Quyết định 242/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch các vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
Số hiệu: | 242/2004/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Huỳnh Đức Hòa |
Ngày ban hành: | 31/12/2004 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 242/2004/QĐ-UB |
Đà Lạt, ngày 31 tháng 12 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Quyết định số 56/2004/QĐ-UB ngày 02/4/2004 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004-2010;
- Xét Tờ trình số 2822/TTR-NN&PTNT ngày 20/12/2004 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị phê duyệt dự án quy hoạch các vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng.
QUYẾT ĐỊNH
Điều l: Phê duyệt dự án quy hoạch, kèm theo báo cáo hồ sơ dự án, với các nội dung chủ yếu sau:
1- Tên dự án: Quy hoạch các vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010.
2- Phạm vi, địa điểm thực hiện: địa bàn của 10 xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng-tỉnh Lâm Đồng.
3- Mục tiêu quy hoạch:
- Xây dựng vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây theo hướng ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn và tập trung. Trên cơ sở phát triển thành công trong phạm vi vùng dự án để mở rộng ứng dụng trong sản xuất trên phạm vi toàn vùng chuyên canh rau, hoa , dâu tây của tỉnh .
- Phấn đấu đạt kết quả vượt trội về năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, thu nhập, hiệu quả đầu tư, hàm lượng khoa học kỹ thuật so với sản xuất đại trà của vùng chuyên canh và so với hiện nay trong vùng dự án.
4- Nội dung và giải pháp chủ yếu:
4. 1- Quy mô, vị trí, địa điểm quy hoạch : Tổng diện tích quy hoạch đến năm 2010 là 1732 ha, trong đó: thành phố Đà Lạt 562 ha tại phường 7,8,1 l,12; huyện Đức Trọng 571 ha tại thị trấn Liên Nghĩa, xã Hiệp Thạnh, Hiệp An; huyện Đơn Dương 599 ha tại thị trấn Thạnh Mỹ, xã Lạc Lâm, Lạc Xuân.
Chi tiết tại biểu số 1 đính kèm quyết định này.
4.2- Định hướng phát triển vùng dự án:
Tăng nhanh tỷ trọng trong tổng diện tích gieo trồng đối với từng nhóm sản phẩm: nhóm sản phẩm hoa, dâu tây từ 13% hiện nay lên 20 - 25% và nhóm rau giá trị sản phẩm cao từ 20% lên 40% vào năm 2010.
Tăng nhanh năng suất, cùng với chuyển đổi cơ cấu diện tích sản xuất các nhóm sản phẩm có giá trị hàng hóa cao; đạt giá trị sản xuất bình quân trên 400 triệu đồng/ha và tăng giá trị sản xuất toàn vùng đến năm 2010 từ gấp đôi trở lên so với năm 2003. Đối với nhóm hoa, kết hợp chặt chẽ với mở rộng thị trường và công nghệ sau thu hoạch để tăng dần tỷ trọng các loại hoa có giá trị hàng hoá cao như hoa hồng, cúc, ly ly, đồng tiền . . .Trong nhóm rau, tăng dần tỷ trọng rau cao cấp và nhóm rau có triển vọng xuất khẩu.
- Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao (lấy theo tiêu chuẩn xuất khẩu) đạt từ 90% trở lên so với tổng sản lượng.
4.3- Tổng nhu cầu vốn đầu tư : 355.878 triệu đồng, trong đó :
- Vốn ngân sách 47.907 triệu đồng, chủ yếu là vốn lồng ghép thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Vốn các thành phần kinh tế và vốn tín dụng 307.971 triệu đồng
4.4- Các giải pháp, chính sách chủ yếu :
- Về công nghệ và kỹ thuật: Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nhanh và kịp thời các công nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các mô hình thử nghiệm và trình diễn làm cơ sở phát triển trên diện rộng; tổ chức tốt dịch vụ cung cấp giống, vật tư, kỹ thuật theo yêu cầu sản xuất công nghệ cao.
- Xúc tiến mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm rau, hoa, dâu tây của vùng dự án nói riêng và Lâm Đồng nói chung trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện, công trình thuỷ lợi phục vụ cho dân sinh kinh tế trên địa bàn, trong đó có phục vụ cho vùng quy hoạch. Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất giống rau, hoa, dâu tây cho Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Kỹ thuật Nông nghiệp Lâm Đồng, đồng thời đầu tư hỗ trợ một phần cây giống trong vùng quy hoạch.
- Thực hiện đầy đủ chính sách của Trung ương và của tỉnh Lâm Đồng về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào vùng dự án. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, bảo quản, các nhà máy sản xuất phân hữu cơ-vi sinh phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình sản xuất, chú trọng phát triển các HTX; khuyến khích nhà đầu tư liên doanh, liên kết với nông dân theo hình thức góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất để thực hiện đầu tư sản xuất rau, hoa, dâu tây công nghệ cao trong vùng dự án.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực: tập huấn, hội thảo, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ và người sản xuất.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường: Bảo vệ đất, chống xói mòn và ô nhiễm hóa chất; sử dụng hợp lý nguồn nước, hạn chế ô nhiễm nguồn nước tưới trong vùng và nguồn nước hạ lưu các khu vực dự án; bảo vệ cảnh quan, tạo thuận lợi cho thu hút du lịch.
5. Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2004 - 2010.
2.2- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các địa phương xây dựng và thực hiện các kế hoạch nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, trình diễn về nông nghiệp công nghệ cao.
2.3- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính thực hiện cân đối kế hoạch đầu tư ngân sách Nhà nước hàng năm, đảm bảo kinh phí cho hoạt động vận hành dự án, hỗ trợ đầu tư và vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Thương mại và Du lịch, Giao thông Vận tải, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch các UBND huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định từ ngày ký./.
|
T/M. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
Quy hoạch các vùng sản xuất rau, hoa, dâu tây công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
ĐVT: ha
Địa bàn |
Hiện trạng năm 2003 |
Quy hoạch năm 2010 |
||||||
Tổng |
Rau |
Hoa |
Dâu |
Tổng |
Rau |
Hoa |
Dâu |
|
Toàn vùng |
1.591 |
1.393 |
174 |
24 |
1.731 |
1.246 |
385 |
100 |
I-TP Đà Lạt |
562 |
421 |
117 |
24 |
562 |
177 |
285 |
100 |
1. Phường 7 |
72 |
66 |
1 |
5 |
72 |
37 |
15 |
20 |
2. Phường 8 |
80 |
24 |
41 |
15 |
80 |
|
65 |
15 |
3. Phường 11 |
178 |
159 |
15 |
4 |
178 |
58 |
70 |
50 |
4. Phường 12 |
231 |
171 |
60 |
|
231 |
81 |
135 |
15 |
II-H.Đức Trọng |
435 |
378 |
57 |
|
571 |
471 |
100 |
|
1. TT. Liên Nghĩa |
200 |
200 |
|
|
200 |
200 |
|
|
2. Xã Hiệp Thạnh |
35 |
35 |
|
|
145 |
135 |
10 |
|
3. Xã Hiệp An |
200 |
143 |
57 |
|
226 |
136 |
90 |
|
II-H. Đơn Dương |
594 |
594 |
|
|
599 |
599 |
|
|
1. TT. Thạnh Mỹ |
194 |
194 |
|
|
198 |
198 |
|
|
2. Xã Lạc Lâm |
220 |
220 |
|
|
220 |
220 |
|
|
3. Xã Lạc Xuân |
180 |
180 |
|
|
180 |
180 |
|
|
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển vùng rau, hoa , dâu tây công nghệ cao
Hạng mục |
Tổng vốn |
Phân theo nguồn |
|
|
(Triệu đồng) |
Ngân sách |
Dân & Tín dụng |
Tổng số |
355.878 |
47.907 |
307.971 |
- Tỷ lệ nguồn vốn (%) |
100,00 |
13,46 |
86,54 |
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng |
45.007 |
21.307 |
23.700 |
- Giao thông |
29.084 |
13.534 |
15.550 |
- Thủy lợi |
14.365 |
6.215 |
8.150 |
- Điện |
1.559 |
1.559 |
|
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật |
298.871 |
14.600 |
284.271 |
- Nhà kính, nhà lưới |
224.975 |
10.800 |
214.175 |
- Dàn tưới |
58.896 |
1.800 |
57.096 |
- CSVCKT khác |
15.000 |
2.000 |
13.000 |
3. Vận hành dự án |
7.000 |
7.000 |
|
- Hoạt động xúc tiến thị trường. |
3.000 |
3.000 |
|
- Đào tạo |
2.000 |
2.000 |
|
- Hoạt động khác |
2.000 |
2.000 |
|
4. Hỗ trợ các giống mới |
5.000 |
5.000 |
|
Quyết định 56/2004/QĐ-UB quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế “một cửa” đối với hoạt động công chứng tại Phòng Công chứng số 1 tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 23/12/2004 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 56/2004/QĐ-UB Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy và biên chế của Văn phòng UBND tỉnh Ban hành: 14/09/2004 | Cập nhật: 20/04/2015
Quyết định số 56/2004/QĐ-UBND đổi tên Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 08/06/2004 | Cập nhật: 02/08/2013
Quyết định 56/2004/QĐ-UB về phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở các xã thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Ban hành: 29/06/2004 | Cập nhật: 28/08/2020
Quyết định 56/2004/QĐ-UB về phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Ban hành: 24/05/2004 | Cập nhật: 01/09/2020
Quyết định 56/2004/QĐ-UB về việc thành lập Ban Quản lý dự án CNTT thuộc Ban CNTT Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành Ban hành: 14/04/2004 | Cập nhật: 25/12/2009
Quyết định 56/2004/QĐ-UB về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2004 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 11/03/2004 | Cập nhật: 24/12/2009
Quyết định 56/2004/QĐ-UB phê duyệt Chương trình Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004 - 2010 Ban hành: 02/04/2004 | Cập nhật: 09/12/2015