Quyết định 2639/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Số hiệu: | 2639/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hải Dương | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hiển |
Ngày ban hành: | 24/10/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2639/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 24 tháng 10 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất Đai năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012 ;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương tại tờ trình số 2268/TTr-KHĐT-QHTH ngày 17 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:
2.1. Định hướng lựa chọn nguồn nước
- Ưu tiên lựa chọn nguồn nước mặt là nguồn chủ yếu để cung cấp nước thô; nguồn nước ngầm khai thác ở mức độ hạn chế để đảm bảo an ninh nước sạch.
- Về dài hạn, không sử dụng nước sông nội đồng làm nguồn nước thô.
- Các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh gồm: sông Thái Bình, sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Rạng, sông Luộc sẽ là nguồn cấp nước thô chính cho các trạm xử lý cung cấp nước sạch trong tương lai.
2.2. Định hướng phát triển các trạm xử lý - cấp nước
2.2.1. Định hướng cho thành phố Hải Dương và khu vực đô thị lân cận
- Quy hoạch hệ thống cấp nước liên đô thị lấy thành phố Hải Dương làm trung tâm gồm: hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương đến huyện Gia Lộc dọc theo QL 37 và QL 38B; từ hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương đi thị trấn Cẩm Giàng, thị trấn Bình Giang dọc theo QL 5A hướng đi Hà Nội, từ hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương đi cầu Hàn sang Nam Sách.
- Nâng công suất trạm cấp nước Oret, đổi nguồn nước thô và nâng công suất trạm Việt Hòa; duy trì công suất nhà máy nước Cẩm Thượng; Xây dựng các trạm bơm tăng áp để truyền tải nước đi xa.
2.2.2. Định hướng hệ thống cấp nước cho các huyện - thị xã
- Thị xã Chí Linh và các huyện trong tỉnh: lấy các phường, thị trấn làm trung tâm cấp nước để phát triển hệ thống cấp nước đi các khu vực xung quanh.
- Các khu vực nông thôn đã có hệ thống cấp nước có khả năng kết nối trực tiếp với hệ thống cấp nước đô thị (các xã vùng ven của các thị trấn thuộc các huyện): đấu nối và sử dụng chung với hệ thống cấp nước của các đô thị.
- Các khu vực nông thôn xa đô thị: Đối với xã ở gần các lưu vực sông lớn (có nguồn nước thô đảm bảo trữ lượng và chất lượng) xây dựng trạm cấp nước nông thôn quy mô cấp nước cho một khu vực liên xã; Khu vực không thuận tiện khai thác nguồn nước thô từ sông lớn định hướng cấp nước từ khu vực khác sang (từ trạm cấp nước đô thị hoặc trạm cấp nước khu vực xã lân cận).
2.2.3. Định hướng phát triển mạng lưới truyền dẫn nước
- Đảm bảo truyền tải và phân phối lưu lượng nước sạch từ các nhà máy nước đến các khu vực tiêu thụ đáp ứng nhu cầu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Có khả năng kết nối với mạng lưới cấp nước hiện có; Phù hợp với việc mở rộng khu vực cấp nước mới, đồng thời có khả năng hỗ trợ cho các khu vực cấp nước hiện có.
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng của Tỉnh và các quy hoạch chung xây dựng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
- Đối với khu vực đô thị mới phải quy hoạch mạng vòng để đảm bảo tính liên tục của hệ thống.
3.1. Phân vùng cấp nước
Phân địa bàn cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh thành 8 vùng, bao gồm:
+ Vùng 1: Lấy thành phố Hải Dương làm trung tâm phát triển mạng lưới cấp nước đến thị trấn Nam Sách và toàn bộ huyện Nam Sách - đến thị trấn Gia Lộc và toàn bộ huyện Gia Lộc - đến thị trấn Tân Trường - Lai Cách - Cẩm Giàng và toàn bộ huyện Cẩm Giàng - đến thị trấn Kẻ Sặt và toàn bộ huyện Bình Giang. Nguồn nước thô lấy từ sông Thái Bình và sông Kinh Thày.
