Quyết định 2494/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 2494/QĐ-BGTVT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 30/06/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2494/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Trên cơ sở Tờ trình số 1051/TTr-CHHVN ngày 26/3/2014 của Cục Hàng hải Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Đối tượng, phạm vi quy hoạch
a) Đối tượng quy hoạch: bao gồm toàn bộ các tàu biển, hoạt động trên vùng biển Việt Nam.
b) Phạm vi nghiên cứu: bao gồm toàn bộ các vùng nước thuộc cửa sông, địa hình ven biển và hải đảo của Việt Nam có điều kiện thuận lợi, có khả năng đảm bảo cho tàu thuyền tránh, trú bão an toàn.
2. Quan điểm quy hoạch
a) Các khu neo đậu tàu trú bão được quy hoạch tại tất cả các vị trí cửa sông, ven biển và hải đảo của Việt Nam có điều kiện tự nhiên đảm bảo cho tàu thuyền tránh, trú bão nhanh chóng, kịp thời;
b) Các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu biển được xây dựng trên cơ sở tận dụng các điều kiện tự nhiên và kết cấu hạ tầng hàng hải hiện có để giảm chi phí đầu tư. Khuyến khích sử dụng các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư mới các vùng neo trú bão theo quy hoạch được duyệt;
c) Chú trọng quy hoạch xây dựng các khu neo tránh, trú bão tại các vùng biển có tần suất bão cao, cường độ bão lớn và các khu vực cảng biển quan trọng nơi có mật độ tàu ra vào nhiều;
d) Phát triển các khu neo tránh trú bão đáp ứng các yêu cầu về quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
3. Mục tiêu quy hoạch
a) Mục tiêu chung:
Là cơ sở xây dựng và phát triển các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu biển hoạt động trên vùng biển Việt Nam. Tăng cường an toàn, an ninh hàng hải, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra, góp phần phát triển các ngành kinh tế biển, bảo vệ quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo. Gắn kết chặt chẽ với quy hoạch cảng biển, luồng tàu, quy hoạch hệ thống thông tin duyên hải, cơ sở hạ tầng tìm kiếm, cứu nạn hàng hải và quy hoạch các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đã được phê duyệt nhằm hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng tránh, trú bão cho tàu thuyền thống nhất, hợp lý trên quy mô cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể;
- Quy hoạch hệ thống các điểm neo, vùng neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền tại các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi (cả trong và ngoài vùng nước do các Cảng vụ hàng hải quản lý), phù hợp với tập quán hàng hải và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định hiện hành (về quy mô vùng neo, điều kiện khai thác...). Giữ nguyên các khu chức năng trong vùng nước cảng biển như vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải...
- Từng bước đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh, trú bão mới có vị trí quan trọng ở một số cửa sông và hải đảo khu vực phía Bắc và miền Trung, đồng thời tập trung nâng cấp, hoàn chỉnh các khu neo đậu tránh, trú bão hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng các khu neo đậu khi có bão;
- Tăng cường cơ chế phối hợp trong công tác tránh, trú bão cho tàu biển, tạo sự chủ động trong điều phối, kiểm soát tàu thuyền di chuyển đến các vị trí neo tránh, trú bão nhanh chóng kịp thời.
