Quyết định 2300/QĐ-UBND năm 2007 duyệt mức hỗ trợ dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010
Số hiệu: 2300/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Nguyễn Thị Kim Hải
Ngày ban hành: 11/09/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2300/QĐ-UBND

Việt Trì, ngày 11 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V DUYỆT MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN: HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTS ngày 06/4/2006 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 51/TTr-SNN ngày 15 tháng 6 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt mức hỗ trợ cho dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 như phụ biểu đính kèm.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp cùng các cơ quan có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này. Căn cứ vào mức hỗ trợ được phê duyệt trên đây và mức vốn được bố trí hàng năm, UBND các huyện có Chương trình 135 triển khai lập dự toán, tổ chức thực hiện và thanh quyết toán cho dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện có Chương trình 135 và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Kim Hải

 

PHỤ BIỂU

Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

I - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ:

1. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ

a) Hộ nghèo theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010".

b) Nhóm hộ được dự án hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện:

- Gồm những hộ nghèo và những hộ khác đang sinh sống trên cùng địa bàn, có cùng mối quan tâm chung đến phát triển sản xuất và tự nguyện hợp tác giúp đỡ nhau (số lượng, tỷ lệ hộ nghèo trong nhóm do UBND xã quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương).

- Có cam kết hoặc nội quy hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và đóng góp (công lao động, tiền, vật tư) của từng thành viên trong nhóm để thực hiện dự án và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên trong tổ nhóm được UBND xã phê duyệt.

- Có tổ trưởng do các thành viên trong tổ bầu ra để quản lý, điều hành hoạt động của nhóm.

2. Phạm vi thực hiện:

Các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong quy định này áp dụng để lập dự toán, xây dựng dự án, thanh toán, phê duyệt quyết toán cho các nhiệm vụ của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

II - NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ:

1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công

1.1. Các nội dung hoạt động được hỗ trợ:

a) Tuyên truyền các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả; in ấn, phát hành và phổ biến tới các hộ một số quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông lâm sản;

b) Bồi dưỡng, tập huấn, truyền nghề để nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn;

c) Tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương;

1.2. Các khoản chi phí và mức được hỗ trợ:

a) Chi phí in ấn tài liệu, tờ rơi tranh ảnh;

b) Chi tổ chức hội nghị, tập huấn;

- Chi hội trường, dụng cụ giảng dạy;

- Chi bồi dưỡng giảng viên;

- Chi tiền ăn ngủ học viên;

- Chè nước hội nghị;

- Phục vụ hội nghị;

- Phương tiện đi lại;

- Chi tham quan, học tập kinh nghiệm;

(Mức chi phí cụ thể theo phụ lục 01 kèm theo).

2. Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất

2.1. Các nội dung hoạt động được hỗ trợ:

a) Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản;

b) Mô hình sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản;

c) Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

(Mức chi phí cụ thể theo phụ lục 02a kèm theo).

2.2. Các khoản chi phí và mức được hỗ trợ:

a) Chi phí hỗ trợ giống, vật tư;

b) Chi bồi dưỡng giảng viên;

c) Chi hội trường, dụng cụ giảng dạy;

d) Chi phí in ấn tài liệu, tờ rơi tranh ảnh;

đ) Chi tiền ăn học viên;

e) Chè nước hội nghị;

f) Phục vụ hội nghị;

g) Bồi dưỡng báo cáo viên;

(Mức chi phí cụ thể theo phụ lục 02b kèm theo).

3. Hỗ trợ các loại giống cây trồng vật nuôi, vật tư sản xuất cho các hộ nghèo, nội dung và mức hỗ trợ như sau:

3.1. Giống cây trồng: Hỗ trợ 100% giá giống theo quy trình kỹ thuật và định mức đối với các loại giống sau:

a) Cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày: Cây lúa, cây ngô, cây lạc, cây đậu tương, cây khoai tây, vừng,…

(Mức hỗ trợ cụ thể theo phụ lục số 03 kèm theo).

b) Cây công nghiệp dài ngày: Chè, bưởi, hồng ghép không hạt, mía…

(Mức hỗ trợ cụ thể theo phụ lục số 04 kèm theo).

c) Cây lâm nghiệp: Keo tai tượng, keo lai giâm hom, mây nếp, tre Bát Độ,…

(Mức hỗ trợ cụ thể theo phụ lục số 05 kèm theo).

