Quyết định 256/QĐ-UBND năm 2015 Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 256/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Hải Anh |
Ngày ban hành: | 04/09/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 256/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 04 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ÐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP , ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Viễn thông, trong đó có quy định quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 16/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt và Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 04/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 35/TTr-STTTT ngày 22/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Phát triển đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Phát triển với công nghệ tiên tiến hiện đại, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
3. Phát triển đáp ứng yêu cầu sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông giữa các doanh nghiệp.
4. Phát triển đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị.
5. Phát triển có tính bảo mật cao. Đảm bảo yêu cầu về an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh.
1. Mục tiêu
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nhằm bảo đảm cho việc phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn mạng lưới, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường, nhất là tại các đô thị.
Đến năm 2020, tỉnh Tuyên Quang nằm trong nhóm các tỉnh, thành có hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phát triển tiên tiến, hiện đại, đạt ngang mức bình quân chung của cả nước.
2. Chỉ tiêu đến năm 2020
2.1. Chỉ tiêu phát triển hạ tầng
- 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng.
- Tỷ lệ ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 10 – 15%, tỷ lệ ngầm hoá hạ tầng mạng cáp ngoại vi tại thành phố, thị xã (giai đoạn đến 2020 huyện Na Hang phát triển lên thành thị xã), trung tâm các huyện đạt 20- 30%, riêng tại các tuyến đường, khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị phát triển mới tỷ lệ ngầm hoá đạt 80 – 90%.
- Hoàn thiện triển khai cải tạo hạ tầng mạng cáp ngoại vi (cáp treo trên cột điện lực, viễn thông) tại khu vực trung tâm thành phố Tuyên Quang và trung tâm các huyện.
2.2. Chỉ tiêu về dùng chung hạ tầng
- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột treo cáp đạt trên 85%.
- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột Ăng-ten trạm thu phát sóng thông tin di động đạt 30 - 35%.
1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Duy trì các điểm giao dịch khách hàng hiện trạng; phát triển mới điểm giao dịch tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, khu vực trung tâm các huyện, thị, thành phố, khu vực có lượng khách hàng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
- Duy trì, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại khu vực các xã, phường. Kết nối Internet băng rộng tới 100% các điểm, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ.
2. Hạ tầng cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động
2.1. Quy hoạch phát triển hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động tại khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan
- Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển loại cột ăng ten không cồng kềnh (A1); hạn chế, khống chế số lượng cột ăng ten cồng kềnh (A2) xây dựng, phát triển mới tại khu vực này. Từng bước chuyển đổi hệ thống hạ tầng cột ăng ten loại A2a hiện trạng sang cột ăng ten loại A1, đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Cột ăng ten loại A1 quy hoạch xây dựng, lắp đặt tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại…tại khu vực đô thị; tận dụng chiều cao sẵn có của công trình; đảm bảo yêu cầu về vùng phủ sóng.
- Đối với các trung tâm chuyển mạch, truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình…tại khu vực đô thị; cho phép doanh nghiệp duy trì độ cao hiện tại của cột ăng ten nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.
* Khu vực thực hiện
Khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan bao gồm:
- Khu vực các phường tại thành phố Tuyên Quang và khu vực thị trấn các huyện.
- Khu vực các khu du lịch, khu di tích: khu du lịch Quốc gia đặc biệt Tân Trào…
- Khu vực các tuyến đường chính tại thành phố, thị trấn các huyện.
- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới.
- Khu vực các tuyến đường, phố có yêu cầu cao về mỹ quan.
- Khu vực các khu kinh tế, khu công nghiệp.
- Các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan khác.
2.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động tại khu vực nông thôn
- Đặc điểm địa hình tỉnh Tuyên Quang có dạng đồi núi; với đặc điểm địa hình này cột ăng ten loại A2b đảm bảo được các yếu tố về chiều cao công trình để đảm bảo vùng phủ sóng và đảm bảo an toàn công trình khi xảy ra thiên tai hơn các loại cột ăng ten còn lại; do đó quy hoạch chủ yếu loại cột ăng ten trên mặt đất (A2b) tại khu vực này.
- Nguyên tắc sắp xếp, xây dựng hệ thống cột ăng ten
Quy hoạch xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A2b tuân theo một số nguyên tắc sau:
+ Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất để xây dựng hạ tầng: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.
+ Đối với các vị trí cột ăng ten thuê đất nông nghiệp để xây dựng: doanh nghiệp tạo điều kiện cho người dân canh tác, sản xuất trên diện tích đất trong điều kiện cho phép.
+ Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: các doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng (hạ tầng đảm bảo tối thiểu cho 2 doanh nghiệp sử dụng chung).
