Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2016 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: | 2455/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Trần Ngọc Căng |
Ngày ban hành: | 28/11/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2455/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI GIÚP BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp;
Căn cứ Quyết định số 1728/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2614/SNNPTNT-NTM ngày 24/10/2016 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1937/SNV-TCBC ngày 14/11/2016,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
1. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh (gọi tắt là Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh):
a) Vị trí, chức năng:
- Giúp Ban Chỉ đạo tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo tỉnh; tổ chức kiểm tra, theo dõi, tổng hợp, báo cáo, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình;
- Chủ trì tham mưu thực hiện kế hoạch thuộc nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy định và hướng dẫn của Trung ương; tổng hợp xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ và giám sát tình hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh; kiến nghị những vấn đề mới phát sinh trong từng giai đoạn cụ thể, đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để thực hiện có hiệu quả Chương trình;
- Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc đôn đốc tiến độ triển khai nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo và tiến độ thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh để báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh;
- Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo tỉnh; dự thảo thông báo kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo tỉnh và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng công tác xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ các cấp; tổng hợp, đề xuất việc khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Chương trình) chủ trì việc tổ chức kiểm tra, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; tham mưu UBND tỉnh về hồ sơ, thủ tục trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;
- Lập nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện;
- Bảo quản hồ sơ, tài liệu; quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
c) Tổ chức Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh gồm có:
- Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm;
- Có 02 Phó Chánh Văn phòng: Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn kiêm nhiệm Phó Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng làm nhiệm vụ chuyên trách;
- Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm;
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh được bố trí từ 05 - 07 biên chế công chức hoặc viên chức làm nhiệm vụ chuyên trách trong tổng số biên chế hành chính, sự nghiệp được giao của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các công chức, viên chức cấp phòng do các sở, ngành liên quan cử, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
d) Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh do ngân sách cấp tỉnh bố trí trong kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện (gọi tắt là Văn phòng nông thôn mới huyện):
a) Vị trí, chức năng:
Văn phòng nông thôn mới huyện do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng) làm cơ quan thường trực, thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo huyện, thành phố quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Giúp Ban Chỉ đạo huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện Chương trình trên địa bàn huyện, thành phố;
- Tham mưu xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ và giám sát tình hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện, thành phố;
- Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo huyện, thành phố và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo;
- Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, tổng hợp, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình;
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, thành phố; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng công tác xây dựng nông thôn mới cho cán bộ ở các cơ quan có liên quan trên địa bàn huyện, thành phố, Ban Chỉ đạo xã, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn; đề xuất việc khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn huyện, thành phố;
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới;
- Lập nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo huyện, thành phố, Văn phòng nông thôn mới huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện;
- Bảo quản hồ sơ, tài liệu; quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị của Văn phòng nông thôn mới huyện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo huyện, thành phố.
c) Tổ chức Văn phòng nông thôn mới cấp huyện gồm có:
- Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng; Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng do Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng) kiêm nhiệm;
- Văn phòng nông thôn mới huyện được bố trí một số công chức hoặc viên chức chuyên trách trong tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của UBND huyện, thành phố được giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng) và các công chức hoặc viên chức của các phòng, ban, cơ quan liên quan cử đến, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
- Nhân sự cụ thể của Văn phòng nông thôn mới cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định.
d) Kinh phí hoạt động của Văn phòng nông thôn mới huyện do ngân sách huyện, thành phố bố trí trong kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo huyện, thành phố do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng) đảm nhận.
3. Công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới:
a) Ủy ban nhân dân xã bố trí 01 công chức cấp xã chuyên trách về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo quy định (Khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã).
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Giúp Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện và tham mưu cho Ban Chỉ đạo xã về công tác nông thôn mới trên địa bàn;
- Tổng hợp kết quả thực hiện vào hệ thống biểu mẫu theo quy định; tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu của cấp trên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Quyết định 1920/QĐ-TTg năm 2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp Ban hành: 05/10/2016 | Cập nhật: 12/10/2016
Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 16/08/2016 | Cập nhật: 22/08/2016
Quyết định 1920/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020 Ban hành: 24/10/2014 | Cập nhật: 27/10/2014
Quyết định 1920/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 27/10/2011 | Cập nhật: 31/10/2011
Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh mức vay làm nhà ở và mua trả chậm nền nhà ở trong các cụm tuyến dân cư thuộc chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 15/10/2009 | Cập nhật: 19/10/2009
Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 24/10/2009
Quyết định 1600/QĐ-TTg bổ sung dự toán ngân sách năm 2008 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ban hành: 07/11/2008 | Cập nhật: 15/11/2008