Quyết định 2370/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 2370/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành: 29/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 07/09/2016 Số công báo: Từ số 909 đến số 910
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2370/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN NAM TRUNG BỘ (NHÓM 4) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét tờ trình số 4854/TTr-CHHVN ngày 25 tháng 11 năm 2015; Văn bản số 2547/CHHVN-KHĐT ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Cục Hàng hải Việt Nam tiếp thu, giải trình các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch kèm theo hồ sơ quy hoạch; Biên bản Hội đồng thẩm định ngày 09 tháng 6 năm 2016 tại cuộc họp thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Phạm vi quy hoạch

- Phạm vi quy hoạch là các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực Nam Trung bộ: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Phạm vi phục vụ: bao gồm các tỉnh trên, các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng), một số tỉnh phía Nam nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Lào) và phía Bắc của Vương quốc Campuchia (Campuchia).

II. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

- Chú trọng phát triển các cảng tổng hợp, chuyên dùng cho tàu biển trọng tải lớn tại khu vực Quy Nhơn, Vân Phong và Cam Ranh tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển cảng biển Vân Phong, trước mắt thúc đẩy phát triển khu kinh tế Vân Phong. Nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm đặc thù thu hút các hãng tàu lớn các nhà đầu tư khai thác cảng để từng bước hình thành cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong khi có điều kiện.

- Phát triển cảng chuyên dùng gắn với khu kinh tế, các trung tâm công nghiệp trong khu vực như các Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Điện nguyên tử Ninh Thuận và khai thác bauxit - alumin tại Tây Nguyên vừa mang tính chất phục vụ vừa tạo động lực thúc đẩy các dịch vụ liên quan phát triển.

- Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển phù hợp, ổn định các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa trên quan điểm không làm ảnh hưởng đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí vận tải đường biển, góp phần giảm áp lực vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên đường bộ.

- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn đều được cấp phép ra, vào cảng.

- Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu bến phải gắn liền với đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (kho hàng, bãi...) và đầu tư trang thiết bị bốc dỡ đồng bộ, phù hợp với cỡ tàu tiếp nhận, đảm bảo công suất thiết kế của cảng.

2. Mục tiêu, định hướng phát triển

a) Mục tiêu chung

- Hình thành các cảng tổng hợp, đầu mối đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển của địa phương trong khu vực, tạo kết nối với cảng cửa ngõ quốc tế, trung chuyển quốc tế của quốc gia; là cơ sở để phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên quan, kết nối với vùng hấp dẫn của cảng; là động lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh của từng địa phương, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực liên quan.

- Đáp ứng nhu cầu vận tải nhập nguyên, nhiên vật liệu và xuất sản phẩm phục vụ các cơ sở công nghiệp luyện kim, hóa dầu, khai khoáng… góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của các địa phương trong khu vực.

b) Mục tiêu cụ thể

Bảo đảm thông qua lượng hàng dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau:

- Năm 2020: Khoảng từ 56 đến 62,5 triệu tấn/năm (trong đó hàng tổng hợp, công ten nơ từ 23 đến 26 triệu tấn/năm).

- Năm 2030: Khoảng từ 133 đến 150 triệu tấn/năm (trong đó hàng tổng hợp, công ten nơ từ 48 đến 56 triệu tấn/năm).

III. Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm

Nhóm cảng biển Nam Trung bộ (Nhóm 4) gồm 05 cảng biển: Quy Nhơn, Vũng Rô, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Cụ thể như sau:

a) Cảng biển Quy Nhơn: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: Quy Nhơn - Thị Nại, Nhơn Hội và các bến Tam Quan, Đề Gi.

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 18 đến 20 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 52,3 đến 58,3 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng công ten nơ dự kiến vào năm 2020 khoảng 0,19 đến 0,2 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng 0,6 đến 0,7 triệu TEU/năm. Cụ thể:

- Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại: Là khu bến tổng hợp, công ten nơ cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải từ 5.000 đến 10.000 tấn; Đây là khu bến chính của cảng. Bao gồm:

+ Bến Quy Nhơn: Giai đoạn đến năm 2020, nâng cấp, cải tạo các bến tổng hợp hiện hữu tiếp nhận tàu công ten nơ 30.000 đến 50.000 tấn và đầu tư xây dựng bổ sung 01 bến phía thượng lưu cảng tiếp nhận tàu tổng hợp đến 30.000 tấn.

Giai đoạn 2030, xây dựng tiếp 03 bến tàu 10.000 đến 30.000 tấn theo quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn. Năng lực thông qua giai đoạn 2020 khoảng 13,5 đến 14,0 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 23,5 đến 26 triệu tấn/năm;

+ Bến Tân Cảng Quy Nhơn (thuộc quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn giai đoạn đến 2020): Nâng cấp, bến hiện hữu tiếp nhận tàu công ten nơ đến 50.000 tấn với năng lực thông qua 1,5 đến 2 triệu tấn/năm.

+ Bến Thị Nại: Là bến cảng tổng hợp địa phương. Giai đoạn đến năm 2020, nâng cấp, cải tạo bến hiện hữu tiếp nhận cỡ tàu đến 30.000 tấn. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,9 đến 1,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,7 đến 2,0 triệu tấn/năm.

+ Bến Tân Cảng miền Trung: Nâng cấp bến hiện hữu cho tàu 15.000 đến 20.000 tấn. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2020 khoảng 0,4 đến 0,6 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,8 đến 1,0 triệu tấn/năm.

+ Bến Đống Đa: Là bến cảng chuyên dùng xăng dầu phục vụ di dời các bến xăng dầu Quy nhơn và An Phú theo tiến trình mở rộng cảng Quy Nhơn. Quy mô tiếp nhận cỡ tàu đến 10.000 tấn. Năng lực thông qua 1,0 đến 1,3 triệu tấn/năm.