3.2. Giống vật nuôi:

a) Giống đại gia súc và gia súc:

+ Hỗ trợ 70% giá giống lần đầu đối với giống trâu, bò;

+ Hỗ trợ 80% giá giống lần đầu đối với giống lợn, dê theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

(Mức hỗ trợ cụ thể theo phụ lục số 06 kèm theo).

b) Giống gia cầm hỗ trợ 100% tiền mua con giống lần đầu: Gà, ngan, vịt theo tiêu chuẩn kỹ thuật

(Mức hỗ trợ cụ thể theo phụ lục số 07 kèm theo).

c) Giống thủy sản hỗ trợ 100% tiền mua con giống lần đầu: Chép, trôi, trắm cỏ, mè, Mrigân, rô phi đơn tính… theo tiêu chuẩn kỹ thuật:

(Mức hỗ trợ cụ thể theo phụ lục số 08 kèm theo).

3.3. Vật tư sản xuất

a) Đối với các loại cây trồng: Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp (như mục 2.1) hỗ trợ 100% giá mua phân vô cơ, phân vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật theo quy trình kỹ thuật.

b) Đối với vật nuôi:

- Thức ăn: Đại gia súc: Hỗ trợ 40% giá mua

Gia súc: Hỗ trợ 60% giá mua

Gia cầm: Hỗ trợ 60% giá mua

Thủy sản: Hỗ trợ 60% giá mua.

- Thuốc, Vacxin phòng bệnh (như mục 2.2) hỗ trợ 100% theo quy trình kỹ thuật.

4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch

4.1. Các loại máy móc thiết bị được hỗ trợ:

a) Máy móc chế biến, bảo quản nông, lâm sản

b) Công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.

4.2. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

a) Máy móc chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch hỗ trợ theo nhóm hộ hoặc từng hộ tùy theo công suất của máy móc, thiết bị và khối lượng sản phẩm cần chế biến, bảo quản sau thu hoạch của các hộ. Mức hỗ trợ bằng 50% giá trị máy móc thiết bị chính, nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/hộ.

b) Công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch hỗ trợ theo hộ hoặc từng nhóm hộ theo công suất của công cụ trang thiết bị và khối lượng sản phẩm cần chế biến, bảo quản sau thu hoạch của các hộ. Mức hỗ trợ bằng 50% giá trị công cụ, thiết bị nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 3 triệu đồng/hộ.

c) Khi mua sắm máy công cụ phục vụ cho sản xuất, bảo quản, chế biến, nông lâm sản sau thu hoạch:

- Đối với các loại máy, công cụ hoặc 01 lô hàng có giá trị dưới 50 triệu đồng thì phải có báo giá tại 3 nơi bán khác nhau.

- Đối với các loại máy móc, công cụ hoặc một lô hàng từ 50 triệu đồng trở lên thì phải lấy báo giá xin trình thẩm định giá theo quy định hiện hành.

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp & PTNT

a) Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Ban Dân tộc & Tôn giáo và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

b) Hướng dẫn các huyện lập kế hoạch đầu tư; tổng hợp kế hoạch vốn, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn chi tiết dự án cho các huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

c) Chỉ đạo, tổng kết, phổ biến, xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; kiểm tra, giám sát thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh;

d) Tổng hợp kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Có nhiệm vụ bố trí các nguồn vốn ngân sách khác để lồng ghép với nguồn vốn ngân sách Chương trình 135 và phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT phân bổ chi tiết cho các huyện.

3. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Kế hoạch & Đầu tư bố trí nguồn vốn cho các dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn theo thẩm quyền; hướng dẫn cơ chế tài chính đơn giá thực hiện dự án.

