Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Số hiệu: 2366/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Đàm Văn Bông
Ngày ban hành: 28/10/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2366/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ 41-CT/TW NGÀY 15/4/2010 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO KINH TẾ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Kết luận số 54-KL/TU ngày 28/7/2011 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ, tại văn bản số 138/SNgV-TTKTĐN ngày 18/8/2011;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình này, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở ngoại vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Doanh nghiệp của tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Ngoại giao (báo cáo);
- TTr Tỉnh ủy;
- TTr HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIII của tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, các Chuyên viên NCth.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHỈ THỊ 41-CT/TW NGÀY 15/4/2010 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO KINH TẾ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2366/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Ngày 15/4/2010, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một chỉ thị có ý nghĩa hết sức quan trọng, coi ngoại giao kinh tế là 3 trụ cột chính của hoạt động đối ngoại, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; tranh thủ và tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước; đồng thời nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để tổ chức, triển khai thực hiện chỉ thị số 41-CT/TW của Ban bí thư và thực hiện Kết luận số 54-KL/TU ngày 28/7/2011của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được kịp thời và có hiệu quả; trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo mục tiêu và nội dung nhiệm vụ cụ thể của công tác ngoại giao kinh tế theo tinh thần Chỉ thị 41-CT/TW và điều kiện thực tế của tỉnh, UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Chương trình hành động để tổ chức triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn dân, toàn quân về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng-an ninh.

- Thu hút các nguồn lực, phát triển quan hệ, hợp tác kinh tế với các nước, chú trọng các nước có chung đường biên giới; các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ nước ngài. Xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm, với các mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể nhằm thu hút đầu tư FDI, kêu gọi các nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, kiều bào ta ở các nước…

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Công tác thông tin kinh tế.

- Thu nhập, phân tích, đánh giá và cung cấp cho các tổ chức, cá nhân các doanh nghiệp của tỉnh về tình hình kinh tế quốc tế; tiềm năng, chiến lược, chính sách, tình hình kinh tế, pháp luật, tập quán thị trường của các nước, các tổ chức quốc tế.

- Xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, cơ hội tiếp thu công nghệ các tiến trình liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; kinh nghiệm tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế và khu vực cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của tỉnh, của quốc gia.

- Thực hiện tuyên truyền quảng bá tới các nước, các tổ chức quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội; Về danh lam thắng cảnh, về con người, những cơ hội và môi trường đầu tư - kinh doanh tại tỉnh Hà Giang.

- Giới thiệu về chính sách, pháp luật, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tiềm năng, cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, du lịch và lao động. Thông tin chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; khả năng và nhu cầu hợp tác của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh cho ác đối tác nước ngoài hiểu.

2. Tạo môi trường cho hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Thực hiện các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo thuận lợi cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương các chính sách và biện pháp cần thiết, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cán bộ, các địa phương và Chính phủ nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, khoa học - công nghệ.

- Đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về việc đàm phán, ký kết các Điều ước, thỏa thuận quốc tế với các nước, các tổ chức quốc tế, nhắm tạo điều kiện cho tỉnh trong quan hệ hợp tác kinh tế.

- Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ.

3. Tham gia thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Vận động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xây dựng chương trình vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, giai đoạn 2011-2015.

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường lao động. Chú trọng các lĩnh vực: Chuyển giao khoa học công nghệ; phát triển nông, lâm nghiệp sạch gắn với công nghiệp chế biến nông- lâm sản; quảng bá, xúc tiến du lịch kết hợp với phát triển dịch vụ, du lịch, đặc biệt là khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng văn; thăm dò, khai thác và chế biến sâu khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường sản xuất vật liệu xây dựng.

4. Hỗ trợ cá nhân, tổ chức

- Chủ động hoặc căn cứ yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong tỉnh, cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh của các nước và đối tác nước ngoài.

- Cung cấp thông tin về khả năng, cơ chế chính sách pháp luật của các tổ chức quốc tế; hỗ trợ thiết lập quan hệ; hỗ trợ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, thương mại, thiết lập quan hệ về hợp tác khoa học - công nghệ, đào tạo với đối tác nước ngoài.

5. Người Việt Nam ở nước ngoài

Tạo các điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong đó có kiều bào quê hương Hà Giang đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

6. Bảo vệ lợi ích.

Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân người Việt Nam (Hà Giang) ở nước ngoài.

III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Biện pháp.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành của tinh trong công tác tham mưu cũng như chủ động thúc đẩy các hoạt động trong định hướng công tác ngoại giao kinh tế của tỉnh.

- Tăng cường công tác thông tin, đảm bảo thông tin nhanh và chính xác đến với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

- Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài làm công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; giới thiệu, quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, tìm các cơ hội hợp tác, đầu tư của các đối tác nước ngoài và cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường tiếp xúc, quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Thực hiện các cam kết, thỏa thuận đã ký với các đối tác nước ngoài.

- Giữ mối quan hệ chặt chẽ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và với các Bộ, ngành Trung ương.

- Thực hiện tốt công tác về người Việt Nam ở nước ngoài nhằm gắn bó, đoàn kết giữa bà con trong nước với kiều bào ta ở nước ngoài, nhất là kiều bào quê ở Hà Giang.

2. Tổ chức thực hiện.

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với Sở ngoại vụ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chương trình.

- Chủ trì phối hợp với Sở công thương, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch và các cơ quan hữu quan của tỉnh đôn đốc và theo dõi việc thực hiện Chương trình.

- Cụ thể hóa Chương trình bằng các kế hoạch hành động cụ thể; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

2.2. Sở Nội vụ:

Chủ trì phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan hữu quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ phục vụ cho hoạt động ngoại giao kinh tế.

2.3. Sở Thông tin và Truyền thông.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các kênh thông tin phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, nhất là công tác ngoại giao kinh tế.

2.4. Sở Ngoại vụ:

- Chủ trì xây dựng Chương trình thu hút vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2011-2015. Đẩy mạnh triển khai công tác vận động, thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo Chương trình Vận động thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015.

- Giữ mối liên hệ thường xuyên với các đối tác nước ngoài, với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhằm tham khảo ý kiến, thẩm tra đối tác nước ngoài và những thông tin cần thiết khác.

- Đảm bảo công tác ngoại giao kinh tế đúng pháp luật Việt Nam và các quy định quốc tế.

- Làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện công tác về người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và công tác ngoại giao nhân dân nói chung.

2.5. Sở Tài Chính:

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt, nhằm phục vụ Chương trình hành động ngoại giao kinh tế của tỉnh và của các ngành, đơn vị.

- Tham mưu bố trí kinh phí cho việc xây dựng và triển khai Chương trình hành động lấy từ ngân sách tỉnh.

Trong quá trình thực hiện Chương trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan hữu quan tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, đồng thời rút kinh nghiệm trong việc tổ chức, triển khai thực hiện, để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Chương trình này./.

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.