- Khu bến Nhơn Hội: Là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Nhơn Hội và hỗ trợ khu bến Quy Nhơn - Thị Nại khi các bến cảng khu vực này đã phát huy hết công suất. Giai đoạn đến năm 2020, nghiên cứu đầu tư xây dựng bến chuyên dùng xi măng, cỡ tàu đến 10.000 tấn, năng lực thông qua 0,9 đến 1,2 triệu tấn/năm. Giai đoạn sau phát triển các bến cảng phù hợp với tiến trình phát triển khu kinh tế Nhơn Hội và năng lực nhà đầu tư.

- Các bến tổng hợp địa phương khác như Đề Gi, Tam Quan. Năng lực thông qua khoảng 0,5 triệu tấn/năm.

b) Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên): Cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng, bao gồm các khu bến Tây Vũng Rô và Đông Vũng Rô và Bãi Gốc.

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 5,8 đến 6,3 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 16,0 đến 17,2 triệu tấn/năm. Cụ thể:

- Khu bến Tây Vũng Rô: Khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng.

+ Bến tổng hợp Vũng Rô (tại Bãi Giữa, hiện hữu): Nâng cấp nối dài bến hiện hữu cho tàu đến 10.000 tấn. Công suất hàng hóa thông qua năm 2020 đạt khoảng 0,9 đến 1,1 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1 đến 1,1 triệu tấn/năm.

+ Bến tổng hợp Bãi Chùa: Là khu bến tiềm năng tiếp nhận tàu 10.000 tấn đến 20.000 tấn.

+ Bến dầu Vũng Rô: Giữ nguyên quy mô hiện hữu với 01 bến phao cho tàu 5.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,2 đến 0,3 triệu tấn/năm.

- Khu bến Đông Vũng Rô và Bãi Gốc: Là khu bến chuyên dùng lọc hóa dầu, có bến tổng hợp phục vụ trực tiếp nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô và Bãi Gốc. Quy mô có thể phát triển 01 bến nhập dầu thô cho tàu 300.000 tấn; 4 đến 5 bến xuất dầu sản phẩm kết hợp hàng khô, tổng hợp cho tàu 10.000 đến 50.000 tấn. Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến khoảng 4,8 đến 5,2 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 14,5 đến 16 triệu tấn/năm. Bến phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình đầu tư của nhà máy lọc hóa dầu.

c) Cảng biển Khánh Hòa: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), về lâu dài có thể phát triển đảm nhận chức năng chính là trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Loại IA). Bao gồm các khu bến: Đầm Môn (Bắc vịnh Vân Phong), Nam Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh.

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 15,9 đến 18,6 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 39,7 đến 46,2 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng công ten nơ dự kiến vào năm 2020 khoảng 10.000 đến 20.000 TEU/năm; năm 2030 khoảng 0,11 đến 0,13 triệu TEU/năm. Cụ thể:

- Khu bến Đầm Môn (Bắc vịnh Vân Phong): Là khu bến cảng tổng hợp, công ten nơ; có bến chuyên dùng cho tàu khách du lịch quốc tế và hàng hóa khác, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp - đô thị Hòn Gốm, Bắc Vân Phong tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn; là khu tiềm năng phát triển về lâu dài để đảm nhận vai trò trung chuyển công ten nơ quốc tế. Bao gồm các bến:

+ Bến cát Đầm Môn: Bến chuyên dùng xuất cát, giữ nguyên quy mô hiện tại cho tàu 30.000 tấn, lượng hàng thông qua 0,1 triệu tấn/năm. Sẽ di dời để xây dựng các bến trung chuyển công ten nơ quốc tế khi có nhu cầu.

+ Bến tổng hợp đa năng Đầm Môn: Giai đoạn 2020 đầu tư xây dựng mới 01 bến tiếp nhận tàu tổng hợp 50.000 đến 100.000 tấn; năm 2030 là 4 bến. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 1,3 đến 1,5 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 5,5 đến 6,0 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong: Giai đoạn mở đầu xây dựng bến cảng tổng hợp đa năng nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa và khu vực lân cận phù hợp với nội dung văn bản số 238a/TTg-KTN ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, lượng hàng thông qua 1,0 đến 2,0 triệu tấn/năm. Giai đoạn hoàn thiện phát triển phù hợp với Quy hoạch bến cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2972/QĐ-BGTVT ngày 05/8/2014.

+ Bến khách du lịch quốc tế Đầm Môn: Là khu bến tàu khách du lịch quốc tế tiềm năng, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong. Quy mô phát triển gồm 01 bến cho tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT.

- Khu bến Nam Vân Phong: Khu bến cảng chuyên dùng, có bến hàng lỏng phục vụ liên hợp lọc hóa dầu, tiếp chuyển xăng dầu, khí hóa lỏng, nhập than cho nhiệt điện và trung chuyển hàng rời than quặng; xi măng tiếp nhận được tàu trọng tải từ 100.000 đến 320.000 tấn; có bến tổng hợp, công ten nơ và hàng khác cho tàu trọng tải từ 10.000 tấn đến 50.000 tấn phục vụ khu công nghiệp đô thị Ninh Hải, Ninh Thủy, Dốc Lết - Nam Vân Phong và công nghiệp đóng sửa tàu biển. Bao gồm:

+ Bến Hòn Khói: Là bến chuyên dùng xuất nhập muối kết hợp hàng tổng hợp địa phương. Quy mô tiếp nhận tàu 3.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,6 đến 0,7 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,7 đến 1,0 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng tổng hợp Nam Vân Phong: Quy mô tiếp nhận tàu 10.000 đến 50.000 tấn. Năng lực thông qua khoảng 1,0 đến 1,5 triệu tấn/năm năm 2020, đến năm 2030 khoảng 2,0 đến 3,0 triệu tấn/năm.

+ Bến căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong: Là bến chuyên dùng phục vụ khu căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong, tập kết đội tàu dịch vụ dầu khí kết hợp bốc xếp hàng tổng hợp, trang thiết bị và các bến hàng lỏng phục vụ xuất nhập xăng dầu, LPG, hóa chất, cho tàu đến 50.000 tấn; phát triển có điều kiện với quy mô, tiến độ theo nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.

