Quyết định 2429/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Phước
Số hiệu: 2429/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Bùi Văn Danh
Ngày ban hành: 20/10/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2429/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 20 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 /11/2005;

Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC- BKHĐT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009-2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 917/STNMT-CCBVMT ngày 14/10/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của tỉnh Bình Phước do Chi nhánh khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường thuộc Tổng cục môi trường lập, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Nội dung của Kế hoạch hành động:

Chương 1: Biến đổi khí hậu, các kịch bản BĐKH và tác động của BĐKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước.

1.1. Tính toán các kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Phước, gồm:

- Nghiên cứu, phân tích các kịch bản BĐKH toàn cầu và khu vực Đông Nam Á và các kịch bản BĐKH ở Việt Nam;

- Ứng dụng tính toán BĐKH cho Việt Nam giai đoạn 2010 - 2100 bằng mô hình động lực, từ đó sử dụng PP Dowscalling tính toán cho Bình Phước;

- Tính toán mực nước triều và mực nước cực trị (của thủy triều) tại hệ thống sông trên địa bàn Bình Phước;

- Tính toán các kịch bản mực nước dâng do biến đổi khí hậu tại hệ thống sông trên địa bàn Bình Phước;

- Các kịch bản biến đổi mực nước tổng hợp bao gồm triều, gió, nước dâng;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu.

1.2. Dự báo diễn biến của BĐKH đến các khu vực địa lý và các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cũng như trong mối tương quan với Vùng Đông Nam Bộ:

- Dự báo xu thế biến đổi của các thông số chính như: nhiệt độ; lượng mưa; lượng bay hơi; độ ẩm; chế độ gió; lượng giờ nắng; các đặc trưng thủy văn sông suối chính và hiện tượng sạt lở, trượt, lún sụt, xói mòn đất; tình hình xảy ra bão, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, rửa trôi và tình hình suy thoái đất đai; tình hình sử dụng tài nguyên nước mặt và nước ngầm; tác động do các hiện tượng ENSO và thời tiết bất thường,… đối với các khu vực địa lý và các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cũng như trong mối tương quan với vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Campuchia;

- Dự báo về các cơ hội trong quá trình thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đối với các khu vực địa lý và các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cũng như trong mối tương quan với vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Campuchia, đặc biệt là nghiên cứu đánh giá sơ bộ về quy mô và mức độ tác dụng của rừng tự nhiên và rừng trồng; các hồ, đập chứa nước,… của tỉnh Bình Phước và khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đối với khả năng điều hòa sinh thái và giảm nhẹ hậu quả BĐKH.

Chương 2: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước trong thời gian qua và định hướng trong giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn đến 2020.

2.1. Phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước giai đoạn trước năm 2010.

2.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Chương 3: Những định hướng chính về Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bình Phước, bao gồm:

3.1. Đánh giá tác động của BĐKH

3.1.1. Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến các ngành, lĩnh vực:

- Khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai;

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt và nước ngầm;

- Hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (rừng, động – thực vật, thủy sinh,…);

- Nông, lâm và ngư nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành trồng trọt, phát triển nghề rừng, nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Tác động của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su, điều và cây ăn quả khác ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu;

- Công nghiệp, năng lượng và xây dựng, đặc biệt là đối với công nghiệp sản xuất và cấp điện, nước; xây dựng đô thị, phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng;

- Giao thông vận tải và du lịch, đặc biệt là giao thông vận tải đường sông, đường bộ và du lịch sinh thái;

- Quản lý tài nguyên và môi trường, đặc biệt là quản lý tài nguyên nước, đất; môi trường không khí, nước, quản lý chất thải rắn và thiên tai, sự cố;

- Giáo dục, Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là lĩnh vực y tế và tình hình phát sinh bệnh tật trong dân cư có liên quan tới BĐKH;

- Phát triển dân số, xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống dân cư.

3.1.2. Đánh giá tác động của BĐKH đến các khu vực:

- Khu vực phát triển đô thị; vùng nông thôn và các khu vực tập trung dân cư, nhất là vùng lũ quét, trượt, sạt lở và xói mòn, rửa trôi đất; vùng hồ, đập chứa nước; vùng rừng núi.

- Khu vực phát triển trọng điểm về nông – ngư nghiệp;

- Khu vực phát triển trọng điểm về công nghiệp, nhất là vùng phát triển các KCN, CCN, điểm công nghiệp và hành lang kinh tế;

- Khu vực phát triển trọng điểm về du lịch, nhất là vùng phát triển du lịch sinh thái và nhân văn cộng đồng;

- Khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường và sinh thái;

- Khu vực có độ nhạy cảm cao về tài nguyên, như: vùng có nguy cơ thiếu nước; vùng có nguy cơ chịu tác động của xói mòn, rửa trôi, trượt, sạt lở đất;…

3.1.3. Đánh giá tác động của BĐKH trong mối tương quan với toàn vùng Đông Nam Bộ:

- Đánh giá tác động do sự thay đổi các yếu tố khí hậu, thủy văn của tỉnh Bình Phước đối với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh thành lân cận tỉnh Bình Phước (Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Lâm Đồng,…);

- Đánh giá tác động do sự thay đổi các yếu tố khí hậu, thủy văn của vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên và Campuchia đối với tỉnh Bình Phước, nhất là đối với tình hình sử dụng tài nguyên nước, đất; chất lượng môi trường không khí, nước, rác thải;

3.2. Định hướng kế hoạch hành động cho những đối tượng chính

3.2.1. Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó, đề xuất một số giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH đối với các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh:

- Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thay đổi sử dụng đất;

- Lĩnh vực Tài nguyên nước;

- Lĩnh vực giao thông vận tải;

- Lĩnh vực năng lượng;

- Lĩnh vực y tế và sức khỏe;

- Lĩnh vực xử lý chất thải;

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án cơ chế phát triển sạch;

- Các ngành, lĩnh vực khác;

3.2.2. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp đã được xác định

3.2.3. Lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với từng lĩnh vực của tỉnh Bình Phước theo các tiêu chí xác định.

3.3. Khả năng lồng ghép vào các Kế hoạch phát triển khác.

Chương 4: Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH

4.1. Xác định danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH cho từng địa bàn và từng ngành, lĩnh vực.

4.2. Xác định các bên liên quan và trách nhiệm cụ thể của từng bên trong triển khai thực hiện từng hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên được xác định.

4.3. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện.

4.4. Phân tích chi phí lợi ích và đánh giá sơ bộ hiệu quả của các hoạt động/chương trình/dự án thích ứng với BĐKH.

Chương 5: Tổ chức thực hiện

Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

Phụ lục: Danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh.

2. Dự toán kinh phí thực hiện, nguồn vốn:

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 1.578.500.000 đồng (Một tỷ năm trăm bảy mươi tám triệu năm trăm ngàn đồng chẵn). 

Nguồn vốn được phân bổ theo quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

- Vốn nước ngoài 50%: 789.250.000 đồng.

- Vốn trong nước 50%, trong đó:

+ Ngân sách trung ương 30% : 473.550.000 đồng.

+ Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác 20% : 315.700.000 đồng.

(Có dự toán chi tiết kèm theo).

* Thời gian xây dựng hoàn thành Kế hoạch: tháng 12/2010.

Điều 2. Chi nhánh khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường thuộc Tổng cục môi trường có trách nhiệm xây dựng hoàn chỉnh Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của tỉnh Bình Phước theo đúng nội dung đề cương đã được phê duyệt đảm bảo quy định hiện hành của nhà nước và hoàn thành đúng thời gian quy định.

Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc Chi nhánh khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường nhanh chóng xây dựng hoàn thành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của tỉnh Bình Phước, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

Điều 4. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Phước, Giám đốc Chi nhánh khu vực phía Nam - Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Danh

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2429/QĐ-UBND ngày 20/10/2010 của UBND tỉnh)

Khoản 1: Công lao động (khoa học, phổ thông)

Stt

Nội dung lao động

Chi phí
(triệu đồng)

Căn cứ

A

Thuê khoán lao động khoa học:

1.054

 

I

Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin và đánh giá những thay đổi và dao động khí hậu trên địa bàn Bình Phước

260

 

1

Tổng hợp các tài liệu, số liệu trước năm 2010 về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

2

Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu nghiên cứu hiện có, được ghi nhận có liên quan đến các hiện tượng biến đổi khí hậu trên địa bàn Bình Phước

180

Thông tư số 23/2009/TT-BTC

Lượng mưa ngày: 10 trạm x 30 năm x 0,2 tr/năm = 60 triệu

Mưa thời đoạn 15’,30’,45’,60’,90’,120’: 5 trạm x 30 năm x 0.2tr/năm = 30 triệu.

