Quyết định 2312/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước La Hay năm 1965 về Tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại của Việt Nam
Số hiệu: | 2312/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/11/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tương trợ tư pháp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2312/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 2731/2015/QĐ-CTN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước La Hay năm 1965 về Tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại của Việt Nam (Kế hoạch) với những nội dung chủ yếu sau đây:
Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi toàn quốc.
Cán bộ, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, thừa phát lại và Nhân dân.
Khai thác tối đa các lợi ích, đồng thời thực hiện đầy đủ trách nhiệm thành viên Công ước của Việt Nam; nâng cao năng lực và hiệu quả công tác ủy thác tư pháp trong tống đạt giấy tờ của Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện pháp luật trong nước về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự theo tiêu chuẩn quốc tế.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ CƠ QUAN THAM GIA THỰC HIỆN
1. Thực hiện hiệu quả Công ước
a) Thực hiện tống đạt giấy tờ theo Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ tống đạt và thực hiện yêu cầu tống đạt của các nước thành viên Công ước, cụ thể:
+ Bộ Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra các yêu cầu tống đạt của Việt Nam gửi đến các nước thành viên Công ước đảm bảo phù hợp với các mẫu theo Công ước, yêu cầu về ngôn ngữ và chi phí của các quốc gia thành viên Công ước; tiếp nhận, kiểm tra các yêu cầu tống đạt của các nước thành viên Công ước gửi đến Việt Nam đảm bảo phù hợp với các mẫu theo Công ước và tuyên bố của Việt Nam khi gia nhập; theo dõi, đôn đốc, rà soát tình hình thực hiện các yêu cầu tống đạt của Việt Nam và của các nước thành viên Công ước.
+ Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu tống đạt của nước ngoài hoặc của Việt Nam gửi qua kênh ngoại giao; hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận, chuyển giao các yêu cầu tống đạt của nước ngoài hoặc của Việt Nam gửi qua các kênh ngoại giao, kênh lãnh sự theo Điều 8, Điều 9 Công ước.
+ Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền khác lập hồ sơ tống đạt gửi ra nước ngoài; thực hiện yêu cầu tống đạt của các nước thành viên Công ước phù hợp với quy định của Công ước và pháp luật trong nước có liên quan.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc các Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện các yêu cầu tống đạt theo quy định của Công ước.
- Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 2016 và thực hiện thường xuyên.
- Kết quả đầu ra: Hồ sơ ủy thác tống đạt giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam được lập gửi đi theo đúng yêu cầu của Công ước; các yêu cầu ủy thác tống đạt giấy tờ của nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của Công ước.
b) Đẩy mạnh tin học hóa hoạt động ủy thác tư pháp
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các Viện kiểm sát cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền lập và thực hiện hồ sơ ủy thác tống đạt giấy tờ.
- Thời gian thực hiện và kết quả đầu ra
+ Năm 2016-2017: Nâng cấp phần mềm của Bộ Tư pháp thực hiện và quản lý hồ sơ ủy thác tư pháp nói chung, tống đạt giấy tờ theo khuôn khổ Công ước nói riêng.
Kết quả đầu ra: Phần mềm thực hiện và quản lý hồ sơ ủy thác tư pháp tại Bộ Tư pháp được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.
+ Năm 2018 - 2020: Nghiên cứu khả năng và chuẩn bị các điều kiện để tiến hành tin học hóa, kết nối phần mềm thực hiện và quản lý hồ sơ ủy thác tư pháp, tống đạt giấy tờ giữa Cơ quan Trung ương - Bộ Tư pháp với các cơ quan, đơn vị thực hiện khác.
Kết quả đầu ra: Báo cáo nghiên cứu về khả năng tin học hóa, thực hiện hoạt động ủy thác tư pháp điện tử trên toàn quốc được xây dựng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Định kỳ rà soát, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp chủ trì rà soát, đánh giá, tổng kết chung.
Bộ Ngoại giao chủ trì rà soát, đánh giá tổng kết việc thực hiện tống đạt qua các kênh ngoại giao, lãnh sự quy định tại Điều 8 và Điều 9 Công ước và gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung.
