Quyết định 24/2020/QĐ-UBND về Quy chế sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 24/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Thiên Định
Ngày ban hành: 24/04/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2020/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH LIÊN KẾT TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 693/TTr-STC ngày 18 tháng 3 năm 2020 và Báo cáo số 462/BC-STP ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 5 năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thiên Định

 

QUY CHẾ

SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG VÀO MỤC ĐÍCH KINH DOANH, CHO THUÊ, LIÊN DOANH LIÊN KẾT TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết.

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết với các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quy định chung

Đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 1 Điều 57 và Khoản 1 Điều 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công phải thực hiện theo đúng các quy định cụ thể như sau:

1. Quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Yêu cầu khi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

3. Quy trình, thủ tục lập và phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Hồ sơ báo cáo thẩm định đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê: gồm 03 bộ (01 bộ gửi cơ quan quản lý cấp trên,

01 bộ gửi cơ quan thẩm định; 01 bộ lưu trữ); Hồ sơ lấy ý kiến thẩm định đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết: gồm 05 bộ (01 bộ gửi cơ quan quản lý cấp trên, 03 bộ gửi cơ quan thẩm định, 01 bộ lưu trữ) bao gồm:

a) Văn bản của đơn vị sự nghiệp công lập về việc thẩm định Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

b) Văn bản của đơn vị cấp trên (nếu có) về việc đề xuất thẩm định đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

c) Đề án về việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thể hiện đầy đủ các nội dung, tiêu chí theo Mẫu số 02/TSC-ĐA ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

d) Kết quả thẩm định của đơn vị tư vấn độc lập về giá trị tài sản công, giá cho thuê tài sản công sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết;

đ) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ đơn vị sự nghiệp công lập;

e) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giao, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công;

g) Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập;

h) Văn bản của các đơn vị liên quan về quy hoạch, trật tự xây dựng (nếu có).

4. Thực hiện việc quảng cáo tại địa điểm kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan, đảm bảo phù hợp với trật tự mỹ quan đô thị và môi trường hoạt động sự nghiệp công.

5. Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường.

6. Cơ quan thẩm định đề án có quyền từ chối thẩm định đề án sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nếu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có) không thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 3. Quy định sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh

Việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 4. Quy định sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê

Việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 5. Quy định sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích Liên doanh liên kết

Việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 6. Quy định cụ thể đối với các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp công

Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 55, khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Điều 43 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Tài sản được xác định đáp ứng yêu cầu đúng mục đích được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị là những tài sản phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và tài sản phục vụ hoạt động phụ trợ, hỗ trợ trực tiếp cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cụ thể như sau:

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không được phép sử dụng cơ sở vật chất trường học cho thuê để mở dịch vụ ăn uống, giải khát ngoài giờ hành chính để phục vụ cho đối tượng bên ngoài.

3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin, truyền thông và báo chí:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

5. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

6. Đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập để cho thuê các dịch vụ có thức uống có cồn (bia, rượu); Thuốc lá; Các loại hàng hóa hoặc hình thức kinh doanh dịch vụ trái pháp luật.

2. Tháo dỡ hàng rào khuôn viên cơ sở hoạt động sự nghiệp để đấu nối khu vực kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết với các trục đường giao thông; Trong trường hợp đặc biệt phải có văn bản giải trình, lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh mới được thực hiện.

3. Thực hiện sai quy định, mục tiêu đề án được phê duyệt; Sử dụng tài sản công để thế chấp; Chuyển nhượng hoặc liên kết quyền khai thác sau khi có kết quả đấu giá hoặc kết quả chỉ định quyền khai thác tài sản công và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

- Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được phê duyệt theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao;

- Không làm mất quyền sở hữu về tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao;

- Sử dụng tài sản đúng mục đích được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

- Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản;

- Tính đủ khấu hao tài sản cố định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định;

- Thực hiện sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo cơ chế thị trường và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

b) Trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết:

- Lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét quyết định;

- Tổ chức thực hiện đề án đã được phê duyệt;

- Cập nhật thông tin về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;

- Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Điều 123 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .

- Báo cáo đầy đủ kết quả tổ chức thực hiện đề án cho cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) và Sở Tài chính để theo dõi.

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

c) Trách nhiệm của các cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập:

- Có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý về việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; Tham gia ý kiến về sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện.

- Có văn bản đề nghị gửi cơ quan thẩm định; Trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định, chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc hoàn thiện Đề án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chỉ đạo, theo dõi kết quả công tác tổ chức thực hiện Đề án đã được phê duyệt và xử lý nguồn thu theo quy định.

d) Trách nhiệm của các đơn vị liên quan:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Ngoài việc tham gia ý kiến đối với đề án do đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia ý kiến về quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng theo phân cấp quản lý khi có đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trên địa bàn hoặc cơ quan thẩm định đề án.

- Sở Xây dựng:

Tham gia ý kiến về quy hoạch, trật tự xây dựng và hồ sơ thiết kế kỹ thuật theo phân cấp quản lý do đơn vị sự nghiệp công lập lập đối với việc đầu tư xây dựng, sửa chữa cải tạo (nếu có) khi có đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan thẩm định đề án.

- Sở Giao thông vận tải:

Tham gia ý kiến về quy hoạch giao thông, mức độ ảnh hưởng, tác động của Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đối với lưu lượng tham gia giao thông trong khu vực khi có đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan thẩm định đề án.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tham gia ý kiến đối với Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết; đặc biệt là đối với trường hợp có sự tham gia của đối tác có yếu tố ngoài nước khi có đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan thẩm định đề án.

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

Tham gia ý kiến đối với Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết có sử dụng đất khi có đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan thẩm định đề án.

- Sở Tài chính:

+ Xem xét, tham gia ý kiến về: Sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để lấy ý kiến Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đối với đề án sử dụng tài sản công vào mục đích Liên doanh liên kết.

+ Thẩm định đối với Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về: Sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện đối với đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê.

- Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế:

Trên cơ sở quyết định phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của cơ quan có thẩm quyền, Cục Thuế tỉnh hướng dẫn đơn vị sự nghiệp công lập kê khai, nộp, thanh quyết toán Tiền thuê đất và các loại Thuế phát sinh từ hoạt động sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Điều 9. Xử lý chuyển tiếp

1. Về xử lý chuyển tiếp: Theo quy định tại Điều 136 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP .

2. Các đơn vị sự nghiệp công lập, các Sở Ban ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có tài sản công sử dụng cho thuê, cho mượn, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết không đúng quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền thu được vào ngân sách nhà nước; xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan theo quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét quyết định.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành quy chế này./.