4. Nội dung quy hoạch
a) Quy hoạch vị trí, quy mô các khu neo tránh, trú bão
- Khu vực phía Bắc: Đáp ứng cho nhu cầu neo tránh, trú bão cho tàu biển hoạt động tại nhóm cảng biển phía Bắc và hỗ trợ một phần cho các tàu biển hoạt động tại các cảng biển Bắc Trung Bộ, gồm:
+ Khu neo đậu trú bão Mũi Chùa: chủ yếu phục vụ cho các tàu ra, vào các bến cảng khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh, quy hoạch 17 điểm neo cho tàu có trọng tải lớn nhất đến 30.000 DWT neo đậu;
+ Khu neo đậu trú bão Hòn Gai - Cẩm Phả: quy hoạch khu vực Hòn Gai gồm 30 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT; khu vực Cẩm Phả quy hoạch 63 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 80.000 DWT. Đến năm 2020 phát triển tiếp các khu neo đậu trú bão ra khu vực vịnh Ô Lợn cho tàu có trọng tải đến 5.000 DWT (15 điểm neo) và khu vực Hòn Soi Mui cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT (25 điểm neo);
+ Khu vực Hải Phòng: duy trì các vùng neo đậu trú bão trên sông Bạch Đằng, Bến Lâm, Vật Cách (sông Cấm), sông Giá như quy mô hiện hữu (cho các tàu có trọng tải đến 6.000 DWT); đầu tư khu neo đậu trú bão tại khu vực sông Chanh gồm 6 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 3.000 DWT;
+ Khu neo đậu trú bão Diêm Điền (Thái Bình), Hải Thịnh (Nam Định): giữ nguyên như quy mô hiện hữu, phục vụ chủ yếu cho các tàu ra vào cảng biển khu vực;
+ Ngoài ra tàu thuyền còn có thể neo đậu tránh bão hoặc tránh gió mùa tại một số khu vực được che chắn một phần như Hải Hà (Quảng Ninh), vịnh Lan Hạ, Lạch Huyện (Hải Phòng) theo sự điều động của Cảng vụ hàng hải khu vực.
- Khu vực Bắc Trung Bộ: Tập trung đầu tư nạo vét và thiết lập vùng neo đậu trú bão tại một số cửa sông, cụ thể như sau:
+ Khu vực sông Mã (Lệ Môn - Thanh Hóa): quy hoạch gồm 05 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 1.000 DWT;
+ Khu vực sông Lam: gồm 03 khu neo đậu trú bão là: Cửa Hội (10 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 3.000 DWT) và Xuân Hải, Xuân Giang (25 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 2.000 DWT), trong đó ưu tiên đầu tư trước và đưa vào khai thác cho vùng neo đậu trú bão Cửa Hội;
+ Khu vực Cửa Khẩu (Hà Tĩnh): quy hoạch 04 điểm neo cho cỡ tàu lớn nhất đến 1.000 DWT;
+ Khu vực Sơn Dương - Hà Tĩnh định hướng quy hoạch 04 điểm neo đậu trú bão cho tàu có trọng tải đến 20.000 DWT trong bể cảng sau khi hệ thống đê chắn sóng được xây dựng hoàn chỉnh;
+ Đối với các tàu trọng tải lớn vẫn tiếp tục được điều động tránh bão ra các vùng neo khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) hoặc phía Nam (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hòa), ngoài vùng tâm bão phù hợp với phân cấp tàu.
- Khu vực Trung Trung Bộ: Tập trung đầu tư nạo vét và thiết lập vùng neo đậu trú bão tại một số cửa sông, gồm:
+ Sông Gianh (Quảng Bình): quy hoạch 18 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 2.000 DWT;
+ Cửa Việt (Quảng Trị): quy hoạch 08 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 2.000 DWT;
+ Thuận An (Thừa Thiên Huế): quy hoạch 12 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 3.000 DWT;
+ Khu vực Thọ Quang (Đà Nẵng): kết hợp sử dụng với khu neo đậu trú bão cho tàu quân sự, gồm 17 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 3.000 DWT;
+ Khu vực Dung Quất (Quảng Ngãi), Mũi Độc (Quảng Bình) định hướng quy hoạch khu neo đậu trú bão cho tàu trọng tải đến 10.000 DWT trong bể cảng sau khi hệ thống đê chắn sóng được xây dựng hoàn chỉnh;
+ Các tàu vận tải có trọng tải lớn vẫn tiếp tục được điều động tránh bão ra các vùng neo khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) hoặc phía Nam (Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hòa), ngoài vùng tâm bão phù hợp với phân cấp tàu;
+ Ngoài ra, tàu thuyền còn có thể neo đậu tránh bão hoặc tránh gió mùa tại một số khu vực được che chắn một phần như Hòn La (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), vịnh Đà Nẵng, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) theo sự điều động của Cảng vụ hàng hải khu vực.