4. Ủy ban nhân dân các huyện

a) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, địa bàn và đạt hiệu quả sử dụng vốn;

b) Làm chủ đầu tư và giao cho 01 đơn vị của huyện quản lý thực hiện dự án.

c) Hướng dẫn các xã xây dựng, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch hàng năm; tổng hợp, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh;

d) Tổng hợp kết quả thực hiện dự án, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân các xã

a) Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và nhân dân trong xã về toàn bộ hoạt động của Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn;

b) Xây dựng kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt; hướng dẫn người dân lựa chọn các nội dung hỗ trợ của dự án;

c) Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đến hộ, nhóm hộ và kiểm tra giám sát việc thực hiện dự án đảm bảo đúng quy chế dân chủ cơ sở;

d) Tổng hợp kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm báo cáo UBND huyện.

 

Phụ lục 01

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM, KHUYẾN NGƯ VÀ KHUYẾN CÔNG
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Số TT

Các hoạt động và chi phí được hỗ trợ

Mức hỗ trợ

I

Tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả; in ấn phát hành và phổ biến tới các hộ dân một số quy trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông, lâm sản…

 

1

Chi phí in ấn tài liệu

 

-

In ấn tài liệu:

 

 

Biên soạn tài liệu

10.000 đồng/trang

 

Đánh máy tài liệu

5.000 đồng/trang

 

Phô tô tài liệu

200 đồng/trang

-

In tờ rơi, tranh ảnh

Theo đơn giá của Xí nghiệp In Phú Thọ

2

Chi phí tuyên truyền, phổ biến

 

-

Chi hội trường, dụng cụ giảng dạy

200.000 đồng/lớp

-

Chi tiền công giảng viên

25.000đ/giờ/người

-

Chi tiền ăn học viên

20.000đ/người/ngày

-

Chè nước hội nghị

2.000đ/người/ngày

-

Phục vụ hội nghị

25.000đ/người/ngày

II

Bồi dưỡng, tập huấn, truyền nghề để nâng cao kiến thức kỹ năng quản lý nông nghiệp nông thôn

 

1

Chi phí in ấn tài liệu

 

-

In ấn tài liệu

 

 

Biên soạn tài liệu

10.000 đồng/trang

 

Đánh máy tài liệu

5.000 đồng/trang

 

Phô tô tài liệu

200 đồng/trang

-

In tờ rơi, tranh ảnh

Theo đơn giá của Xí nghiệp In Phú Thọ

2

Chi phí tập huấn, bồi dưỡng, truyền nghề

 

-

Chi hội trường, dụng cụ giảng dạy

200.000 đồng/lớp/ngày

-

Chi tiền công giảng viên

25.000đ/giờ/người

-

Chi tiền ăn học viên

20.000đ/người/ngày

-

Chè nước hội nghị

2.000đ/người/ngày

-

Phục vụ hội nghị

25.000đ/người/ngày

III

Tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương

 

1

Phương tiện đi lại

Giá cước vận tải công cộng

2

Tiền ngủ

Tối đa không quá 80.000/người/tối đối với trong tỉnh và không quá 120.000đ/người/tối đối với ngoài tỉnh

3

Tiền ăn học viên tại nơi thăm quan và trên đường đi

Tối đa không quá 50.000đ/người/ngày

4

Tiền nước uống

Tối đa không quá 5.000đ/người/ngày

5

Thù lao hướng dẫn viên

100.000đ/người/ngày

 

Phụ lục số 02a:

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ĐỐI VỚI MỘT SỐ MÔ HÌNH
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

STT

Mô hình

Ghi chú

1

Mô hình sản xuất nấm ăn

Biểu 2a.1.2

2

Mô hình thủy sản

Biểu 2a.3.4

3

Mô hình chế biến nông lâm sản

Biểu 2a.5.6

4

Mô hình phát triển sản xuất - chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trên cơ sở đề xuất của hộ, nhóm hộ xây dựng mô hình theo định mức cho phù hợp

 

(Có biểu chi tiết mô hình kèm theo)

 

Phụ lục số 02a.1:

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 MÔ HÌNH SẢN XUẤT NẤM ĂN: MỘC NHĨ, NẤM HƯƠNG, LINH CHI
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

I - MỨC HỖ TRỢ GIỐNG, VẬT TƯ

(Tính cho: 01 tấn nguyên liệu)

TT

Diễn giải

ĐVT

Yêu cầu của chương trình

Mức hỗ trợ

I

Đối với mộc nhĩ

 

 

 

1

Giống

Que

1.500

100%

2

Nguyên liệu

kg

1.000

100%

3

Túi PE (19x38)

kg

8

100%

4

Nút, bông, chun…

kg

8

100%

5

Giàn giá, dụng cụ

1.000đ

1.500

100%

II

Đối với nấm hương

 

 

 

1

Giống

kg

5

100%

2

Nguyên liệu

kg

1.000

100%

3

Túi PE (25x35)

kg

8

100%

4

Nút, bông, chun…

kg

8

100%

5

Giàn giá, dụng cụ

1.000đ

2.000

100%

III

Đối với nấm linh chi

 

 

 

1

Giống

Chai

30

100%

2

Nguyên liệu

kg

1.000

100%

3

Túi PE (25x35)

kg

8

100%

4

Nút, bông, chun…

kg

8

100%

5

Cám và phụ gia

1.000đ

360

100%

6

Giàn giá, dụng cụ

1.000đ

2.000

100%

II - PHẦN TRIỂN KHAI

TT

Diễn giải

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Thời gian triển khai

Tháng

4

 

2

Tập huấn kỹ thuật

Lần

2

1 ngày cho 1 lần tập huấn

3

Tham quan, hội thảo

Lần

1

1 ngày

4

Tổng kết

Lần

1

1 ngày

5

Cán bộ chỉ đạo phụ trách

Tấn/ N.liệu/người

20

 

 

Phụ lục số 02a.2:

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 MÔ HÌNH SẢN XUẤT NẤM ĂN, NẤM MỠ, NẤM SÒ, NẤM RƠM
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

I - MỨC HỖ TRỢ GIỐNG, VẬT TƯ

(Tính cho: 01 tấn nguyên liệu)

TT

Diễn giải

ĐVT

Yêu cầu của chương trình

Mức hỗ trợ

I

Đối với nấm mỡ

 

 

 

1

Giống

Kg

18

100%

2

Nguyên liệu

Kg

1.000

100%

3

Urê

Kg

5

100%

4

Đạm Sunphat

Kg

20

100%

5

Lân Supe

Kg

30

100%

6

Bột nhẹ

Kg

30

100%

II

Đối với nấm sò

 

 

 

1

Giống

Kg

45

100%

2

Nguyên liệu

Kg

1.000

100%

3

Túi PE (30x45)

Kg

6

100%

4

Nút, bông, chun…

Kg

6

100%

5

Giàn giá, dụng cụ

1.000đ

1.000

100%

III

Đối với nấm rơm

 

 

 

1

Giống

Kg

12

100%

2

Nguyên liệu

Kg

1.000

100%

3

Giàn giá, dụng cụ

1.000đ

500

100%

II - PHẦN TRIỂN KHAI

TT

Diễn giải

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Thời gian triển khai

Tháng

3

 

2

Tập huấn kỹ thuật

Lần

2

1 ngày cho 1 lần tập huấn

3

Tham quan, hội thảo

Lần

1

1 ngày

4

Tổng kết

Lần

1

1 ngày

5

Cán bộ chỉ đạo phụ trách

Tấn/ N.liệu/người

20

 

 

Phụ lục số 02a.3

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 MÔ HÌNH NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÁ AO BẰNG ĐỐI TƯỢNG CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH LÀ CHÍNH
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Quy mô (ha): 0,5

Năng suất: 10 tấn/ha

* Tỷ lệ giống thả: Rô phi 60%, mè 20%, trôi 10%, chép 5%, trắm cỏ 5%.