- Khu vực thực hiện
+ Khu vực các xã trên địa bàn các huyện.
+ Khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.
2.3. Cải tạo, sắp xếp hệ thống ăng ten thu phát sóng thông tin di động
* Tiêu chí thực hiện cải tạo
- Cột ăng ten trạm thu phát sóng thuộc khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân cư (khu vực các phường và khu vực thị trấn các huyện).
- Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: khu du lịch, khu di tích …
- Các trạm nằm trong vùng cấm của di tích, không phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng của tỉnh.
- Khu vực mật độ trạm thu phát sóng quá dày: khoảng cách giữa các trạm thu phát sóng quá gần nhau (≤ 100m).
- Cột ăng ten trạm thu phát sóng có vị trí gần mặt đường, độ cao không hợp lý: ảnh hưởng tới mỹ quan.
* Khu vực thực hiện cải tạo.
+ Giai đoạn từ 2015 đến 2020: Cải tạo 15 vị trí cột thu phát sóng loại A2a, A2b của 3 doanh nghiệp.
3. Quy hoạch cột ăng ten thu phát sóng phát thanh truyền hình
Từng bước xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số trên địa bàn tỉnh.
Lộ trình triển khai:
Đến năm 2015:
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình hiện tại.
- Từng bước xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số phát thanh truyền hình trên địa bàn tỉnh (lắp đặt tại các vị trí đài phát thanh truyền thanh huyện, thành phố hiện tại; tiết kiệm chi phí xây dựng hạ tầng).
Đến năm 2020:
- Xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hoàn thiện xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020, kết thúc phát sóng bằng công nghệ Analog, chuyển toàn bộ sang phát sóng số.
- Từng bước ngừng phát sóng phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất tại những khu vực đã đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi sang công nghệ số.
4. Hạ tầng mạng cáp viễn thông
4.1. Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng hạ tầng hệ thống cột treo cáp
* Định hướng khu vực, tuyến hướng xây dựng
- Khu vực, tuyến, hướng tại vùng nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Khu vực các tuyến đường liên thôn, liên xã xây dựng mới, mở rộng, kéo dài tại khu vực nông thôn.
- Khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
- Khu vực hệ thống cột điện lực không đủ điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng hoặc khu vực không có hệ thống cột điện lực.
- Khu vực, tuyến, hướng có địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa.
* Lộ trình thực hiện
Giai đoạn đến 2020:
- Không phát triển mới tuyến cột treo cáp viễn thông riêng biệt tại khu vực đô thị.
- Xây dựng, phát triển tuyến cột mới tại khu vực các xã miền núi, vùng cao; đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.
- Xây dựng tuyến cột mới tại các tuyến đường liên thôn, liên xã xây dựng mới tại khu vực nông thôn; khu vực chưa có hạ tầng cột điện lực.
4.2. Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng hạ tầng hệ thống cống bể cáp
* Định hướng khu vực, tuyến hướng xây dựng
- Khu vực các tuyến đường, phố chính tại khu vực thành phố Tuyên Quang và khu vực thị trấn các huyện.
- Khu vực khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới.
- Khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng.
- Khu vực các khu du lịch, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: khu du lịch Tân Trào…
- Khu vực các tuyến đường trục chạy qua trung tâm các huyện, thành phố: quốc lộ 2, quốc lộ 37…
- Đối với khu vực một số tuyến đường, phố đã có hạ tầng hệ thống cống bể ngầm hóa mạng cáp viễn thông và vẫn còn khả năng lắp đặt thêm cáp viễn thông; khi triển khai ngầm hóa các tuyến cáp treo tại khu vực này bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp dùng chung hạ tầng với doanh nghiệp sở hữu hạ tầng cống bể. Trong một số trường hợp (trường hợp dung lượng lắp đặt của hệ thống cống bể đã sử dụng hết), có thể sử dụng giải pháp Maxcell để tăng dung lượng cáp của hệ thống cống bể hiện hữu và giảm chi phí đầu tư, cũng như tiết kiệm thời gian thi công.
* Lộ trình thực hiện
- Kế hoạch và lộ trình triển khai xây dựng hạ tầng cống bể ngầm hóa mạng cáp ngoại vi theo từng khu vực, tuyến, hướng chi tiết xem tại phụ lục 2.
4.3. Cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông
* Tiêu chí và khu vực thực hiện cải tạo
Triển khai cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông tại khu vực thành phố, khu vực trung tâm các huyện và các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan:
- Buộc gọn hệ thống dây cáp.
- Loại bỏ các sợi cáp, cáp không còn sử dụng.