Tòa án nhân dân tối cao chủ trì rà soát, đánh giá tổng kết thực hiện tống đạt đối với kênh bưu điện và các kênh tống đạt bổ sung theo quy định của pháp luật trong nước và gửi Bộ Tư pháp tổng hợp chung.
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành có liên quan, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền lập và thực hiện hồ sơ tống đạt giấy tờ.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm lồng ghép trong báo cáo Hoạt động tương trợ tư pháp trình Quốc hội; định kỳ 5 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực và theo yêu cầu của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo hàng năm, 5 năm về thực thi Công ước; báo cáo theo yêu cầu của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.
2. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, nâng cao nhận thức về Công ước
a) Tuyên truyền, phổ biến về Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đài truyền hình và một số cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, có lồng ghép, kết nối với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật tương trợ tư pháp năm 2007.
- Kết quả đầu ra: Bài viết, chuyên đề, tin tức, phóng sự giới thiệu về nội dung và việc thực thi Công ước trên các sách, báo, tạp chí, bản tin truyền hình; các hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức cho các đối tượng có liên quan.
b) Xây dựng, phổ biến tài liệu hướng dẫn ban đầu để thực thi Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016
- Kết quả đầu ra: Tài liệu hướng dẫn ban đầu để thực thi Công ước tại Việt Nam được xây dựng và phổ biến kịp thời đến các bộ, ngành và các Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền lập và thực hiện hồ sơ tống đạt giấy tờ trên toàn quốc khi Công ước có hiệu lực với Việt Nam.
c) Xây dựng, phát triển tài liệu hướng dẫn chuyên sâu thực thi Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện:
+ Năm 2017 - 2018: Xây dựng Tài liệu hướng dẫn thực thi Công ước của Việt Nam trên cơ sở sổ tay thực thi Công ước của Hội nghị La Hay.
Kết quả đầu ra: Bản dịch sang tiếng Việt của sổ tay thực thi Công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; Tài liệu hướng dẫn thực hiện Công ước Tống đạt của Việt Nam được phát hành.
+ Các năm tiếp theo: Định kỳ rà soát, bổ sung tài liệu hướng dẫn
Kết quả đầu ra: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Công ước của Việt Nam được cập nhật đáp ứng các yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn thực thi Công ước.
d) Tập hợp và cập nhật thông tin về Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và thực hiện ủy thác tư pháp, tống đạt giấy tờ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian thực hiện:
+ Năm 2016-2017: Xây dựng mục thông tin riêng về Công ước tại chuyên trang Tương trợ tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Kết quả đầu ra: Một mục thông tin riêng về Công ước được xây dựng bao gồm các quy định của Công ước, các tài liệu hướng dẫn, thông tin về tổ chức, thực thi Công ước của Hội nghị La Hay, các nước thành viên.
+ Các năm tiếp theo: Vận hành và phát triển dữ liệu thông tin về Công ước
Kết quả đầu ra: Chuyên mục trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp được cập nhật thường xuyên thông tin về Công ước từ Hội nghị La Hay và các quốc gia thành viên của Công ước.
3. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi Công ước
a) Kiện toàn và tổ chức thực hiện, phát huy tốt vai trò của Cơ quan Trung ương
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính.
- Thời gian thực hiện:
+ Năm 2017: Xây dựng Đề án kiện toàn về tổ chức, nhân lực và tài chính đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Trung ương của Bộ Tư pháp.
Kết quả đầu ra: Đề án kiện toàn về tổ chức, nhân lực và tài chính đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Trung ương của Bộ Tư pháp được ban hành.
+ Những năm tiếp theo: Tổ chức thực hiện Đề án sau khi được ban hành.
Kết quả đầu ra: Bộ Tư pháp thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ của Cơ quan Trung ương trong thực thi Công ước.
b) Kiện toàn tổ chức trực tiếp thực hiện tống đạt theo Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ động chủ trì thực hiện nội dung này trong ngành Tòa án và Kiểm sát.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016-2017: Kiện toàn, sắp xếp chuyên môn hóa cán bộ thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự tại các Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có cân nhắc đến vai trò của thừa phát lại trong tống đạt giấy tờ.
