Quyết định 242/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 242/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/02/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 27/02/2007 | Số công báo: | Từ số 107 đến số 108 |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại các văn bản số 4309/BGTVT-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005, số 143/BGTVT-KHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2006, số 1553/BGTVT-KHĐT ngày 22 tháng 3 năm 2006, số 4585/BGTVT-KHĐT ngày 01 tháng 8 năm 2006, số 628/BGTVT-KHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Phạm vi quy hoạch:
Đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, có tổng chiều dài khoảng 3.167 km (trong đó tuyến chính dài khoảng 2.667 km, tuyến phía Tây dài khoảng 500 km).
2. Hướng tuyến:
- Điểm đầu: tại Pác Bó - tỉnh Cao Bằng.
- Điểm cuối: tại Đất Mũi - tỉnh Cà Mau.
- Các điểm khống chế chủ yếu:
+ Tuyến chính (dài 2.667 km) qua các điểm: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Km124+500 QL2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lạc, Lâm La, Tân Kỳ, Khe Cò, Tân Ấp, Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hoà Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Chơn Thành, ngã tư Bình Phước, Tân Thạnh, Mỹ An, thị xã Cao Lãnh, cầu Cao Lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.
+ Nhánh phía Tây (dài 500 km) qua các điểm: Khe Gát, đèo U Bò, Tăng Ký, cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đắk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.
3. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
Đường Hồ Chí Minh được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc và tiêu chuẩn đường ô tô thông thường. Riêng các đoạn qua thị trấn, thị tứ, thị xã và thành phố thiết kế phù hợp với quy hoạch địa phương được duyệt. Chi tiết cụ thể quy mô mặt cắt ngang quy hoạch được thể hiện trong bảng sau:
Quy mô mặt cắt ngang quy hoạch
TT |
Các đoạn tuyến |
Chiều dài (km) |
Số làn xe |
Cấp thiết kế (km/h) |
Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng |
I |
Pác Bó - Hoà Lạc |
409 |
|
|
|
1 |
Pác Bó - TX. Cao Bằng |
59 |
2 |
Cấp III MN |
TCVN4054-2005 |
2 |
TX. Cao Bằng - Km124+500/QL2 |
241 |
2 |
Cấp III MN |
TCVN4054-2005 |
3 |
Km124+500/QL2 - Đoan Hùng |
15 |
4 |
Cấp I |
TCVN4054-2005 |
4 |
Đoan Hùng - Sơn Tây (hoặc vùng phụ cận) |
79 |
4 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
5 |
Sơn Tây (hoặc vùng phụ cận) - Hoà Lạc |
15 |
6 |
100 |
TCVN5729-97 |
II |
Hoà Lạc - Ngã tư Bình Phước |
- Tuyến chính 1.715km - Tuyến phía Tây 500km |
|||
6 |
Hoà Lạc - Chợ Bến |
42 |
6 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
7 |
Chợ Bến - Xóm Kho |
48 |
6 |
60 - 80 |
TCVN5729-97 |
8 |
Xóm Kho - Lâm La |
132 |
6 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
9 |
Lâm La - Tân Kỳ |
55 |
6 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
10 |
Tân Kỳ - Bùng |
266 |
4 |
60 - 80 |
TCVN5729-97 |
11 |
Bùng - Cam Lộ |
122 |
4 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
12 |
Cam Lộ - La Sơn |
105 |
4 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
13 |
La Sơn - Tuý Loan |
104 |
2 |
40 - 60 |
TCVN4054-2005 |
14 |
Tuý Loan - Thạnh Mỹ |
50 |
4 |
40 - 80 |
TCVN5729-97 và TCVN4054-2005 |
15 |
Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi |
171 |
2 |
Cấp III MN |
TCVN4054-85 |
16 |
Ngọc Hồi - Buôn Ma Thuột |
281 |
6 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
17 |
Buôn Ma Thuột - Đồng Xoài |
230 |
6 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
18 |
Đồng Xoài - Chơn Thành |
40 |
4 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
19 |
Chơn Thành - Ngã tư Bình Phước |
69 |
8 |
100 |
TCVN5729-2005 |
20 |
Nhánh phía Tây (Khe Gát - Thạnh Mỹ) |
500 |
2 |
Cấp IV MN |
TCVN4054-85 |
III |
Chơn Thành - Đất Mũi |
543 |
|
|
|
21 |
Chơn Thành - Tân Thạnh |
152 |
4 |
100 |
TCVN5729-97 |
22 |
Tân Thạnh - Rạch Sỏi |
162 |
4 |
80 - 100 |
TCVN5729-97 |
23 |
Rạch Sỏi - Vĩnh Thuận |
70 |
4 |
Cấp I |
TCVN4054-2005 |
24 |
Vĩnh Thuận - Năm Căn |
100 |
2 |
Cấp III |
TCVN4054-2005 |
25 |
Năm Căn - Đất Mũi |
59 |
2 |
Cấp III |
TCVN4054-2005 |
|
Tổng cộng |
3.167 km |
|
|
|
Ghi chú:
Nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp thiết kế và cự ly cho từng đoạn trong bảng nêu trên sẽ được cập nhật và điều chỉnh phù hợp với quy định tại thời điểm lập dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính bền vững lâu dài cho công trình trong từng giai đoạn đầu tư.