- Xóa bỏ tình trạng cáp treo tại các ngã tư, tại các nút giao thông.
- Xóa bỏ tình trạng cáp treo cắt ngang qua các tuyến đường, tuyến phố.
Quá trình cải tạo, di chuyển, sắp xếp các đường dây, cáp nổi (cáp viễn thông, cáp truyền hình) trên đường phố phải đáp ứng các yêu cầu:
- Phải đảm bảo sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị; đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật, quản lý vận hành và mỹ quan đô thị.
- Khi cải tạo, sắp xếp các đường dây, đường cáp nổi phải gắn thẻ nhựa hoặc biển nhựa ghi tên của đơn vị quản lý đường dây, đường cáp ở vị trí dễ nhận biết để thuận tiện cho việc quản lý, vận hành.
* Lộ trình thực hiện
Giai đoạn 2015 – 2016: triển khai cải tạo, chỉnh trang thí điểm hạ tầng mạng cáp viễn thông tại khu vực thành phố Tuyên Quang.
Giai đoạn 2017 – 2020: hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông tại khu vực thành phố và trung tâm các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Quy hoạch điểm internet không dây
* Định hướng và lộ trình phát triển
Quy hoạch xây dựng, lắp đặt các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ tại các khu vực công cộng, khu vực du lịch, khu tập trung đông dân cư; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
* Lộ trình phát triển
Giai đoạn đến 2016:
- Lắp đặt các điểm phát sóng wifi công cộng tại khu vực Đài tưởng niệm và Bảo tàng tỉnh lại thành phố Tuyên Quang.
Giai đoạn 2017 - 2020:
- Lắp đặt các điểm phát sóng wifi công cộng tại Khu du lịch ATK Tân Trào, khu sinh thái Na Hang, Suối khoáng Mỹ Lâm.
1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
Phát triển mở rộng mạng lưới các điểm phát sóng wifi công cộng đến tất cả các khu vực trung tâm các huyện, thành phố; đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, y tế…và xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.
Phát triển các điểm giao dịch tự động (thanh toán cước viễn thông, cước Internet, điện thoại, điện, nước tự động…), điểm tra cứu thông tin du lịch: phục vụ phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
2. Cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động
Tiếp tục tiến hành cải tạo những vị trí cột thu phát sóng loại A2a hiện trạng tại khu vực thành phố Tuyên Quang sang cột ăng ten loại A1.
Ứng dụng và phát triển các giải pháp kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến mới (lightRadio, cloud RAN…) giảm thiểu số lượng các nhà trạm thông tin di động, giảm chi phí về năng lượng, chi phí thuê địa điểm, chi phí bảo vệ:
- Vật tư, trang thiết bị có kích thước nhỏ gọn.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Thân thiện môi trường.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: tăng băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng-ten cỡ nhỏ khắp mọi nơi.
Phát triển hệ thống anten trạm thu phát sóng theo công nghệ đa tần: một anten có thể thu phát trên nhiều dải tần khác nhau. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư sử dụng chung hạ tầng, tiết kiệm chi phí (nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung hạ tầng một anten, mỗi doanh nghiệp thu phát trên một băng tần khác nhau).
Phát triển mạnh hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng ngụy trang đến khu vực trung tâm các huyện, thành phố: cột ăng ten có kích thước và quy mô nhỏ gọn, thân thiện môi trường, ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị.
3. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
Tiếp tục ngầm hoá hệ thống mạng cáp viễn thông tại:
- Khu vực các phường tại thành phố Tuyên Quang và khu vực thị trấn các huyện.
- Khu vực các khu du lịch, khu di tích.
- Khu vực các tuyến đường chính tại thành phố, thị trấn các huyện.
- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới.
- Khu vực các tuyến đường, phố có yêu cầu cao về mỹ quan.
- Khu vực các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Phát triển mạnh công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm liên ngành sử dụng chung: doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các ngành liên quan (giao thông, điện, cấp thoát nước, cung cấp nhiên liệu, khí đốt…) cùng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm và sử dụng chung.
Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong xây dựng phát triển hạ tầng mạng cáp ngoại vi: kỹ thuật khoan ngầm, khoan tịnh tiến, công nghệ PON…
V. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
1. Tổng kinh phí: Dự kiến 144,2 tỷ đồng
2. Nguồn kinh phí:
a) Doanh nghiệp, xã hội hóa: 141,2 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2015 - 2017: 56,8 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2018 - 2020: 84,4 tỷ đồng.
b) Ngân sách tỉnh: 3 tỷ đồng.
- Chi cho mua sắm trang thiết bị (thiết bị đo kiểm, thiết bị quản lý, giám sát…): 1 tỷ đồng).