Nhiệt độ không khí: 5 trạm x 30 năm x 0,2 tr/năm = 30 triệu.

Độ ẩm: 5 trạm x 30 năm x 0,2tr/năm = 30 triệu

Mực nước giờ: 5 trạm x 30năm x 0,2tr/năm = 30 triệu

3

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về mức độ, quy mô và tần suất biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

4

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về mức độ, quy mô và tần suất biến đổi của lượng mưa, lượng bay hơi;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

5

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về mức độ, quy mô và tần suất biến đổi của lượng giờ nắng, chế độ gió;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

6

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về các đặc trưng thủy văn của sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

7

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về các đặc trưng thủy văn của các sông suối khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

8

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về hiện tượng sạt lở, lún sụt đất;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

9

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về tình hình xảy ra lụt bão, lũ lụt, hạn hán, suy thoái đất đai;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

10

Nghiên cứu đánh giá các thông tin và số liệu thu thập được về tình hình sử dụng tài nguyên nước mặt và nước ngầm;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

11

Nghiên cứu đánh giá tác động do các hiện tượng ENSO và thời tiết bất thường;

8

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

II

Biến đổi khí hậu, các kịch bản BĐKH và tác động của BĐKH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước

320

 

II.1

Tính toán các kịch bản biến đổi khí hậu cho Bình Phước

230

 

1

Nghiên cứu, phân tích các kịch bản BĐKH toàn cầu và khu vực Đông Nam Á và các kịch bản BĐKH ở Việt Nam

 

 

Nghiên cứu các kịch bản BĐKH toàn cầu

20

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

Nghiên cứu các kịch bản BĐKH khu vực Đông Nam Á

20

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

Nghiên cứu các kịch bản BĐKH ở Việt Nam

20

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

2

Ứng dụng tính toán BĐKH cho Việt Nam giai đoạn 2010-2100 bằng mô hình động lực, từ đó sử dụng PP Dowscalling tính toán cho Bình Phước

 

 

Tính toán cho toàn Việt Nam

30

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

Dowscalling tính toán cho Bình Phước

30

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

3

Tính toán mực nước triều và mực nước cực trị (của thủy triều) tại hệ thống sông trên địa bàn Bình Phước

30

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

4

Tính toán các kịch bản mực nước dâng do BĐKH tại hệ thống sông trên địa bàn Bình Phước

30

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

5

Các kịch bản biến đổi mực nước tổng hợp bao gồm triều, gió, nước dâng

30

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

6

Xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc tính toán các kịch bản BĐKH tỉnh Bình Phước

20

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

II.2

Dự báo xu thế biến đổi khí hậu

90

 

1

Dự báo xu thế biến đổi của thông số nhiệt độ, độ ẩm;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

2

Dự báo xu thế biến đổi của thông số lượng mưa, lượng bay hơi;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

3

Dự báo xu thế biến đổi của thông số lượng giờ nắng, chế độ gió;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

4

Dự báo xu thế biến đổi của các đặc trưng thủy văn sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các sông suối nhỏ khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

5

Dự báo xu thế biến đổi của hiện tượng sạt lở, trượt, lún sụt, xói mòn đất;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

6

Dự báo xu thế biến đổi của tình hình xảy ra bão, lũ lụt, hạn hán, rửa trôi và suy thoái đất đai;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

7

Dự báo xu thế biến đổi của tình hình sử dụng tài nguyên nước mặt và nước ngầm;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

8

Dự báo xu thế biến đổi của các hiện tượng ENSO và thời tiết bất thường;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

9

Dự báo về các cơ hội trong quá trình thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đối với các khu vực địa lý và các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cũng như trong mối tương quan với vùng ĐNB, Campuchia.