Số TT

Loại cá giống

Một số tiêu chuẩn nuôi cá thịt trong ao

Ngoại hình

Trạng thái hoạt động

Quy cỡ cá thả (cm)

Mật độ thả (con/m2)

Yêu cầu của chương trình

Mức hỗ trợ %

1

Con giống:

Cá khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không bị mất nhớt, cỡ cá đồng đều

Hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn

 

 

 

 

 

- Cá rô phi đơn tính

5 - 6

2,4

12.000

100%

 

- Cá mè

10 - 12

0,8

4.000

100%

 

- Cá trôi

6 - 8

0,4

2.000

100%

 

- Cá trắm cỏ

10 - 12

0,2

1.000

100%

 

- Cá chép

6 - 8

0,2

1.000

100%

2

Thức ăn công nghiệp (kg)

Hệ số thức ăn: 01

 

 

 

4.800

100%

3

Thuốc + hóa chất (ĐVT đồng)

 

 

 

 

800.000

100%

4

Công chỉ đạo (120.000đ/tháng/người/ha)

Thời gian nuôi (tháng): 8

 

 

 

 

 

5

Xăng xe triển khai MH

Tính bằng 3% tổng kinh phí của MH

 

 

 

 

 

6

Tập huấn ban đầu, hội thảo đầu bờ (2 triệu đồng/1 hội nghị)

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 02a.4

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH TRÊN RUỘNG LÚA
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Quy mô (ha): 05

Năng suất: 0,2 tấn/ha.

Số TT

Diễn giải

Một số tiêu chuẩn nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Ngoại hình

Trạng thái hoạt động

Quy cỡ tôm thả (cm)

Mật độ thả

(con/m2)

Yêu cầu của chương trình

Mức hỗ trợ %

1

Con giống: Tỷ lệ sống > 60%; cỡ thu hoạch > 30 - 40 con/kg

Tôm khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, không sây sát

Hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn

1,5 - 2

3,5

175.000

100%

2

Thức ăn công nghiệp (kg)

Hệ số thức ăn: 01

 

 

 

1.000

100%

3

Thuốc + hóa chất (ĐVT đồng)

 

 

 

 

800.000

100%

4

Công chỉ đạo (120.000đ/tháng/người/ha)

Thời gian nuôi (tháng): 6

 

 

 

 

 

5

Xăng xe triển khai MH

Tính bằng 3% tổng kinh phí của MH

 

 

 

 

 

6

Tập huấn ban đầu, hội thảo đầu bờ (2 triệu đồng/1 hội nghị)

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 02a.5:

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 MÔ HÌNH CHẾ BIẾN CHÈ XANH TRONG NÔNG HỘ
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

I - MỨC HỖ TRỢ VẬT TƯ

TT

Diễn giải

ĐVT

Một số thông số chính

Đơn giá (1.000đ)

Mức hỗ trợ

Ghi chú

%

Thành tiền (1.000đ)

1

Máy vò chè (cả mô tơ điện)

Cái

 

2.500

75%

1.875

 

 

- Mã hiệu máy

 

VC 300

 

 

 

 

 

- Kiểu

 

Vò đơn

 

 

 

 

 

- Kích thước (dài x rộng x cao)

mm

850x800x850

 

 

 

 

 

- Công suất máy

kw

0,75

 

 

 

 

 

- Thời gian vò 1 mẻ

Phút

15 - 20

 

 

 

 

 

- Khối lượng chè vò 1 mẻ

kg búp/mẻ

7 - 9

 

 

 

 

 

- Công suất sản xuất 1 giờ

kg/h

25

 

 

 

 

 

- Trọng lượng chính của máy

kg

100

 

 

 

 

2

Máy sao diệt men (cả mô tơ điện)

Cái

 

5.250

75%

3.937,5

 

 

Độ dày tấm INOX từ

mm

1,2 - 1,5

 

 

 

 

 

- Công suất sản xuất

kg/mẻ

10

 

 

 

 

 

- Kích thước (q)

m

0,8 - 0,9

 

 

 

 

II - PHẦN TRIỂN KHAI

TT

Diễn giải

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Thời gian triển khai

Tháng

9

 

2

Tập huấn kỹ thuật

Lần

1

1 ngày cho 1 lần tập huấn

3

Tham quan, hội thảo

Lần

1

1 ngày

4

Tổng kết

Lần

1

1 ngày

5

Xăng xe kiểm tra

3%

 

 

 

Phụ lục số 02a.6:

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 MÔ HÌNH CHẾ BIẾN SAU THU HOẠCH
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

I - MỨC HỖ TRỢ VẬT TƯ

TT

Diễn giải

ĐVT

Một số thông số chính

Đơn giá (1.000đ)

