Quyết định 2349/QĐ-TTg năm 2016 thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 2349/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 07/12/2016 | Số công báo: | Từ số 1227 đến số 1228 |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2349/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Ban Quản lý) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng, trụ sở làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý
1. Lãnh đạo Ban Quản lý:
Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.
2. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý:
Ban Quản lý có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Văn phòng, Thanh tra, đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Biên chế: Biên chế công chức của Ban Quản lý được tính trong tổng số biên chế công chức của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. Thời gian thực hiện thí điểm
Thời gian thực hiện thí điểm 03 năm (36 tháng) kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Sau 03 năm thực hiện, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đánh giá kết quả thực hiện thí điểm.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
|
THỦ TƯỚNG |