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

III

Đánh giá tác động và dự báo diễn biến của BĐKH đến các khu vực địa lý và các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cũng như trong mối tương quan với vùng ĐNB

180

 

III.1

Đánh giá tác động của BĐKH và mức độ thiệt hại đến các ngành, lĩnh vực sau:

100

 

1

Khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

2

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt và nước ngầm;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

3

Hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học (rừng, động – thực vật, thủy sinh,…)

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

4

Nông, lâm và ngư nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành trồng trọt, phát triển nghề rừng, nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

5

Tác động của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su, điều và cây ăn quả khác ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

6

Công nghiệp, năng lượng và xây dựng, đặc biệt là đối với công nghiệp cấp điện, nước; xây dựng đô thị, phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng (như hệ thống tiêu thoát lũ, thủy lợi, giao thông, cấp điện, nước; phát triển các khu dân cư tập trung và hạ tầng vệ sinh môi trường nông thôn);

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

7

Giao thông vận tải và du lịch, đặc biệt là giao thông vận tải đường sông, đường bộ và du lịch sinh thái;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

8

Quản lý tài nguyên và môi trường, đặc biệt là quản lý tài nguyên nước, đất; môi trường không khí, nước, quản lý chất thải rắn và thiên tai, sự cố;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

9

Giáo dục, Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là lĩnh vực y tế và tình hình phát sinh bệnh tật trong dân cư có liên quan tới BĐKH;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

10

Phát triển dân số, xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống dân cư.

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

III.2

Đánh giá tác động của BĐKH đến các khu vực sau:

60

 

1

Khu vực phát triển đô thị (Tx. Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các thị trấn); vùng nông thôn và các khu vực tập trung dân cư, nhất là vùng lũ quét, trượt, sạt lở và xói mòn, rửa trôi đất; vùng hồ, đập chứa nước; vùng rừng núi;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

2

Khu vực phát triển trọng điểm về nông – ngư nghiệp (các vùng rừng trồng tập trung; chăn nuôi, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản);

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

3

Khu vực phát triển trọng điểm về công nghiệp, nhất là vùng phát triển các KCN, CCN, điểm công nghiệp và hành lang kinh tế;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

4

Khu vực phát triển trọng điểm về du lịch, nhất là vùng phát triển du lịch sinh thái và nhân văn cộng đồng;

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

5

Khu vực có độ nhạy cảm cao về môi trường và sinh thái (vùng sạt lở, trượt, lún sụt, xói mòn, rửa trôi đất; vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,…);

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

6

Khu vực có độ nhạy cảm cao về tài nguyên, như: vùng có nguy cơ thiếu nước; vùng có nguy cơ chịu tác động của xói mòn, rửa trôi, trượt, sạt lở đất;…

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

III.3.

Đánh giá tác động của BĐKH trong mối tương quan với toàn vùng ĐNB

20

 

1

Đánh giá tác động do sự thay đổi các yếu tố khí hậu, thủy văn của tỉnh Bình Phước đối với vùng ĐNB và Campuchia, nhất là đối với Campuchia, các tỉnh thành lân cận tỉnh Bình Phước (Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Lâm Đồng,…);

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

2

Đánh giá tác động do sự thay đổi các yếu tố khí hậu, thủy văn của vùng ĐNB và Campuchia đối với tỉnh Bình Phước, nhất là đối với tình hình sử dụng tài nguyên nước, đất; chất lượng môi trường không khí, nước, rác thải.

10

Chuyên đề loại 1 của TT 44/2007

IV

Định hướng kế hoạch hành động cho những đối tượng chính và khả năng lồng ghép vào các kế hoạch phát triển khác

100

 

1

Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH (bao gồm thích ứng và giảm nhẹ) đối với các lĩnh vực;

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

2

Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp đã được xác định;

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

3

Lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với từng lĩnh vực của tỉnh Bình Phước theo các tiêu chí xác định;

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

4

Đánh giá khả năng lồng ghép vào các Kế hoạch phát triển khác;

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

V

Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH và tổ chức thực hiện

125

 

1

Xác định danh mục các hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH cho từng địa bàn và từng ngành, lĩnh vực;

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

2

Xác định các bên liên quan và trách nhiệm cụ thể của từng bên trong triển khai thực hiện từng hoạt động/chương trình/dự án ưu tiên được xác định;

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

3

Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện;

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

4

Phân tích chi phí lợi ích và đánh giá sơ bộ hiệu quả của các hoạt động/chương trình/dự án thích ứng với BĐKH.