- Khu vực Nam Trung Bộ: Bố trí quy hoạch các khu neo đậu trú bão cho các tàu cỡ lớn, phục vụ không chỉ riêng cho các cảng biển khu vực Nam Trung Bộ mà còn hỗ trợ cho các nhóm cảng biển phía Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, gồm:
+ Khu vực vịnh Vân Phong: quy hoạch 40 điểm neo, mở rộng diện tích khu neo đậu trú bão cho tàu có trọng tải đến 120.000 DWT;
+ Khu neo đậu trú bão Nha Trang: giữ nguyên quy mô vùng neo đậu trú bão gồm 11 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 30.000 DWT;
+ Khu neo đậu trú bão Cam Ranh: quy hoạch 35 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT;
+ Khu neo đậu trú bão Vũng Rô (Phú Yên): quy hoạch 06 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 80.000 DWT;
+ Khu vực đầm Thị Nại (Quy Nhơn): quy hoạch 07 điểm neo cho tàu trọng tải đến 5.000 DWT.
+ Khu vực quần đảo Trường Sa: quy hoạch xây dựng âu tàu trú bão cho tàu trọng tải đến 2.000 DWT (kết hợp kinh tế - quốc phòng) gồm: âu tàu tại đảo Song Tử Tây, âu tàu tại đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa lớn, đảo Phan Vinh đang chuẩn bị đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách quốc phòng;
+ Ngoài ra, tàu thuyền còn có thể neo đậu tránh bão hoặc tránh gió mùa tại một số khu vực được che chắn một phần như vịnh Làng Mai (Quy Nhơn - Bình Định), Cà Ná (Ninh Thuận) và vịnh Phan Thiết (Bình Thuận) theo sự điều động của Cảng vụ hàng hải khu vực.
- Khu vực Đông Nam Bộ: Các vị trí neo đậu trú bão được quy hoạch tập trung trong các sông lớn, cho cỡ tàu lớn nhất theo độ sâu tự nhiên tại khu neo đậu và điều kiện hạ tầng luồng lạch ra vào đến khu neo, bao gồm:
+ Khu neo đậu trú bão trên sông Gò Gia (Bà Rịa - Vũng Tàu): quy hoạch 24 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 30.000 DWT;
+ Khu neo đậu trú bão trên sông Thị Vải (Đồng Nai): quy hoạch 05 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 30.000 DWT;
+ Các khu neo đậu trú bão thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh: khu neo đậu trú bão Mũi Đèn Đỏ, Mũi Nhà Bè, Tắc Sông Chà, Rạch Ông Dên, Mũi Cần Giờ cho tàu có trọng tải đến 20.000 DWT với tổng cộng 50 điểm neo; khu neo đậu trú bão Bến Cát trên sông Nhà Bè và khu Bờ Băng trên sông Soài Rạp cho tàu có trọng tải đến 2.000 DWT;
+ Khu vực sông Thiềng Liềng: quy hoạch 12 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 75.000 DWT;
+ Ngoài ra, tàu thuyền còn có thể neo đậu tránh bão hoặc tránh gió mùa tại một số khu vực được che chắn một phần như vịnh Gành Rái (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Bến Đầm (Côn Đảo) theo sự điều động của Cảng vụ hàng hải khu vực.
- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: quy hoạch các vị trí neo đậu trú bão gắn liền với các cảng biển dọc sông Tiền và sông Hậu, tại các khu vực có lòng sông rộng, độ sâu tự nhiên lớn, gồm:
+ Khu neo đậu trú bão Cù Lao Rồng (Tiền Giang) trên sông Tiền: quy hoạch 04 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 5.000 DWT;
+ Trên sông Hậu có các khu neo đậu trú bão tại hạ lưu sông Hậu, thượng lưu cảng Cần Thơ, vàm rạch Cái Sắn (Cần Thơ), thượng lưu và hạ lưu cảng Mỹ Thới (An Giang), tổng cộng 40 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 10.000 DWT ra vào cảng biển khu vực;
+ Khu vực Cà Mau có khu neo đậu trú bão ở thượng lưu cảng Năm Căn quy hoạch 03 điểm neo cho tàu trọng tải đến 10.000 DWT.
