Quyết định 2322/2004/QĐ-UB ban hành Quy định về việc quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
Số hiệu: | 2322/2004/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An | Người ký: | Dương Quốc Xuân |
Ngày ban hành: | 09/07/2004 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2322/2004/QĐ-UB |
Tân An, ngày 9 tháng 7năm 2004 |
“VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20/5/1998;
- Căn cứ Nghị định 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
- Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 229/TT.TN-MT ngày 17 tháng 6 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về việc quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 3422/2000/QĐ-UB ngày 30/11/2000 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý hành nghề khoan giếng và khai thác nước ngầm trên địa bàn tỉnh.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
“V/V QUẢN LÝ, CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2322/2004/QĐ-UB ngày 9/7/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An).
MỞ ĐẦU
Mục đích của quy định nhằm đảm bảo :
- Quy hoạch, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên dưới nước đất.
- Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho mọi người dân.
- Quản lý chất lượng tài nguyên nước dưới đất.
- Bảo vệ nguồn nước dưới đất, quản lý các đối tượng hành nghề khoan, lấp đặt giếng khai thác nước dưới đất.
Quy định này áp dụng cho việc cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất và cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất (trừ nước khoán thiên nhiên) trong phạm vi tỉnh Long An.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất trên đại bàn tỉnh Long An.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đấy được hiểu như sau :
1. Nước dưới đất (nước ngầm) được hiểu là nước thiên nhiên tồn tại và lưu thông trong các tầng chứa nước dưới mặt đất và là nước nhạt đến hơi lợ (hàm lượng CL <600mg/lít).
2. Nước khoán là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có tính họat tính sinh học với nồn độ cao theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam, hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.
3. Thăm dò nước dước đất là sử dụng tổ hợp các phương pháp khảo sát địa chất để đánh giá, xác định trữ lượng, chất lượng nước dưới đất và dự báo tác động môi trường do khai thác nước gây ra trên một diện tích nhất định để phục vụ thiết kế công trình khai thác nước theo yêu cầu đặt ra.
4. Khu vực khai thác là khu vực được bố trí các công trình khai thác nước dưới đất, bao gồm cả phạm vi và mực nước dưới đất bị hạ thấp do bơm hút nước từ công trình khai thác gây ra.
Điều 4. Thẩm quyền cấp giấy phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, thu hồi giấy phép.
- Ủy ban nnhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, thu hồi giấy phép đối với các trường hợp sau :
a- Thi công lắp đặt các loại giếng phục vụ công tác thăm dò, giếng phục vụ khai thác nước dưới đất với quy mô nhỏ hơn 1000m3/ngày-đêm trên địa bàn tỉnh Long An.
b- Khai thác nước dưới đất đối với các công trình giếng khai thác quy mô nhỏ hơn 1000m3/ngày-đêm.
c- Hành nghề khoan nước dưới đất có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Điều 5. Cơ quan tiếp nhận, quản lý hồ sơ, giấy phép.
1. Sở Tài nguyên và mội trường là nơi tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thăm dò, khai thác và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
2. Cơ quan quản lý tài nguyên nước cấp huyện, thị.
- Cơ quan quản lý tài nguyên nước cấp huyện, thị là các Phòng Nông nghiệp, Địa chính các huyện, và Phòng quản lý đô thị - Địa chính Thị xã Tân An.
- Các cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn chủ giếng lập hồ sơ xin thăn dò, khai thác nước dưới đất theo quy định, đồng thời quản lý và theo dõi việc thi công các giếng khoan đã được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký phép cho thi công lắp đặt, tiến hành các công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất được ghi vào tập đăng ký giấy phép, được lưu giữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi và thông báo định kỳ trong phạm vi cả nước.
Việc cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
1. Nước dưới đất có chất lượng tốt được ưu tiên cho ăn uống, sinh hoạt.
2. Địa điểm sinh khai thác phải nằm trong vùng có nguồn nước dưới đất phù hợp với yêu cầu sử dụng và không thuộc dùng cấm khai thác, khu vực chưa có nước sạch sử dụng từ các nguồn khác, phải cách xa các khu vực bị nhiễm bẩn như : chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, bãi rác công cộng, nghĩa trang...