+ Vùng 2: Bao gồm toàn bộ địa phận thị xã Chí Linh, nguồn cung cấp nước thô lấy từ sông Thương, sông Kinh Thày.
+ Vùng 3: Bao gồm toàn bộ địa phận huyện Thanh Hà, nguồn cấp nước thô lấy từ sông Thái Bình, sông Rạng.
+ Vùng 4: Bao gồm toàn bộ địa phận huyện Ninh Giang, nguồn nước thô lấy từ sông Luộc.
+ Vùng 5: Bao gồm toàn bộ địa phận huyện Tứ Kỳ, nguồn nước thô lấy từ sông Thái Bình và sông Luộc.
+ Vùng 6: Toàn bộ khu vực huyện Thanh Miện và khu vực liền kề của huyện Ninh Giang, phía Nam huyện Gia Lộc, xã Bình Xuyên (Bình Giang), nguồn nước thô lấy từ sông Luộc.
+ Vùng 7: Bao gồm toàn bộ khu vực huyện Kinh Môn, nguồn nước thô từ sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Mạo Khê (sông Đá Vách).
+ Vùng 8: Bao gồm toàn bộ khu vực huyện Kim Thành, nguồn nước thô lấy từ sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Rạng.
3.2. Quy hoạch hệ thống cấp nước theo các vùng
3.2.1. Vùng 1 - Khu vực TP. Hải Dương và các đô thị lân cận
- Giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020): nâng công suất của các xí nghiệp sản xuất nước sạch: Oret, Việt Hòa, Thái Tân - Minh Tân, VIWASEEN6, Nam Tân, Cộng Hòa. Cấp nước sạch đến các xã Liên Hồng, Phương Hưng, Toàn Thắng, Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc); Thạch Lỗi, Kim Giang, Lương Điền, Ngọc Liên (huyện Cẩm Giàng); Thái Hòa (huyện Bình Giang); An Sơn, Hiệp Cát (huyện Nam Sách).
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025): nâng công suất các xí nghiệp cấp nước chính gồm: Oret, Việt Hòa, Thái Tân - Minh Tân, Nam Tân, Cộng Hòa. Các trạm cấp nước nông thôn hiện sử dụng nước sông nội đồng đến giai đoạn này sẽ chuyển thành trạm tăng áp hoặc ngừng hoạt động.
Quy hoạch các trạm tăng áp:
+ Huyện Gia Lộc: nâng cấp trạm tăng áp tại xã Thạch Khôi và một trạm tăng áp tại thị trấn Gia Lộc cấp nước về phía Nam của huyện.
+ Huyện Cẩm Giàng: nâng cấp trạm tăng áp Lai Cách cấp nước cho thị trấn Lai Cách, Tân Trường, Cẩm Giàng - thị trấn Bình Giang và khu vực xung quanh; nâng cấp trạm tăng áp thị trấn Cẩm Giàng cấp nước cho thị trấn Cẩm Giàng và khu vực xung quanh.
+ Huyện Bình Giang: nâng cấp trạm tăng áp Kẻ Sặt cấp nước cho thị trấn Kẻ Sặt và cấp xuống phía Nam của huyện. Giai đoạn sau năm 2020 các trạm cấp nước nông thôn (xã Thái Dương, Long Xuyên) chuyển thành trạm tăng áp.
+ Huyện Nam Sách: xây dựng mở rộng trạm tăng áp hiện có để đáp ứng nhu cầu cấp nước trong tương lai.
3.2.2. Vùng 2 – Khu vực Thị xã Chí Linh
- Giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020):
+ Quy hoạch xây dựng mới xí nghiệp sản xuất nước tại phía Bắc phường Phả Lại (thuộc địa phận xã Hưng Đạo), lấy nước từ sông Thương.
+ Quy hoạch xây dựng mới xí nghiệp sản xuất nước tại phường Văn An, lấy nước thô từ sông Kinh Thầy.
+ Quy hoạch xây dựng mới trạm bơm tăng áp tại phường Bến Tắm, lấy nước sạch đã qua xử lý từ mạng lưới cấp nước Văn An.