- Chi cho xây dựng Website quản lý hạ tầng mạng viễn thông thụ động ứng dụng công nghệ GIS: 0,8 tỷ đồng.
- Chi cho số hóa hạ tầng viễn thông thụ động trên bản đồ số: 0,5 tỷ đồng.
- Chi cho vận hành, bảo dưỡng thiết bị: 0,5 tỷ đồng.
- Chi cho đào tạo nguồn nhân lực: 0,2 tỷ đồng.
VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về quản lý nhà nước
Tăng cường thanh tra, kiểm tra; tuyên truyền phổ biển pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý...
2. Giải pháp phát triển hạ tầng
Hình thành doanh nghiệp độc lập thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động, sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê lại hạ tầng; Doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận.
3. Giải pháp về cơ chế chính sách
Ban hành các quy định, quy chế về dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động, ngầm hóa mạng ngoại vi, treo cáp, giá thuê hạ tầng, ưu đãi đầu tư…
4. Giải pháp thực hiện đồng bộ quy hoạch
Phối hợp với các ngành, các đơn vị có liên quan; triển khai thực hiện đồng bộ quy hoạch.
5. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn của doanh nghiệp là chủ yếu.
Tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư.
6. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông.
7. Giải pháp về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về viễn thông, đặc biệt là cán bộ đầu ngành; thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực.
8. An toàn, an ninh thông tin, đảm bảo an ninh quốc phòng
Phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quy hoạch, xây dựng và bảo vệ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Phân công trách nhiệm trong quản lý, khai thác, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
9. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân
Biên tập, xây dựng các chương trình, tài liệu; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến thông tin; nâng cao nhận thức của người dân về phát triển và bảo vệ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và căn cứ vào sự phát triển của công nghệ, sự phát triển hạ tầng mạng ngoại vi, mạng thông tin di động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.
- Quản lý và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch.
- Đầu mối phối hợp, giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.
- Báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các kế hoạch, giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, trong đó có danh mục các tuyến hạ tầng kỹ thuật dùng chung; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, các quy chế phối hợp xây dựng hạ tầng với các ngành điện, cấp nước, thoát nước; chỉ đạo việc ngầm hóa mạng cáp ngoại vi và sử dụng chung các công trình hạ tầng viễn thông, điện lực, giao thông theo quy định...
- Phối hợp với các sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối, huy động các nguồn lực, kinh phí để xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện các dự án, đề án, chương trình sử dụng ngân sách tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối và bố trí nguồn vốn, đảm bảo cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời thực hiện các dự án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Hướng dẫn các đơn vị thanh quyết toán kinh phí thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo quy định của Nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, thuê lại hạ tầng viễn thông.
- Chủ trì thẩm định phương án giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông, truyền hình) do các cơ quan chuyên ngành hoặc các đơn vị quản lý hạ tầng xây dựng.
- Quản lý giá cho thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng trên cơ sở thúc đẩy dùng chung hạ tầng giữa các ngành, tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư và bảo đảm cảnh quan môi trường.
4. Sở Giao thông Vận tải
- Khi lập dự án đầu tư hạ tầng giao thông, nghiên cứu đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan theo quy hoạch được duyệt.
- Công bố công khai quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn; làm cơ sở cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ.
- Khi triển khai cải tạo, nâng cấp các tuyến đường phải thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông, để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện di dời, cải tạo hạ tầng đồng bộ.
5. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư phải có nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác (điện, cấp nước, thoát nước…).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, hướng dẫn và thẩm định các thủ tục có liên quan về xây dựng để các doanh nghiệp viễn thông xây dựng hạ tầng mạng cáp ngoại vi, hạ tầng mạng thông tin di động phù hợp với quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động theo quy hoạch.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để hướng dẫn, thực hiện và giải quyết các vấn đề về sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động.
7. Các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.
8. Các doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ vào Quy hoạch, xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông tại địa phương của doanh nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo đúng Quy hoạch đã phê duyệt.
Phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp khác, đàm phán cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; đồng thời kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 31/10/2013 | Cập nhật: 04/11/2013
Thông tư 14/2013/TT-BTTTT hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương Ban hành: 21/06/2013 | Cập nhật: 28/06/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 Ban hành: 27/07/2012 | Cập nhật: 31/07/2012
Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông Ban hành: 06/04/2011 | Cập nhật: 09/04/2011
Chỉ thị 2178/CT-TTg năm 2010 về tăng cường công tác quy hoạch Ban hành: 02/12/2010 | Cập nhật: 04/12/2010
Quyết định 100/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 Ban hành: 15/07/2008 | Cập nhật: 19/07/2008
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006