+ Bến xi măng Vân Phong: Là bến chuyên dùng phục vụ trạm nghiền xi măng Nghi Sơn và nhà máy đóng bao và phân phối xi măng Long Sơn. Quy mô gồm 02 bến cho tàu 15.000 đến 21.000 tấn, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 1,0 đến 2,0 triệu tấn/năm.

+ Bến tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong: Gồm 01 bến nhập khẩu dầu thô cho tàu 320.000 tấn (kết cấu bến cứng hoặc SPM), các bến xuất sản phẩm lỏng cho tàu 10.000 đến 50.000 tấn; 01 bến cho tàu 10.000 tấn xuất nhập hàng khô. Quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình xây dựng Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong.

+ Bến kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong: Là bến chuyên dùng xăng dầu của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Quy mô gồm 01 bến nhập dầu thô cho tàu 320.000 tấn, 4 bến xuất hiện hữu cho tàu 10.000 đến 150.000 tấn và có thể phát triển lên 6 bến. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 4,5 đến 5,0 triệu tấn/năm; năm 2030 là 7,6 đến 8,0 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng vật liệu xây dựng Ninh Phước: Quy mô giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 03 bến tiếp nhận tàu 8.000 đến 15.000 tấn, năng lực thông qua 1,0 đến 1,5 triệu tấn/năm; giai đoạn 2030 nối dài bến nhô về phía biển tiếp nhận tàu 30.000 tấn đến 50.000 tấn, năng lực thông qua 3,0 đến 4,5 triệu tấn/năm.

+ Bến trung tâm điện lực Vân Phong: Là bến chuyên dùng nhập than cho trung tâm điện lực Vân Phong. Quy mô tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn với năng lực thông qua khoảng 3,6 đến 4,1 triệu tấn/năm. Bến sẽ được hình thành phù hợp với tiến trình đầu tư trung tâm điện lực Vân Phong.

+ Các bến cảng khác (đóng sửa chữa tàu...): Quy mô tiếp nhận tàu đến 80.000 không tải. Năng lực thông qua khoảng 0,2 đến 0,5 triệu tấn/năm.

- Khu bến Nha Trang: Chuyển đổi công năng, quy hoạch phát triển thành đầu mối du lịch biển đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT và tàu chở khách trên tuyến nội địa Bắc - Nam. Năng lực thông qua 200 nghìn lượt khách/năm. Bao gồm:

+ Bến xăng dầu Mũi Chụt: Giảm dần công suất và ngừng khai thác trước năm 2020. Toàn bộ xăng dầu nhập phục vụ thành phố Nha Trang được thay thế bởi các khu bến Vân Phong và Cam Ranh.

+ Các bến khác (chuyên dụng, bến cảng Học viện Hải quân...) phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường và quy hoạch chung của địa phương.

- Khu bến Cam Ranh: Là khu bến tổng hợp, công ten nơ tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn đến 50.000 tấn, có bến chuyên dùng vật liệu xây dựng, xi măng, xăng dầu và tàu khách đến 225.000 GT. Bao gồm:

+ Bến tổng hợp Ba Ngòi: Quy mô bến có thể phát triển gồm 04 bến cho tàu 30.000 đến 50.000 tấn. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2020 đạt khoảng 3,4 đến 3,8 triệu tấn/năm, năm 2030 đạt 7 đến 7,5 triệu tấn/năm.

+ Bến xi măng Cam Ranh: Quy mô tiếp nhận tàu 5.000 đến 10.000 tấn. Năng lực thông qua khoảng 0,5 đến 1 triệu tấn/năm.

+ Các bến khác (chuyên dùng xăng dầu, vật liệu xây dựng, khí hóa lỏng...) xây dựng phát triển phù hợp nhu cầu thị trường, doanh nghiệp và quy hoạch xây dựng chung của địa phương.

+ Bến cảng quốc tế Cam Ranh: Chức năng cung cấp các dịch vụ hàng hải; sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển có khả năng tiếp nhận tàu khách Quốc tế đến 225.000 GT. Năng lực thông qua 100 nghìn lượt khách/năm.

- Bến đảo Trường Sa, Sinh Tồn: Phát triển theo nhu cầu của huyện đảo phục vụ dân sinh và quốc phòng - an ninh.

d) Cảng biển Ninh Thuận: Là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng bao gồm các bến: Ninh Chữ, Cà Ná, bến phục vụ các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Lượng hàng thông qua dự kiến (không bao gồm hàng hóa Khu công nghiệp Cà Ná): giai đoạn năm 2020 khoảng 0,2 đến 0,4 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm. Cụ thể:

- Bến Ninh Chữ: Là bến tổng hợp địa phương. Giai đoạn đến năm 2020 năng lực thông qua đạt 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm. Giai đoạn đến năm 2030, nghiên cứu phát triển bến cảng tiếp nhận cỡ tàu 2.000 đến 10.000 tấn, quy mô khoảng 2 đến 3 bến, năng lực thông qua 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm.

- Khu bến Cà Ná: Là khu bến chuyên dùng có kết hợp chức năng tổng hợp phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Cà Ná và khu vực.

+ Đối với bến cảng muối hiện hữu: Trước mắt nâng cấp, cải tạo để tiếp nhận tàu 3.000 đến 5.000 tấn, năng lực thông qua đạt 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm, bến cảng muối sẽ được di dời phù hợp với tiến trình phát triển các bến cảng phục vụ KCN Cà Ná.

+ Bến cảng chuyên dùng phục vụ Khu công nghiệp Cà Ná: là bến cảng tiềm năng phát triển có điều kiện với quy mô, công suất, phù hợp với tiến trình đầu tư khu công nghiệp và nhu cầu, năng lực của Nhà đầu tư.

- Bến trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận I, II: Là các bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp xây dựng, hoạt động các nhà máy nhiệt điện hạt nhân.

đ) Cảng biển Bình Thuận: Là cảng tổng hợp địa phương (Loại II), gồm các bến cảng: Phan Thiết, Phú Quý, Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Hòa Phú, các bến dầu khí ngoài khơi.