+ Khu vực biển phía Tây Nam quy hoạch các khu neo đậu trú bão, gồm: khu neo đậu trú bão tại quần đảo Nam Du có 05 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 15.000 DWT và khu vực đảo Thổ Chu (Kiên Giang) có 01 điểm neo cho tàu có trọng tải đến 20.000 DWT;
+ Ngoài ra tàu thuyền còn có thể neo đậu tránh bão hoặc tránh gió mùa tại một số khu vực được che chắn một phần như đảo Hòn Khoai (Cà Mau) và đảo Hòn Chông (Kiên Giang) theo sự điều động của Cảng vụ hàng hải khu vực.
(Bảng tổng hợp quy hoạch vị trí và quy mô các khu neo tránh, trú bão cho tàu biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Phụ lục số I và Phụ lục số II kèm theo Quyết định này).
b) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn đến 2020 tại Phụ lục số III kèm theo Quyết định này.
c) Phân kỳ và nguồn vốn đầu tư
- Từ năm 2014 đến năm 2015: Tập trung đầu tư xây dựng và công bố các khu neo đậu trú bão mới có vị trí quan trọng ở một số cửa sông khu vực phía Bắc và miền Trung cho các tàu cỡ nhỏ từ các nguồn vốn xã hội hóa (do các nhà đầu tư tự huy động và được bù đắp chi phí từ nguồn tận thu sản phẩm nạo vét) kết hợp với một phần ngân sách nhà nước (chủ yếu tập trung cho việc thiết lập các vùng neo đậu tàu mới ở phía Bắc. Đối với khu vực miền Trung, nguồn ngân sách nhà nước chỉ tập trung cho các công tác chuẩn bị đầu tư và các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý phối hợp, kiểm soát và điều động tàu thuyền).
- Từ năm 2016 đến năm 2020: ưu tiên đầu tư và công bố các vùng neo đậu tàu khác tại khu vực miền Trung từ các nguồn vốn xã hội hóa (do các nhà đầu tư tự huy động và được bù đắp chi phí từ nguồn tận thu sản phẩm nạo vét).
- Từ sau năm 2020: đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, gồm các công tác nạo vét đảm bảo độ sâu cho các khu neo đậu, đầu tư hệ thống báo hiệu hàng hải chủ yếu từ nguồn xã hội hóa (kết hợp khai thác dịch vụ xếp dỡ, chuyển tải tại các vùng neo, tận thu sản phẩm nạo vét để bù đắp chi phí...), đầu tư hệ thống thông tin liên lạc bằng nguồn vốn ngân sách và công bố các vùng neo đậu khác theo quy hoạch.
5. Cơ chế, chính sách thực hiện quy hoạch
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng vùng neo. Khuyến khích nhà đầu tư nạo vét các vùng neo và cửa sông kết hợp tận thu sản phẩm sau nạo vét để bù đắp chi phí thực hiện và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hệ thống báo hiệu hàng hải và neo tàu tại các vùng neo đậu trú bão theo hướng kết hợp với khai thác các dịch vụ chuyển tải, bốc xếp hàng hóa và dịch vụ hàng hải khác tại các vùng neo để tạo nguồn thu.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo an toàn hàng hải tại các vùng neo như khảo sát, thông báo hàng hải, xây dựng hải đồ điện tử và đầu tư hệ thống thông tin liên lạc cho các Cảng vụ hàng hải và các đài thông tin duyên hải.
- Thực hiện Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển (trong đó có hoạt động tránh, trú bão của tàu biển) theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc điều động tàu thuyền ra vào các vùng neo tránh, trú bão theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa; tăng cường phối hợp giữa các đơn vị Cảng vụ hàng hải, Bộ đội biên phòng, Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải... trong công tác điều động tàu tránh, trú bão.
