Quyết định 240/QĐ-TTg năm 2021 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Số hiệu: 240/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 24/02/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 240/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Tchức Chính phủ và Luật Tchức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điều của Luật Quy hoạch;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Thành phần Hội đồng thẩm định

a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.

b) Các ủy viên Hội đồng thẩm định:

- Đại diện các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Đại diện các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;

- Đại diện các Tổng công ty: Truyền tải điện quốc gia, Điện lực Hà Nội, Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Điện lực miền Bắc, Điện lực miền Trung, Điện lực miền Nam;

- Các chuyên gia phản biện, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch phát triển điện lực (do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định).

c) Các cơ quan nêu trên có trách nhiệm về việc cử đại diện cơ quan tham gia Hội đồng thẩm định, gửi về Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.

2. Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định

- Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định là Bộ Công Thương.

- Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.

3. Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định

Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thẩm định

Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định

Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, các thành viên Hội đồng thẩm định và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ: CT, KH&ĐT, TC, GTVT, XD, KH&CN, TN&MT, NN&PTNT, CA, QP, TP, VHTT&DL;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBQLV nhà nước tại doanh nghiệp;
- Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV;
- Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia;
- Các Tổng công ty Điện lực: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, miền Bắc, miền Trung, miền Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, KTTH, NN, KGVX, PL;
- Lưu: VT, CN (2).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 34. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch

1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.

2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định quy hoạch hoặc thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.

3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.

4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.

5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của ủy viên phản biện, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và các ý kiến khác, báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.

6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.

7. Lập Biên bản họp thẩm định quy hoạch.

8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và các tài liệu liên quan theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.

9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, lập báo cáo thẩm định quy hoạch bao gồm cả nội dung thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch; lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.

10. Chủ trì, phối hợp với thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát hồ sơ, tài liệu quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch; đóng dấu; xác nhận vào hồ sơ, tài liệu quy hoạch.

11. Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xem nội dung VB




Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch Ban hành: 07/05/2019 | Cập nhật: 07/05/2019