4. Về hệ thống đường ngang và công trình phụ trợ:
Ngoài một số đường ngang đã được phép triển khai và các đường hoàn trả đã thực hiện trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, để đảm bảo tính đồng bộ trong mạng lưới quy hoạch và phát huy hiệu quả đầu tư của đường Hồ Chí Minh, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua khẩn trương lập quy hoạch hệ thống đường ngang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt để làm cơ sở sớm triển khai đầu tư. Đồng thời lập quy hoạch hệ thống đường gom dân sinh, các điểm dừng, điểm nghỉ, hệ thống nhà hạt quản lý, trạm thu phí (nếu cần) dọc theo tuyến chính để đầu tư xây dựng vào thời điểm thích hợp.
5. Phân kỳ đầu tư xây dựng:
Trên cơ sở Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội và phù hợp với thực tế cập nhật, việc đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Quy hoạch tổng thể được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 2000 - 2007):
Đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, bao gồm cả kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảnh (Kon Tum). Cho phép một số điểm kiên cố hóa khó khăn hoàn thành trong năm 2008.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2007 - 2010):
Nối thông toàn tuyến từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), trong đó việc đầu tư cụ thể một số đoạn như sau:
+ Chưa triển khai đầu tư các đoạn tránh thành phố, thị xã thuộc Tây Nguyên hiện nay chưa khởi công (đoạn tránh thị xã Kon Tum, thành phố Buôn Ma Thuột và thị xã Gia Nghĩa), trước mắt sử dụng quốc lộ 14 để nối thông.
+ Tập trung nối thông và hoàn thiện các đoạn: Pác Pó - Cao Bằng, cầu Ngọc Tháp, Chơn Thành - Đức Hòa, Mỹ An - Vàm Cống, Cà Mau - Năm Căn - Đất Mũi (trong đó cả cầu Đầm Cùng), tuyến N2 đoạn Củ Chi - Đức Hòa - Thạnh Hóa - Mỹ An và một số đoạn cần thiết khác; ưu tiên đầu tư hoàn thành 2 cầu Vàm Cống và Cao Lãnh (có thể sử dụng vốn khác ngoài vốn của dự án đường Hồ Chí Minh); riêng đoạn Năm Căn - Đất Mũi trước mắt chỉ xây dựng nền, sử dụng mặt đường quá độ sau khi ổn định nền đường sẽ tiếp tục hoàn thiện.
+ Nghiên cứu và triển khai đầu tư nâng cấp Quốc lộ 80 đoạn qua An Giang - Kiên Giang và Quốc lộ 63 đoạn Kiên Giang - Cà Mau, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Giai đoạn 3 (từ năm 2010 - 2020):
Hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn, trong đó lưu ý kết nối với quy hoạch hệ thống đường sắt, đường ngang và các quy hoạch khác có liên quan.
6. Nhu cầu vốn và phương thức huy động vốn xây dựng:
- Tổng mức đầu tư ước tính cho cả giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 với quy mô mặt cắt ngang 2 làn xe là 41.020 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí xây dựng 436 km đi trùng đã và đang được đầu tư bằng dự án khác). Tổng mức đầu tư sẽ được chuẩn xác trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Tổng mức đầu tư của giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 sẽ được lập và trình Quốc hội xem xét, quyết định trước năm 2010.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh dự kiến được huy động từ nguồn ngân sách nhà nước và từ các nguồn vốn khác. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, kêu gọi vốn ODA hoặc nguồn vốn khác để đầu tư hai cầu Vàm Cống, Cao Lãnh và các quốc lộ 80, 63 phù hợp với quy hoạch đường Hồ Chí Minh.
- Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án theo kế hoạch phân kỳ đầu tư. Trên cơ sở nhu cầu, tiến độ đầu tư từng giai đoạn đường Hồ Chí Minh, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối đủ vốn để thực hiện dự án.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Giao thông vận tải:
- Sau khi quy hoạch tổng thể được duyệt, triển khai ngay quy hoạch chi tiết, cắm mốc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới theo mặt cắt ngang quy hoạch, nguồn kinh phí thực hiện công tác này được trích trong nguồn vốn của đường Hồ Chí Minh và hoàn thành trước năm 2010, bàn giao cho chính quyền địa phương liên quan quản lý và tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng để giữ đất cho việc xây dựng đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch.
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được duyệt, căn cứ phân kỳ đầu tư và khả năng nguồn vốn, xác định các dự án thành phần có thể vận hành độc lập, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các hạng mục cũng như các dự án thành phần, trình duyệt theo quy định hiện hành.
2. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua: khi lập, phê duyệt và triển khai các quy hoạch chung về xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch các vùng cây nguyên liệu công nghiệp, các khu công nghiệp có liên quan đến đường Hồ Chí Minh phải phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng dọc đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 27/2004/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2004, đồng thời phải được sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải. Việc đấu nối lưu thông giữa hệ thống đường ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị với đường Hồ Chí Minh phải được Bộ Giao thông vận tải xem xét, thống nhất thỏa thuận.
3. Các Bộ, ngành liên quan: trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải giải quyết về vốn, cơ chế chính sách để việc triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh được thuận lợi, đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua: quản lý chặt chẽ mốc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới quy hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải xác định và bàn giao; tổ chức lập, duyệt và triển khai thực hiện phương án quản lý quỹ đất dành riêng cho đường Hồ Chí Minh, trực tiếp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 789/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể xa lộ Bắc Nam.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường Hồ Chí Minh đi qua chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 27/2004/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đến năm 2020 Ban hành: 02/03/2004 | Cập nhật: 07/12/2012