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

5

Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, đơn vị liên quan trong tỉnh

25

Chuyên đề loại 2 của TT 44/2007

VI

Các ứng dụng phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, truyền thông.

55

 

1

Xây dựng tập bản đồ về BĐKH ở Bình Phước tỉ lệ 1:10.000 : 10 bản đồ x 5tr/bản đồ

50

Giá thực tế

2

Biên tập bộ đĩa CD phục vụ truyền thông và phổ biến kiến thức về BĐKH ở khu vực nghiên cứu nói riêng.

5

Giá thực tế

VII

Thuê khoán lao động khoa học khác

14

 

1

Xây dựng thuyết minh đề cương chi tiết

2

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

2

Xây dựng báo cáo tổng kết đề tài

12

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

B.

THUÊ KHOÁN LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG

5

 

 

Thuê khoán khác (chuyên chở, bốc vác thiết bị, mẫu…)

5

Giá thực tế

 

CỘNG KHOẢN 1

1.059

 

Khoản 2: Nguyên,vật liệu, năng lượng

Stt

Hạng mục

Chi phí
(triệu đồng)

Căn cứ

1

Dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng

10

 

 

Đĩa mềm, đĩa CD, giấy in, mực in mầu, đen trắng

10

Giá thực tế

2

Mua sách, tài liệu, số liệu

60

 

 

Bản đồ số độ cao tỉ lệ 1:2000 và 1:10000

50

Giá thực tế

 

Mua sách, tài liệu

10

Giá thực tế

 

CỘNG KHOẢN 2

70

 

Khoản 3: Chi phí khác

Stt

Nội dung chi

Chi phí
(triệu đồng)

Căn cứ

1

Công tác trong nước (địa điểm, thời gian, số lượt người)

150

 

 

Phụ cấp lưu trú: 150.000đ x 5 người x 15 ngày x 2 đợt = 22,5tr

22,5

TT 97/2010/TT-BTC

 

Khách sạn: 250.000đ x 5 người x 15 ngày x 2 đợt = 37,5tr

37,5

TT 97/2010/TT-BTC

 

Thuê xe đi các địa phương: 2,0tr/ngày x 15 ngày x 2 đợt = 60tr

60

TT 97/2010/TT-BTC

 

Đi khảo sát bổ sung

30

TT 97/2010/TT-BTC

2

Kinh phí quản lý (của cơ quan chủ trì) 3 năm, không quá 10tr/năm

20

 

3

Chi phí đánh giá, kiểm tra nội bộ, nghiệm thu các cấp

48

 

 

Chi phí kiểm tra nội bộ

15

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

 

Chi nghiệm thu trung gian

18

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

 

Chi phí nghiệm thu nội bộ

15

TT 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

4

Chi khác

99,4

 

 

Hội thảo :

 

 

 

Hội thảo xây dựng đề cương, phương pháp luận:

1

TT 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN

 

Hội thảo sơ kết: 2 lần x (chủ trì: 0,2tr + thư ký: 0,1tr + 5 báo cáo x 0,5tr + Đại biểu : 30người x 70.000đ/người) =12,4tr

12,4

TT 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN

 

Hội thảo từng nhóm chuyên đề: (1chủ trì: 0,2tr + Thư ký : 0,1tr +Đại biểu:10 x 70.000đ + 4 báo cáo viên x 0,5tr) x 3lần x 3 nhóm= 27tr

27

TT 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN

 

Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm

15

TT 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN

 

Thù lao trách nhiệm điều hành chung của chủ nhiệm nhiệm vụ: 14 tháng x 1,0 tr/tháng

14

TT 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN

 

Quản lý chung nhiệm vụ KH&CN (trong đó có chi thù lao trách nhiệm cho Thư ký, kế toán của đề tài): 1 năm x 20 tr/năm

20

TT 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN

 

CỘNG KHOẢN 3:

306

 

Tổng cộng = khoản 1 + khoản 2 + khoản 3 = 1.435.000.000 đồng

Thuế VAT (10%) = 1.435.000.000 ´ 10% = 143.500.000 đồng

Tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ = 1.578.500.000 đồng.

(Bằng chữ: Một tỷ năm trăm bảy mươi tám triệu năm trăm ngàn đồng chẵn).