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng 15,8 đến 17,5 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 24,3 đến 27,7 triệu tấn/năm. Cụ thể:

+ Bến Phan Thiết: Là bến tổng hợp địa phương vệ tinh, phục vụ trực tiếp thành phố Phan Thiết. Quy mô tiếp nhận tàu 2.000 đến 3.000 tấn. Năng lực thông qua 0,2 đến 0,3 triệu tấn/năm.

+ Bến Phú Quý: Là bến tổng hợp địa phương vệ tinh, phục vụ trực tiếp huyện đảo Phú Quý cho tàu 2.000 tấn. Giai đoạn 2020: Nâng cấp mở rộng bến hiện hữu. Năng lực thông qua khoảng 0,3 đến 0,4 triệu tấn/năm.

+ Bến tổng hợp Vĩnh Tân: Là bến tổng hợp địa phương kết hợp xuất alumin, quặng khác khai thác từ Tây Nguyên. Giai đoạn đến năm 2020 xây dựng mới 01 bến tiếp nhận tàu đến 30.000 tấn, đến năm 2030 là 3 bến. Năng lực thông qua, giai đoạn 2020 khoảng 1,1 đến 1,5 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 2,0 đến 2,5 triệu tấn/năm.

+ Bến trung tâm điện lực Vĩnh Tân: Là cảng chuyên dùng phục vụ trực tiếp trung tâm điện lực Vĩnh Tân, kết hợp trung chuyển than cho một số nhà máy nhiệt điện than khu vực. Quy mô có thể phát triển 6 đến 8 bến cho tàu 30.000 đến 100.000 tấn với khả năng thông qua năm 2020 khoảng 10 đến 11 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 12 đến 15 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng Sơn Mỹ: Là bến cảng chuyên dùng khí hóa lỏng LNG phục vụ cụm kho LNG, trung tâm điện Sơn Mỹ, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn, năng lực thông qua đến năm 2030 từ 4,5 đến 6,0 triệu tấn/năm.

+ Bến xăng dầu Hòa Phú: Giữ nguyên quy mô 01 bến phao cho tàu 10.000 tấn, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,1 đến 0,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,2 đến 0,4 triệu tấn/năm.

+ Bến cảng ngoài khơi (dầu khí): Phục vụ nhu cầu phát triển của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, năng lực tiếp nhận tàu đến 150.000 tấn. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 4,5 đến 5,0 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 6,0 đến 7,0 triệu tấn/năm.

(Chi tiết về dự báo lượng hàng thông qua cảng; quy mô, chức năng, công suất từng bến cảng trong nhóm tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này).

2. Quy hoạch đầu tư, cải tạo và nâng cấp luồng tàu

- Nâng cấp, mở rộng tuyến luồng Quy Nhơn hiện hữu cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn phù hợp với quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn và lưu lượng tàu cập cảng. Thiết lập tuyến luồng Nhơn Hội có quy mô phù hợp với tiến trình phát triển các bến Nhơn Hội và năng lực của nhà đầu tư.

- Thiết lập và công bố tuyến luồng hàng hải công cộng dùng chung vào các cụm bến tại Nam Vân Phong, Cam Ranh. Thiết lập vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch tại khu bến Vĩnh Tân.

- Nạo vét các tuyến luồng Cam Ranh cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn và Ninh Chữ cho tàu trọng tải 2.000 tấn hoặc lớn hơn (phía ngoài) theo hình thức xã hội hóa phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

3. Quy hoạch di dời cảng

Di dời các bến cảng xăng dầu Bình Định, An Phú theo tiến trình quy hoạch mở rộng Cảng Quy Nhơn.

4. Phát triển hạ tầng giao thông kết nối

- Cải tạo, nâng cấp một số đoạn Quốc lộ 19 kết nối cảng Quy Nhơn và Gia Lai.

- Nâng cấp Quốc lộ 26 kết nối bến cảng Vân Phong với Đắk Lắk và Quốc lộ 29 kết nối bến cảng Vũng Rô và Đắk Lắk.

5. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020

- Thiết lập và công bố tuyến luồng hàng hải công cộng dùng chung vào các cụm bến tại Nam Vân Phong.

- Thiết lập vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch tại khu bến Vĩnh Tân.

- Di dời các bến xăng dầu và xây dựng các bến tổng hợp tại Quy Nhơn theo quy hoạch được duyệt.

- Nạo vét các tuyến luồng Cam Ranh, Ninh Chữ phù hợp với quy hoạch theo hình thức xã hội hóa.

- Xây dựng bến tổng hợp tại Vĩnh Tân (Bình Thuận).

- Xây dựng cảng cạn tại khu vực Quốc lộ 19 hỗ trợ cảng biển Quy Nhơn.

- Nâng cấp cải tạo Quốc lộ 19 đạt tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe.

IV. Các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện

1. Giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch

- Nghiên cứu áp dụng mô hình Ban Quản lý và khai thác cảng tại khu bến mới Vân Phong.

- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP (BOT, BTO...). Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định; khuyến khích các nhà đầu tư thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối cảng.

- Nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng,...) của cảng biển, bến cảng quan trọng. Việc đầu tư bến cảng theo quy hoạch được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Các bến cảng do Nhà đầu tư đề xuất thì Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về nguồn vốn, hiệu quả đầu tư hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng.

- Trường hợp Nhà đầu tư đề xuất được đầu tư cầu cảng, bến cảng với quy mô lớn hơn (về trọng tải tàu tiếp nhận) so với quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trên cơ sở xem xét cụ thể loại hàng, chủng loại tàu vào làm hàng tại cảng nhưng không làm thay đổi công năng cảng; đồng thời, Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch.

- Lưu ý dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng bến cảng cần quy hoạch cơ sở làm việc của cảng vụ hàng hải, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các khu cảng mới để đảm bảo việc quản lý nhà nước tại các cảng được thuận lợi, hiệu quả.

2. Giải pháp đối với các bến phao, khu chuyển tải

- Các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa theo quy hoạch: Được quy hoạch, tổ chức quản lý quy hoạch và được khuyến khích đầu tư, khai thác ổn định, lâu dài, phù hợp quy hoạch chung của cảng như đối với các cầu cảng, bến cảng.

