Quyết định 2320/QĐ-BTNMT năm 2017 về phê duyệt kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: 2320/QĐ-BTNMT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 28/09/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2320/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ KHOANH ĐỊNH KHU VỰC CÓ KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ TỈNH THÁI NGUYÊN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ gồm 01 khu vực thuộc tỉnh Thái Nguyên (có danh sách khu vực khoáng sản và bản đồ kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức hướng dẫn, theo dõi quá trình thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm:

1. Căn cứ khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ được công bố kèm theo Quyết định này để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản. Thực hiện cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản, trong đó, đẩy mạnh việc cấp phép thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Việc cấp giấy phép khai thác chỉ thực hiện sau khi có trữ lượng, thiết kế cơ sở khai thác khoáng sản được phê duyệt theo quy định.

2. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp phép hoạt động khoáng sản phải đảm bảo có đủ nguồn lực về vốn, công nghệ, thiết bị để khai thác, chế biến, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; tổ chức thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường sau khai thác theo quy định; quản lý, giám sát tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý chất thải rắn, lỏng, khí khi thải ra môi trường phải tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Việc cấp phép hoạt động khoáng sản phải đảm bảo không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 28 Luật khoáng sản; không thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên.

4. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác; hoạt động khai thác khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam;
- Lưu: VT,
ĐCKS.

BỘ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

 

TỈNH THÁI NGUYÊN

(Kèm theo Quyết định số 2320/QĐ-BTNMT, ngày 28 tháng 9 năm 2017)

TT

Ký hiệu KS

Tên KS

Tên khu vực KSNL

Ký hiệu trên BĐ

Huyện

Tọa độ X (m) tỉnh

Tọa độ Y(m) tỉnh

Diện tích (ha)

Ghi chú

KHU VỰC ĐỦ ĐIỀU KIỆN CÔNG BỐ CÓ KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ

41,83

 

1

Cu

Quặng đồng

Khau Vàng

1

Sảng Mộc

Võ Nhai

2426378

448916

35,00

Tỉnh Đề nghị, phù hợp tài liệu địa chất

2426604

448761

2426863

449593

2426264

450044

2426055

449775

2426213

449504

2426346

449679

2426705

449408

2426015

449723

6,83

2425859

449520

2426047

449284

2426174

449451

 

 

 

Điều 28. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:

a) Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;

b) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;

c) Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

d) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;

đ) Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

2. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định khi có một trong các yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về quốc phòng, an ninh;

b) Bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Trường hợp khu vực đang có hoạt động khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong khu vực đó được đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản có liên quan.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.