- Kết quả đầu ra: Các cơ quan tham gia vào hoạt động tống đạt giấy tờ đều có nhân sự đảm bảo thực hiện tốt Công ước.
c) Hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện:
+ Năm 2016 - 2017: Tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu, hướng dẫn nghiệp vụ về thực thi Công ước cho các cán bộ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trên toàn quốc và cán bộ thực hiện công tác lãnh sự tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và đội ngũ thừa phát lại, lồng ghép với hoạt động tập huấn về Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Kết quả đầu ra: Các cán bộ và thừa phát lại trực tiếp thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự được trang bị kiến thức, kỹ năng để hiện tống đạt giấy tờ theo yêu cầu của Công ước ngay khi Công ước có hiệu lực với Việt Nam.
+ Những năm tiếp theo: Tiếp tục tập huấn nâng cao, định kỳ hàng năm hướng dẫn nghiệp vụ, kịp thời xử lý những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực thi Công ước lồng ghép với các lớp tập huấn về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, lớp tập huấn nghiệp vụ lãnh sự và tập huấn nâng cao năng lực khác.
Kết quả đầu ra: Các cán bộ và thừa phát lại thực hiện Công ước được cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng chủ động xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Công ước.
d) Cử cán bộ tham gia vào các phiên họp của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế có nội dung liên quan đến Công ước; trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thành viên của Công ước
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan và tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu thực tế công việc.
- Kết quả đầu ra: Các cán bộ, chuyên gia tiếp thu và áp dụng được những kiến thức, kinh nghiệm tốt của các nước; báo cáo kết quả phiên họp, tài liệu về kinh nghiệm của các quốc gia thành viên Công ước được phổ biến rộng rãi.
4. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế pháp luật về tống đạt giấy tờ
a) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật tương trợ tư pháp năm 2007
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018
Kết quả đầu ra: Đề xuất sửa đổi Luật tương trợ tư pháp năm 2007 đưa vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội để nhằm thực thi hiệu quả Công ước.
b) Xã hội hóa hoạt động thực hiện ủy thác tư pháp về tống đạt giấy tờ
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: 2016 - 2017
- Kết quả đầu ra: Sửa đổi các Nghị định của Chính phủ về thừa phát lại để triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định thừa phát lại có quy định việc thực hiện tống đạt theo Công ước thông qua thừa phát lại.
c) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về tống đạt giấy tờ
- Cơ quan chủ trì: Tòa án nhân dân tối cao.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2017
- Kết quả đầu ra: Văn bản của Tòa án nhân dân tối cao có nội dung hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp liên quan đến các quy định của Công ước, văn bản của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao hướng dẫn tống đạt cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.
d) Nghiên cứu, rà soát các quy định có liên quan về tống đạt giấy tờ trong các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017
- Kết quả đầu ra: Báo cáo rà soát các quy định có liên quan về tống đạt giấy tờ trong các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Bộ Tư pháp.
5. Bố trí nguồn lực tài chính phù hợp để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ thành viên Công ước của Việt Nam
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ, ngành được giao chủ trì hoạt động cụ thể trong Kế hoạch.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1. Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016; có trách nhiệm ban hành kế hoạch chi tiết, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Mục II của Kế hoạch này.
Bộ Tư pháp định kỳ hàng năm đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch lồng ghép trong báo cáo tương trợ tư pháp trình Quốc hội. Định kỳ 5 năm, Bộ Tư pháp thực hiện tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan
Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, căn cứ Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp được phân công tại Kế hoạch này; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao, đảm bảo thực hiện Công ước đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả.
3. Về kinh phí thực hiện Kế hoạch
Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan, căn cứ vào nhiệm vụ được giao chủ trì tại Kế hoạch này, dự toán kinh phí thực hiện tổng hợp vào dự toán hàng năm của cơ quan mình gửi Bộ Tài chính tổng hợp.
Đối với những nhiệm vụ cần triển khai ngay trong năm 2016, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan chủ động đề xuất kinh phí bổ sung gửi Bộ Tài chính xem xét, bố trí để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Công ước của Việt Nam do các bộ, ngành đề xuất, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và kịp thời bố trí ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp theo quy định tại Mục II của Kế hoạch này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |