Quyết định 2624/QĐ-UBND năm 2014 Quy định về thiết kế khu vệ sinh trong trường học thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu: | 2624/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Lê Thanh Dũng |
Ngày ban hành: | 27/11/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2624/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 27 tháng 11 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THIẾT KẾ KHU VỆ SINH TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3907 : 2011. Trường Mầm non - Yêu cầu thiết kế; TCVN 8793 : 2011 . Trường Tiểu học - Yêu cầu thiết kế; TCVN 8794 : 2011 . Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 266/TTr-SXD ngày 06/11/2014 về việc phê duyệt và ban hành Quy định về thiết kế khu vệ sinh trong các trường học thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về thiết kế khu vệ sinh trong các trường học thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc các Sở: Xây dựng, GD&ĐT, Tư pháp, KH&ĐT, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành, quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
VỀ THIẾT KẾ KHU VỆ SINH TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC THUỘC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2624/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
Quy định này áp dụng cho việc thiết kế khu vệ sinh trong các Trường Mầm non, Trường Tiểu học, Trường trung học cơ sở và Trường trung học phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Những yêu cầu chung khi thiết kế nhà vệ sinh trường học:
1. Nhà vệ sinh phải ưu tiên bố trí nơi thoáng mát, cuối hướng gió; đảm bảo sự thông gió và chiếu sáng tự nhiên; thuận tiện cho học sinh tiếp cận sử dụng.
2. Từ cấp trường THCS trở lên cần bố trí riêng biệt tách hẳn khu vệ sinh nam nữ ra hai khu vực khác nhau. Theo đó, có thể bố trí hai khu ở hai đầu khối lớp học, nhưng hoán đổi lệch tầng nhau (tầng 1 là vệ sinh nam thì trên lầu sẽ là vệ sinh nữ và ngược lại).
3. Khụ vệ sinh nam và nữ (không tính trường mầm non) phải được bố trí ngăn cách, có lối ra vào độc lập.
4. Phải tạo các không gian đệm ngăn cách để không ảnh hưởng tới các không gian chức năng khác.
5. Tính toán bố trí diện tích rộng ở mức tối đa cho phép.
6. Tính toán số lượng thiết bị vệ sinh phải đủ theo quy định.
7. Bồn rửa phải được đặt cố định và an toàn để đảm bảo sử dụng lâu dài (có thể đặt trên bệ bê tông, lát đá).
8. Chỗ vệ sinh nữ phải bố trí cửa che chắn kín đáo.
9. Tại mỗi khu vệ sinh phải bố trí vòi nước để phục vụ lau chùi vệ sinh sàn, thiết bị.
10. Thiết kế nhà vệ sinh phải đảm bảo cho trẻ khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng.
11. Kích thước buồng vệ sinh, kích thước cửa, các loại thiết bị và chiều cao lắp đặt phải phù hợp với kích thước nhân trắc học của từng lứa tuổi.
12. Khu vệ sinh học sinh và giáo viên nên thiết kế riêng.
13. Hệ thống kỹ thuật khu vệ sinh phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
14. Sàn phòng vệ sinh có độ dốc 2% về phễu thu sàn, ống thoát lớn để đảm bảo thoát nước nhanh.
15. Vật liệu lát nền khu vệ sinh đảm bảo dễ lau chùi nhưng không trơn trượt, không thấm nước.
16. Vật liệu ốp lát tường màu sáng, dễ lau chùi.
17. Sử dụng thiết bị vệ sinh tốt.
18. Cửa không được dùng vật liệu hút ẩm, dễ mối mọt, rỉ sét, ăn mòn trong quá trình sử dụng. Cửa đi rộng ≥ 1m.
19. Chiều cao khu vệ sinh ≥ 2,7m.
20. Trong khu vệ sinh của giáo viên, cán bộ nhân viên nên bố trí thêm phòng tắm.
21. Số lượng phòng vệ sinh cho giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường được bố trí nam nữ riêng biệt. Diện tích không nhỏ hơn 6 m2/phòng. Số lượng thiết bị:
- Đối với nam: 01 tiểu/15 người; 01 xí/20 người; 01 rửa tay/4 xí nhưng không được ít hơn 1;
- Đối với nữ: 01 xí/15 người; 01 rửa tay/2 xí nhưng không được ít hơn 1.
22. Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong phải được đặt ngầm trong tường hoặc trong hộp kỹ thuật. Các van đặt trong rãnh ngầm hoặc hộp kỹ thuật phải có cửa kiểm tra để thuận tiện cho việc quản lý và sửa chữa.
23. Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh.
24. Đường ống cấp nước và thoát nước không được phép đặt lộ dưới trần của các phòng.
25. Phòng vệ sinh cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không ảnh hưởng đến các phòng khác.
26. Lập quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và kinh phí thực hiện cho bộ phận quản lý vệ sinh của trường.
