đảm tuân thủ đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 03/2018).

2. Bảo đảm không vi phạm các điều cấm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2018. Trường hợp xảy ra vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Những trường hợp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Cơ quan có thẩm quyền điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

2. Các trường hợp có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh:

- Hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS);

- Trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLTTHS.

- Lấy lời khai của người làm chứng theo quy định tại Điều 187, lấy lời khai người bị hại, đương sự theo quy định tại Điều 188 BLTTHS;

- Đối chất theo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTHS.

Điều 5. Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

1. Kiểm sát viên phải kiểm sát trực tiếp việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội (sau đây gọi tắt là người đại diện pháp nhân) trong các trường hợp sau đây:

- Bị can, người đại diện pháp nhân kêu oan;

- Bị can, người đại diện pháp nhân khiếu nại hoạt động điều tra;

- Có căn cứ xác định việc điều tra có vi phạm pháp luật;

- Khi có đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền điều tra; tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn hoặc chưa rõ; lời khai của bị can, người đại diện pháp nhân trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai của bị can; trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát trực tiếp việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh nếu xét thấy cần thiết trong các trường hợp quy định tại Điều 4 quy định này.

3. Đối với các trường hợp mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì tiến hành kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thông qua việc nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Chương II

KIỂM SÁT VIỆC GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH KHI HỎI CUNG BỊ CAN, LẤY LỜI KHAI

Điều 6. Kiểm sát việc chuẩn bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Cán bộ điều tra về kế hoạch, thời gian hỏi cung bị can, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông tin về kế hoạch hỏi cung, lấy lời khai, thời gian, địa điểm; trang thiết bị thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh để thực hiện việc kiểm sát trực tiếp.

2. Trường hợp ghi âm, ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động của Điều tra viên theo các nội dung sau:

- Quyết định lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh;

- Thành phần tham gia thực hiện việc ghi âm, ghi hình, đối tượng ghi âm ghi hình;

- Việc bố trí chỗ ngồi của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, người được hỏi cung, lấy lời khai, người bào chữa (nếu có), cán bộ kỹ thuật theo quy định, việc thực hiện các thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh;

- Việc chuẩn bị trang thiết bị phương tiện thực hiện, âm thanh, ánh sáng có đủ điều kiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hay không. Kiểm tra hoạt động của Camera, micro và các điều kiện kỹ thuật khác để đảm bảo việc thu nhận tín hiệu đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Trường hợp hỏi cung bị can, lấy lời khai tại địa điểm khác thì kiểm sát chặt chẽ việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra liên hệ với cơ quan, tổ chức hữu quan để bố trí phòng ghi âm và việc chọn vị trí phù hợp để đặt máy ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cơ động, bảo đảm thu nhận tín hiệu tốt nhất.

Sắp xếp chỗ ngồi của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, bị can, người được ghi lời khai và những người tham gia tố tụng khác như sau: Điều tra viên, Cán bộ điều tra đối diện với bị can; Kiểm sát viên ngồi bên cạnh Điều tra viên; người tham gia tố tụng khác ngồi vuông góc với bị can, người được ghi lời khai. Đảm bảo việc bố trí thiết bị, vị trí ngồi của người hỏi cung, bị can và những người khác đúng trình tự quy định pháp luật.

Điều 7. Kiểm sát việc tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Kiểm sát chặt chẽ Điều tra viên, cán bộ điều tra thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan có thẩm quyền điều tra theo các bước như sau:

- Việc nhấn nút ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; đọc rõ thời gian bắt đầu buổi hỏi cung, lấy lời khai và ghi thời gian bắt đầu tiến hành hỏi cung, lấy lời khai vào Biên bản hỏi cung, Biên bản ghi lời khai.

- Thông báo cho bị can, người được lấy lời khai về việc hỏi cung, việc lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và ghi vào Biên bản hỏi cung, Biên bản lấy lời khai.

- Trường hợp tạm dừng việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc rõ và ghi vào Biên bản hỏi cung hoặc Biên bản ghi lời khai về thời gian tạm dừng, lý do tạm dừng. Khi tiếp tục hỏi cung hoặc lấy lời khai, Điều tra viên phải đọc rõ thời gian tiếp tục hỏi cung hoặc lấy lời khai và ghi vào Biên bản hỏi cung hoặc Biên bản ghi lời khai.