Điều 2. Triển khai thực hiện và quản lý quy hoạch
1. Cục Hàng hải Việt Nam
- Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu neo đậu tránh, trú bão tại từng khu vực đảm bảo tiến độ đã đề ra trong Quy hoạch này;
- Xây dựng, ban hành quy chế phối hợp, điều động tàu ra vào các khu neo đậu tránh, trú bão. Rà soát, đề xuất giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong phối hợp, điều hành, cải cách các thủ tục hành chính đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả của công tác phòng tránh, trú bão cho tàu thuyền;
- Phối hợp với các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan công bố, tổ chức quản lý quy hoạch; đề xuất cơ chế thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các vùng neo đậu trú bão theo quy hoạch được duyệt;
- Hàng năm, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch, tổng hợp, báo cáo, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc xử lý những trường hợp vi phạm quy hoạch (nếu có);
- Xây dựng các giải pháp công bố, tuyên truyền và phương án điều phối tàu thuyền tránh, trú bão nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
- Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan chức năng, các đơn vị được giao quản lý, khai thác vùng nước không sử dụng mặt bằng các vị trí quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão vào mục đích sử dụng khác;
- Phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức xúc tiến, thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các vùng neo đậu tránh, trú bão trên cơ sở quy hoạch được duyệt, theo các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường;
- Chỉ đạo các đơn vị phòng chống lụt bão tại địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong công tác điều động tàu thuyền vào các vùng neo đậu tránh, trú bão trong địa bàn của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CÁC KHU NEO ĐẬU TRÚ BÃO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2494/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Vị trí |
Hiện trạng |
Quy hoạch phát triển |
|||||||
Đến năm 2015 |
Đến năm 2020 |
|||||||||
Diện tích vùng neo (ha) |
Số điểm neo |
Cỡ tàu lớn nhất (DWT) |
Diện tích vùng neo (ha) |
Số điểm neo |
Cỡ tàu lớn nhất (DWT) |
Diện tích vùng neo (ha) |
Số điểm neo |
Cỡ tàu lớn nhất (ĐWT) |
||
I |
Khu vực phía Bắc |
5.544 |
134 |
|
5.544 |
134 |
|
11.608 |
205 |
|
1 |
Mũi Chùa (Quảng Ninh) |
524 |
7 |
30.000 |
524 |
7 |
30.000 |
910 |
17 |
30.000 |
2 |
Vịnh Ô Lợn (Quảng Ninh) |
|
|
|
|
|
|
1.314 |
15 |
5.000 |
3 |
Hòn Soi Mui (Quảng Ninh) |
|
|
|
|
|
|
2.884 |
25 |
50.000 |
4 |
Hòn Gai (Quảng Ninh) |
700 |
15 |
30.000 |
700 |
15 |
30.000 |
2.060 |
30 |
50.000 |
5 |
Cẩm Phả (Quảng Ninh) |
3760 |
63 |
70.000 |
3.760 |
63 |
70.000 |
3.760 |
63 |
80.000 |
6 |
Bạch Đằng (Hải Phòng) |
88,3 |
18 |
6.000 |
88,3 |
18 |
6.000 |
88,3 |
18 |
6.000 |
7 |
Bến Lâm (Hải Phòng) |
34,3 |
7 |
3.000 |
34,3 |
7 |
3.000 |
34,3 |
7 |
3.000 |
8 |
Vật Cách (Hải Phòng) |
14,7 |
3 |
3.000 |
14,7 |
3 |
3.000 |
14,7 |
3 |
3.000 |
9 |
Sông Giá (Hải Phòng) |
3,05 |
1 |
1.500 |
3,05 |
1 |
1.500 |
3,05 |
1 |
1.500 |
10 |
Sông Chanh (Hải Phòng) |
|
|
|
|
|
|
120 |
6 |
3.000 |
11 |
Diêm Điền (Thái Bình) |
337 |
15 |
2.000 |
337 |
15 |
2.000 |
337 |
15 |
2.000 |
12 |
Hải Thịnh (Nam Định) |
82,5 |
5 |
12.500 |
82,5 |
5 |
12.500 |
82,5 |
5 |
12.500 |
II |
Khu vực Bắc Trung Bộ |
394 |
25 |
|
564 |
40 |
|
1.127 |
48 |
|
1 |
Lệ Môn (Thanh Hóa) |
|
|
|
70 |
5 |
1.000 |
70 |
5 |
1.000 |
2 |
Cửa Hội (Hà Tĩnh) |
|
|
|
100 |
10 |
3.000 |
100 |
10 |
3.000 |
3 |
Xuân Hải (Hà Tĩnh) |
165 |
10 |
1.200 |
165 |
10 |
1.200 |
165 |
10 |
2.000 |
4 |
Xuân Giang (Hà Tĩnh) |
229 |
15 |
1.000 |
229 |
15 |
1.000 |
229 |
15 |
2.000 |
5 |
Sơn Dương (Hà Tĩnh) |
|
|
|
|
|
|
305 |
4 |
20.000 |
6 |
Cửa Khẩu (Hà Tĩnh) |
|
|
|
|
|
|
258 |
4 |
1.000 |
III |
Khu vực Trung Trung Bộ |
109 |
16 |
|
174 |
33 |
|
305 |
55 |
|
1 |
Mũi Độc (Quảng Bình) |
|
|
|
|
|
|
- |
- |
10.000 |
2 |
Sông Gianh (Quảng Bình) |
- |
- |
600 |
- |
|
600 |
120 |
18 |
2.000 |
3 |
Cửa Việt (Quảng Trị) |
9 |
4 |
2.000 |
9 |
4 |
2.000 |
20 |
8 |
2.000 |
4 |
Dung Quất (Quảng Ngãi) |
|
|
|
|
|
|
- |
- |
10.000 |
5 |
Thuận An (Huế) |
100 |
12 |
3.000 |
100 |
12 |
3.000 |
100 |
12 |
3.000 |
6 |
Thọ Quang (Đà Nẵng) |
|
|
|
65 |
17 |
3.000 |
65 |
17 |
3.000 |
IV |
Khu vực Nam Trung Bộ |
3.843 |
73 |
|
3.843 |
73 |
|
9.489 |
99 |
|
1 |
Đầm Thị Nại (Bình Định) |
169 |
7 |
3.000 |
169 |
7 |
3.000 |
169 |
7 |
3.000 |
2 |
Vũng Rô (Phú Yên) |
|
|
|
|
|
|
445 |
6 |
80.000 |
3 |
Vân Phong (Khánh Hòa) |
2.469 |
40 |
≥ 1.000 |
2.469 |
40 |
≥ 1.000 |
5.881 |
40 |
120.000 |
4 |
Nha Trang (Khánh Hòa) |
553 |
11 |
≥ 1.000 |
553 |
11 |
≥ 1.000 |
553 |
11 |
30.000 |
5 |
Cam Ranh (Khánh Hòa) |
652 |
15 |
≥ 1.000 |
652 |
15 |
≥ 1.000 |
2.351 |
35 |
50.000 |
6 |
Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) |
|
|
|
|
|
|
90 |
- |
2.000 |
V |
Khu vực Đông Nam Bộ |
1.713 |
77 |
|
1.713 |
77 |
|
2.204 |
106 |
|
1 |
Gò Gia (Bà Rịa - Vũng Tàu) |
|
|
|
|
|
|
380 |
24 |
30.000 |
2 |
Sông Thị Vải (Đồng Nai) |
|
|
|
|
|
|
111 |
5 |
30.000 |
3 |
Bến Cát - Nhà Bè (TPHCM) |
39,9 |
10 |
1.000 |
39,9 |
10 |
1.000 |
39,9 |
10 |
1.000 |
4 |
Mũi Đèn Đỏ (TPHCM) |
260,7 |
17 |