- Các bến phao, điểm chuyển tải tạm thời: Không được quy hoạch, chỉ được cấp phép hoạt động trong thời gian nhất định, tối đa không quá 5 năm và chỉ khi các cầu, bến cảng, bến phao, điểm chuyển tải theo quy hoạch tại khu vực chưa đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa thực tế. Chủ đầu tư các bến phao phải dừng hoạt động và thu hồi các bến phao khi hết thời hạn hoạt động.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Cục Hàng hải Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải trong việc thỏa thuận đầu tư dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng.

- Chủ trì thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.

- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: Căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế cụ thể để quản lý, khai thác bến phao, khu neo chuyển tải hoạt động dài hạn, tạm thời.

- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ tổng kết tình hình triển khai thực hiện quy hoạch.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo việc lập các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển được duyệt; trên cơ sở đó, tổ chức quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất theo quy hoạch để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển.

- Trước khi cấp vùng đất, vùng nước khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng cảng, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải để Bộ tham gia ý kiến về các nội dung liên quan đến quy hoạch cảng (công năng, quy mô, thời điểm, tiến độ đầu tư) theo quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong quá trình lập, thẩm định, trình duyệt quy hoạch chi tiết các khu bến cảng; báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng biển, bến cảng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1764/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

 

PHỤ LỤC 1

DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG BIỂN, BẾN CẢNG NHÓM CẢNG BIỂN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ (NHÓM 4) QUY HOẠCH CHI TIẾT GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

Đơn vị: Triệu tấn

TT

Tên cảng

Hiện trạng

Dự báo đến năm 2020

Dự báo đến năm 2030 

Hàng chuyên dùng

Hàng tổng hợp

Hàng công ten nơ

Hàng trung chuyển

Tổng cộng

Hàng chuyên dùng

Hàng tổng hợp

Hàng công ten nơ

Hàng trung chuyển

Tổng cộng

I

Cảng biển Quy Nhơn

 

1,5   ÷   1,8

12,8  ÷  14,1

1,9   ÷   2,0

1,9  ÷   2,0

18,1  ÷  19,9

24,1  ÷  26,1

19,8 ÷  22,6

6,0  ÷   6,6

2,4   ÷   2,8

52,3  ÷   58,1

1

Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng tổng hợp, công ten nơ Quy Nhơn

9,0

-     ÷     -

11,7  ÷  12,5

1,76  ÷  1,82

1,9  ÷   2,0

15,3  ÷  16,3

-     ÷     -

17,5  ÷  19,9

5,6  ÷   6,1

2,4   ÷   2,8

25,5  ÷   28,8

-

Bến XD Quy Nhơn, An Phú

0,39

0,6   ÷   0,6

 

 

 

0,6   ÷   0,6

 

 

 

 

 

-

Bến cảng Đống Đa (Phục vụ di dời XD Quy Nhơn, An Phú sau 2020)

 

 

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

 

1,1   ÷   1,1

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

1,1   ÷    1,1

-

Bến cảng Thị Nại

0,76

-     ÷     -

0,60  ÷   0,8

0,16  ÷   0,2

-    ÷    -

0,8   ÷   1,0

-     ÷     -

1,3   ÷   1,5

0,4  ÷   0,5

-     ÷     -

1,7   ÷    2,0

-

Bến cảng Tân cảng miền Trung

0,22

-     ÷     -     0,4   ÷   0,5

-     ÷     -

-    ÷    -

0,4   ÷   0,5

÷

0,7   ÷   0,8

÷

÷

0,7   ÷    0,8

2

Khu bến Nhơn Hội

Chưa XD

0,9   ÷   1,2

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,9   ÷   1,2

23,0  ÷  25,0

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

23,0  ÷   25,0

4

Các bến cảng tổng hợp địa phương khác

-

-     ÷     -

0,1   ÷   0,3

-     ÷     -

-    ÷    -

0,1   ÷   0,3

÷

0,3   ÷   0,5

-    ÷    -

-     ÷     -

0,3   ÷    0,5

II

Cảng biển Phú Yên

 

5,0   ÷   5,4

0,9   ÷   0,9

-     ÷     -

-    ÷    -

5,8   ÷   6,3

14,9  ÷  16,0

1,1   ÷   1,2

-    ÷    -

-     ÷     -

16,0  ÷   17,2

1

Khu bến Tây Vũng Rô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng tổng hợp Vũng Rô

0,51

-     ÷     -

0,88  ÷   0,9

÷

÷

0,9   ÷   0,9

-     ÷     -

1,1   ÷   1,2

÷

 

1,1   ÷    1,2

-

Bến cảng Bãi Chùa

Chưa XD

Phát triển tiềm năng

-

Bến phao xăng dầu Vũng Rô

0,16

0,2   ÷   0,2

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,2   ÷   0,2

0,2   ÷   0,2

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

0,2   ÷    0,2

2

Khu bến Đông Vũng Rô và Bãi Gốc

Chưa XD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng Bãi Gốc (bến chuyên dụng NM Lọc hóa dầu có bến tổng hợp)

 

4,8   ÷   5,2

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

4,8   ÷   5,2

14,7  ÷  15,8

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

14,7  ÷   15,8

III

Cảng biển Khánh Hòa

 

9,4   ÷  11,0

6,4   ÷   7,5

0,1   ÷   0,2

-    ÷    -

15,9  ÷  18,6

21,2  ÷  23,7

17,4 ÷  21,2

1,1  ÷   1,3

-     ÷     -

39,7  ÷   46,1

1

Khu bến Vân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Khu bến Bắc Vân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Bến tổng hợp đa năng Đầm Môn

0,27

-     ÷     -

1,0   ÷   1,2

÷

-    ÷    -

1,0   ÷   1,2

-     ÷     -

5,0   ÷   5,5

0,4  ÷   0,5

-     ÷     -

5,4   ÷    6,0

+

Bến cảng trung chuyển công ten nơ quốc tế; Bến khách du lịch QT Đầm Môn

Chưa XD

Phát triển khi có nhu cầu

-

Khu bến Nam Vân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Bến cảng tổng hợp nam Vân Phong