- Trường hợp đang hỏi cung bị can, lấy lời khai mà xảy ra sự cố kỹ thuật không ghi âm hoặc ghi hình được thì dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai; phải ghi rõ trong biên bản lý do dừng, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

2. Khi hỏi cung bị can, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại địa điểm khác thì Kiểm sát viên kiểm sát Điều tra viên, Cán bộ điều tra thực hiện các bước như sau;

Về trình tự bắt đầu, tạm dừng, kết thúc việc hỏi cung bị can, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai mà xảy ra sự cố kỹ thuật, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải báo cho bị can hoặc người được lấy lời khai biết Nếu họ đồng ý tiếp tục làm việc thì vẫn tiến hành hỏi cung, lấy lời khai. Nếu họ không đồng ý tiếp tục làm việc thì dùng buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này phải ghi rõ trang biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

Điều 8. Kiểm sát việc kết thúc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Kết thúc buổi hỏi cung, lấy lời khai, Kiểm sát viên kiểm sát việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo là kết thúc buổi làm việc và nhấn nút kết thúc. Tình huống bị can, người được lấy lời khai muốn khai bổ sung hoặc đề nghị sửa chữa biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai hoặc tự viết bổ sung vào biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai thì vẫn phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

2. Trường hợp tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ thì ngay sau khi kết thúc buổi hỏi cung, lấy lời khai, Kiểm sát viên kiểm sát việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra phối hợp với cán bộ chuyên môn của cơ sở giam giữ sao chép ra thiết bị lưu trữ và lập biên bản giao nhận. Thiết bị đã lưu trữ dữ liệu và biên bản giao nhận phải được đưa vào hồ sơ chính.

2. Trường hợp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại địa điểm khác thì ngay sau khi kết thúc buổi hỏi cung, ghi lời khai, Kiểm sát viên kiểm sát việc Điều tra viên, Cán bộ điều tra sao chép ngay dữ liệu buổi hỏi cung, lấy lời khai trên máy lưu động ra thiết bị lưu trữ để lưu hồ sơ vụ án.

Điều 9. Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thông qua nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

Trường hợp Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì tiến hành kiểm sát hoạt động này thông qua việc nghiên cứu biên bản hỏi cung bị can, lấy lời khai người đại diện pháp nhân có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Khi nghiên cứu các biên bản hỏi cung, ghi lời khai, Kiểm sát viên phải kiểm tra việc Điều tra viên thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thể hiện thông qua nội dung các biên bản theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Quy trình này. Nếu xét thấy cần thiết thì yêu cầu Điều tra viên chuyển giao cho Kiểm sát viên dữ liệu lưu trữ để thực hiện việc kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Chương III

TRỰC TIẾP GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH KHI HỎI CUNG BỊ CAN, LẤY LỜI KHAI

Điều 10. Chuẩn bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Xây dựng kế hoạch:

Trước khi tiến hành các hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai thì Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án, vụ việc phải xây dựng kế hoạch hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt Nội dung kế hoạch phải đề xuất nêu rõ:

a) Địa điểm hỏi cung, lấy lời khai (tại cơ sở giam gia hoặc tại địa điểm khác);

b) Quyết định lựa chọn hình thức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh (cố định hoặc cơ động).

2. Thông báo việc hỏi cung, lấy lời khai:

Nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Kiểm sát viên phải thông báo cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra biết về kế hoạch hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo Điều 183 BLTTHS. Nếu vụ án có người bào chữa thì Thông báo cho người bào chữa biết về việc tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai.

Nếu vụ án trong giai đoạn truy tố thì Kiểm sát viên chỉ cần thông báo cho người bào chữa biết về việc tiến hành hỏi cung bị can. Trường hợp người bào chữa tham gia buổi hỏi cung bị can, lấy lời khai thì hỗ trợ tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền bào chữa theo quy định của pháp luật.

3. Đăng ký địa điểm hỏi cung, lấy lời khai:

a) Trường hợp vụ án trong giai đoạn điều tra thi Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên, cán bộ điều tra đăng ký với cơ sở giam giữ hoặc Cơ quan có thẩm quyền điều tra để được bố trí phòng chuyên dụng, hướng dẫn về quy trình, thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và trực tiếp thực hiện các thao tác. Cán bộ chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ tại phòng máy hoặc bộ thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cơ động, không tham gia vào việc hỏi cung, lấy lời khai.

b) Trường hợp vụ án trong giai đoạn truy tố thì Kiểm sát viên trực tiếp đăng ký với cơ sở giam giữ hoặc Bộ phận phụ trách kỹ thuật của Viện kiểm sát để bố trí phòng chuyên dụng, hướng dẫn về quy trình, thao tác kỹ thuật thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và trực tiếp thực hiện các thao tác. Cán bộ chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ tại phòng máy hoặc bộ thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cơ động, không tham gia vào việc hỏi cung, lấy lời khai.

c) Trường hợp hỏi cung bị can tại địa điểm khác thì Kiểm sát viên đăng ký với Bộ phận phụ trách kỹ thuật để được hỗ trợ thực hiện các hoạt động ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cơ động và bố trí cán bộ chuyên môn đi cùng (nếu cần thiết); liên hệ với cơ quan, tổ chức hữu quan để được bố trí phòng làm việc (đảm bảo điều kiện về âm thanh, ánh sáng, không gian theo quy định). Kiểm sát viên phải phối hợp với cán bộ kỹ thuật khảo sát trước để bố trí thiết bị, vị trí ngồi của người hỏi cung, bị can và những người khác.

4. Trích xuất hoặc triệu tập bị can, người đại diện pháp nhân thương mại Kiểm sát viên làm thủ tục trích xuất bị can bị tạm giam hoặc triệu tập bị can tại ngoại, người đại diện pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật, không được đưa bị can tại ngoại, người đại diện pháp nhân thương mại vào hỏi cung, lấy lời khai ở cơ sở giam giữ, trừ trường hợp đối chất với bị can đang bị tạm giam.

Điều 11. Tiến hành ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Việc hỏi cung bị can, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của Kiểm sát viên tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan Viện kiểm sát hoặc trụ sở Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì Kiểm sát viên thực hiện các bước cụ thể như sau:

a) Nhấn nút bắt đầu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh buổi hỏi cung, lấy lời khai; đọc rõ vã ghi vào biên bản thời gian bắt đầu buổi hỏi cung, lấy lời khai.

b) Thông báo cho bị can, người được lấy lời khai và ghi vào biên bản việc hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

c) Trường hợp tạm dừng việc hỏi cung, lấy lời khai thì Kiểm sát viên phải đọc rõ thời gian, lý do vì nhấn nút tạm dừng. Khi tiếp tục hỏi cung hoặc lấy lời khai thì Kiểm sát viên nhấn nút và đọc rõ thời gian tiếp tục hỏi cung, lấy lời khai. Việc tạm dừng và tiếp tục hỏi cung hoặc lấy lời khai phải được ghi vào biên bản hỏi cung hoặc biên bản ghi lời khai.

d) Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai. Trường hợp đang hỏi cung bị can, lấy lời khai mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật thì phải dùng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai và ghi rõ lý do trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

2. Việc hỏi cung, lấy lời khai có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại địa điểm khác thì thực hiện các bước theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 của Điều này.

Trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hoặc xảy ra sự cố kỹ thuật thì thông báo cho bị can, người đại diện pháp nhân biết, nếu họ đồng ý thì tiếp tục làm việc, nếu không đồng ý thì dừng buổi hỏi cung, lấy lời khai và ghi rõ lý do trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

Điều 12. Kết thúc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Kết thúc buổi hỏi cung, lấy lời khai, Kiểm sát viên thông báo cho bị can, người được lấy lời khai là buổi hỏi cung kết thúc và nhấn nút kết thúc, phải đọc rõ thời gian kết thúc vì ghi vào biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai. Trường hợp bị can, người được lấy lời khai muốn khai bổ sung hoặc đề nghị sửa chữa biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai hoặc tự viết bổ sung vào biên bản hỏi cung, biên bản ghi lời khai thì vẫn phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

2. Trường hợp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thực hiện tại trụ sở Cơ quan Viện kiểm sát hoặc tại cơ sở giam giữ thì ngay sau khi kết thúc buổi hỏi cung, lấy lời khai Kiểm sát viên phối hợp với cán bộ chuyên môn sao chép ra 2 thiết bị lưu trữ, lập biên bản giao nhận, 01 đưa vào hồ sơ vụ án, 01 đưa vào hồ sơ kiểm sát.