- |
260,7 |
17 |
20.000 |
260,7 |
17 |
20.000 |
5 |
Mũi Nhà Bè (TPHCM) |
59,3 |
2 |
- |
59,3 |
2 |
20.000 |
59,3 |
2 |
20.000 |
6 |
Tắc Sông Chà (TPHCM) |
65,5 |
5 |
- |
65,5 |
5 |
20.000 |
65,5 |
5 |
20.000 |
7 |
Rạch Ông Dên (TPHCM) |
124,3 |
7 |
- |
124,3 |
7 |
20.000 |
124,3 |
7 |
20.000 |
8 |
Mũi Cần Giờ (TPHCM) |
352,3 |
19 |
- |
352,3 |
19 |
20.000 |
352,3 |
19 |
20.000 |
9 |
Bờ Băng - Sông Soài Rạp (TPHCM) |
60,9 |
5 |
2.000 |
60,9 |
5 |
2.000 |
60,9 |
5 |
2.000 |
10 |
Sông Thiềng Liềng (TPHCM) |
750 |
12 |
75.000 |
750 |
12 |
75.000 |
750 |
12 |
75.000 |
VI |
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long |
689 |
31 |
|
689 |
31 |
|
1.667 |
53 |
|
1 |
Cù Lao Rồng (Tiền Giang) |
|
|
|
|
|
|
350 |
4 |
5.000 |
2 |
Hạ lưu Sông Hậu (Cần Thơ) |
|
|
|
|
|
|
315 |
12 |
10.000 |
3 |
Thượng lưu cảng Cần Thơ (Cần Thơ) |
490 |
20 |
10.000 |
490 |
20 |
10.000 |
490 |
20 |
10.000 |
4 |
Vàm rạch Cái Sắn (Cần Thơ) |
49 |
2 |
10.000 |
49 |
2 |
10.000 |
49 |
2 |
10.000 |
5 |
Thượng lưu và hạ lưu cảng Mỹ Thới (An Giang) |
90 |
6 |
10.000 |
90 |
6 |
10.000 |
90 |
6 |
10.000 |
6 |
Thượng lưu cảng Năm Căn (Cà Mau) |
60 |
3 |
10.000 |
60 |
3 |
10.000 |
60 |
3 |
10.000 |
7 |
Đảo Nam Du (Kiên Giang) |
|
|
|
|
|
|
270 |
5 |
15.000 |
8 |
Đảo Thổ Chu (Kiên Giang) |
|
|
|
|
|
|
43 |
1 |
20.000 |
DANH MỤC CÁC KHU NEO ĐẬU TRÁNH BÃO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2494/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Vị trí |
Hiện trạng |
Quy hoạch phát triển |
|||||||
|
Đến năm 2015 |
Đến năm 2020 |
||||||||
Diện tích vùng neo (ha) |
Số Điểm neo |
Cỡ tàu lớn nhất (DWT) |
Diện tích vùng neo (ha) |
Số Điểm neo |
Cỡ tàu lớn nhất (DWT) |
Diện tích vùng neo (ha) |
Số Điểm neo |
Cỡ tàu lớn nhất (DWT) |
||
I |
Khu vực phía Bắc |
2.797 |
45 |
|
3.197 |
59 |
|
3.869 |
81 |
|
1 |
Hải Hà (Quảng Ninh) |
524 |
7 |
30.000 |
524 |
7 |
30.000 |
910 |
17 |
30.000 |
2 |
Vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) |
|
|
|
|
|
|
186 |
3 |
50.000 |
3 |
Hòn Dấu (Hải Phòng) |
2.150 |
25 |
50.000 |
2.150 |
25 |
50.000 |
2.150 |
25 |
50.000 |
4 |
Ninh Tiếp (Hải Phòng) |
57,7 |
6 |
10.000 |
57,7 |
6 |
10.000 |
97,7 |
10 |
10.000 |
5 |
Bến Gót (Hải Phòng) |
65,5 |
7 |
50.000 |
65,5 |
7 |
50.000 |
125,5 |
12 |
50.000 |
6 |
Lạch Huyện (Hải Phòng) |
|
|
|
400 |
14 |
100.000 |
400 |
14 |
100.000 |
II |
Khu vực Trung Trung Bộ |
|
|
|
|
|
|
3.315 |
43 |
|
1 |
Hòn La (Quảng Bình) |
|
|
|
|
|
|
270 |
12 |
20.000 |
2 |
Cồn Cỏ (Quảng Trị) |
|
|
|
|
|
|
120 |
3 |
5.000 |
3 |
Vịnh Đà Nẵng (Đà Nẵng) |
|
|
|
|
|
|
1.500 |
10 |
50.000 |
4 |
Cù Lao Chàm (Quảng Nam) |