3. Trữ lượng nước dưới đất trong khu vực còn trong giới hạn cho phép khai thác. Ở vùng khai thác nước dưới đất đã đạt tới trữ lượng có thể khai thác thì không được mở rộng việc khai thác nếu chưa được bổ sung nhân tạo.
4. Các cơ quan có thẩm quyền chỉ xét duyệtc các dự án khả thi xây dựng công trình cấp nước (lấy nguồn nước dưới đất) khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản đồng ý cho lấy nguồn của Sở Tài nguyên và môi trường.
Điều 7. Các trường hợp thăn dò, khai thác nước dưới đất không phải xin phép.
1. Khai thác sử dụng nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các mục đích khác từ các giếng khoan có chiều sâu nhỏ hơn 30m (tầng chứa nước có quan hệ trực tiếp với nguồn nước mưa và nguồn nước mặt), với đường kính ống khai thác nhỏ hơn 90mm thì không phải sinh phép.
2. Khai thác nước dưới đất từ các giếng khoan, giếng đào hoặc các dạng công trình khai thác để thay thế các giếng khoan, giếng đào hoặc các công trình đã bị hư hỏng hoặc giảm công sức khai thác; có lưu lượng khai thác và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép; có kết cấu tương tự và nằm trong khu vực khai thác đã được xác định trong giấy phép thì không phải xin phép.
Nhưng trước khi thi công lắp đặt giếng mới, đơn vị thi công phải lập phương án trám lắp giếng cũ và thiết kế giếng mới trình Sở Tài nguyên và mội trường phê duyệt, giám sát.
Điều 8. Thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác nước dười đất.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giếp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ được làm thành 4 bộ, bao gồm :
a. Đơn xin lắp đặt giếng thăm dò, khai thác nước dưới đất (phụ lục 01 và 02), có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã, phường.
b. Danh sách các hộ và số nhân khẩu cùng sử dụng nước (phụ lục 3) có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn).
c. Bản đồ khu vực xác nhận vị trí giếng tỷ lệ 1/25000, họa đồ vị trí giếng tỷ lệ 1/500-1/1000 có ghi rõ số thửa và số của tờ bản đồ ( phụ lục 4); có xác nhận của Phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị - Địa chính thị xã.
d. Bản sau quyền sử dụng đất tại nơi lắp đặt giếng hoặc giấy thỏa thuận vị trí lắp đặt giếng của chủ đất (phụ lục 5) ; có thị thực của chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn.
e. Thiết kế dự kiến giếng khoan đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 100m3/ngày.đêm (phụ lục 6), hoặc đề án thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có quy mô lớn hơn 100m3/ngày -đêm do đơn vị thi công lập (phụ lục 7,8).
f- Đối với giếng khoan phục vụ cho nhu cầu sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp, nhà máy phải có phương án sử dụng nước kèm theo (phụ lục 09).
g. Phiếu thẩm tra hiện trạng và ý kiến của Phòng Nông nghiệp - địa chính huyện, hoặc phòng Quản lý đô thị - địa chính thị xã, được phê duyệt của UBND cấp huyện, thị (phụ lục 10).
Điều 9. Trình tự cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất
1. Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và môi trường thẩm định (xem xét các điều kiện về nguồn nước, tình hình khai thác, môi trường...), cấp giấy phép cho thi công lắp đặt giếng thăm dò (phụ lục 11), giếng khai táhc (phụ lục 12). Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các điều kiện quy định thì được trả lợi và có văn bản nêu rõ lý do cho bên xin phép.
2. Khi đã được Sở Tài nguyên và Mội trường cấp phép cho thi công, chủ giếng phải kỳ kết hợp đồng với Doanh nghiệp được phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh để thi công theo hồ sơ được duyệt, đồng thời báo cho cơ quan quản lý Tài nguyên nước ở địa phương biết để kiểm tra, theo dõi và quản lý.
3. Đối với công trình giếng thăm dò, chậm nhất ba mươi (30) ngày sau khi kết thúc công tác thi công lắp đặt giếng và bơm hút thí nghiệm, phân tích mẫu...
tổ chức, cá nhân xin phép phải nộp báo cáo kết quả thăm dò theo mẫu quy định tại phụ lục 13 của Quy định này cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định, xem xét và ra Quyết định phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò (phụ lục 14).