+ Cải tạo nâng cấp mở rộng xí nghiệp sản xuất nước Đồng Lạc.
+ Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã, phường chưa có mạng lưới cấp nước sạch: Phường Hoàng Tân, Thái Học, Chí Minh, Cộng Hòa, Lê Lợi, Hưng Đạo, Văn Đức, Kênh Giang.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025):
+ Các trạm Sao Đỏ, Phả Lại hiện sử dụng nước ngầm sẽ ngừng hoạt động, nước sạch được lấy từ các xí nghiệp cấp nước chính.
+ Các trạm cấp nước nông thôn hiện sử dụng nước thô từ các sông chính (sông Thương, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn) được nâng công suất để đáp ứng nhu cầu dùng nước của các xã trong khu vực.
3.2.3. Vùng 3 - Khu vực huyện Thanh Hà
- Giai đoạn 1 từ năm 2014 đến năm 2020: Xây dựng các xí nghiệp cấp nước chính trên cơ sở cải tạo các trạm cấp nước hiện có, đảm bảo nguồn nước thô gồm: Nhà máy nước thị trấn Thanh Hà, nhà máy nước liên xã Trường Thành - Thanh Hồng. Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã hiện chưa có mạng lưới cấp nước (Hợp Đức, Vĩnh Lập). Mục tiêu đến năm 2020 toàn bộ vùng có mạng lưới cấp nước sạch.
- Giai đoạn 2 từ năm 2021 đến năm 2025: Duy trì hoạt động, nâng công suất với những trạm cấp nước có nguồn nước thô đảm bảo. Những trạm sử dụng nước thô từ sông nội đồng chuyển thành trạm tăng áp (trạm Thanh Bính) hoặc ngừng hoạt động.
3.2.4. Vùng 4 - Khu vực huyện Ninh Giang
- Giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020):
+ Quy hoạch xây dựng xí nghiệp cấp nước hiện có của thị trấn Ninh Giang thành xí nghiệp cấp nước chính.
+ Cải tạo các trạm cấp nước nông thôn đặc biệt là hệ thống đường ống hiện có trên địa bàn huyện Ninh Giang.
+ Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã hiện chưa có mạng lưới cấp nước gồm: Hồng Phong, Ninh Hải, Kiến Quốc, Hồng Phúc, Hưng Thái.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025):
+ Mở rộng nâng cấp trạm cấp nước thị trấn Ninh Giang: cấp nước theo QL37, cấp nước sạch cho các xã Nghĩa An, Quyết Thắng, Ứng Hòe, Ninh Hòa, An Đức, Vạn Phúc, riêng xã Hồng Đức sử dụng nước sạch từ thành phố Hải Dương.
+ Các trạm cấp nước hiện sử dụng nước thô từ sông nội đồng hoặc nước ngầm chuyển thành trạm tăng áp (Quyết Thắng, Tân Hương), một số trạm sẽ ngừng hoạt động (An Đức, Quang Hưng).
3.2.5. Vùng 5 - Khu vực huyện Tứ Kỳ
- Giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020):
+ Quy hoạch xây dựng mở rộng trạm cấp nước hiện có của xã Hưng Đạo, Nguyên Giáp thành các trạm cấp nước chính, xây dựng mới xí nghiệp cấp nước thị trấn Tứ Kỳ đặt tại xã Tây Kỳ lấy nước sông Thái Bình, công suất 10.000m3/ngđ cấp cho thị trấn Từ Kỳ và khu vực xung quanh, trạm cấp nước cũ chuyển thành trạm tăng áp.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025):
+ Mở rộng nâng công suất xí nghiệp cấp nước thị trấn Tứ Kỳ, Hưng Đạo, Nguyên Giáp.
+ Ngừng hoạt động hoặc làm trạm tăng áp đối với một số trạm đang sử dụng nước sông nội đồng làm nguồn nước thô (trạm cấp nước xã Minh Đức -Quang Khải, Tiên Động, Cộng Lạc, Tân Kỳ, Hà Kỳ, Hà Thanh, Quảng Nghiệp).
