Quyết định 2361/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
Số hiệu: 2361/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Văn Linh
Ngày ban hành: 31/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Bổ trợ tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2361/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 79/TTr-STP ngày 29/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.

Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố; các tổ chức, đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
Bản điện tử:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PVPNC, TH.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Hoạt động của doanh nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những yếu tố đảm bảo để doanh nghiệp ổn định và phát triển là phải tiếp cận có hiệu quả các quy định của pháp luật đloại bỏ những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay năng lực, sự hiểu biết và thực thi pháp luật của đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên, tuy nhiên còn hạn chế, một số chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng có lúc, có việc chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với những nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục cung cấp thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; bi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp; tạo chuyn biến căn bản về nhận thức pháp luật, ý thức tìm hiu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng chống rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác qun lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.

2. Mc tiêu c thể

a) 100% văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do HĐND và UBND tỉnh ban hành được giới thiệu, ph biến kịp thời cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b) Đáp ứng cơ bản nhu cầu bồi dưỡng kiến thức tối thiểu về pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) 100% cán bộ pháp chế doanh nghiệp được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ pháp luật và cập nhật kiến thức về pháp luật để đáp ứng yêu cầu về công tác pháp chế trong doanh nghiệp.

d) 100% kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, về giải đáp pháp luật được tiếp thu, xử lý kịp thời.

đ) Đảm bảo tổ chức hoặc phối hợp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin pháp lý thường xuyên cho 100% cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường chất lượng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ tr pháp lý của các doanh nghiệp

Xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp với nội dung sát thực, đảm bảo kết quả phản ánh chính xác nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các doanh nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 2016-2020.

- Thời gian thực hiện: Năm 2016.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.

2. Đáp ứng yêu cầu thông tin pháp lý cho doanh nghiệp

a) Vận hành chuyên mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và Trang thông tin điện tử của các Sở, cơ quan có liên quan với các nội dung sau:

- Cập nhật văn bản, văn bản quy phạm pháp luật, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp truy cập, sử dụng miễn phí;

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

+ Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.

- Tiếp nhận, tập hợp các kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật, áp dụng pháp luật và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp bằng các hình thức được quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

- Thường xuyên liên hệ với Trang thông tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Trung ương đcập nhật thông tin về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, kịp thời phổ biến cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì: Các cơ quan, đơn vị.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.

b) Xây dựng, biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật để phbiến, cung cấp kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì: Các cơ quan, đơn vị.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.

c) Xây dựng, biên soạn và phát hành tài liệu, tờ rơi để phổ biến kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh; các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và các văn bản liên quan thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, APEC, ASEAN, FTA, TPP các thỏa thuận thương mại đầu tư song phương với các nước.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì: Các cơ quan, đơn vị.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp,

3. Bồi dưỡng kiến thc pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp

Mỗi năm, mỗi cơ quan, đơn vị tổ chức ít nhất 01 lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức pháp luật cho người quản doanh nghiệp theo các chủ đề pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc quản , điều hành của doanh nghiệp như: Sở hữu, thực hiện quyền sở hữu đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp; soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng; đầu tư, sở hữu trí tuệ, đất đai, môi trường, thương mại, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, quan hệ lao động...

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì: Các cơ quan, đơn vị.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.

4. Nâng cao nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp cho đối tượng cán bộ pháp chế doanh nghiệp

a) Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu thực trạng cán bộ làm công tác pháp chế cho doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác nhu cầu để nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp.

b) Mỗi năm, mỗi cơ quan, đơn vị tổ chức ít nhất 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và cập nhật kiến thức pháp luật cho người làm công tác pháp chế trong doanh nghiệp.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì: Các cơ quan, đơn vị.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.

5. Kiện toàn, nâng cao năng lực người làm công tác hỗ tr pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường chất lượng hỗ tr pháp lý cho doanh nghiệp

a) Thường xuyên kiện toàn Ban Điều hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang, Tổ thư ký giúp việc cho Ban điều hành đảm bảo kịp thời khi có sự thay đi về nhân sự, qua đó góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

+ Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị.

b) Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành thành viên của Ban Điều hành chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn đảm bảo phù hợp, hiệu quả.

c) Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

d) Tăng cường cơ sở vật chất, tổ chức, nhân sự cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

+ Thời gian thực hiện nội dung điểm b, c, d: Thường xuyên.

+ Đơn vị chủ trì thực hiện nội dung điểm b, c, d: Các cơ quan, đơn vị.

+ Đơn vị phối hợp thực hiện nội dung điểm b, c, d: Sở Tư pháp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện

a) Căn cứ nội dung Chương trình, Ban điều hành xây dựng Kế hoạch cụ thể cho từng năm trong giai đoạn đảm bảo thực hiện đầy đủ, hợp lý, hiệu quả các nội dung Chương trình đề ra. Trên cơ sở đó, tham mưu UBND tỉnh tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020.

b) Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả Chương trình.

c) Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh về nhân sự của các Sở, cơ quan phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

d) Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Tin học - Công báo và Cổng thông tin điện tử của tỉnh thực hiện tốt nội dung cập nhật văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời phối hợp với các Sở, cơ quan, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp đthực hiện tốt nội dung của Chương trình.

đ) Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp và các quan có liên quan.

e) Các Sở, cơ quan có liên quan chủ động phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nội dung Chương trình này theo ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.

g) Các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình, thường xuyên đóng góp ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện Chương trình để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, tham gia hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các chương trình hỗ trợ.

2. Nguồn kinh phí thực hiện

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Chương trình, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí đbố trí trong dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Chương trình được huy động thêm các nguồn tài trợ khác của các tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, các doanh nhân để triển khai có hiệu quả Chương trình./.