Đang XD

-     ÷     -

0,8   ÷   0,9

÷

-    ÷    -

0,8   ÷   0,9

-     ÷     -

1,8   ÷   2,9

0,3  ÷   0,4

-     ÷     -

2,2   ÷    3,2

+

Bến cảng tổng hợp Hòn Khói

0,47

-     ÷     -

0,6   ÷   0,7

-     ÷     -

÷

0,6   ÷   0,7

-     ÷     -

0,7   ÷   1,0

-    ÷    -

÷

0,7   ÷    1,0

+

Bến cảng kho XD ngoại quan VP

4,35

4,5   ÷   4,9

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

4,5   ÷   4,9

7,6   ÷   8,0

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷

7,6   ÷    8,0

+

Bến cảng Nhà máy Lọc hóa dầu VP

Chưa XD

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

7,5   ÷   8,0

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

7,5   ÷    8,0

+

Bến cảng chuyên dùng Xi măng

0,51

0,5   ÷   1,0

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,5   ÷   1,0

1,0   ÷   2,0

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

1,0   ÷    2,0

+

Bến cảng VLXD Ninh Phước

Chưa XD

÷

1,1   ÷   1,5

-     ÷     -

-    ÷    -

1,1   ÷   1,5

÷

2,9   ÷   4,5

-    ÷    -

-     ÷     -

2,9   ÷    4,5

+

Bến cảng nhiệt điện Vân Phong

Chưa XD

3,6   ÷   4,1

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

3,6   ÷   4,1

3,6   ÷   4,1

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

3,6   ÷    4,1

2

Khu bến Nha Trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng Nha Trang

0,7

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

-

Bến phao cảng dầu Mũi Chụt

-

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

3

Khu bến Cam Ranh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng tổng hợp Ba Ngòi

1,8

-     ÷     -

2,7   ÷   3,0

0,1   ÷  0,15

÷

2,8   ÷   3,2

÷

6,8   ÷   7,0

0,3  ÷   0,5

÷

7,1   ÷    7,5

-

Bến cảng NM xi măng

0,29

0,5   ÷   1,0

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,5   ÷   1,0

1,0   ÷   1,5

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

1,0   ÷    1,5

-

Bến cảng xăng dầu

Đang XD

0,3 -  ÷   0,5

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,3   ÷   0,5

0,5   ÷   1,0

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

0,5   ÷    1,0

-

Bến cảng LPG Hồng Mộc

Đang XD

0,02  ÷   0,1

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,02  ÷   0,1

0,05  ÷   0,1

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

0,0   ÷    0,1

-

Bến cảng NM đóng, sửa chữa tàu

-

0,3   ÷   0,3

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,3   ÷   0,3

0,5   ÷   0,5

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

0,5   ÷    0,5

-

Bến cảng Quốc tế Cam Ranh)

-

 

 

 

 

-     ÷     -

 

 

 

 

 

-

Các bến cảng chuyên dùng khác

-

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

4

Bến cảng Trường Sa, Sinh tồn…

-

-     ÷     -

0,1   ÷   0,2

-     ÷     -

-    ÷    -

0,1   ÷   0,2

-     ÷     -

0,2   ÷   0,3

-    ÷    -

-     ÷     -

0,2   ÷    0,3

IV

Cảng biển Ninh Thuận

 

0,1   ÷   0,1

0,1   ÷   0,2

-     ÷     -

-    ÷    -

0,2   ÷   0,3

-     ÷     -

0,5   ÷   0,5

-    ÷    -

-     ÷     -

0,5   ÷    0,5

-

Bến cảng Ninh Chữ

0,06

÷

0,1   ÷   0,2

÷

÷

0,1   ÷   0,2

÷

0,5   ÷   0,5

-    ÷    -

-     ÷     -

0,5   ÷    0,5

-

Bến cảng Cà Ná

-

0,1   ÷   0,1

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,1   ÷   0,1

Phát triển có điều kiện phục vụ khu công nghiệp

-

Bến cảng Trung tâm điện hạt nhân

-

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

-     ÷     -

V

Cảng biển Bình Thuận

 

14,6  ÷  16,2

1,0   ÷   1,1

-     ÷     -

0,2  ÷   0,2

15,8  ÷  17,5

21,7  ÷  24,9

2,4   ÷   2,6

-    ÷    -

0,2   ÷   0,3

24,3  ÷   27,7

-

Bên cảng Phan Thiết

0,02

÷

0,1   ÷   0,1

-     ÷     -

-    ÷    -

0,1   ÷   0,1

÷

0,2   ÷   0,3

-    ÷    -

-     ÷     -

0,2   ÷    0,3

-

Bến cảng Phú Quý

0,06

÷

0,1   ÷   0,1

÷     -

÷

0,1   ÷   0,1

÷

0,3   ÷   0,3

-    ÷    -

-     ÷     -

0,3   ÷    0,3

-

Bên cảng tổng hợp Vĩnh Tân

Chưa XD

÷

0,9   ÷   0,9

-     ÷     -

0,2  ÷   0,2

1,1   ÷   1,1

÷

1,9   ÷   2,0

-    ÷    -

0,2   ÷   0,3

2,1   ÷    2,2

-

Bên cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân

2,5

9,7   ÷  11,2

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

9,7   ÷  11,2

9,7   ÷  11,2

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

9,7   ÷   11,2

-

Bến cảng Sơn Mỹ

 

-     ÷     -

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

4,5   ÷   6,0

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

4,5   ÷    6,0

-

Bến xăng dầu Hòa Phú

0,04

0,2   ÷   0,2

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

0,2   ÷   0,2

0,4   ÷   0,4

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

0,4   ÷    0,4

-

Bến cảng ngoài khơi khác (dầu khí)

3,3

4,7   ÷   4,9

-     ÷     -

-     ÷     -

-    ÷    -

4,7   ÷   4,9

7,0   ÷   7,3

-     ÷     -

-    ÷    -

-     ÷     -

7,0   ÷    7,3

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CẢNG BIỂN, BẾN CẢNG NHÓM CẢNG BIỂN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ (NHÓM 4) QUY HOẠCH CHI TIẾT GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2370/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