3. Trường hợp thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại địa điểm khác thì ngay sau khi kết thúc buổi hỏi cung, Kiểm sát viên phải sao chép ngay dữ liệu buổi hỏi cung, lấy lời khai trên máy lưu động ra 02 thiết bị lưu trữ, lập biên bản giao nhận 01 đưa vào hồ sơ vụ án, 01 đưa vào hồ sơ kiểm sát.

Dữ liệu hỏi cung bị can, lấy lời khai tại cơ sở giam giữ hoặc hỏi cung trên thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cơ động phải được sao lưu trên hệ thống lưu trữ điện tử của Cơ quan Viện kiểm sát các cấp.

Điều 13. Thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong các Trường hợp khác

1. Khi lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì có thể được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định tại các điều 146, 187, 188 và 189 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được thực hiện như đối với việc hỏi cung, lấy lời khai theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2018 và Quy trình này. Trường hợp đang ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh mà xảy ra sự cố kỹ thuật thì vẫn tiến hành việc hỏi cung, lấy lời khai và ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Trường hợp tiến hành đối chất có sự tham gia của bị can tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan có thẩm quyền điều tra và địa điểm khác thì phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Trình tự, thủ tục thực hiện theo các quy định của Quy trình này.

Chương IV

BẢO QUẢN, LƯU TRỮ, SỬ DỤNG KẾT QUẢ GHI ÂM HOẶC GHI HÌNH CÓ ÂM THANH

Điều 14. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

1. Viện kiểm sát cốc cấp bố trí bộ phận hoặc cán bộ chuyên môn có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc bảo quản, lưu trữ, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được thực hiện theo quy định lại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2018, bảo đảm nguyên vẹn, không để lộ lọt, không để mất mát hư hỏng.

2. Trường hợp cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu muốn sao lưu, sử dụng thì phải có công văn đề nghị với Viện kiểm sát các cấp. Khi được sự đồng ý của lãnh đạo Viện kiểm sát thì bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm sao lưu kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ra thiết bị lưu trữ và lập biên bản giao nhận cho cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng.

Điều 15. Quản lý hệ thống thiết bị kỹ thuật ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh

Cục thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ phận phụ trách kỹ thuật thuộc Viện kiểm sát các cấp thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh có trách nhiệm quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên các cấp thuộc Cơ quan Viện kiểm sát các cấp và các cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy trình này và các quy định của pháp luật.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung thì kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông qua Vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án trật tự xã hội - Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

Sơ đồ vị trí ngồi của Điều tra viên, bị can và những người tham gia hỏi cung trong trường hợp hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại địa điểm khác

 

PHỤ LỤC 2

Sơ đồ vị trí ngồi của Kiểm sát viên, bị can và những người tham gia hỏi cung trong trường hợp hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại địa điểm khác

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự.

2. Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.

3. Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Xem nội dung VB
Điều 4. Hành vi bị nghiêm cấm

1. Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư liên tịch này; làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Phá hủy cơ sở vật chất, cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Xem nội dung VB
Điều 183. Hỏi cung bị can
...

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Xem nội dung VB
Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

Xem nội dung VB
Điều 187. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Xem nội dung VB
Điều 188. Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự

Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Xem nội dung VB
Điều 189. Đối chất
...

4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Xem nội dung VB
Điều 183. Hỏi cung bị can

1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Xem nội dung VB
Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
...

Điều 187. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng

Biên bản ghi lời khai của người làm chứng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Điều 188. Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự

Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.

Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Điều 189. Đối chất

1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất.

2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.

Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.

Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.

4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.