4. Đối với công trình giếng khai thác, chậm nhất sau bốn mươi lăm (45) ngày khi giếng khoan đã thi công, chủ giếng phải làm đơn xin cấp phép khai thác sử dụng nước dưới đất (phụ lục 15), kèm theo hồ sơ hoàn công giếng khoan gồm các tài liệu thử nghiệm về lưu lượng, chất lượng nước giếng, kết cấu giếng và vật tư thiết bị lắp đặt giếng cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hoàn công, Sở Tài nguyên và môi trường sẽ xem xét để cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (phụ lục 16) thì giếng khoan đó được coi là sử dụng hợp pháp.
5. Trường hợp khi xin phép khai thác nước dưới đất mà có xảy ra tranh chấp, Sở Tài nguyên và Môi trường phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin phép. Sau khi việc tranh chấp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật thì tổ chức, cá nhân xin phép phải làm lại thủ tục xin phép. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại điều 8 và điều 9 của Quy định này.
Điều 10. Thời hạn, gia hạn và điều chỉnh nội dung giấy phép thi công thăm dò nước dưới đất.
1. Thời hạn giấy phép thi công thăm dò nước dưới đất là một (01) năm.
2. Trường hợp phải kéo dài thăm dò so với thời hạn ghi trong giấy phép thì tổ chức, cá nhân thăm dò phải làm đơn xin gia hạn. Thời gian gia hạn không quá sáu (6) tháng.
3. Việc điều chỉnh nội dung giấp phép thi công thăm dò nước dưới đất được thực hiện trong các trường hợp sau :
- Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế với cấu trúc địa chất thủy văn dự kiến.
- Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục, cần phải thay đổi vị trí công trình thăm dò.
- Khối lượng hạng mục thăm dò chủ yếu (khoan, bơm...) thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được duyệt.
Điều 11. Thời hạn, gia hạn và điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất.
1. Thời hạn giấy phép khai thác nước dưới đất tối đa không quá mười lăm (15) năm.
2. Trước khi giấy phép hết hạn sáu (06) tháng nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục khai thác phải làm đơn xin gia hạn, thời hạn gia hạn tối đa mười (10) năm.
3. Việc điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất được thực hiện trong các trường hợp sau :
a- Trường hợp các giếng suông (F 49mm hoặc F 60mm) đã có giấy phép, do nhu cầu sử dụng tăng lên (số hộ dùng chung tăng, mở rộng sản xuất...), muốn mở rộng miệng giếng để thay đổi quy mô khai thác lớn hơn quy định của giấy phép, thì chủ giếng phải làm đơn xin giấy phép lại để Sở Tài nguyên và môi trường xem xét và giải quyết.
b. Nguồn nước không đảm bảo việc cung cấp nước bình thường.
c. Tổng lượng nước khai thác do yêu cầu chung tăng lên mà không có nguồn nước khác hoặc bịện pháp bổ sung.
Điều 12. Đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác nước dưới đất.
Việc đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác, giấy phép thăm dò nước dưới đất được thực hiện trong các trường hợp sau :
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò hoặc khai thác nước dưới đất vi phạm các quy định ghi trong giấy phép, các quy định tại Điều 23 Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò hoặc khai thác nước dưới đất bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản.
3. Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
4. Giấy phép không sử dụng liên tục trong thời gian một năm mà không có lý do chính đáng.
5. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy cần thiết thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực của giấy phép ví lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
6. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất yây ra các hậu quả nghiêm trọng như sụt lún đất, xâm nhập mặn hoặc ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được phép thi công thăm dò nước dưới đất.
Tổ chức, cá nhân được phép thi công thăm dò nước dưới đất có trách nhiệm và quyền hạn sau :
1. Thăm dò theo đề án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
2. Thực hiện đúng theo quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Cung cấp trung thực các thông tin về tình hình thăm dò khi Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu.
4. Bồi thường thiệt hại do thăm dò nước dưới đất gây ra.
5. Nộp lệ phí cấp phép thăm dò nước dưới đất theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân được phép khai thác nước dưới đất.