TT

Tên cảng

Hiện trạng

Công năng; Phân loại cảng

Quy hoạch 2020

Quy hoạch 2030

Số lượng cầu cảng/ Tổng chiều dài cầu cảng

Cỡ tàu cập (tấn)

Diện tích (ha)

Dự kiến công suất (triệu tấn)

Dự kiến cỡ tàu (tấn)

Số lượng cầu cảng/Tổng chiều dài cầu cảng (m)

Diện tích chiếm đất (ha)

Dự kiến công suất (triệu tấn)

Dự kiến cỡ tàu (tấn)

Số lượng cầu cảng /Tổng chiều dài cầu cảng (m)

Diện tích chiếm đất (ha)

I

Cảng biển Quy Nhơn (cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

/

 

-

Bến cảng Quy Nhơn (gồm cả bến Tân Cảng Quy Nhơn)

6      1068

50.000

34,1

Tổng hợp, cont.

15     ÷      16

30.000 ÷ 50.000

7         1.268

52,26

25      ÷      28

30.000 ÷ 50.000

10        1.869

71,1

-

Bến cảng Đống Đa (chuyên dùng XD)

Chưa HĐ

 

-

Chuyên dụng

 

 

 

-

1       ÷      1,3

10.000

2÷3           -

-

-

Bến cảng xăng dầu (Quy Nhơn, An Phú)

02 bến phao

5.000 ÷ 10.000

-

Chuyên dụng

0,5     ÷      0,6

10.000

2 bến phao

 

Di dời sang bến Đống Đa

-

Bến cảng Thị Nại

2       290

10.000

2,8

Tổng hợp

0,9     ÷      1,2

30.000

2          290

2,8

1,7     ÷      2,0

30.000

2           290

2,8

-

Bến cảng Tân cảng miền Trung

1       160

15.000

-

Tổng hợp

0,4     ÷      0,6

15.000 ÷ 20.000

1          160

11

0,8     ÷      1,0

15.000 ÷ 20.000

1           160

11

2

Khu bến Nhơn Hội

Chưa HĐ

 

 

Chuyên dụng

0,9     ÷      1,2

10.000 ÷ 30.000

2            -

 

23      ÷      25

30.000 ÷ 50.000

Phát triển có điều kiện

4

Các bến cảng tổng hợp địa phương khác

Chưa HĐ

 

 

Tổng hợp

0,1     ÷      0,3

1.000 ÷ 3.000

 

 

0,3     ÷      0,5

1.000 ÷ 3.000

 

 

II

Cảng biển Vũng Rô (cảng tổng hợp địa phương (Loại II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu bến Tây Vũng Rô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng tổng hợp Vũng Rô

1       156

3.000

3,14

Tổng hợp

0,9     ÷      1,1

5.000 ÷ 10.000

1          156

4,5

1       ÷      1,1

5.000 ÷ 10.000

2           256

4,5

-

Bến tổng hợp Bãi Chùa

Tiềm năng

 

 

 

 

10.000 ÷ 20.000

 

 

 

10.000 ÷ 20.000

 

 

-

Bến phao xăng dầu Vũng Rô

1 bến phao

5.000

35,2

Chuyên dụng

0,1     ÷      0,2

5.000

1 bến phao

35,2

0,2     ÷      0,3

5.000

1 bến phao

35,2

2

Khu bến Đông Vũng Rô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng Bãi Gốc (bến chuyên dụng NM Lọc hóa dầu có bến tổng hợp) - Phát triển có điều kiện

Chưa HĐ

 

 

Chuyên dụng, TH

4,8     ÷      5,2

300.000 dầu thô, 10.000 - 50.000 dầu sản phẩm kết hợp hàng TH

4            -

 

14,5    ÷      16

300.000 dầu thô, 10.000 - 50.000 dầu sản phẩm kết hợp hàng TH

6           890

-

III

Cảng biển Khánh Hòa (cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu bến Vân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Khu bến Bắc Vân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Bến tổng hợp đa năng Đầm Môn (gồm bến cát Đầm môn)

1        42

30.000

-

Tổng hợp; khách

1,3     ÷      1,5

50.000 ÷ 100.000

1          250

10

5,5     ÷      6,0

50.000 ÷ 100.000

4         1.050

47,25

+

Bến cảng trung chuyển công ten nơ quốc tế

Chưa XD

 

 

Tổng hợp, cont.

1,0     ÷      2,0

50.0000

1          250

-

Phát triển giữ vai trò cảng trung chuyển Quốc tế

+

Bến khách du lịch QT Đầm môn

Chưa XD

 

-

Tổng hợp, khách

 

 

 

 

Phát triển khi có nhu cầu

-

Khu bến Nam Vân Phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Bến cảng tổng hợp nam Vân Phong

 

 

 

 

1,0     ÷      1,5

10.000 ÷ 50.000

1            -

-

2,0     ÷      3,0

10.000 ÷ 50.000

-       /

-

+

Bến cảng Hòn Khói

1       170

3.000

-

Tổng hợp, muối

0,6     ÷      0,7

3.000

1          170

-

0,7     ÷       1

3.000

1           170

-

+

Căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong

Tiềm năng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Bến cảng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong

4       320

10.000 ÷ 150.000

-

Chuyên dụng

4,5     ÷       5

10.000 ÷ 150.000

4          320

52

7,6     ÷      8,0

10.000 ÷ 150.000

6             -

52

+

Bến cảng Nhà máy Lọc hóa dầu Vân Phong

Tiềm năng

 

 

Chuyên dụng

 

 

 

 

7,5     ÷       8

150.000 - 320.000 dầu thô; 10.000 - 50.000 dầu sản phẩm

-              -

-

+

Bến cảng Xi măng (XM Nghi Sơn, XM Long Sơn)

1       204

20.000

4,9

Chuyên dụng

0,5     ÷       1

15.000 - 21.000

2          380

7,9

1       ÷      2,0

15.000 ÷ 21.000

2           380

7,9

+

Bến cảng VLXD Ninh Phước

Chưa HĐ

-

-

Chuyên dụng

1      ÷      1,5

8.000 - 15.000

3           370

 

3,0     ÷      4,5

30.000 ÷ 50.000

5           870

 

+

Bến cảng nhiệt điện Vân Phong

Chưa HĐ

70.000 ÷ 100.000

-

Chuyên dụng

3,6     ÷      4,1

70.000 - 100.000

2          330

162

3,6     ÷      4,1

70.000 ÷ 100.000

2           330

162

+

Các bến cảng khác (SC tàu...)