|
|
|
|
|
|
825 |
10 |
50.000 |
5 |
Lý Sơn (Quảng Ngãi) |
|
|
|
|
|
|
600 |
8 |
5.000 |
III |
Khu vực Nam Trung Bộ |
625 |
15 |
|
625 |
15 |
|
1.469 |
35 |
|
1 |
Vịnh Làng Mai (Bình Định) |
|
|
|
|
|
|
314 |
9 |
50.000 |
2 |
Cà Ná (Ninh Thuận) |
625 |
15 |
< 1.000 |
625 |
15 |
< 1.000 |
625 |
15 |
1.000 |
3 |
Vịnh Phan Thiết (Bình Thuận) |
|
|
|
|
|
|
530 |
11 |
50.000 |
IV |
Khu vực Đông Nam Bộ |
3.213 |
65 |
|
3.213 |
65 |
|
4.163 |
75 |
|
1 |
Vịnh Gành Rái (Bà Rịa - Vũng Tàu) |
3.213 |
65 |
160.000 |
3.213 |
65 |
160.000 |
3.213 |
65 |
160.000 |
2 |
Bến Đầm - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) |
|
|
|
|
|
|
950 |
10 |
30.000 |
V |
Khu vực ĐBSCL |
|
|
|
|
|
|
204 |
7 |
|
1 |
Hòn Khoai (Cà Mau) |
|
|
|
|
|
|
137 |
4 |
10.000 |
2 |
Hòn Chông (Kiên Giang) |
|
|
|
|
|
|
67 |
3 |
5.000 |
Ghi chú: - Trọng tải tàu nêu trong Phụ lục là trọng tải tàu chuẩn thiết kế, không phải là trọng tải giới hạn tàu được phép vào khu neo đậu. Tàu vào các khu tránh, trú bão căn cứ vào thông số kỹ thuật cụ thể của tàu, điều kiện tự nhiên và tuân theo sự điều động của Cảng vụ Hàng hải khu vực;
- Khu vực Quần đảo Hoàng Sa sẽ được quy hoạch vị trí neo đậu tránh, trú bão cụ thể sau khi có kết quả khảo sát bổ sung.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2494/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Thứ tự |
Dự án |
Thời gian thực hiện |
I |
Khu vực phía Bắc |
|
1 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực sông Chanh, Lạch Huyện (Hải Phòng) |
2014 ¸ 2015 |
2 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực vịnh Ô Lợn, Hòn Soi Mui (Quảng Ninh) |
2016 ¸ 2018 |
II |
Khu vực miền Trung |
|
1 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực Cửa Hội (Nghệ An) |
2014 ¸ 2015 |
2 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực Xuân Hải, Xuân Giang (Hà Tĩnh) |
2016 ¸ 2018 |
3 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực Lệ Môn (Thanh Hóa) |
2016 ¸ 2018 |
4 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực Cửa Khẩu (Hà Tĩnh) |
2016 ¸ 2018 |
5 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực Cửa Việt (Quảng Trị) |
2016 ¸ 2018 |
6 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực Thuận An (Thừa Thiên Huế) |
2016 ¸ 2018 |
7 |
Dự án ĐTXD khu neo đậu trú bão khu vực sông Gianh (Quảng Bình) |
2014 ¸ 2015 |
Quyết định 06/2014/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển Ban hành: 20/01/2014 | Cập nhật: 21/01/2014
Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải Ban hành: 20/12/2012 | Cập nhật: 25/12/2012
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006