Tổ chức, cá nhân được phép khai thác nước dưới đất có trách nhiệm và quyền hạn sau :
1. Khai thác và sử dụng nước dưới đất theo quy định của giấy phép.
2. Thực hiện đúng theo quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Cung cấp trung thực các thông tin liên quan về tình hình khai thác nước khi Sở Tài nguyên và môi trường yêu cầu.
4. Báo cáo kịp thời với Sở Tài nguyên và môi trường khi phát hiện thấy sự thay đổi lớn về số lượng, chất lượng nước dưới đất và mội trường liên quan.
5. Khi giếng nước bị hư ống lọc không sử dụng được nữa, hoặc bị thủng ống vách, nước bị nhiễm mặn từ các tầng nước bên trên xuống, chủ giếng phải chịu chi phí hợp đồng với các Doanh nghiệp được phép hành nghề khoan nước dưới đất để lập phương án xử lý hoặc lấy giếng theo đúng quy trình kỹ thuật, trình Sở Tài nguyên và Mội trường phê duyệt, khi lấp giếng phải có sự giám sát của cơ quan quản lý Tài nguyên nước địap hương. Nếu chủ giếng không thực hiện xử lý giếng hư hỏng gây nguy cơ ô nhiễm hoặc bị ô nhiễm nguồn nước dưới đất sẽ bị xử lý theo pháp luật.
6. Nộp lệ phí cấp phép khai thác nước dưới đất và thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.
7. Được xem xét bồi thường theo quy định của pháp luật khi UBND tỉnh đình chỉ hiệu lực giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Điều 15. Kê khai đăng ký giếng chưa có giấy phép khai thác.
Những giếng đã khoan trước đây nằm trong diện phải xin phép thì trong vòng 6 tháng kể từ ngày quy định này có hiệu lực phải kê khai tại Phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện hoặc Phòng Quản lý Đô thị Thị xã để được xem xét, hướng dẫn làm thủ tục hợp thức hóa và cấp giấy phép sử dụng nước dưới đất.
CẤP GIẤY PHÉP CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT.
Điều 16. Điều kiện để được hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Long An.
1. Các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có đầy đủ năng lực kỹ thuật, bao gồm : cán bộ kỹ thuật, trang thiết bị đảm bảo thực hiện tốt các hạng mục công ciệc được đăng ký.
2. Yêu cầu năng lực nghề nghiệp của cán bộ kỹ thuật được quy định như sau :
a) Đối với khoan tay hoặc khoan cải tiến, với các lỗ khoan có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 60mm, người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có trình độ tối thiếu là trung cấp chuyên ngành địa chất và có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề, có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công giếng khoan; hiểu biết về kỹ thuật, cấu trúc giếng khoan thăm dò, khai thác nước và bảo vệ nước dưới đất.
b) Đối với giàn khoan cải tiến, khi thi công các giếng có đường kính từ 60mm đến 110mm, người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có trình độ nghiệp vụ từ đại học trở lên ngành địa chất hoặc ngành khoan (Đại học Mỏ - Địa chất), và có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này, hoặc trung cấp địa chất có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công các giếng khoan thăm dò, khai thác; hiểu biết về kỹ thuật cách ly tầng chứa để bảo vệ nguồn nước dưới đất, có khả năng lập báo cáo thăm dò, khai thác nước quy mô nhỏ.
c) Đối với hành nghề khoan quy mô vừa và lớn bằng máy khoan công nghiệp, người chỉ đạo kỹ thuật phải có trình độ tối thiểu là kỹ sư chính chuyên ngành địa chất thủy văn; có khả năng lập đề án thăm dò,thiết kế hệ thống giếng khoan khai thác. Chỉ đạo thi công và lập báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; có hiểu biết về địa chất thủy văn khu vực, được thủ trưởng đơn vị đề cử bằng văn bản.
3. Máy, thiết bị thi công khoan phải bảo đảm các tính năng kỹ thuật và an toàn lao động theo quy định hiện hành.
4. Đối với Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất trên phạm vi toàn quốc, trước khi thi công giếng trên địa bàn tỉnh Long An phải làm đơn đăng ký thi công giếng khoan (theo mẩu phụ lục 17) và được Sở Tài nguyên và môi trường chấp thuận. Khi thi công xong công trình, tổ chức đó phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan như tất cả các tổ chức, cá nhân khác hành nghề khoan nước dưới đất trong tỉnh.
Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
1. Các tổ chức,cá nhân hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Long An phải nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và môi trường. Hồ sơ được lập thành 04 bộ, bao gồm :
a. Đơn xin hành nghề khoan nước dưới đất theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 của Quy định này.
b. Bản tường trình năng lực kỹ thuật của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 của Quy định này.
c. Bản tường trình nhân lực và lý lịch khoa học của các cán bộ chủ chốt theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 của Quy định này.
d. Bản sao có công chứng quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy đăng ký kinh doanh của cấp có thẩm quyền.
2. Trình tự cấp phép :
a. Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hơp lệ, Sở Tài nguyên và mội trường yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bổ sung hoặc làm lại.
b. Trong thời gian ba mnươi (30) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra năng lực thực tế của tổ chức, cá nhân xin phép hành nghề, nếu đạt yêu cầu thì quyết định cấp giấy phép. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép, hồ sơ được trả lại cho bên xin phép và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Long An có trách nhiệm và quyền hạn như sau :
1. Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan, các quy định ghi trong giấy phép và quyđịnh về bảo vệ nước dưới đất.
2. Tổ chức cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải nộp bản vẽ hoàn công (có xác nhận cơ quan quản lý tài nguyên cấp huyện, thị) và phiếu kiểm nghiệm chất lượng nước của giếng do đơn vị mình thi công chậm nhất 30 ngày sau khi thi công xong giếng, và báo cáo định kỳ hàng năm cho Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước của đơn vị mình trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất không được thi công khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho các dự án hoặc những công trình khi chưa có quyết định cho phép thi công lắp đặt giếng của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Phải báo cáo cho Phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện hoặc Phòng quản lý đô thị - Địa chính thị xã biết địa điểm và ngày giờ thi công để quản lý, theo dõi công trình.
5. Được tham gia đấu thầu các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất trong phạm vi toàn tỉnh.
Điều 19. Thời hạn giấy phép, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
1. Thời hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất không quá năm (05) năm. Thời hạn gia hạn không quá 03 (ba) năm.
2. Ba tháng trước khi giấy phép hết hạn, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục hành nghề thì phải làm đơn và hồ sơ kèm theo gửi tới Sở Tài nguyên và Môi trường để xin gia hạn giấy phép; hồ sơ gồm : bảng thống kê các công trình đã thi công, báo cáo sự thay đổi về nhân lực, thiết bị chuyên môn của đơn vị.
3. Khi tổ chức, cá nhân hành nghề không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định này hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định trong giấy phép hành nghề, bị giải thể hoặc phá sản thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thu hồi giấy phép hành nghề khoan khai thác nước dưới đất.
THUẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC, PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC.
Điều 20. Thuế tài nguyên nước thực hiện theo điều 7 của Luật Tài nguyên nước.
Điều 21. Phí và lệ phí quản lý Tài nguyên nước thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, ngăn ngừa, phòng chống tác hại do việc khoan, khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Những hành vi vi phạm Quy định này về thăm dò, khai thác hành nghề khoan nước dưới đất tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, trưởng phòng Nông nghiệp - Địa chính các huyện, trưởng phòng Quản lý đô thị - Địa chính thị xã chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
1. Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh hướng dẫn cụ thể để UBND các huyện - thị xã, các phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện, phòng Quản lý đô thị - Địa chính thị xã và các đơn vị liên quan để triển khai, hướng dẫn thực hiện.
2. UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, theo dõi và phát động nhân dân phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm khoan và sử dụng nước dưới đất theo Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Tài nguyên và môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh giải quyết.
Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất Ban hành: 04/09/2003 | Cập nhật: 01/10/2012
Nghị định 179/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tài nguyên nước Ban hành: 30/12/1999 | Cập nhật: 07/12/2012
Quyết định 3422/2000/QĐ-UB Quy định về quản lý hành nghề khoan giếng và khai thác nước ngầm trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 30/11/2000 | Cập nhật: 17/12/2010