3       613

80.000 không tải

-

Chuyên dụng

0,2     ÷      0,5

80.000 không tải

3          613

-

0,2     ÷      0,5

580.000 không tải

3           613

-

2

Khu bến Nha Trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng Nha Trang

3       452

20.000

4,3

Tổng hợp; khách

 

Khách 225.000 GT

Chuyển đổi công năng chỉ tiếp nhận tàu khách

Khách 225.000 GT

 

 

-

Bến phao cảng dầu Mũi Chụt

1 bến phao

10.000

 

Chuyên dụng

 

 

Di dời trước năm 2020

 

 

 

-

Các bến cảng khác (chuyên dụng, Học viện Hải quân…)

 

 

 

 

Phát triển theo nhu cầu thị trường

3

Khu bến Cam Ranh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng tổng hợp Ba Ngòi

3       604

50.000

25,3

Chuyên dụng

3,4     ÷      3,8

50.000

3          604

25,3

7       ÷      7,5

50.000

4           723

34,1

-

Bến cảng NM xi măng

1        60

5.000

-

Chuyên dụng

0,5     ÷       1

5.000 ÷ 10.000

2            -

-

1       ÷      1,5

5.000 ÷ 10.000

2             -

-

-

Bến cảng Xăng dầu

Đang XD

 

 

 

0,3     ÷      0,5

3.000 ÷ 10.000

2          325

-

0,5     ÷       1

3.000 ÷ 10.000

2           325

-

-

Bến cảng LPG Hồng Mộc

Đang XD

 

 

 

0,02   ÷     0,10

2.000

 

 

0,02    ÷     0,10

2.000

 

 

-

Bến cảng NM đóng, sửa chữa tàu

 

 

 

Chuyên dụng

0,3     ÷      0,3

-

-            -

-

0,5      ÷      0,5

-

-            -

-

-

Bến cảng Quốc tế Cam Ranh

Đang HĐ

 

 

Chuyên dùng SC tàu; khách QT

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Các bến cảng chuyên dùng khác…

Chưa HĐ

 

 

Chuyên dụng phục vụ KCN

 

10.000 ÷ 70.000

 

 

 

10.000 ÷ 70.000

 

 

4

Bến cảng Trường Sa, Sinh Tồn…

 

 

 

Tổng hợp, khách

0,1     ÷      0,2

2.000

 

 

0,2     ÷      0,3

2.000

 

 

IV

Cảng biển Ninh Thuận (cảng tổng hợp địa phương (Loại II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bến cảng Ninh Chữ

1       120

1.000

2

Tổng hợp

0,1     ÷      0,2

2.000

2-3         330

15

0,5     ÷       1

2.000 ÷ 10.000

 

 

+

Bến cảng muối Cà Ná

1       100

1.000

2,3

Chuyên dụng

0,1     ÷      0,2

3.000 ÷ 5.000

1         133,5

--

0,1 ÷ 0,2

3.000 ÷5.000

1/133,5 (Sẽ được điều chỉnh, di dời phù hợp với tiến trình phát triển KCN)

 

+

Bến CD KCN Cà Ná

Chưa HĐ

 

 

Chuyên dụng

Quy mô, công suất phát triển phù hợp với tiến trình đầu tư KCN và nhu cầu, năng lực của Nhà đầu tư

-

Bến cảng Trung tâm điện hạt nhân

Chưa HĐ

 

 

Chuyên dụng

 

3.000 ÷ 5.000

 

 

 

3.000 ÷ 5.000

 

 

V

Cảng biển Bình Thuận (cảng tổng hợp địa phương (Loại II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Bên cảng Phan Thiết

1        90

3.000

-

Tổng hợp, khách

0,1     ÷      0,2

3.000

1           90

4

0,2     ÷      0,3

3.000

2           190

4

-

Bến cảng Phú Quý

1        51

1.000

2

Tổng hợp, khách

0,1     ÷      0,2

2.000

2          190

4

0,3     ÷      0,4

2.000

2           190

4

-

Bên cảng tổng hợp Vĩnh Tân

Đang XD

 

 

Tổng hợp

1,1     ÷      1,5

30.000

1          225

27,4

2       ÷      2,5

30.000

3           550

27,4

-

Bên cảng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân

2       230

30.000

 

Chuyên dụng

10     ÷      11

100.000

6         1258

 

12      ÷      15

100.000

8          1658

-

-

Bến cảng Sơn Mỹ

Chưa HĐ

 

 

 

 

 

 

 

4,50    ÷     6,00

100.000

3           675

-

-

Bến xăng dầu Hòa Phú

1 bến phao

10.000

 

Chuyên dụng

0,1     ÷      0,2

10.000

1 bến phao

 

0,2     ÷      0,4

 

1 bến phao

 

-

Bến cảng ngoài khơi khác (dầu khí)

-

150.000

 

Chuyên dụng

4,5     ÷       5

150.000

-

 

6       ÷       7

150.000

-

-

Ghi chú: - Quy mô quy hoạch giai đoạn sau đã bao gồm cả giai đoạn trước.

- Ký hiệu: TH - tổng hợp; CD - chuyên dùng; Chưa HĐ - chưa hoạt động; cont. - công ten nơ.

- Đối với các cảng tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và khu vực, công suất cảng được tính toán lớn hơn so với dự báo hàng hóa thông qua khoảng 20% để năng lực cầu bến luôn đảm bảo đón đầu hàng hóa.

- Tiến độ đầu tư các bến cảng là dự kiến theo dự báo nhu cầu thông qua hàng hóa, có thể được xem xét thay đổi để phù hợp với nhu cầu thực tế.