Mức hỗ trợ

Ghi chú

%

Thành tiền (1.000đ)

1

Máy tẽ ngô đạp chân

Cái

 

1.150

75%

862,5

 

 

- Kích thước (dài x rộng x cao)

mm

640x500x985

 

 

 

 

 

- Công suất máy

kw

0,75

 

 

 

 

 

- Công suất sản xuất 1 giờ

kg/h

300

 

 

 

 

 

- Điện áp

Kwh/100kg

0,25.000

 

 

 

 

 

- Trọng lượng chính của máy

kg

65,5

 

 

 

 

2

Máy chế biến ngô liên hoàn

Cái

400kg/giờ

4.800

75%

3.600

 

 

- Kích thước (dài x rộng x cao)

mm

980x540x965

 

 

 

 

 

- Công suất máy

kw

28,5 - 3,5

 

 

 

 

 

- Công suất sản xuất 1 giờ

kg/h

300 - 500

 

 

 

 

 

- Trọng lượng chính của máy

kg

125

 

 

 

 

II - PHẦN TRIỂN KHAI

TT

Diễn giải

ĐVT

Định mức

Ghi chú

1

Tập huấn kỹ thuật

Lần

1

1 ngày cho 1 lần tập huấn

2

Tham quan, hội thảo

Lần

1

1 ngày

3

Tổng kết

Lần

1

1 ngày

4

Xăng xe kiểm tra

3%

 

 

 

Phụ lục số 02b:

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CHO CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ PHỔ BIẾN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Số TT

Các hoạt động và chi phí được hỗ trợ

Mức hỗ trợ

I

Triển khai xây dựng điểm mô hình trình diễn, tổng kết, tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất và nhân rộng diện

 

1

Chi phí giống vật tư

 

1.1

Chi phí giống

 

a

Cây giống

100% theo quy trình

b

Con giống:

 

 

+ Giống đại gia súc

70% theo quy trình

 

+ Giống gia súc

80% theo quy trình

 

+ Gia cầm

100% theo quy trình

 

+ Thủy sản

100% theo quy trình

1.2

Vật tư chính

 

a

Đối với cây trồng: Phân vô cơ và vi sinh

100% theo quy trình

b

Đối với vật nuôi:

 

 

+ Giống đại gia súc

40% theo quy trình

 

+ Giống gia súc

60% theo quy trình

 

+ Gia cầm

60% theo quy trình

 

+ Thủy sản

60% theo quy trình

2

Chi phí triển khai

 

2.1

Chi phí tập huấn kỹ thuật

 

-

Chi thù lao giảng viên

25.000đ/giờ/người

-

Chi hội trường, dụng cụ giảng dạy (trường hợp phải thuê)

200.000 đồng/lớp

-

Chi tiền tài liệu

 

-

Biên soạn tài liệu

10.000 đồng/trang

-

Đánh máy tài liệu

5.000 đồng/trang

-

Phô tô tài liệu

200 đồng/trang

-

In tờ rơi, tranh ảnh

Theo đơn giá của Xí nghiệp In Phú Thọ

-

Chi tiền ăn học viên

20.000đ/người/ngày

-

Chè nước hội nghị

2.000đ/người/ngày

 

Phục vụ hội nghị

25.000đ/người/ngày

2.2

Chi phí hội nghị đầu bờ

 

 

Chi tiền ăn

20.000đ/người/ngày

 

Chi tiền tài liệu:

 

 

Biên soạn tài liệu

10.000 đồng/trang

 

Đánh máy tài liệu

5.000 đồng/trang

 

Phô tô tài liệu

200 đồng/trang

-

In tờ rơi, tranh ảnh

Theo đơn giá của Xí nghiệp In Phú Thọ

-

Chi bồi dưỡng báo cáo viên

100.000đ/người/ngày

-

Chi tiền chè nước

2.000đ/người/ngày

2.3

Chi phí nghiệm thu, tổng kết

 