+ Nâng công suất các trạm cấp nước xã Kỳ Sơn, trạm cấp nước liên xã An Thanh - Tứ Xuyên.
+ Cải tạo mạng lưới truyền dẫn đáp ứng khối lượng truyền tải trong giai đoạn quy hoạch.
3.2.6. Vùng 6 – Khu vực huyện Thanh Miện
- Giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020):
+ Quy hoạch xây dựng xí nghiệp cấp nước hiện có của thị trấn Thanh Miện (vị trí tại xã Tiền Phong) thành xí nghiệp cấp nước chính cho vùng.
+ Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã hiện chưa có mạng lưới cấp nước (Chi Lăng Bắc, Chi Lăng Nam, Ngũ Hùng, Tiền Phong, Lê Hồng, Lam Sơn, Ngô Quyền, Đoàn Tùng, Thanh Tùng, Hồng Quang, Đoàn Kết).
+ Xây mới trạm tăng áp tại thị trấn Đoàn Tùng cấp nước cho các xã phía Bắc của huyện Thanh Miện.
+ Cải tạo các trạm cấp nước nông thôn đặc biệt là hệ thống đường ống hiện có trên địa bàn huyện Thanh Miện.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025):
+ Mở rộng công suất của mạng lưới cấp nước thị trấn Thanh Miện; xã Hưng Long, Văn Giang (huyện Ninh Giang).
+ Với các trạm cấp nước hiện có lấy nước thô từ các sông nội đồng sẽ chuyển thành trạm tăng áp (Tân Trào, Đức Xương), hoặc ngừng sử dụng.
3.2.7. Vùng 7 – huyện Kinh Môn
- Giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020):
+ Quy hoạch xây dựng mở rộng xí nghiệp cấp nước thị trấn Minh Tân đặt tại xã Tân Dân, trạm cấp nước xã Thăng Long thành xí nghiệp cấp nước chính.
+ Quy hoạch xây dựng mới 1 trạm cấp nước đặt tại xã Phạm Mệnh (thị trấn Kinh Môn mới) làm xí nghiệp cấp nước chính.
+ Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã hiện chưa có mạng lưới cấp (An Phụ, Thượng Quận, An Sinh, Phạm Mệnh, Hoành Sơn).
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025):
+ Mở rộng công suất của xí nghiệp cấp nước thị trấn Minh Tân, xã Thăng Long, Phạm Mệnh (thị trấn Kinh Môn mới), các trạm lấy nước thô từ các sông chính nâng công suất để đáp ứng nhu cầu cấp nước theo giai đoạn quy hoạch.
+ Chuyển thành trạm tăng áp (thị trấn Kinh Môn cũ, Duy Tân) hoặc ngừng sử dụng với các trạm sử dụng nước thô từ sông nội đồng (Hiệp Hòa).
3.2.8. Vùng 8 – Khu vực huyện Kim Thành
- Giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020):
+ Quy hoạch xây dựng mở rộng xí nghiệp cấp nước thị trấn Phú Thái thành xí nghiệp cấp nước chính của Vùng.
+ Xây dựng mạng lưới cấp nước cho các xã chưa có hệ thống cấp nước gồm: Đại Đức, Tam Kỳ, Việt Hưng, Tuấn Hưng. Mục tiêu đến hết năm 2020 toàn bộ các xã trong vùng đều có mạng lưới cấp nước sạch.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2021 đến năm 2025):
+ Mở rộng công suất xí nghiệp cấp nước thị trấn Phú Thái, các trạm lấy nước thô từ các sông chính nâng cấp công suất để đáp ứng nhu cầu. Quy hoạch trạm cấp nước cho Khu công nghiệp Lai Vu, công suất 5.000m3/ngđ.
+ Kết nối tới các trạm cấp nước nông thôn đã có tại các xã lân cận và các xã trên đường truyền tải, các trạm cấp nước nông thôn quy hoạch thành trạm tăng áp (đối với các trạm cấp nước sử dụng nước thô từ các sông nội đồng nếu không sử dụng làm trạm tăng áp thì ngừng hoạt động).
3.3. Quy hoạch phát triển mạng lưới truyền dẫn
Quy hoạch xây dựng mạng lưới chuyền dẫn tương ứng với các vùng quy hoạch cấp nước, trong các vùng mạng lưới được phân thành các tuyến cụ thể như sau:
3.3.1. Vùng Liên đô thị (Thành phố Hải Dương và vùng đô thị, nông thôn phụ cận)
- Tuyến truyền tải dọc theo QL5 về phía Tây tới thị trấn Lai Cách, xã Tân Trường, thị trấn Cẩm Giàng, thị trấn Kẻ Sặt. Theo tuyến đường 5B tới thị trấn Cẩm Giàng, đường 394 đến Bình Giang.
- Tuyến truyền tải qua cầu Hàn lên phía Bắc tới thị trấn Nam Sách.
- Tuyến truyền tải dọc đường Ngô Quyền xuống phía Nam theo QL37 tới thị trấn Gia Lộc.
3.3.2 Khu vực Chí Linh
- Tuyến 1: từ xí nghiệp cấp nước xã Hưng Đạo đi QL18, cấp nước dọc theo QL18 đấu nối với hệ thống cấp nước phường Sao Đỏ và đấu nối với hệ thống cấp nước phường Bến Tắm tạo thành mạng liên thông.
- Tuyến 2: từ xí nghiệp cấp nước xã Đồng Lạc dọc QL37 đến đấu nối hệ thống cấp nước thuộc Tuyến 1 tại ngã tư Sao Đỏ và chạy lên phía Bắc của thị xã Chí Linh.
- Tuyến 3: từ xí nghiệp cấp nước Chí Minh cấp đi theo hướng QL18.
3.3.3. Khu vực huyện Thanh Hà
- Cấp nước từ xí nghiệp cấp nước xã Thanh Hải tới thị trấn Thanh Hà và vùng phụ cận theo đường 390.
- Cấp nước từ xí nghiệp cấp nước xã Trường Thành dọc theo đường 390 tới các xã Hợp Đức, Thanh Bính, Thanh Hồng, Thanh Cường, Vĩnh Lập. Trạm cấp nước hiện có tại xã Thanh Bính điều chỉnh thành trạm tăng áp.
3.3.4. Khu vực huyện Ninh Giang
- Tuyến 1: từ xí nghiệp sản xuất nước sạch thị trấn Ninh Giang đi dọc QL37 tới trạm tăng áp Quyết Thắng, dọc theo đường 396 tới xã Hưng Thái.
- Tuyến 2: Từ xí nghiệp sản xuất nước sạch xã Quyết Thắng đi dọc QL37 và đường 392.
3.3.5. Khu vực huyện Tứ Kỳ
- Tuyến 1: từ xí nghiệp cấp nước thị trấn Tứ Kỳ (QH mới) đi dọc đường 392 và dọc theo đường 391.
- Tuyến 2: từ xí nghiệp cấp nước xã Hưng Đạo đi dọc đường 391.
- Tuyến 3: từ trạm cấp nước xã Nguyên Giáp đi dọc đường 391 cấp nước sạch cho các xã phía Nam huyện Tứ Kỳ.
3.3.6. Khu vực huyện Thanh Miện
- Tuyến 1: từ xí nghiệp cấp nước thị trấn Thanh Miện đi dọc theo đường 392, 392B cấp nước đến xã Thanh Tùng.
- Tuyến 2: từ thị trấn Thanh Miện cấp nước dọc theo QL38B và đường 392C.
- Tuyến 3: từ thị trấn Đoàn Tùng cấp nước dọc theo đường 393 từ xã Tân Trào đến xã Phạm Kha.
- Tuyến 4: từ tuyến 1 cấp nước theo đường 396 cấp nước cho thị trấn Văn Hội và một số xã của huyện Ninh Giang.
3.3.7 Khu vực huyện Kinh Môn
- Tuyến 1: Theo đường 388 cấp nước từ xí nghiệp cấp nước thị trấn Minh Tân đến thị trấn Phú Thứ và các xã phía Bắc sông Kinh Thầy.