Điều 3. Quy định thiết kế nhà vệ sinh trong trường Mầm non:
1. Phòng vệ sinh trong trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Xây dựng khép kín với phòng sinh hoạt và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát;
b) Tiêu chuẩn diện tích từ 0,40 m2/trẻ đến 0,60 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2/phòng;
c) Có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu;
d) Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8 m x 0,7 m;
e) Bố trí từ 2 đến 3 tiểu treo dùng cho trẻ em trai và từ 2 xí bệt đến 3 xí bệt dùng cho trẻ em gái;
f) Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng với tiêu chuẩn từ 8 trẻ/chậu rửa đến 10 trẻ/chậu rửa;
g) Trang bị các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi.
h) Phòng vệ sinh cần lắp đặt hệ thống thông gió, hút mùi riêng biệt, không ảnh hưởng đến các phòng khác.
i) Chiều cao chậu rửa dành cho trẻ khuyết tật lớp mẫu giáo có độ cao từ 0,35 m đến 0,40 m.
j) Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên bố trí nam nữ riêng biệt, nên có buồng tắm riêng với diện tích không nhỏ hơn 9 m2/khu vệ sinh. Khu vệ sinh dùng cho giáo viên, nhân viên nên tập trung ở một nơi hoặc phải ngăn chia riêng trong khu vệ sinh dùng cho trẻ.
CHÚ THÍCH:
- Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi thì trung bình 4 trẻ có một ghế ngồi bô.
- Trung bình 10 trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần thiết kế một xí bệt.
- Đối với trẻ mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái.
2. Chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh trong trường mầm non được quy định trong bảng sau:
Tên thiết bị |
Chiều cao (m) |
Ghi chú |
Trong nhóm trẻ: |
|
|
- Chậu rửa tay |
0,40 |
- Chiều cao quy định từ mặt sàn - Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. |
- Bệ xí |
0,20 - 0,25 |
|
- Bể dội nước, không thấp hơn |
0,75 |
|
Trong lớp mẫu giáo: |
|
- Chiều cao quy định từ mặt sàn đến mép trên của thiết bị. - Có lắp đặt tay vịn ở độ cao từ 0,5 m đến 0,6 m. |
- Chậu rửa tay |
0,45 |
|
- Bệ xí |
0,25 - 0,30 |
|
- Bể dội nước |
0,65 |
|
- Tiểu treo |
0,30 |
Điều 4. Quy định thiết kế nhà vệ sinh trường Tiểu học:
Phòng vệ sinh trong trường tiểu học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Khu vệ sinh được bố trí theo các khối chức năng trong trường, đáp ứng yêu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường.
2. Đối với khu vực không có nguồn cấp nước tập trung cho phép bố trí nhà vệ sinh bên ngoài khối phòng học.
3. Khu vệ sinh của học sinh cần có phòng đệm và được thiết kế với tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 0,06 m2/học sinh với số lượng thiết bị: 01 tiểu nam, 01 xí và 01 chậu rửa cho từ 20 học sinh đến 30 học sinh. Đối với học sinh nữ tối đa 20 học sinh/chậu xí.
4. Phòng vệ sinh nam, nữ phải được thiết kế riêng biệt.
5. Lối vào khu vệ sinh không được đối diện trực tiếp với lối vào phòng học, phòng bộ môn.
6. Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh.
7. Ít nhất phải có một phòng vệ sinh đảm bảo cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng. Yêu cầu thiết kế được quy định như sau:
+ Chiều cao bệ xí: từ 400 mm đến 500mm;
+ Chiều cao chậu rửa: từ 450 mm đến 700 mm
+ Chiều cao tay vịn: từ 800 mm đến 850 min,
1. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khối chức năng trong trường trung học, đáp ứng yêu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường %.
2. Đối với khu vực không có nguồn cấp nước tập trung cho phép bố trí nhà vệ sinh bên ngoài khối phòng học,
3. Khu vệ sinh của học sinh cần có phòng đệm và được thiết kế với tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 0,06 m2/học sinh với số lượng thiết bị: 01 tiểu nam, 01 xí và 01 chỗ rửa tay cho 30 học sinh. Đối với học sinh nữ tối đa 20 học sinh/chậu xí.
4. Phòng vệ sinh nam, nữ phải được thiết kế riêng biệt.
5. Lối vào khu vệ sinh không được đối diện trực tiếp với lối vào phòng học, phòng bộ môn.
6. Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp nhu cầu sử dụng và lứa tuổi học sinh.
7. Ít nhất phải có một phòng vệ sinh đảm bảo cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng. Yêu cầu thiết kế được quy định như sau:
- Đối với trung học cơ sở:
+ Chiều cao bệ xí: từ 420 mm đến 550 mm;
+ Chiều cao chậu rửa: 750 mm
+ Chiều cao tay vịn: từ 850 mm đến 900 mm.
- Đối với trung học phổ thông:
+ Chiều cao bệ xí: từ 450 mm đến 600 mm;
+ Chiều cao chậu rửa: 800 mm
+ Chiều cao tay vịn: 900 mm.
- UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện quy định này.
- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất trong ngành về yêu cầu thiết kế công trình trường học trên địa bàn tỉnh.
- Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, thẩm định hồ sơ thiết kế công trình trường học, trong đó việc bố trí khu vệ sinh phải tuân thủ đúng quy định.
- Các đơn vị được giao làm Chủ đầu tư; đơn vị tư vấn thiết kế và đơn vị tiếp nhận, khai thác sử dụng công trình cần phải quan tâm thực hiện đúng quy định từ bước thiết kế, thi công, nghiệm thu đến khi vận hành nhằm đảm bảo yêu cầu theo quy định.
Điều 7. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Sở ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.