-

Chi hội trường, trang trí

200.000 đồng/lớp

-

Chi bồi dưỡng báo cáo viên

100.000đ/người/ngày

-

Chi tiền ăn học viên

20.000đ/người/ngày

-

Chè nước hội nghị

2.000đ/người/ngày

-

Phục vụ hội nghị

25.000đ/người/ngày

 


Phụ lục số 03

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Số TT

Loài cây trồng

Khối lượng (kg/ha)

Khối lượng (kg/sào)

Giống

Phân bón

Giống

Phân bón

Đạm Urê

Phân lân

Phân Kali

Đạm Urê

Phân lân

Phân Kali

1

Cây lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Lúa lai: Sử dụng các giống trong cơ cấu giống của tỉnh

30

280

550

200

1,1

10

20

8

-

Lúa thuần: Sử dụng các giống trong cơ cấu giống của tỉnh

80

280

430

145

4

8

12

5

2

Cây ngô lai: Sử dụng các giống trong cơ cấu giống của tỉnh

20

350

500

180

0,6

13

15

6

3

Cây lạc: Sử dụng các giống trong cơ cấu giống của tỉnh

220

100

600

200

8

2

14

4

4

Cây đậu tương: Sử dụng các giống DT84, DT96, VX93, ĐT12,…)

60

100

350

150

2

3

12

5

5

Cây khoai tây: Sử dụng các giống (Meriella, Solara, Diamant, KT3, P3, Hồng Hà 7

1.000

250

500

250

55

10

18

9

6

Cây vừng: Sử dụng các giống trong cơ cấu giống của tỉnh

5

100

450

100

0,2

4

16,5

4

 

Phụ lục số 04:

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ĐỐI VỚI CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

1. Cây mía

Loại giống

Khối lượng (Kg/ha)

Khối lượng (Kg/sào)

Giống

Phân bón

Giống

Phân bón

Đạm Urê

Phân lân

Phân Kali

Đạm Urê

Phân lân

Phân Kali

Sử dụng các giống: (ROC1, ROC10, ROC16, ROC22, ROC23, ROC26, VĐ79 - 177, QĐ11, QĐ15,…)

10.000

300

400

300

360

11

14

11

 

2. Cây chè.

Loại giống

Khối lượng

Khối lượng

Giống

Phân bón (Kg/ha)

Giống

Phân bón (Kg/sào)

Bón phân lót

Bón phân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

Bón phân lót

Bón phân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản

Phân lân

Đạm Urê

Phân lân

Phân Kali

Phân lân

Đạm Urê

Phân lân

Phân Kali

Sử dụng các giống: (LDP1, LDP2, Bát Tiên, Đại Bạch trà, Shan tuyết,…)

20.000

700

270

530

160

643

25

10

19

6

 

Phụ lục số 05

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRỒNG THÂM CANH CÂY LÂM NGHIỆP
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Số TT

Giống

Khối lượng (tính cho 01 ha)

Khối lượng (tính cho 01 sào)

Giống (cây/ha)

Phân bón NPK (kg)

Giống (cây/ha)

Phân bón NPK (kg)

1

Keo lai giâm hom

2.000

600

72

22

2

Keo tai tượng

1.660

498

60

18

3

Cây lát hoa

1.660

498

60

18

4

Tre Bát Độ, Mạnh tông

500

150

18

5

 

Phụ lục số 06

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ĐỐI VỚI GIỐNG TRÂU, BÒ, LỢN, DÊ
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Số TT

Loại giống

Yêu cầu về giống

Tuổi

Khối lượng

Tiêu chuẩn ngoại hình - thể chất

I

Trâu

Từ 12 tháng tuổi trở lên

130kg trở lên

Ngoại hình cân đối, thể chất khỏe mạnh

II

 

 

1

Bò vàng Việt Nam

Từ 12 tháng tuổi trở lên

85kg trở lên

2

Bò lai Zebu (lai Sind, Redsin, Brhman)

Từ 12 tháng tuổi trở lên

140kg trở lên

Có biểu hiện đặc trưng của nhóm bò Zêbu: U cao, yếm màu cánh dán,…

III

Lợn

 

 

Ngoại hình cân đối, thể chất khỏe mạnh

1

Lợn nội

Từ 2 tháng tuổi trở lên

8kg trở lên

2

Lợn lai

Từ 2 tháng tuổi trở lên

13kg trở lên

3

Lợn ngoại

Từ 2 tháng tuổi trở lên

30kg trở lên

IV

 

 

1

Dê cỏ

Từ 3 tháng tuổi trở lên

6,7 - 7,8kg trở lên

2

Dê bách thảo x cỏ

Từ 3 tháng tuổi trở lên

9 - 11kg trở lên

3

Dê bách thảo

Từ 3 tháng tuổi trở lên

11,6 - 14,5kg trở lên

4

Dê Ấn Độ (Ju x cỏ)

Từ 3 tháng tuổi trở lên

8,8 - 10,3kg trở lên

 

Phụ lục số 07

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CHĂN NUÔI GIA CẦM - THỦY CẦM
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ tính cho 01 con

Ghi chú

1

Giống trên 02 tuần tuổi

Con

1

Đơn giá gia cầm, thủy cầm theo đơn giá của KN - BTC, bao gồm cả phí vận chuyển

2

Vắc xin (liều)

Lần

12

Lasota (2 lần), Gumboro (2 lần), Newcastle (2 lần), Đậu (2 lần), Gallimune (1 lần), IB (1 lần), tụ huyết trùng (1 lần), cúm gia cầm (2 lần), kháng sinh đường ruột (1 lần).

3

Hóa chất sát trùng đã pha loãng (lít)

Lít

0,5

Phun tiêu độc khử trùng trên đàn gia cầm - thủy cầm và chuồng trại, mỗi tuần 01 lần đến 10 tuần tuổi; lượng phun 1 lít/2m2/lần

 


Phụ lục số 08

MỨC HỖ TRỢ DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CHĂN THẢ CÁ THỊT TRONG AO, RUỘNG
Kèm theo Quyết định số: 2300/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ

1. Tiêu chuẩn chọn giống nuôi cá thịt trong ao

Số TT

Loài cá giống

Một số tiêu chuẩn nuôi cá thịt trong ao

Ngoại hình

Trạng thái hoạt động

Quy cỡ cá thả (cm)

Mật độ thả (con/m2)

1

Cá chép V1

Cá khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không bị mất nhớt, cỡ cá đồng đều

Hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn

4 - 6

2,5

2

Cá trôi Việt

6 - 8

3

Cá trôi Rô hu

4

Cá trôi Mrigal

5

Cá trắm cỏ

10 - 12

6

Cá trắm đen

7

Cá mè hoa

8

Cá mè trắng

9

Cá rô phi đơn tính

5 - 6

2. Tiêu chuẩn nuôi cá thịt thả ruộng

2.1. Đối với hình thức cá - lúa xen canh

Số TT

Loài cá giống

Một số tiêu chuẩn nuôi cá thịt thả ruộng

Ngoại hình

Trạng thái hoạt động

Quy cỡ cá thả (cm)

Mật độ thả (con/100m2)

1

Cá chép

Cá khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không bị mất nhớt, cỡ cá đồng đều

Hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn

6 - 8

10 - 15

2

Cá rô hu, Mrigan

6 - 8

6 - 10

3

Cá rô phi đơn tính

4 - 6

5 - 10

4

Cá mè trắng

4 - 6

4 - 6

5

Cá chép V1

6 - 8

4 - 5

 Tổng cộng

Từ 30 - 45 con/100m2

2.2. Đối với hình thức cá - lúa luân canh

Số TT

Loài cá giống

Một số tiêu chuẩn nuôi cá thịt thả ruộng

Ngoại hình

Trạng thái hoạt động

Quy cỡ cá thả (cm)

Mật độ thả (con/100m2)

1

Cá chép

Cá khỏe mạnh, cân đối, không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không bị mất nhớt, cỡ cá đồng đều

Hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn

8 - 10

14 - 16

2

Cá rô hu, Mrigan

8 - 10

6 - 10

3

Cá trắm cỏ

10 - 15

5 - 6

4

Cá rô phi đơn tính

4 - 6

4 - 5

5

Cá mè trắng

8 - 10

4 - 6

6

Cá chép V1

6 - 8

4 - 5