- Tuyến 2: từ xí nghiệp cấp nước thị xã Kinh Môn (quy hoạch mới) cấp nước dọc theo tuyến đường 389 tới xã Bạch Đằng.
- Tuyến 3: từ xí nghiệp cấp nước thị xã Kinh Môn cấp nước dọc theo tuyến đường 389B tới xã Lạc Long.
- Tuyến 4: từ xí nghiệp cấp nước xã Thăng Long cấp nước dọc theo đường 389 và đấu nối với tuyến 1, 2.
3.3.8. Khu vực huyện Kim Thành
- Tuyến 1: từ xí nghiệp sản xuất nước sạch thị trấn Phú Thái dọc theo QL5 đến thị trấn Cộng Hòa (thị trấn theo quy hoạch Vùng tỉnh).
- Tuyến 2: từ xí nghiệp cấp nước xã Kim Đính dọc theo đường 388, cấp nước tới các xã phía Nam của huyện.
Tổng nhu cầu quỹ đất bổ sung giành cho các nhà máy nước, các trạm bơm tăng áp, tuyến cấp I trong giai đoạn 2014 – 2025 là 28,13 ha.
5. Khái toán vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
Tổng khái toán vốn đầu tư: 1.243,541 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2014 - 2020: 1.118,941 tỷ đồng, bao gồm:
+ Các công trình đầu nguồn: 740,161 tỷ đồng.
+ Mạng lưới đường ống: 378,78 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021-2025: Nâng công suất một số trạm cấp nước, trạm tăng áp trên địa bàn tỉnh: 124,6 tỷ đồng.
Bao gồm 10 dự án (nội dung chi tiết của các dự án như trong báo cáo quy hoạch):
(1) - Xây dựng mới nhà máy cấp nước cho thị trấn Tứ Kỳ (đặt tại xã Tây Kỳ - Đông Kỳ) và khu vực lân cận.
(2) - Xây dựng nhà máy nước mới tại phường Văn An, xây dựng mới nhà máy nước tại xã Hưng Đạo, trạm tăng áp tại phường Bến Tắm. Cải tạo mở rộng nhà máy nước xã Đồng Lạc. Cải tạo mạng lưới đường ống cấp nước nông thôn hiện có tại thị xã Chí Linh.
(3) - Cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hải Dương.
(4) - Cải tạo mở rộng mạng lưới cấp nước thị trấn Ninh Giang.
(5) - Cải tạo mở rộng xí nghiệp cấp nước thị trấn Thanh Miện.
(6) - Cải tạo mở rộng xí nghiệp cấp nước xã Minh Tân – Thái Tân, xã Nam Tân, xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách.
(7) - Cải tạo mở rộng mạng lưới cấp nước thị trấn Phú Thái – huyện Kim Thành, cải tạo mạng lưới tại các xã nông thôn.
(8) - Cải tạo mở rộng mạng lưới cấp nước thị trấn Minh Tân – huyện Kinh Môn; xây dựng mới nhà máy nước tại xã Phạm Mệnh; cải tạo mạng lưới tại các xã nông thôn.
(9) - Cải tạo mở rộng mạng lưới cấp nước huyện Gia Lộc.
(10) - Cải tạo mở rộng mạng lưới cấp nước thị trấn Thanh Hà, mạng lưới cấp nước liên xã Trường Thành - Thanh Hồng; chuyển nhà máy nước xã Thanh Bính thành trạm tăng áp.
7. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch (chi tiết như báo cáo quy hoạch)
7.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
7.2. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học công nghệ (KHCN)
7.3. Giải pháp về nhân lực
7.4. Giải pháp về tổ chức quản lý
1. Sở Xây dựng
- Quản lý đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, UBND các xã rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, UBND các xã: Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành cấp nước trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Các Sở, ngành liên quan: theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Xây dựng trong quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Hải Dương; Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Hải Dương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị định 124/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch Ban hành: 28/12/2011 | Cập nhật: 29/12/2011
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch Ban hành: 11/07/2007 | Cập nhật: 26/07/2007
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006